Khái niệm liên quan đến rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 29)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ quản trị rủi ro

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm liên quan đến rủi ro

Rủi ro được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào các tác giả khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau mà sẽ có định nghĩa khác.”Các định nghĩa rất đa dạng, nhưng lại có thể có 02 hướng định nghĩa khác nhau: Theo cách truyền thống và theo cách hiện đại.

- Theo trường phái truyền thống:

Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995, rủi ro là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.

Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.

Như vậy, theo trường phái này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.”

“- Theo trường phái hiện đại: Theo trường phái hiện đại, có nhiều định nghĩa về rủi ro như sau:

“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight, 1921).

“Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”

(Irving Preffer, 1956).

“Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi” (Alan Willet, 1951).

Như vậy, trường phái hiện đại quan niệm rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích,

những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.)

1.1.1.2. Những loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh

“Với từng tiêu chí, rủi ro trong hoạt động kinh doanh có thể được phân loại như sau:

- Rủi ro thảm họa: Các thảm hoạ từ thiên nhiên, thảm hoạ do con người hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng bố)….

- Rủi ro tài chính: Các sự bất trắc gây ra thiệt hại tài chính như rủi ro lợi nhuận, rủi ro vốn đầu tư, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro tiền lương,…

- Rủi ro tác nghiệp: Trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất bị hư hỏng, quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gặp sai sót, nhân viên bị tai nạn hay nghỉ việc đột xuất,...

- Rủi ro chiến lược: Các tổn thất do sai lầm trong việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động của doanh nghiệp. Có 5 dạng rủi ro chiến lược trong hoạt động kinh doanh:

+ Rủi ro dự án: Rủi ro của một dự án có thể là dự án thất bại hoặc không đạt được mục tiêu đề ra bởi các nguyên nhân như sự chuẩn bị nguồn lực nội tại chưa đầy đủ, đặt mục tiêu quá cao, không tìm hiểu kỹ thị trường muốn tiếp cận,…

+ Rủi ro từ chuyển đổi: Đây là một rủi ro chiến lược quan trọng, một sự biến chuyển trong chiến lược phát triển có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty.

Nguyên nhân của loại rủi ro này có thể do doanh nghiệp chuyển đổi sang phương hướng kinh doanh mới không đúng đắn, doanh nghiệp mở rộng thêm dòng sản phẩm mới không có tính khả thi,…

(+ Rủi ro do đối thủ cạnh tranh: Bất kỳ bao giờ doanh nghiệp cũng có thể có đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp, không đánh) gá được tiềm lực của đối thủ cạnh tranh cũng là một trong các lý do làm doanh nghiệp bị thất bại.

“+ Rủi ro thương hiệu: Doanh nghiệp sản xuất có thể bị ảnh hưởng nếu thương hiệu của nhà sản xuất bị suy giảm, hàng hoá của nhà sản xuất có vấn đề về chất

"lượng,...

“+ Rủi ro đình trệ: Rủi ro đình trệ là rủi ro xảy đến nếu doanh nghiệp không thể phát triển, hoặc bị suy giảm khi nền kinh tế thị trường suy giảm làm ảnh hưởng về thị phần và nhu cầu khách hàng hay chiến lược phát triển của doanh nghiệp không phù hợp,...”

Theo nguồn gốc rủi ro: Theo nguồn gốc rủi ro thì có các loại rủi ro sau:

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các tổn thất do tác động của môi truờng thiên nhiên gây ra. Những rủi ro này ít xảy ra nhưng thường gây thiệt hại lớn về nguời và tài sản, ảnh huởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động ngoại thuơng.

- Rủi ro do môi trường văn hóa: Do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng,… của đất nước đối tác nên dẫn đến các hành xử không phù hợp, gậy thiệt hại, ấn tượng không tốt với đối tác làm mất cơ hội kinh doanh.

- Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh, đặc biệt là môi trường chính trị của các nước có tầm ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ, có các sách lược thích hợp với môi trường chính trị không chỉ nước mình mà còn ở nước có quan hệ kinh doanh.

Từ khi Tổng thống mới của nước Mỹ lên nắm quyền đã đưa ra nhiều thay đổi lớn trong chính sách của nước Mỹ và có ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới. Với một nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế thế giới như nước Mỹ thì những sự thay đổi lớn về chính trị cũng phải được lưu ý.

- Rủi ro do môi trường pháp luật: Tương tự như môi trường chính trị, doanh nghiệp phải nắm vững cả pháp luật trong nước và pháp luật của các nước có quan hệ kinh doanh. Pháp luật mỗi nước có sự khác nhau và khi xã hội càng phát triển thì điều tất yếu là pháp luật cũng sẽ phải cập nhật hay loại bỏ những chuẩn mực pháp luật không còn phù hợp. Thực tế, đa số doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ít sử dụng tư vấn pháp luật chuyên nghiệp nên thường gặp khó khăn trong

đàm phán hợp đồng, mất nhiều thời gian đàm phán, rơi vào cảnh yếu thế hơn, nhất là khâu chọn luật nào áp dụng.

- Rủi ro do môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị hoặc từ môi trường kinh tế chung của thế giới. Những động thái của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới dẫn đến bất ổn trong môi trường kinh tế. Một số rủi ro do môi trường kinh tế như lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái bất ổn, khủng hoảng kinh tế, giá cả bất ổn,…

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của công ty: nhân sự, công nghệ thông tin, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển,…

- Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không đúng dẫn đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn.”

Theo đối tượng rủi ro: Xét đến đối tượng rủi ro thì rủi ro được phân loại là:

- Rủi ro về tài sản: Các sự bất trắc gây ra tổn thất về tài sản của doanh nghiệp gồm cả tài sản cố định (tư liệu sản xuất, bất động sản,…) và tài sản lưu động (tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, tồn kho,…).

- Rủi ro về nhân lực: Các sự bất trắc gây ra tổn thất về nhân lực của doanh nghiệp từ cấp quản lý đến bộ phận nhân viên.

- Rủi ro về trách nhiệm: Các sự bất trắc gây ra trách nhiệm theo quy định pháp luật (dân sự, hình sự,…) dẫn đến phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho người khác do lỗi của mình.”

Theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp: Theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp, ta thấy rủi ro có thể xảy ra ở các môi trường sau:

- Môi trường bên trong: Môi trường bên trong là nội tại bên trong doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn hướng tiếp cận theo lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin,…

- Môi trường bên ngoài: Môi trường bên ngoài là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đến hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.”

Theo tính chất của rủi ro: Dựa vào tính chất của rủi ro thì rủi ro gồm có hai loại là:

- Rủi ro thuần túy: Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ chỉ dẫn đến tổn thất về kinh tế, không có nhân tố kiếm lời bên trong. Hậu quả của loại rủi ro này chỉ có thể là xấu, không có hậu quả tốt.

- Rủi ro đầu cơ: Rủi ro đầu cơ là loại rủi ro có nhân tố đầu tư kiếm lời bên trong.

Hậu quả của loại rủi ro này có thể tốt mà cũng có thể xấu.”

Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro: Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, rủi ro được phân loại thành:

- Rủi ro chung: Những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất nhiều người, cho xã hội nói chung, bao gồm các thảm họa thiên nhiên hay vấn đề chiến tranh, chính trị, gây thiệt hại cho nhiều người. Vì vậy việc khắc phục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, cần đến hỗ trợ của Chính phủ và Quốc tế.

- Rủi ro riêng: Những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người.

Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)