Giải pháp về hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 104)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương

3.2.3. Giải pháp về hoạt động kiểm soát

Do đó, PCBD cần tiếp tục phát huy để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống công tác quản trị rủi ro.

Thông tin và truyền thông:

Một hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả sẽ hỗ trợ nhân viên PCBD nắm bắt thông tin và đề ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy, nếu hệ thống thông tin thật sự đem lại hiệu quả đối với doanh nghiệp thì PCBD có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp như:

- Nhân viên cấp dưới phải báo cáo ngay lập tức với cấp trên về thông tin liên quan nếu có vấn đề xảy ra. Điều này cho thấy, người quản lý từng khu vực hay ban giám đốc phải luôn giao tiếp với nhân viên giúp nhân viên luôn tự tin khi giải quyết những vấn đề đặt ra.

- Ngoài ra, PCBD có thể thành lập một phòng ban riêng với nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và xử lý những thông tin có ảnh hưởng đối với nhân viên tiếp nhận thông tin, hoặc PCBD có thể lập một topic trên website của PCBD nhằm khích lệ nhân viên thể hiện ý kiến, nêu các thắc mắc, vấn đề giúp ban giám đốc luôn cập nhật được tình trạng để hệ thống quản lý rủi ro của PBCD ngày một được hoàn chỉnh hơn.

Giám sát:

Bên cạch việc tạo cơ hội để các nhân viên cùng thực hiện giám sát lẫn nhau, thì trưởng nhóm và Trưởng phòng tại PCBD cũng phải giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Cụ thể là khuyến khích các nhân viên thực hiện đánh giá hoàn thành công việc mỗi tháng để biết rõ kết quả thực hiện công việc, cũng như nhằm đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên, công ty đã ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá kết quả công việc hoàn thành đối với nhân viên công ty, qua đó giúp nhanh chóng giải quyết được vấn đề, thắc mắc của nhân viên.

Để hệ thống quản trị rủi ro tại PCBD vận hành hiệu quả thì Ban lãnh đạo PCBD cần tăng cường giám sát, đánh giá hệ thống quản trị rủi ro, xác định các nguy cơ cần ưu tiên kiểm soát và đề xuất những giải pháp phòng ngừa không hữu hiệu.

Định kỳ, ban giám đốc PCBD cũng nên tiến hành đánh giá hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro, đề ra các biện pháp khắc phục cũng như các định hướng thay đổi nhằm thích ứng với tình hình thực tế ở mỗi giai đoạn của công ty.

Tóm tắt Chương 3:

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương, tác giả đã đưa ra quan điểm hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Với mong muốn, Công ty Điện lực Bình Dương ngày càng phát triển và đạt được mục tiêu đề ra, tác giả hy vọng rằng những giải pháp đã đưa ra sẽ giúp các nhà lãnh đạo giảm thiểu được những rủi ro trong kinh doanh, nâng cao được năng suất lao động của nhân viên, quản lý tốt nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động.

PHẦN KẾT LUẬN

Công ty Điện lực Bình Dương là Công ty phân phối và kinh doanh điện năng thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro nhằm xác định rõ và đề ra phương án xử lý những yếu tố rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của công ty.

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Công ty Điện lực Bình Dương đang phải đối diện với vô vàn khó khăn và thử thách bởi trước những gánh nặng nề về mặt tài chính từ những năm trước thì việc tăng giá điện năng là không thể nào tránh khỏi.

Vì vậy, một công ty có hệ thống quản trị rủi ro yếu kém sẽ khó lòng có thể vượt lên trên khó khăn và tận dụng được thời cơ. Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro là điều bắt buộc của mọi công ty. Tuy nhiên hệ thống này cần phải có hiệu quả. Khi thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mà hệ thống mang lại cần được xem xét. Một hệ thống lý tưởng không thể thiết lập bởi người quản lý do chi phí có thể quá cao. Một hệ thống phức tạp hơn về tổ chức, chính sách và cơ chế kiểm soát được yêu cầu bởi một công ty lớn, bao gồm việc xác định trách nhiệm và thủ tục kiểm soát một cách cẩn thận. Do đó, vai trò của việc xây dựng và vận hành một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu và hiệu quả là rất quan trọng. Nó giúp công ty có khả năng ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót và tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển hệ thống quản trị rủi ro trong công ty, từ đó có khả năng đưa ra những giải pháp kịp thời.

Từ việc nghiên cứu lý luận và quá trình khảo sát thực tế hệ thống quản trị rủi ro tại PCBD, luận văn đã đạt được các mục tiêu đề ra:

- Trong luận văn của mình, tác giả đã hệ thống khái quát các khái niệm và sơ đồ, nội dung quản trị rủi ro trong Công ty Điện lực Bình Dương; các thành phần của hệ thống quản trị rủi ro.

- Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại tại PCBD.

- Thông qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương, tác giả đã đưa ra quan điểm hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Với mong muốn, Công ty Điện lực Bình Dương ngày càng phát triển và đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)