Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG
2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Bình Dương
Công ty Điện lực Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam có chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối và kinh doanh điện năng; xây dựng và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Công ty Điện lực Bình Dương được thành lập ngày 14/4/2010 trên cơ sở tổ chức lại Điện lực Bình Dương theo Quyết định số 235/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Một số thông tin cơ bản về Công ty như sau:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG.
- Trụ sở chính đặt tại: Số 233, đường 30/4, phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Hỗ trợ trực tuyến 24/7: 19001006 - 19009000.
- Website: https://pcbinhduong.evnspc.vn
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 03/GP-STTTT do Sở TT&TT tỉnh Bình Dương cấp ngày 21/01/2022.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Công ty Điện lực Bình Dương tiền thân có tên là Sở quản lý và phân phối Điện Sông Bé trực thuộc Công ty Điện lực miền Nam.
Đến tháng 10/1979 đổi thành Sở Điện lực Sông Bé.
Ngày 08/03/1996, Sở Điện lực Sông Bé được đổi tên thành Điện lực Sông Bé theo quyết định số 239 ĐVN/TCCB-LĐ.
Năm 1997, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Sông Bé được tách ra thành 02 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Theo đó ngày 01/04/1997, Điện lực Bình Dương được thành lập sau khi tách ra từ Điện lực Sông Bé theo quyết định số 258 ĐVN/TCCB-LB ngày 14/03/1997.
Sau năm 1997, Điện lực Bình Dương đã không ngừng phát triển lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2010, Điện lực Bình Dương đổi tên thành Công ty Điện lực Bình Dương trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam theo quyết định số 235/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 trên cơ sở tổ chức lại Điện lực Bình Dương.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;
12 phòng, ban chức năng và Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế;
10 Điện lực trực thuộc: Điện lực Thủ Dầu Một, Điện lực Trung Tâm, Điện lực Bến Cát, Điện lực Thuận An, Điện lực Dĩ An, Điện lực Tân Uyên, Điện lực Dầu Tiếng, Điện lực Phú Giáo, Điện lực Bàu Bàng, Điện lực Bắc Tân Uyên.
Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023) Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Bình Dương
2.1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu - Sản xuất, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng.
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; kiểm định an toàn kỹ thuật cho các thiết bị, dụng cụ điện.
- Kiểm định, thử nghiệm, lắp đặt, kiểm tra: Các loại thiết bị điện, phương tiện đo lường điện, dụng cụ đo lường điện, trang thiết bị điện, bảo vệ, điều khiển
- Quản lý vận hành, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc các công trình lưới điện đến cấp điện áp 110kV. Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp.
- Tư vấn quy hoạch điện lực; khảo sát, thiết kế; tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp.
- Đầu tư phát triển lưới điện có tính chất phân phối; các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
Kết quả kinh doanh của PCBD từ năm 2018 đến năm 2022 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bình Dương
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm
2018 2019 2020 2021 2022 1 Doanh thu tiền điện Tỷ đồng 19.341 24.382 25.303 25.893 28.442
Tốc độ tăng % 26,06 3,78 2,33 9,84
2
Năng suất lao động theo khách hàng
khách
hàng/người 426 404 429 442 471
Tốc độ tăng % -5,16 6,19 3,03 6,56
3 Số lượng khách hàng người 470.197 499.547 527.316 548.373 576.956
Tốc độ tăng % 6,24 5,56 3,99 5,21
4 Vốn ĐTXD
Thực hiện
đầu tư Tỷ đồng 126,088 151,041 130,447 165,624 278,157 Tỷ lệ giải
ngân % 99,70 98,03 95,69 99,80 91,34
5 Tồn kho
Kế hoạch được EVN
SPC giao
Tỷ đồng 24,00 25,00 25,30 42,25 43,02
Thực hiện Tỷ đồng 23,157 23,70 24,86 42,02 40,00 6 Tỷ lệ số hộ dân có
điện % 99,998 99,997 99,997 99.999 99,998
Nguồn: Công ty Điện lực Bình Dương (2023) - Trong những năm qua, PCBD đã rất nỗ lực trong công tác phát triển khách hàng, đảm bảo cung cấp điện đến các doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn tỉnh: xây dựng phương thức vận hành lưới điện tối ưu, nhằm hạn chế tối đa thời gian mất điện, đảm bảo việc cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Riêng năm 2020, 2021 tỉnh Bình Dương là một trong số những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid- 19 bùng phát, địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng, các hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhà máy, doanh nghiệp dừng hoạt động, người lao động không có việc làm do đó đã làm giảm nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương: tốc độ tăng doanh thu tiền điện năm 2020: 3,78% (giảm 22,28% so với năm 2019); năm 2021: 2,33% (giảm 1,45% so với năm 2020).
- Năng suất lao động hằng năm đều đạt kế hoạch EVNSPC giao, mặc dù năm 2019 năng suất lao động có giảm so với năm 2018 (năm 2019 giảm 5,16% so với năm 2018), do trong năm này các Công ty xây dựng điện mở rộng với các chính sách thu hút nhân tài cụ thể và lâu dài, cơ chế phân phối thu nhập hấp dẫn, một bộ phận người lao động đã chuyển đổi việc làm.
- Với đặc điểm tỉnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, số lượng phụ tải khách hàng tăng liên tục, PCBD đã chú trọng đầu tư cải tạo và sửa chữa lưới điện kịp thời, tăng cường khai thác hiệu suất trạm công cộng, xử lý máy biến áp (MBA) non tải, đầu tư thêm trạm biến áp (TBA), các công trình lưới điện 22kV nối lưới các trạm biến áp 110kV nhằm giảm bán kính cấp điện, v.v...do đó nguồn vốn thực hiện ĐTXD được phân bổ từ EVN SPC tăng qua các năm (năm 2020: 130,447 tỷ đồng; năm 2021:
165,624; năm 2022: 278,157).
- Tỷ lệ giải ngân năm 2022 thấp (đạt 91,34% giá trị kế hoạch năm) do nguyên nhân khách quan: 06 công trình ĐTXD Quỹ đầu tư Phát triển Bình Dương không chấp thuận cho vay nên PCBD phải thực hiện vay vốn ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi triển khai thủ tục lựa chọn ngân hàng vay vốn thì chỉ có 01 ngân hàng tham dự và không đáp ứng tiêu chí đề ra nên phải hủy thầu, do đó không hoàn thành giải ngân trong năm 2022. Nếu các công trình này hoàn thành vay vốn trong năm 2022 thì tỷ lệ giải ngân sẽ đạt 99,5%.
- Tỷ lệ tồn kho của PCBD trong những năm qua luôn được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong tỷ lệ cho phép: năm 2021 EVNSPC giao 42,25 tỷ đồng - PCBD thực hiện:
42,02 tỷ đồng; năm 2022 EVNSPC giao 43,02 tỷ đồng – PCBD thực hiện 40 tỷ đồng.
Tỷ lệ tồn kho giảm so với kế hoạch đã góp phần làm giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lưu kho… giúp PCBD hoàn thành kế hoạch EVN SPC giao.
2.1.5. Vai trò của quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương
Quản trị rủi ro tốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kiểm soát tốt khả năng xảy ra và các tác động của các rủi ro, triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại rủi ro gây ra.
Công ty Điện lực Bình Dương là Công ty phân phối và kinh doanh điện năng thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro nhằm xác định rõ và đề ra phương án xử lý những yếu tố rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Công ty Điện lực Bình Dương.
Quản trị rủi ro là công cụ thực hiện tối ưu hóa chi phí trong tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, quản trị doanh nghiệp, góp phần đưa Công ty Điện lực Bình Dương hoàn thành các chiến lược phát triển bền vững đã đề ra, tích cực chuẩn bị tham gia lộ trình thị trường điện.
2.1.6. Các nguyên tắc và hệ thống quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương Giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro và biện pháp ứng phó các loại rủi ro trong tất cả các hoạt động của công ty.
Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực Bình Dương phải có trách nhiệm thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tại đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Quy trình quản trị rủi ro được thực hiện thường xuyên, liên tục và toàn diện, gắn liền với mục tiêu, chiến lược hoạt động của Công ty Điện lực Bình Dương và các đơn vị trực thuộc.
Thẩm quyền đưa ra các quyết định xử lý rủi ro tương ứng với thẩm quyền phân cấp quản lý, điều hành tại P Công ty Điện lực Bình Dương và các đơn vị trực thuộc.
Chỉ chấp nhận rủi ro là biện pháp cuối cùng khi đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
Các nội dung quản trị rủi ro trong từng lĩnh vực khi thực hiện quản trị rủi ro phải được chia nhỏ tối đa để quản trị theo chức năng của các đơn vị.
Công ty Điện lực Bình Dương có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, toàn diện và đồng bộ, liên thông giữa các cấp trong đó xác định rõ cơ cấu tổ chức và kế hoạch quản trị rủi ro tại công ty và các đơn vị trực thuộc; Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được thiết lập tích hợp với cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của công ty và các đơn vị trực thuộc, trong đó phải có sự tham gia của cấp quản lý, điều hành cao nhất tại công ty và các đơn vị trực thuộc.