Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 75 - 81)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG

2.4. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Điện lực Bình Dương

2.4.2. Môi trường kiểm soát

2.4.2.1. Tính chính trực và giá trị đạo đức

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu cùng cuộc cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì tính chính trực cũng như giá trị đạo đức trở thành yếu tố mà nhiều doanh nghiệp coi trọng. Thêm vào đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng dựa rất nhiều trên tính chính trực và giá trị đạo đức.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về tính chính trực và giá trị đạo đức Tiêu chí

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Công ty Điện lực Bình Dương thực hiện quy tắc ứng

xử với khách hàng. 76% 24%

Công ty Điện lực Bình Dương có chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức, phân loại hành vi thế nào là hành vi nghiêm cấm, hành vi không được thực hiện.

79% 21%

Định kỳ, Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra, đánh giá từng phòng ban và các Đơn vị trong Công ty Điện lực Bình Dương đối với tình hình chấp hành các quy tắc ứng xử và yêu cầu về đạo đức.

12% 39% 49%

Công ty Điện lực Bình Dương có ra các quyết định xử lý bằng công văn nếu có xảy ra các hành vi sai phạm ảnh hưởng đến sự liêm chính và chuẩn mực đạo đức.

12% 64% 24%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả (2023) Kết quả khảo sát cho thấy, đối với việc ban hành quy tắc ứng xử với khách hàng có đa số ý kiến là “Đồng ý” với 76%. Qua thực tiễn khảo sát, tác giả nhận thấy rằng

Công ty Điện lực Bình Dương có ban hành quy tắc ứng xử với khách hàng. Cụ thể: đối với khách hàng luôn có thái độ nhã nhặn, lịch sự, thường xuyên thăm hỏi, sẵn sàng giúp đỡ, đáp ứng kịp thời nhu cầu, công việc, luôn thực hiện lời hứa, . ...

Với nhận định “ Công ty Điện lực Bình Dương có chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức, phân loại hành vi thế nào là hành vi nghiêm cấm, hành vi không được thực hiện” đã có 79% ý kiến “Đồng ý”. Như vậy có thể thấy, công ty luôn chú trọng việc truyền đạt và hướng dẫn nhân viên về hành vi ảnh hưởng đến giá trị đạo đức. Việc truyền đạt và hướng dẫn nhân viên tham gia hội nghị tuyên truyền và tổ chức quán triệt chuyên đề hàng tháng.

Theo số liệu khảo sát, có 12% “Không đồng ý”, 39% “Không ý kiến”, 49%

“Đồng ý” với nhận định “ Định kỳ, Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra, đánh giá từng phòng ban và các Đơn vị trong Công ty Điện lực Bình Dương đối với tình hình chấp hành các quy tắc ứng xử và yêu cầu về đạo đức”.

Với nhận định “Công ty Điện lực Bình Dương có ra các quyết định xử lý bằng công văn nếu có xảy ra các hành vi sai phạm ảnh hưởng đến sự liêm chính và chuẩn mực đạo đức” đã có 64% ý kiến “Đồng ý” và 24% ý kiến “Hoàn toàn đồng ý”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng tìm thấy có 12% ý kiến “Không ý kiến”.

2.4.2.2. Cam kết về năng lực nhân viên

Một điều quan trọng là nếu sự chuẩn bị về nguồn lực được thực hiện kỹ càng bởi công ty, thì thành tựu trong quá trình quản trị rủi ro nhân sự sẽ dễ dàng đạt được.

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về cam kết về năng lực nhân viên

Tiêu chí

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Bảng mô tả công việc được sử dụng bởi Công ty Điện lực Bình Dương để yêu cầu rõ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công việc cụ thể.

8% 76% 16%

Kết quả công việc, bảng chấm công, kỹ năng, hành vi trong bảng đánh giá của cá nhân tự đánh giá và của phòng ban được dùng để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên bởi Công ty Điện lực Bình Dương.

85% 15%

Các quy định và biện pháp đã được xây dựng bởi Công ty Điện lực Bình Dương để đối phó với những nhân viên không đủ chuyên môn, năng lực làm việc.

15% 33% 52%

Nhân sự trong Công ty Điện lực Bình Dương được phân công công việc theo đúng chuyên môn họ đã được đào tạo.

7% 33% 57% 3%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả (2023) Kết quả điều tra cho thấy đa số các ý kiến trả lời “Đồng ý” là 76%, từ đó cho thấy PCBD có bảng mô tả công việc yêu cầu những kiến thức và kĩ năng cụ thể cho

mỗi vị trí công việc. Điều này cho thấy PCBD có quy trình tuyển chọn nhân viên dựa theo từng yêu cầu riêng cho mỗi công việc như quy định độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ Anh văn, tin học và một số yêu cầu thuộc về chuyên môn chẳng hạn như ở vị trí kế toán cần phải có trình độ đại học và 2 năm kinh nghiệm trở lên, với nhân viên kinh doanh cần tốt nghiệp chuyên ngành quản trị marketing, có kiến thức và có kỹ năng thu hút khách hàng...

Qua phỏng vấn, đa số nhân viên trả lời “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” cho nhận định “Kết quả công việc, bảng chấm công, kỹ năng, hành vi trong bảng đánh giá của cá nhân tự đánh giá và của phòng ban được dùng để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên bởi Công ty Điện lực Bình Dương” với mức đánh giá lần lượt là 85% và 15%.

Với nhận định “ Các quy định và biện pháp đã được xây dựng bởi Công ty Điện lực Bình Dương để đối phó với những nhân viên không đủ chuyên môn, năng lực làm việc” thì 52% “Hoàn toàn đồng ý”. Điều này chứng tỏ PCBD đã có những quy định rất rõ ràng về yêu cầu năng lực làm việc được thể hiện rõ ràng trong bảng mô tả công việc của mỗi vị trí.

Về nhận định “Nhân sự trong Công ty Điện lực Bình Dương được phân công công việc theo đúng chuyên môn họ đã được đào tạo”: kết quả thu được là 57% “Đồng ý”. Điều này cho thấy đại đa số nhân viên được đào tạo theo đúng chuyên môn rất phù hợp với công việc được giao.

2.4.2.3. Phong cách điều hành của nhà lãnh đạo

Kỹ năng quản lý cũng là một trong những kỹ năng không dễ dàng để đào tạo.

Trong các mâu thuẫn về mặt quản lý, thì tính linh hoạt, thu thập và xử lý thông tin phản hồi là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về phong cách điều hành của nhà lãnh đạo

Tiêu chí

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Ban Giám đốc và các nhà quản lý đều cẩn trọng đối

với các hoạt động kinh doanh. 80% 20%

Ban Giám đốc luôn có buổi làm việc với các nhà quản

lý nhân viên. 11% 56% 33%

Ban Giám đốc luôn trực tiếp trao đổi làm việc với

nhân viên. 65% 15% 20%

Nhân sự ở vị trí lãnh đạo thường xuyên luân chuyển. 15% 49% 36%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả (2023) Kết quả điều tra cho biết phần lớn các lãnh đạo PCBD đều cẩn trọng trong các quyết sách làm ăn, tỷ lệ phiếu “Đồng ý” là 80%. Hầu hết họ không liều lĩnh mà thường tìm hiểu kỹ vấn đề, thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, cân bằng được rủi ro và lợi nhuận thu về trước khi đưa ra quyết sách.

Với nhận định “Ban Giám đốc luôn có buổi làm việc với các nhà quản lý nhân viên “thì có 56% “Đồng ý”.

Qua đánh giá có thể thấy ban lãnh đạo PCBD không thường xuyên trực tiếp nói chuyện với nhân viên, các chỉ tiêu chiến lược chủ yếu đều thông qua lãnh đạo của phòng ban để thông báo đến từng nhân viên. Mức độ đồng ý đối với nhận định trên là 65% “Không đồng ý”. Do không trao đổi trực tiếp nhiều với nhân viên cho nên có thể có những nhận định không chính xác dẫn đến đề ra các phương án giải quyết không hợp lý.

Có 49% “Đồng ý” với nhận định “Nhân sự ở vị trí lãnh đạo thường xuyên luân chuyển". Trên thực tiễn, đối với những chức vụ lãnh đạo cốt cán trong PCBD bình thường sau 4 năm sẽ tiến hành bổ nhiệm theo quy định về chính sách nhân sự của Tập đoàn.

2.4.2.4. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm

Phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa từng phòng ban, bộ phận và từng cá nhân PCBD là rất cần thiết trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ của PCBD. Nó cũng bảo đảm việc kiểm soát lẫn nhau giữa các phòng ban, giữa từng bộ phận thuộc PCBD.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về phân chia quyền hạn và trách nhiệm

Tiêu chí

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Công ty Điện lực Bình Dương có sự phân chia quyền hạn cụ thể giữa từng phòng ban, bộ phận và mối liên hệ giữa từng bộ phận với công việc.

72% 28%

Khi biến động cơ cấu tổ chức, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm của Công ty Điện lực Bình Dương thay đổi bởi pháp luật.

60% 40%

Công ty Điện lực Bình Dương phân chia quyền hạn theo trách nhiệm đối với các bộ phận và phòng ban cụ thể

28% 24% 44% 4%

Nguyên tắc ủy quyền trong Công ty Điện lực Bình

Dương được thực hiện nghiêm ngặt. 9% 40% 51%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả (2023) Kết quả điều tra cho thấy 72% “Đồng ý” với nhận định “Công ty Điện lực Bình Dương có sự phân chia quyền hạn cụ thể giữa từng phòng ban, bộ phận và mối liên hệ giữa từng bộ phận với công việc”. Mỗi phòng ban luôn được quy định rõ ràng các quyền hạn và trách nhiệm giữa từng nhân viên cùng phòng ban. Các quy định trên được thông báo công khai đến nhân viên. Các văn bản trên cũng là căn cứ nhằm phân chia trách nhiệm khi có lỗi sảy đến khi toàn thể nhân viên thực hiện công việc.

Khi có sự biến động về nhân viên thì việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm được PCBD thể hiện qua văn bản gởi đến toàn bộ các phòng ban thuộc PCBD. Nếu là thay thế những chức danh nhân viên mới thì PCBD sẽ gởi mail đến các đơn vị đại lý, bạn hàng và các đơn vị có trách nhiệm. Với nhận định trên có 60% “Đồng ý”.

Kết quả điều tra cho thấy 28% “Không đồng ý”, 24% “Không ý kiến”, 44%

“Đồng ý” và 4% “Hoàn toàn đồng ý” với nhận định “Công ty Điện lực Bình Dương phân chia quyền hạn theo trách nhiệm đối với các bộ phận và phòng ban cụ thể”. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi thấy tại PCBD có phân cấp hạn và trách nhiệm đối với

các nhân viên và phòng ban phù hợp với năng lực của họ. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhân viên được tuyển vô đây là vì quen biết hoặc người nhà của Phó Giám đốc cho nên sự phân cấp quyền hạn và trách nhiệm không phù hợp với năng lực.

Với nhận định “Nguyên tắc ủy quyền trong Công ty Điện lực Bình Dương được thực hiện nghiêm ngặt" có 51% “Hoàn toàn đồng ý”. Qua khảo sát thực tiễn thì việc uỷ quyền tại PCBD được quy định cụ thể bằng văn bản và được thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)