Trong quá trình khai thác và phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự bền vững, phương thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
LÊ TRUNG THÀNH
21001042
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI
THỊ TRẤN SÔNG ĐỐC, HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
Bình Dương, năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
LÊ TRUNG THÀNH
21001042
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI
THỊ TRẤN SÔNG ĐỐC, HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUỐC ĐỊNH
Bình Dương, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Phát triển kinh tế biển tại Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, tiềm năng, thực trạng, giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực, sử dụng thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Lê Trung Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sấu sắc đến:
Ban giám hiệu, lãnh đạo trường Đại học Bình Dương, ban chủ Nhiệm khoa Kinh tế đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Bình Dương đã trực tiếp truyền đạt, bồi dưỡng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tôi xin trận trọng cảm ơn tới thầy giáo TS Nguyễn Quốc Định
- người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Trần văn Thời, tỉnh Cà Mau; UBND Thị trấn Sông Đốc đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin gửi những lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp 21ME06 đã quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 11 năm 2023 Cao học viên: Lê Trung Thành
Trang 5TÓM TẮT
Khu vực thị trấn Sông Đốc hay còn gọi với cái tên thân quen và dân dã
là Cửa biển Sông Đốc, đây là nơi có được nhiều tiềm năng cho sự phát triển KTB, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của cả tỉnh Cà Mau Từ năm 2018 đến nay, phát triển KTB tại khu vực cửa biển Sông Đốc đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự chuyển biến nền kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của địa phương Tuy nhiên, sự phát triển KTB đã và đang còn những tồn tại hạn chế nhất định ở: cơ chế chính sách còn nhiều bất cập với sự phát triển KTB; trình độ, phương thức sản xuất lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ; CSHT còn yếu kém; nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng chưa cao Đó là thách thức không nhỏ con đường đưa KTB trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng KTB tại khu vực cửa biển Sông Đốc trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KTB, luận văn
đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát hóa các vấn đề về KTB, xây dựng khung
lý luận cho nghiên cứu
Thứ hai, luận văn đã khái quát thực trạng các hoạt động phát triển KTB tại khu vực cửa biển Sông Đốc giai đoạn 2018 - 2022 với nguyên tắc đảm bảo tính logic với khung lý luận chung Trong quá trình phân tích, đánh giá luận văn có sử dụng hệ thống số liệu thứ cấp đã được công bố để có được cái nhìn đánh giá chính xác và khách quan nhất về thực trạng phát triển KTB tại khu vực cửa biển Sông Đốc
Thứ ba, luận văn tiến hành đề xuất quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển KTB đến năm 2030 và tập trung vào các giải pháp thúc đẩy phát triển của từng hoạt động KTB cụ thể
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của đề tài 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Kết cấu của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1 Khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển 7
1.1.1 Khái niệm kinh tế biển 7
1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế biển 8
1.1.3 Các nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển 9
1.2 Vai trò của phát triển kinh tế biển 10
1.3 Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế biển 14
1.3.1 Đặc điểm kinh tế biển 14
1.3.2 Nội dung phát triển kinh tế biển 16
1.4 Phát triển kinh tế biển tại địa phương 20
1.4.1 Khái niệm 20
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển địa phương 21
1.4.2.1 Điều kiện tự nhiên - tài nguyên biển 21
1.4.2.2 Biến đổi khí hậu 22
1.4.2.3 Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển tại địa phương 22
Trang 71.4.2.4 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại địa phương 23
1.4.2.5 Nguồn nhân lực 23
1.4.2.6 Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật 24
1.4.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế biển 24
1.5 Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài 26
1.5.1 Các công trình nghiên cứu liên quan 26
1.5.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển 30
1.6 Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển và bài học cho phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 31
1.6.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở huyện Cần Giờ 31
1.6.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở thị xã Hà Tiên 32
1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA BIỂN SÔNG ĐỐC GIAI ĐOẠN 2018-2022 36
2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 36
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 36
2.1.1.2 Đất đai 37
2.1.1.3 Thủy văn 37
2.1.1.4 Khí hậu thời tiết 38
2.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 39
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 43
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 44
2.2.1 Tổng quan về phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 44
Trang 82.2.2 Thực trạng các hoạt động phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc từ
năm 2018 - 2022 47
2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 51
2.3.1 Biến đổi khí hậu 51
2.3.2 Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển 53
2.3.3 Cơ sở hạ tầng 57
2.3.4 Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 59
2.4 Đánh giá chung về phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 61
2.4.1 Những thành tựu đạt được 61
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 62
2.5 Phân tích SWOT về phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 63
2.5.1 Phương pháp phân tích SWOT 63
2.5.1.1 Phân tích SWOT 63
2.5.1.2 Mô hình SWOT 64
2.5.1.3 Phân tích ma trận SWOT 65
2.5.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng, khảo sát ý kiến chuyên gia 65
2.5.3 Phân tích ma trận SWOT để đề xuất giải pháp 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA BIỂN SÔNG ĐỐC ĐẾN NĂM 2030 78
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 78
3.1.1 Quan điểm phát triển 78
3.1.2 Định hướng phát triển 78
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế biển 80
3.2 Giải pháp phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc đến năm 2030 80
Trang 93.2.1 Giải pháp chung 80
3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với một số ngành chủ yếu 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 98
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
STT Số hiệu bảng,
2 Bảng 2.1 Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc 43
3 Bảng 2.2 Các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại Thị trấn Sông Đốc 44
4 Hình 2.2
Biểu đồ cơ cấu các hoạt động trong kinh tế biển của Thị trấn Sông Đốc năm 2017 và năm 2022
46
5 Bảng 2.3
Số lao động và số lao động đã qua đào tạo trong các ngành kinh tế biển của Thị trấn Sông Đốc
47
6 Bảng 2.4 Sản lượng khai thác thủy sản của Thị trấn Sông Đốc 48
7 Bảng 2.5 Kết quả nuôi trồng thủy hải sản của Thị trấn Sông Đốc 49
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển (KTB) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia có biển Việt Nam là quốc gia ven biển nằm ở bờ Tây của Biển Đông Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta ngày nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền, có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới Sau khi bước vào thời kỳ đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch, cảng biển, đóng tàu … trở thành những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến bảo vệ, quản lý để phát triển kinh tế biển, đảo Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương đưa Việt Nam thành
“Quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn” Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XII) vừa qua cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển và đã đề ra trong nghị quyết về mục tiêu, chủ trương của phát triển kinh tế biển bền vững Tuy nhiên, hiện nay phát triển kinh tế biển ở nước ta chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra thế giới chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách Khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn
Trang 13nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh
tế biển và hợp tác quốc tế về biển chưa hiệu quả Trước tình hình đó, trong bối cảnh mới của tình hình các nước trong khu vực, kinh tế biển chịu nhiều tác động của yếu tố bên ngoài, sự ảnh hưởng của các nước liên quan đến biển Do vậy, muốn kinh tế biển phát triển, quản lý nhà nước (QLNN) phải được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, đi tiên phong để hỗ trợ, thúc đẩy các yếu tố khác cùng tham gia phát triển kinh tế biển Chính vì vậy, nhiệm vụ QLNN về phát triển kinh tế biển là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong phát triển kinh
tế biển nói riêng và phát triển kinh tế nói chung
Nằm ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt Nam có ba mặt giáp biển, trong đó có một mặt giáp biển Đông, và một mặt giáp với biển Tây, với bờ biển dài 254km và là một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra, Cà Mau có vị trí nằm trên tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng kinh tế thủy sản lớn nhất nước Do đó, công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển tại Cà Mau luôn được đặc biệt chú trọng
Sông Ông Đốc là tên một con sông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Sông dài 58 km, đổ ra vịnh Thái Lan, hai bên sông có nhiều rạch (Cái Tàu, Giếng, Cui ) Cửa biển sông Ông Đốc là một trong những cửa biển lớn nhất miền Tây Nam bộ, mỗi ngày nơi đây có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản trong và ngoài tỉnh hoạt động Vì vậy, kinh tế biển cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá quanh cửa biển Sông Đốc rất sôi động Với lợi thế, tiềm năng phát triển, Sông Đốc đã trở thành trung tâm kinh tế biển, đồng thời là cửa ngõ thông ra biển Tây, là đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế trong tương lai Với đoàn tàu khai thác thủy sản khoảng 2.000 chiếc, trên 20.000 ngư phủ, tại đây đã hình thành nhiều dịch vụ hậu cần nghề cá như nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất
Trang 14khẩu, hàng trăm đại lý thu mua nguyên liệu thủy hải sản, cơ sở kinh doanh xăng dầu… Hệ thống bến bãi đường thủy đô thị Sông Đốc đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng khá tốt cho các nhu cầu vận tải, neo đậu tàu thuyền Hiện có một cảng
cá bên bờ Bắc sông Ông Đốc, có chiều dài 200m phục vụ cho các dịch vụ hậu cần nghề cá, gắn với cảng cá về phía thượng lưu đã đầu tư xây dựng khu vực neo đậu tránh bão có chiều dài 2.630m
Phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc đã và đang góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống cho người dân Tuy nhiên, kinh tế biển trên địa bàn thị trấn Sông Đốc vẫn chưa thực sự phát triển như kỳ vọng do vẫn còn những trở ngại Một trong những điểm nghẽn là thiếu nhịp cầu kết nối giữa hai bờ Bắc và
bờ Nam Ngoài ra, Sông Đốc - thị trấn miền biển lớn nhất của Cà Mau với đội tàu khai thác hơn 1.300 chiếc, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ mới có một cảng cá và một khu neo đậu trú bão Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm ở khu vực cửa sông là nguyên nhân gây ra tình trạng dịch bệnh tại các khu nuôi trồng thủy sản làm sản lượng nuôi trồng thủy sản các năm gần đây liên tục giảm Trong quá trình khai thác và phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự bền vững, phương thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến; kiến thức về khoa học – kỹ thuật của phần lớn nông, ngư dân chưa theo kịp với yêu cầu sản xuất, nhận thức của một
số bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc phát triển KTB còn hạn chế; hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới; du lịch biển vẫn chậm phát triển Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển tại địa phương
Trước thực tiễn nêu trên, để phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc đúng với tiềm năng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn yêu cầu đặt ra là cần có nghiên
Trang 15cứu đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng tiềm năng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc, cơ chế chính sách của tỉnh Cà Mau về phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc, cũng như năng lực người dân trên địa bàn Trên
cơ sở đó, thông qua việc đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc, đề tài sẽ xác định những điểm bất cập trong quá trình phát triển cũng như những nguyên nhân của chúng, để từ đó đề xuất các định hướng cũng như giải pháp phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc, đề tài mong muốn tìm được những bất cập trong phát triển KTB ở địa phương và nguyên nhân của chúng Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển KTB
để khai thác tối đa tiềm năng phát triển tại cửa biển Sông Đốc
3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc thời gian qua ra sao ?
Phương hướng, giải pháp nào để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc?
4 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển
Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế trong ngành làm cơ sở
Trang 16xây dựng định hướng phát triển đến năm 2030 cho các ngành kinh tế biển
5 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu đánh giá kinh tế biển trong khu vực cửa biển Sông Đốc
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế biển giai đoạn 2018
- 2022 và đưa ra định hướng giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm 2030
6 Ý nghĩa của đề tài
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển KTB, đề tài đã kết hợp với điều tra khảo sát thực tế, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc, và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc tỉnh Cà Mau
Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo giúp cho các ngành và địa phương thấy rõ vấn đề hơn để từ đó có các kế hoạch, giải pháp nhằm phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc ngày càng bền vững hơn
7 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và làm rõ các nội dung của luận văn, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng thông qua khảo sát chuyên gia để phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá trong suốt quá trình nghiên cứu của mình Cụ thể, tác giả đã sử dụng phương pháp này để tiếp cận với các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển KTB, cũng như các số liệu, các báo cáo về thực trạng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc nhằm rút ra khoảng trống trong nghiên cứu, cơ sở lý thuyết phát triển KTB, sau đó phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế trong phát triển KTB với những tác động của nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra các giải pháp phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc Ngoài ra đề tài còn áp dụng phương pháp SWOT nhằm tăng sự khách quan cho luận văn
Trang 178 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc giai đoạn 2018 - 2022
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc đến năm 2030
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển
1.1.1 Khái niệm kinh tế biển
Trên thế giới hiện nay, chưa có một khái niệm đồng nhất về KTB, vì mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau, hơn nữa ở mỗi thời kỳ khác nhau lại có cách nhìn khác nhau về KTB, vì vậy khái niệm KTB cũng bị thay đổi theo và nhìn chung phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận và giá trị đóng góp của KTB với nền kinh tế quốc gia
Một số khái niệm KTB có thể tham khảo:
Theo Juan C Surís-Regueiro, KTB là tất cả các ngành và nhóm ngành
có hoạt động liên quan đến biển, xác định ở châu Âu có tất cả 9 nhóm ngành trong KTB bao gồm: 6 nhóm ngành diễn ra trên đất liền và 3 nhóm ngành diễn
ra trên biển, tổng cộng có tất cả 34 ngành [6]
KTB là hoạt động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ nhất
là vận tải đường biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú và du lịch, viễn thông [7]
KTB là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển (tuy không diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động KTB ở dải đất liền ven biển)
KTB được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng [3]:
Theo nghĩa hẹp: KTB là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển bao
gồm: Kinh tế hàng hải, hải sản, khai thác dầu khí ngoài khơi, du lịch biển, làm muối, dịch vụ cứu hộ cứu nạn, kinh tế đảo
Theo nghĩa rộng: KTB là các hoạt động trực tiếp liên quan đến KTB, tuy
không diễn ra trên biển nhưng các hoạt động kinh tế này lại nhờ các yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động KTB ở vùng ven biển đó là: đóng và sửa
Trang 19chữa tàu thuyển, công nghiệp và chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, cung cấp dịch vụ, thông tin liên lạc, khoa học - công nghệ (KH-CN) phục vụ biển đảo và môi trường biển đảo
Từ những nhận định đó chúng ta có thể cho rằng:
“KTB hiểu một cách tổng quát nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh
tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển”
Trong đó:
Thứ nhất, các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: Du lịch biển; Hải sản
(đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Kinh tế hàng hải (Vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Khai thác dầu khí ngoài khơi; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo
Thứ hai, các hoạt động kinh tế không diễn ra trên biển nhưng liên quan
đến khai thác biển, trực tiếp phục vụ các hoạt động KTB, bao gồm: Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; Cung cấp dịch vụ biển; Đóng và sửa chữa tàu biển; Công nghiệp chế biến dầu, khí; Phát triển Du lịch; Thông tin liên lạc biển; Nghiên cứu khoa học – công nghệ (KH-CN) biển; Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển KTB; và Điều tra về tài nguyên - môi trường biển
1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp),
sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…)
Trang 20Theo tác giả Nguyễn Đình Bình (2017), phát triển KTB là sự thay đổi phương thức hoạt động, cơ cấu của nền kinh tế trong quá trình khai thác các nguồn lợi từ biển, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào khai thác các tiềm năng của biển và vùng ven biển, nhằm nâng cao tỷ trọng của các ngành KTB trong nền kinh tế và góp phần giải quyết việc làm cho xã hội [10, tr19] Theo tác giả, phát triển KTB là sự tăng trưởng về mọi mặt của khu vực đó, bao gồm sự tăng trưởng về kinh tế của các ngành trong kinh tế biển
và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế, chất lượng cuộc sống của người dân nhằm đảm bảo phát triển theo hướng bền vững
Từ đó có thể rút ra khái niệm phát triển KTB: Là sự biến đổi KTB theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng các yếu
tố cấu thành KTB Nó bao gồm sự tăng trưởng về mọi mặt của các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến KTB Đó là một quá trình, bao gồm sự thay đổi về số lượng và chất lượng kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến KTB ngày càng ổn định và nâng cao hiệu quả thể hiện qua việc phát triển cơ sở hạ tầng KTB, gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm KTB, nguồn nhân lực
Phát triển KTB được xem là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế tổng thể của các quốc gia ven biển Nó thể hiện tầm nhìn chiến lược của quốc gia đó nhằm thúc trong phát triển KTB và khai thác các tiềm năng, lợi ích từ biển
1.1.3 Các nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển
Các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến KTB bao gồm các hoạt động kinh tế cụ thể sau:
Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo
Trang 21Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động KTB ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; Phát triển du lịch; (5) Thông tin liên lạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển
1.2 Vai trò của phát triển kinh tế biển
Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia ven biển nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung
Vai trò to lớn của phát triển KTB được thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất: KTB là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTB góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển
KTB là sự tổng hợp của nhiều ngành nghề liên quan như: khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác và chế biến dầu khí, hàng hải và kinh
tế biển, đảo KTB phát triển không chỉ góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, từng bước nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển mà còn trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước
KTB có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của các quốc gia có biển KTB phát triển làm cho quy mô KTB và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề thay đổi cùng với sự xuất hiện của các ngành nghề mới KTB phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển các ngành nghề gắn với công nghệ
- kỹ thuật hiện đại như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải biển, đánh bắt
xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ Chỉ tính riêng về dịch vụ cảng biển, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, KTB đã tạo ra lợi thế lớn cho các
Trang 22quốc gia ven biển trong các hoạt động thương mại Phát triển KTB vì thế góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, mang lại một nguồn thu lớn cho quốc gia, góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh tranh và tạo động lực mãnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thứ hai: Phát triển KTB thúc đẩy khai thác có hiệu quả tiềm năng từ tài nguyên thiên nhiên biển để phát triển kinh tế
Đại dương có một hệ sinh thái vô cùng phong phú với hàng trăm nghìn loại động vật, thực vật và vi sinh vật Biển và đại dương còn là nguồn cung cấp
đa dạng các loại khoáng sản, hóa chất, muối, dầu khí, quặng Năng lượng gió
từ biển, thủy năng từ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều cũng đang được khai thác phục vụ vận tải, năng lượng đem lại lợi ích lớn cho con người Mặt biển và thềm lục địa, các đảo trên biển không chỉ phục vụ giao thông thủy mà còn có thể phát triển các hoạt động du lịch, tham quan, giải trí để đem về doanh thu cho ngân sách quốc gia
Khai thác và chế biến dầu khí: Dầu khí là “vàng đen” của biển cả, đây là mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách của các quốc gia có biển, đôi khi là trụ cột của kinh tế quốc gia, tiêu biểu là các quốc gia ở khu vực Trung Đông Để phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí, các quốc gia ven biển cần đẩy nhanh công tác thăm dò, tìm kiếm các mỏ dầu khí, xây dựng
hệ thống khai thác và lọc hóa dầu hiện đại
Kinh tế hàng hải: Vận tải đường biển từ xa xưa đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán hàng hóa Vận tải biển phát triển thúc đẩy phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia Thông qua quá trình này, các quốc gia cũng có cơ hội tiếp cận được với các thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước tiên tiến Phát triển hàng hải vì vậy trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp, là cơ sở cho sự ra đời của công nghiệp cảng biển, đóng và
Trang 23sửa chữa tàu Sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ đóng và sửa chữa tàu biển thúc đẩy sự phát triển của cả một nền kinh tế
Đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản: Đây là nghề biển có truyền thống từ lâu đời, là thế mạnh của các quốc gia nhờ vào nguồn tài nguyên biển Khai thác, nuôi trồng hải sản thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ven biển, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, từng bước cải thiện đời sống của cư dân ven biển Để giải quyết nhu cầu chế biến sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ngành chế biến thủy hải sản được chú trọng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Du lịch biển, kinh tế đảo: Phát triển du lịch biển là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội Nó không chỉ tăng nguồn thu từ khách du lịch mà còn đẩy nhanh quá trình đầu tư, hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và các ngành công nghiệp phụ trợ cho địa phương Với các vùng đảo có vị trí địa lý thuận lợi có thể xây dựng, phát triển thành trung tâm kinh tế hải sản, với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển hiện đại, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển Chính vì vậy, mà việc phát triển kinh tế đảo có vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng
Phát triển các khu kinh tế, KCN, KCX ven biển gắn liền với phát triển các khu đô thị ven biển: Các khu kinh tế ven biển là những hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương ven biển, tạo ra tiền đề mạnh mẽ để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài Các khu kinh tế ven biển này cùng với các thành phố ven biển sẽ tạo thành những trung tâm KTB mạnh, vươn ra biển xa Các KCN, KCX góp phần phát triển sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của KTB qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo đúng định hướng công nghiệp hóa,
Trang 24hiện đại hóa Các nhà máy, KCN, KCX được hình thành với những yêu cầu cao trong kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất cũng
đồng thời tạo nên một bộ mặt mới của vùng biển và ven biển
Thứ ba: Phát triển KTB khai thác được nguồn lao động địa phương, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng
KTB thu hút lượng lớn lao động, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động ở các địa phương ven biển và các vùng miền khác nhau Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KTB cần có một lực lượng lao động đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất Trong hoàn cảnh đó, các ngành nghề, lĩnh vực của KTB đã giải quyết được nhu cầu tìm việc làm của lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương Phát triển KTB vì thế làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, góp phần giải quyết bài toán việc làm cho lao động nông thôn hiện nay Ngoài ra, các ngành KTB hiện đại như khai thác chế biến dầu khí, đóng sửa chữa tàu biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển… với yêu cầu trình độ lao động cao cần một lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ,
có kỹ năng, phẩm chất cao đáp ứng yêu cầu của công việc Yêu cầu đó vô hình chung đã tạo nên một đội ngũ lao động có tri thức lành nghề cho xã hội, góp phần ổn định tình hình văn hóa - xã hội cho đất nước
Thứ tư: Phát triển KTB góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia
Biển là một không gian chiến lược, có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia ven biển Phát triển KTB một mặt góp phần phát triển kinh tế mặt khác còn góp phần củng cố quốc phòng
an ninh biển, đảo, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên biển Những đặc điểm về địa hình, chế độ thủy triều ảnh hưởng một cách hết sức chặt chẽ với đặc điểm vùng biển, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh, quốc phòng của
Trang 25mỗi quốc gia Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều vụ tranh chấp, xung đột phức tạp về chủ quyền của các quốc gia Chính vì vậy, việc kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng trên biển là yêu cầu tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia có biển
Thứ năm: Phát triển KTB là điều kiện để góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển KTB đồng nghĩa với tăng cường hoạt động thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó có cơ hội tiếp xúc với nền kinh tế toàn cầu; được buôn bán, tiếp cận và giao lưu với những nền kinh tế tiên tiến, các quốc gia hùng mạnh trên thế giới Đó chính là cơ hội để các quốc gia học hỏi được những công nghệ tiên tiến và rút ra cho mình những bài học trong phát triển kinh tế quốc gia Ngược lại khi quan hệ kinh tế được mở rộng KTB sẽ phát triển cao, qua đó khai thác và tiêu thụ có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, thu hút khách du lịch, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an ninh, tranh chấp quyền lợi trên biển, Phát triển KTB vì thế không chỉ mở rộng quan hệ kinh tế mà còn thúc đẩy hình thành quan hệ ngoại giao chính trị giữa các quốc gia Đây là con đường thuận lợi cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân
1.3 Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế biển
1.3.1 Đặc điểm kinh tế biển
KTB là hoạt động kinh tế mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, gồm tổng hợp nhiều ngành nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẫn nhau
Có thể hiểu KTB là một tổng thể, bao gồm các bộ phận hợp thành kết
cấu của nền kinh tế Các bộ phận này có gắn bó mật thiết, tác động qua lại, ràng
buộc lẫn nhau, có sự tương quan về số lượng, chất lượng trong không gian, thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định
KTB luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng Chính vì vậy, để thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội từ đó xây dựng
Trang 26cơ cấu KTB hợp lý với các bộ phận kết hợp một cách hài hòa, cần phải nghiên cứu các quy luật khách quan Cơ cấu KTB nếu được xây dựng hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa các nguồn lợi từ biển một cách có hiệu quả gắn liền với duy trì tính cân bằng của môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường biển, đảm bảo KTB tăng trưởng nhanh và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống của cư dân vùng biển
KTB là hoạt động bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển, diễn biến thời tiết và khí hậu…
Hoạt động KTB thực chất là quá trình khai thác các nguồn lợi từ biển để biến đổi thành các dạng của cải, vật chất Bởi vậy, hoạt động này chịu tác động lớn từ các nguồn tài nguyên của biển như trữ lượng thủy hải sản, các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa, độ mặn nước biển, Vùng biển với nguồn tài nguyên dồi dào sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho việc phát triển KTB Khi những nguồn tài nguyên này có trữ lượng thấp hoặc bị khai thác tận diệt một cách thiếu hợp
lý dẫn đến cạn kiệt sẽ tạo ra rào cản lớn cho việc phát triển KTB một cách bền vững về lâu dài Ở một khía cạnh khác, nếu vùng biển không có ưu thế về thắng cảnh, địa hình, địa mạo thì rất khó để phát triển du lịch
Các ngành nghề trong lĩnh vực KTB diễn ra trên biển và khu vực ven bờ
là chủ yếu vì vậy nó chịu tác động lớn bởi diễn biến thời tiết, đặc biệt là các cơn bão, lốc xoáy, Điều kiện được xem là thuận lợi cho các hoạt động KTB, trong đó có khai thác đánh bắt thủy hải sản là thời tiết nắng nhiều, không xuất hiện mưa bão Ngược lại, khi thời tiết biến đổi thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai, mưa bão sẽ khiến cho các hoạt động phát triển KTB bị đình trệ, cản trở
Hoạt động KTB tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển
Hiện nay, khi dân số tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì khuynh
Trang 27hướng tiến ra biển, làm giàu từ biển ngày càng được đẩy mạnh Tuy nhiên, việc khai thác thiếu tính bền vững, khai thác mang tính triệt hạ, chạy theo lợi ích kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường, cộng thêm việc quản lý lỏng lẻo đã khiến cho nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá hủy, môi trường biển nhiều khu vực bị ô nhiễm đến mức báo động
Bên cạnh đó, môi trường biển ở nhiều khu vực đang bị đe dọa bởi sự gia tăng các hoạt động kinh tế ven biển, nhiều khu vực cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với đó là nạn phá hủy rừng ngập mặn và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu
Hoạt động KTB mang tính liên vùng, không chỉ giới hạn trong vùng biển của địa phương mà diễn ra trên cả vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, biểu hiện thông qua hoạt động vận tải biển, khai thác đánh bắt hải sản…
Để phát triển các ngành KTB một cách bền vững, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về thị trường, vốn, công nghệ, nhân lực Ngoài ra, các địa phương cần có chính sách phát triển, ưu đãi đối với các ngành KTB Các địa phương ven biển cần xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh, liên vùng trong phát triển KTB để xóa bỏ rào cản về mặt địa giới hành chính, từ đó tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các lĩnh vực từ trung ương đến chính quyền địa phương
1.3.2 Nội dung phát triển kinh tế biển
1.3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng biển
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những yếu tố, điều kiện quan trọng
để phát triển KTB bền vững Đây cũng là nhân tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động KTB được tiến hành với hiệu quả cao
Phát triển CSHT bao gồm: phát triển hệ thống cảng biển, khu neo đậu cho các phương tiện đánh bắt thủy hải sản; xây dựng hệ thống đường giao thông
Trang 28kết nối các điểm du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú cho khách du lịch; phát triển các dịch vụ tiện ích kèm theo như trung tâm mua sắm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các công ty kinh doanh du lịch,…
1.3.2.2 Phát triển sản phẩm
Thứ nhất, phát triển số lượng sản phẩm riêng rẽ
Xây dựng và phát triển thêm các sản phẩm mới, đồng thời duy trì, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm, dịch vụ KTB hiện có Thiết kế, liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm mới như: Du lịch - Nghỉ dưỡng - Thể thao - Mua sắm; Nghỉ dưỡng - Du lịch sinh thái - Trải nghiệm - Khám phá,…
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm KTB:
Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp Những sản phẩm có thuộc tính độc đáo, mới lạ, đột phá trong phong cách, dịch vụ chất lượng cao,… sẽ đem lại sự thích thú, hài lòng cho khách hàng khi sử dụng Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, các cơ sở kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ cần gia tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp, từ đó cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng
Một số sản phẩm điển hình của KTB:
Kinh tế hàng hải: Lịch sử loài người luôn được gắn kết với biển, cụ thể
hơn là hoạt động hàng hải, vận tải biển và các cuộc thám hiểm bằng đường biển
từ xa xưa Ngành hàng hải chính là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia, là phương tiện để con người khám phá thế giới và liên kết các khu vực lại với nhau cho mục tiêu phát triển kinh tế
Ngành vận tải biển mang tính chất dịch vụ Nó đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Khâu vận chuyển có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa giữa các vị trí địa điểm cách xa nhau về mặt địa lý Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa lên các phương tiện vận chuyển đường
Trang 29bộ ở cảng biển và ngược lại Do đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trên khoảng cách lớn nên hiện nay vận tải đường biển chiếm tới 3/5 khối lượng hàng hóa lưu thông trên toàn cầu
Một số tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới như: Tuyến đường nối Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua Bắc Đại Tây Dương, tuyến đường nối Địa Trung Hải và Châu Á qua kênh đào Suez, tuyến đường nối Châu Âu và bờ Đông Hoa Kỳ và Châu Á thông qua kênh đào Panama, tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc, tuyến đường biển từ vùng vịnh Ả Rập qua cực Nam Châu Phi đến Châu Âu và Châu Mỹ dành cho các tàu chở dầu khổng lồ không qua được kênh Suez,
Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm khoảng 1/2 khối lượng hàng hóa vận chuyển trên đường biển quốc tế Việc chở dầu bằng đang đe dọa môi trường biển Theo đánh giá của UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc) năm 1987, mỗi năm các tàu chở dầu trút xuống biển 1,1 triệu tấn dầu mỏ
từ nước rửa tàu và nước trọng tải dầu, cộng thêm khoảng 500 nghìn tấn dầu do các sự cố tàu dầu
Hải sản: Thế mạnh đặc trưng của biển là nguồn lợi đặc trưng của biển
Ngành hải sản là ngành KTB có truyền thông lâu đời, bao gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến
Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng, bao gồm nguồn lợi động vật biển với nhiều loài có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu đa dạng sinh học biển như: cá, tôm, cua, các loài động vật thân mềm, rùa biển, sứa,… và thực vật (rong biển) Trữ lượng khai thác khoảng 500 tỷ tấn/năm với sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn/năm
Ngành khai thác thủy sản muốn phát triển cần có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đó là các đội tàu đánh cá lớn, các thiết bị thăm dò luồng cá, các cảng
cá, xưởng sửa chữa tàu, các cơ sở hậu cần dịch vụ,… Tuy nhiên, hiện nay việc
Trang 30khai thác thủy sản ở một số vùng biển đang diễn ra với tính chất tận diệt gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản Vì vậy, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát triển tài nguyên thủy sản có ý nghĩa sống còn với sự tồn vong của ngành khai thác thủy sản
Khai thác dầu khí ngoài khơi: Dầu mỏ được tạo thành thông qua các biến
đổi địa chất Dầu mỏ tích tụ ở các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nứt nẻ, độ rỗng thích hợp Các khe nứt hay lỗ rỗng của đá ở khu vực mỏ dầu giúp cho việc khai thác diễn ra dễ dàng Để khai thác dầu từ các giếng dầu, người ta tiến hành khoan các lỗ hẹp trong đá dẫn tới các vỉa chứa dầu, sau đó dầu thô được hút lên mặt đất Khi áp lực ở vỉa dầu còn đủ lớn thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất Khi áp suất xuống thấp, giếng không tự phun được, người ta phải dùng bơm để hút dầu lên Dầu sau đó được đưa vào các bể chứa rồi vận chuyển bằng đường ống tới các trung tâm lọc, hóa dầu
Dầu mỏ và các sản phẩm của nó là loại nhiên liệu thông dụng nhất do dễ
sử dụng, vận chuyển và khả năng sinh nhiệt cao Dầu mỏ, khí đốt mới chỉ được
sử dụng nhiều từ cuối thế kỷ XX, gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là ngành lọc hóa dầu
Hiện nay, bên cạnh dầu mỏ thì khí thiên nhiên, khí đồng hành ở các mỏ dầu được coi là loại nhiên liệu sạch, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường nên được tận dụng một cách triệt để
Trong các loại khoáng sản biển thì dầu khí là tài nguyên quan trọng nhất,
có ưu thế nổi trội nhất của biển Hiện nay, hoạt động khai thác tại các khu vực
có tiềm năng dầu khí đang được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu năng lượng của thế giới, phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp
Du lịch biển: Du lịch hiểu đơn giản là sự dịch chuyển của con người từ
địa điểm này tới địa điểm khác nhằm mục đích giải trí, thư giãn, mua sắm,
Trang 31Khách du lịch thường đi thành các nhóm nhỏ hoặc đi cá nhân
Du lịch biển tận dụng các cảnh quan và hệ sinh thái ven biển kết hợp với mức độ đáp ứng của hệ thống CSHT sẵn có tại địa phương để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của du khách Các loại tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên
tự nhiên (các bãi biển, nguồn nước, hệ thống các đảo và quần đảo, hệ sinh thái biển, tài nguyên sinh vật,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các lễ hội, hoạt động thể thao,…) Hiện nay, du lịch biển rất phát triển với nhiều loại hình như: tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu,…
Làm muối: Khai thác muối biển hay diêm nghiệp là một nghề biển có
truyền thống lâu đời và giữ vị trí quan trọng đối với đời sống nhân dân Muối được con người sử dụng như một loại gia vị quan trọng Đây là một loại khoáng chất, tồn tại ở thể rắn, có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới hồng hay xám rất nhạt, thu được từ kết tinh nước biển hay các “mỏ muối” sẵn có Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các “ruộng muối”
1.4 Phát triển kinh tế biển tại địa phương
1.4.1 Khái niệm
Từ khái niệm phát triển KTB được đề cập ở trên, đề tài đưa ra khái niệm
về phát triển KTB ở địa phương như sau:
Phát triển KTB ở địa phương là sự tăng lên về quy mô KTB gắn với sự hoàn thiện cơ cấu và hiệu quả của các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển tại một địa phương nhất định
Như vậy, nội dung phát triển KTB địa phương được biểu hiện:
Một là, sự tăng lên về giá trị sản xuất (GTSX) của từng hoạt động KTB hoặc sự tăng lên của tổng GTSX của các ngành KTB GTSX KTB là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động KTB tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 32Hai là, sự thay đổi của cơ cấu các nhóm ngành KTB theo hướng giảm tỷ trọng các ngành KTB truyền thống, tăng tỷ trọng các ngành KTB hiện đại, giảm
tỷ trọng các hoạt động sử dụng nhiều lao động chân tay, tạo ra giá trị thấp như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, tăng tỷ trọng của các hoạt động tạo ra GTSX cao như vận tải biển, dịch vụ cảng và chế biến hải sản, dầu khí,
Ba là, hiệu quả xã hội do sự phát triển KTB mang lại như: giải quyết công ăn việc làm tại địa phương
Bốn là, môi trường sinh thái được giữ gìn và có cải thiện
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển địa phương
1.4.2.1 Điều kiện tự nhiên - tài nguyên biển
Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới định hướng, nội lực để phát triển KTB đó chính là tài nguyên biển Sự phát triển mạnh mẽ và
đa dạng các hoạt động KTB liên quan chặt chẽ tới lượng và sự đa dạng tài nguyên biển Bởi, hoạt động KTB được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên của biển Mỗi khu vực, mỗi vùng biển lại sở hữu điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên khác nhau Các yếu tố đó bao gồm: Vị trí địa lý, hải văn, độ mặn của nước biển, sự đa dạng sinh học, các loài sinh vật biển, khoáng sản,… Những yếu tố này là điều kiện căn bản tạo nên những lợi thế hoặc gây
ra những khó khăn đối cho việc phát triển KTB của địa phương
Có thể phân loại tài nguyên biển bao gồm:
- Tài nguyên địa chính trị: là vị trí địa lý của vùng biển, vùng đặc quyền
của một quốc gia hay một vùng Vị trí địa lý của vùng biển liên quan chặt chẽ tới các ngành: giao thông biển, dịch vụ cảng biển Bên cạnh đó vị trí chiến lược
về địa lý cũng đem lại lợi thế lớn cho việc bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển góp phần ổn định chính trị quốc gia và vùng lãnh thổ
- Tài nguyên khoáng sản biển: bao gồm tất cả các loại khoáng sản trong
biển và dưới lòng biển Thông thường chúng ta chia tài nguyên khoáng sản biển
Trang 33thành tài nguyên lõng và tài nguyên rắn Tài nguyên lỏng bao gồm: dầu khí, khí đốt, băng cháy; tài nguyên rắn bao gồm: sa khoáng titan, zicon, thiếc, vàng, đất hiếm và cát thủy tinh [12]
- Tài nguyên sinh vật và thắng cảnh biển: bao gồm tài nguyên thủy hải
sản và thắng cảnh du lịch biển Là tài nguyên truyền thống được khai thác từ rất lâu trên thế giới, nguồn tài nguyên sinh vật và thắng cảnh liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của ngành thủy hải sản và du lịch biển
1.4.2.2 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về mặt khí hậu, thời tiết so với trung bình trong một thời kỳ, cũng có thể gọi đó là những biến đổi bất thường của khí hậu
so với đặc điểm khí hậu đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài trước
đó Biến đổi khí hậu là hệ quả của hoạt động phát triển kinh tế, các hoạt động thay đổi môi trường sống của con người Các hoạt động này làm thay đổi thành phần của khí quyển, môi trường đất, nước,
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái biển và ven biển, chế độ hải lưu, thủy triều, chất lượng nước, Điều này rất quan trọng đối với các hoạt động về hải sản như khai thác và nuôi trồng hải sản Nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển và ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sự an toàn trong hoạt động nuôi trồng
và đánh bắt hải sản
1.4.2.3 Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển tại địa phương
Cơ chế chính sách phát triển KTB tại địa phương có vai trò định hướng dài hạn và xác định các mục tiêu phát triển KTB Các cơ chế chính sách này là
sự thể hiện quan điểm, ý chí, mục tiêu định hướng phát triển KTB cho mỗi thời
kỳ hoặc các bước đi cụ thể của địa phương để phát triển KTB
Các chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách là công cụ để phát triển kinh tế Vì vậy, để KTB có thể phát triển thì cần phải có các công cụ tốt nghĩa
Trang 34là phải có quy hoạch tốt, cơ chế chính sách hợp lý, nếu không đó chính là sự kìm hãm đối với phát triển KTB
1.4.2.4 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại địa phương
Cơ sở hạ tầng (CSHT) KTB là vật chất hữu hình, là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt liên quan đến KTB ví dụ: Hệ thống giao thông, cảng biển, bến chợ, phương tiện sản xuất như tàu thuyền,…
CSHT và trang thiết bị có sự ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển và tốc độ phát triển của KTB CSHT là yếu tố hiện thực hóa, cụ thể hóa các tiềm năng như vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, để phát triển KTB CSHT tốt, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động KTB tại địa phương Hơn nữa, nó còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó thu hút hơn nữa vốn đầu tư, nhân lực
cho các hoạt động này
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, là thế kỷ của con người hướng ra biển, vì vậy có thể nói nguồn nhân lực là một dạng tài nguyên xã hội
vô cùng quan trọng hiện nay và trong tương lai, là một dạng tài nguyên bền vững, không bị giới hạn như các nguồn tài nguyên thông thường khác Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức
Trang 35và các hoạt động KTB là một đòi hỏi tất yếu, là chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho một nền KTB phát triển mạnh mẽ và bền vững
1.4.2.6 Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có điều kiện tiếp cận với các thành tựu KH-CN, từ đó ứng dụng các thành tựu này vào hoạt động sản xuất để phát triển kinh tế Nếu chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc sức lao động giản đơn thì khó có thể tạo ra năng suất lao động, hiệu quả cao trong sản xuất mà trên hết phải dựa vào tri thức KH-CN Chính vì thế, trong bối cảnh hiện nay, khả năng áp dụng KH-CN vào sản xuất mới là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi ngành kinh tế, mỗi quốc gia
1.4.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế biển
Căn cứ theo nội hàm khái niệm phát triển KTB địa phương, đề tài sử dụng các tiêu chí đánh giá sự phát triển KTB bao gồm:
A Về mặt kinh tế, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Giá trị sản lượng tăng lên một cách ổn định và hiệu quả
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của các hoạt động KTB chủ yếu trong một thời kỳ nhất định, phục vụ cho việc xác định giá trị tăng thêm của KTB ở địa phương, từ đó phục vụ tính mức tăng và tốc độ tăng, giảm của các hoạt động KTB theo giá trị
2.Sản lượng tiêu thụ ổn định và giá trị xuất khẩu thủy sản phát triển ổn định
Ý nghĩa: Có sự tăng trưởng ổn định, tiêu thụ ổn định và có sức cạnh tranh tốt
3.Cơ cấu của các hoạt động trong KTB địa phương ngày càng chuyển biến theo hướng tích cực
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh vị trí, tỷ trọng của từng hoạt động trong
Trang 36KTB, cho phép đánh giá hoạt động nào là chính, hoạt động nào diễn ra nhanh hơn để đưa ra các định hướng phát triển
Cách tính:
Để tính tỷ trọng một hoạt động ta lấy GTSX của từng hoạt động KTB chia cho tổng giá trị sản xuất KTB của năm tương ứng và nhân với 100%
4.Năng suất lao động tăng không ngừng và ổn định
Ý nghĩa: Năng suất các ngành nghề như năng suất tàu thuyền, nuôi trồng, ngày càng tăng, thể hiện hiệu quả kinh tế ngày càng cao
B Về mặt xã hội, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả của hoạt động KTB tại địa phương, bởi vì, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất Giải quyết tốt việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất, bởi vì sản xuất có hiệu quả thì mới tạo
ra công ăn việc làm cho người lao động, mới giúp người lao động mới yên tâm gắn bó với nghề Chính vì vậy, chỉ tiêu này cho biết sự phát triển của KTB tại địa phương có hiệu quả hay không? Có giải quyết được nhu cầu và việc làm cho người lao động tại địa phương hay không? Và người lao động có yên tâm trong trong các hoạt động KTB tại địa phương hay không?
2.Thu nhập của dân cư cửa biển Sông Đốc ngày càng tăng và ổn định
Ý Nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy sự phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc ngày càng đem lại hiệu quả cao, không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần nâng cao thu nhập của dân cư vùng ven biển một cách ổn định
C Về mặt môi trường, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Các ngành kinh tế liên quan đến phát triển KTB không bị ảnh hưởng
và tăng trưởng ổn định
2.Môi trường sinh thái ở cửa biển không bị suy thoái, được giữ gìn và có
Trang 371.5 Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
1.5.1 Các công trình nghiên cứu liên quan
Hầu hết các học giả khi nghiên cứu về kinh tế biển đều đề cao tầm quan trọng của kinh tế biển đến sự tăng trưởng và phát triển của địa phương ven biển nói riêng, của cả nền kinh tế nói chung
Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), (2016): “The Ocean Economy in 2030 - Kinh tế biển năm 2030” khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển thịnh vượng của nhân loại trong tương lai Thực tế trên thế giới những năm qua đã cho thấy các chỉ tiêu như tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế do bộ phận kinh tế biển mang lại cho các quốc gia là rất ấn tượng Nghiên cứu đã đánh giá khái quát tình hình kinh tế biển của thế giới, phân tích xu hướng kinh tế toàn cầu, xu hướng biến đổi môi trường biển, và chỉ ra tác động của chúng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp gắn với biển Nghiên cứu cho rằng, đổi mới trong quản lý, sử dụng nhiều hơn các công
cụ kinh tế và cơ sở kiến thức khoa học mạnh là một trong những chiến lược quan trọng mà các quốc gia có biển cần theo đuổi Ngoài ra, nghiên cứu cũng
đề cao cách tiếp cận theo hướng phát triển bền vững đối với kinh tế biển của các quốc gia
Cùng chung quan điểm với nghiên cứu trên của OECD, trong nghiên cứu: “The Asian experiencein developing the marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia - Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một
Trang 38số nước Châu Á và bài học cho Malaysia” của Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid (2008) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí Một trong các vấn đề quan trọng mà công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra là khai thác khoáng sản là ngành rất dễ gây ô nhiễm môi trường Do đó, Nhà nước phải có chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quả lại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường
Nghiên cứu: “State of the U.S Ocean and Coastal Economies: 2016 Update” của các tác giả: Judith T Kildow, Charles S Colgan, Pat Johnston, Dr Jason D Scorse và Maren Gardiner Farnum (2016) cho rằng, so với các quốc gia có biển khác trên thế giới thì kinh tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ đóng góp một giá trị không tương xứng cao cho nền kinh tế nước này Nghiên cứu
sử dụng dữ liệu giai đoạn 2010-2014 để phân tích, đánh giá sự phát triển nền kinh tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ Trong chương 2 nghiên cứu về nền kinh
tế ven biển, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2010-2014, nền kinh tế Mỹ phục hồi từ cuộc suy thoái nghiêm trọng của giai đoạn 2007-2009 Tăng trưởng GDP cả nước trung bình 1,8%/năm, việc làm tăng trưởng trung bình 1,6%/năm Nhờ có mô hình phát triển kinh tế phù hợp mà tốc độ tăng trưởng việc làm ở các khu vực ven biển là rất lớn, tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng của dân số Tuy nhiên, đây chỉ là một đánh giá đơn thuần dựa trên số liệu thực tế, chưa có
sự phân tích sâu sắc tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ giai đoạn 2010-2014
Nghiên cứu: “The estimation of the ocean economy and coastal economy
in South Korea - Dự báo kinh tế biển và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc” của tác giả Kwang Seo Park (2014) khẳng định rằng, Hàn Quốc có ngành công nghiệp biển, công nghiệp tàu thủy hàng đầu thế giới, dịch vụ vận tải biển và dịch vụ cảng biển cũng có khả năng cạnh tranh đẳng cấp thế giới Tuy nhiên, tác giả
Trang 39cho rằng, rất khó để biết được quy mô và tình trạng của các ngành công nghiệp đại dương trong nền kinh tế quốc gia Hàn Quốc vì nước này chưa có thống kê riêng đối với kinh tế biển, kinh tế ven biển Điều đó dẫn đến những khó khăn cho các nhà hoạch định kinh tế trong nước Theo đó, tác giả dựa vào kinh nghiệm của Mỹ để thực hiện việc phân tích và đưa ra các dự báo phát triển cho kinh tế biển và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc đến năm 2020 thông qua các tiêu chí: GRDP, việc làm và số lượng doanh nghiệp
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển KTB đã được một số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình Tiêu biểu nhất là Bùi Tất Thắng với các công trình khoa học, bài báo nghiên cứu về chiến lược, nội dung phát triển KTB ở Việt Nam Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như: Sự phát triển KTB và chiến lược biển của một số nước trên thế giới (2007); Các khu kinh tế ven biển trong tiến trình đưa Việt Nam trở thành “Quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển” (2011) Các nghiên cứu này đã luận giải một cách khoa học chiến lược chính sách phát triển KTB của Việt Nam đến năm 2020 Với điều kiện nguồn lực còn hạn chế, tác giả cho rằng, trước mắt phát triển KTB ở Việt Nam cần tập trung xây dựng các đảo có điều kiện thuận lợi với tiềm năng để tạo ra sự phát triển bứt phá cho KTB, xây dựng một số sản phẩm phù hợp với lợi thế địa phương như du lịch biển đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản, Nghiên cứu cũng chỉ ra các nội dung phát triển KTB cần ưu tiên là: xây dựng hệ thống CSHT KTB; phát triển một số sản phẩm, nhóm ngành chủ lực và phát triển giáo dục đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ KH-CN
Tác giả Nguyễn Chu Hồi với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tầm nhìn KTB và phát triển thủy sản Việt Nam (2007), Quản lý tổng hợp đới
bờ (2010) Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển thủy sản là một hoạt động KTB mũi nhọn của nước ta trong tương lai cùng với các lợi ích về chủ quyền biển đảo Bên cạnh đó nghiên cứu cho rằng, cần có một cách thức
Trang 40quản lý mới trong quản lý các ngành nghề KTB nhằm tránh các xung đột về lợi ích gây ra các tổn hại tới môi trường đới bờ Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp và nội dung xây dựng phương pháp quản lý tổng hợp đới bờ
Tác giả Vũ Văn Phái với nghiên cứu “Biển và phát triển KTB Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai” (2008) đã mô tả khái quát các nguồn tài nguyên biển của Việt Nam Trên cở sở nghiên cứu về quá trình phát triển KTB của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đã xây dựng chiến lược phát triển KTB của Việt Nam trong giai đoạn tới với trọng tâm là phát triển các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại (hệ thống cảng biển, đội tàu, ….), khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác Cũng theo tác giả, để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng tài nguyên và cạn kiệt nguồn tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương, trước hết cần phải có nghiên cứu, đánh giá và
dự báo những biến động về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, biến đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng biển và thềm lục địa ven biển trước
sự tác động của quá trình phát triển kinh tế
Dưới góc độ nghiên cứu về phát triển KTB địa phương, có một số nghiên cứu tiêu biểu như:
- Luận án tiến sĩ “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Minh Thông (2012) Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát những tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng biển Thanh Hóa và đề xuất các chính sách phát triển kinh tế ven biển Trên cở sở xuất phát từ lợi thế
tự nhiên vốn có, Thanh Hóa cần phát huy lợi thế của ngành công nghiệp ven biển, cảng biển, du lịch ven biển, khai thác, nuôi trồng, chế biển thủy sản và phát triển các loại vật nuôi, cây trồng mà vùng ven biển có lợi thế để phát triển KTB
- Luận án tiến sĩ “Chính sách phát triển KTB và hải đảo Tỉnh Bà Rịa -