CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA
2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc
2.3.1. Biến đổi khí hậu
Với phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nên cuộc sống của người dân tại khu vực cửa biển Sông Đốc phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.
Do có diện tích đất ngập nước lớn, nhiều cửa sông thông ra biển nên khu vực này bị tác động lớn của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, hiện tượng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng; tình trạng ngập úng đô thị, triều cường, nước biển dâng, sạt lở đất bờ sông, bờ biển và sụp lún đất vào mùa mưa thường xuyên xảy ra đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Những tác động của BĐKH vì thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân, trong đó có các hoạt động kinh tế biển đặc biệt là hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, gây thiệt hại về kinh tế và làm tăng chi phí duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng.
Theo kịch bản BÐKH cập nhật năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguy cơ ngập đối với địa bàn Cà Mau được dự báo: Khi mực nước biển dâng 100 cm thì Cà Mau sẽ có khoảng 79,62% diện tích bị ngập, trong đó huyện Trần Văn Thời, khu vực Sông Đốc là 93,28%, huyện Cái Nước 89,01%, đây là 2 địa phương có nguy cơ ngập cao nhất. Ngoài ra, theo các khảo sát của ngành chuyên môn, trong các năm vừa qua sụp lún trung bình 1-1,5 cm/năm. Cũng theo kịch bản BÐKH và nước biển dâng, đến năm 2030 khu vực ven biển Cà Mau có mực nước biển dâng cao 12 cm, năm 2040 là 17 cm, năm 2050 là 23
52
cm và đến năm 2100 là 53 cm. Tuy nhiên, diễn biến gần đây cho thấy tốc độ nước biển dâng cao nhanh hơn theo dự báo của kịch bản.
Từ thực tế trên, UBND tỉnh Cà Mau đã có quyết định phê duyệt Ðề án nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đường thủy ở những vùng thường bị đe dọa bởi nước biển dâng trên địa bàn tỉnh, trong đó có khu vực cửa biển Sông Đốc, nhằm thích ứng kịp thời, tăng tính chủ động trước tác động ngày càng nhanh, diễn biến khó lường của BÐKH. Theo đó, đề án liệt kê danh mục các công trình ưu tiên đầu tư, nâng cấp, cải tạo ngay trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2025); các công trình đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do tác động của BÐKH, nước biển dâng; các công trình bảo vệ công trình giao thông chống lại tác động của BÐKH, nước biển dâng theo từng kịch bản biến đổi đến năm 2030 và đến năm 2050. Ước tính tổng vốn đầu tư cho nhiệm vụ này lên đến gần 5.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2025 cần trên 2.612 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 nhu cầu trên 2.365 tỷ đồng.
Để ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và khu vực cửa biển Sông Đốc, một số dự án, công trình tiêu biểu đã và đang được triển khai như: Đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời (điều chỉnh, mở rộng); Đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau (đoạn từ Cái Đôi Vàm đến Sông Đốc); Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau; Xây dựng hồ chứa nước ngọt trên đảo Hòn Chuối.
Tại thị trấn Sông Đốc, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/HU ngày 07/4/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường bồi trúc, chống sạt lỡ bờ sông, kênh rạch, bảo vệ trục lộ giao thông, hàng năm thị trấn đều tổ chức trồng cây chống sạt lở; làm bờ kè bằng bê tông, cây dừa chống sạt lở; đắp đất chống lở.
53
2.3.2. Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển 2.3.2.1. Chính sách đầu tư CSHT
a. Hoạt động khai thác hải sản, nuôi trồng hải sản, chế biển hải sản)
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư CSHT để phát triển thủy sản. Tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 17/2018/NĐ-CP có quy định ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng NTTS tập trung trên biển…
Ngoài ra, Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển hàng năm huy động vốn để hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, CSHT NTTS và CSHT làng nghề ở nông thôn (cả nước trung bình 5.000 tỷ đồng/năm).
b. Du lịch
- Để phát triển du lịch tại khu vực cửa biển Sông Đốc, ngày 3/10/2016 UBND tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lấn biển Sông Đốc. Tuy nhiên hiện nay dự án này đang gặp khó khăn, vướng mắc là trong khu vực rừng phòng hộ, quy hoạch chung của thị trấn Sông Đốc và quy hoạch sử dụng đất địa điểm thực hiện Dự án xây dựng cảng biển tổng hợp đang thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.
- Về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, Tỉnh đã tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đô thị ven biển phát triển. Cụ thể, tuyến đường bờ Nam Sông Đốc nối đến Quốc lộ 1 đã đưa vào khai thác, tuyến đường trục Đông - Tây hiện đang được triển khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ nối liền cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Gành Hào, đang triển khai cầu qua sông Ông Đốc với tổng mức đầu tư hơn 640 tỷ đồng…
- Cà Mau đang tiếp tục điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sông Đốc, cũng như chỉnh trang đô thị làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển chi tiết cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tiếp tục bổ
54
sung danh mục đầu tư, cũng như triển khai một số dự án trọng điểm để nâng cấp đô thị Sông Đốc. Cụ thể như: đường giao thông kết hợp với kè hai bên bờ sông Ông Đốc; khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển bờ Bắc Sông Đốc, khu du lịch tâm linh; cảng tổng hợp;….
2.3.2.2. Chính sách tín dụng
Các chính sách tín dụng nhà nước ban hành chủ yếu là hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong hoạt động thủy sản. Cụ thể:
Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm (đóng tàu vỏ thép).
Có cơ chế xử lý rủi ro. Có chính sách cho vay vốn lưu động (lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tính từ ngày ký kết vay).
Ngoài ra, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy hải sản từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay để sản xuất giống trong nuôi trồng thủy hải sản…
không có tài sản đảm bảo với lãi suất ưu đãi.
2.3.2.3. Chính sách bảo hiểm a. Hoạt động hải sản
Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP thì hàng năm NSNN hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên…
Thực hiện Nghị định số 17/2018NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, năm 2018 Thị trấn có 41 phương tiện có công suất trên 90CV được hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên; 13 phương tiện dịch vụ hậu cần nghề cá được hỗ trợ chuyến
55
biển với tổng số tiền 7,1 tỷ đồng và 06 hộ dân có đơn xin đăng ký đóng mới phương tiện. Đến năm 2019, Thị trấn có 70 phương tiện được hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, 5.790 thuyền viên được hỗ trợ bảo hiểm với tổng số tiền được hỗ trợ là 2 tỷ 081 triệu đồng. Năm 2020, Thị trấn có 131 chủ phương tiện với 1.025 thuyền viên được hưởng bảo hiểm thuyền viên với số tiền 3 tỷ 075 triệu đồng.
b. Hoạt động du lịch biển
Đối với bảo hiểm du lịch biển, Nhà nước không bắt buộc du khách, công ty kinh doanh du lịch phải tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, công ty bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm du lịch biển để tránh thiệt hại lớn khi thiên tai, sự cố ngoài ý muốn xảy ra …
2.3.2.4. Chính sách ưu đãi thuế a. Hoạt động hải sản
Người dân được Nhà Nước miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá… theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Các thủy sản chưa qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp và các thủy sản chỉ qua sơ chế thông thường cũng được miễn thuế theo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 và Nghị định 49/2022/NĐ-CP.
b. Đóng và sửa chữa tàu thuyền
Đối với hoạt động đóng và sửa chữa tàu thuyền, các doanh nghiệp được miễn thuế VAT khi đóng tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính từ 90CV trở lên theo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 và Nghị định 49/2022/NĐ-CP.
56 2.3.2.5. Hỗ trợ đào tạo
Chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên sẽ được NSNN hỗ trợ 100% theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
2.3.2.6. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế biển a. Hoạt động hải sản
Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 17/4/2018 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo đó các dự án thủy hải sản đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đầu tư vào danh mục thủy hải sản được nhà nước khuyến khích thì được hưởng các ưu đãi sau: ưu đãi về đất, hỗ trợ từ 40-100 triệu đồng cho 100m3 lồng đối với nuôi trồng thủy hải sản trên biển đối với các dự án có quy mô nuôi tối thiểu 5 ha hoặc có 10 lồng nuôi trở lên…ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ đối với dự án trên 2 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ phần còn lại. Hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án này khoảng 30 tỷ đồng.
Các tàu dịch vụ hậu cần KTHS xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu KTHS xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền, hỗ trợ tối đa 10 chuyến biển/năm. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến 800CV: Mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/chuyến biển;
- Đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên: Mức hỗ trợ là từ 60 triệu đồng/chuyến biển.
b. Hoạt động du lịch biển
- Chính quyền Thị trấn Sông Đốc hàng năm đã bố trí ngân sách hỗ trợ
57
hoạt động xúc tiến du lịch với trọng điểm là Lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội được tổ chức trong 02 ngày (ngày 14 và 15/2 Âm lịch) đúng theo các quy định, tập trung khá đông người dân và trên 10.000 lượt người đến tham quan Lễ hội và du lịch.
- Định kỳ hàng năm, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, làm sạch môi trường sông Ông Đốc và nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
Về phương tiện đánh bắt thủy hải sản:
Năm 2018, tổng số phương tiện được Chi cục thủy sản cấp giấy đăng ký, đăng kiểm là 1.418 phương tiện; giảm 62 phương tiện so với cùng kỳ (nguyên nhân giảm là do chuyên đăng ký, đăng kiểm sang các tỉnh là 53 phương tiện, khai thác vi phạm vùng biển Thái Lan bị bắt giữ là 09 phương tiện). Trong đó, 1.322 tàu có công suất từ 90CV trở lên; 96 tàu có công suất từ 90CV trở xuống.
Năm 2019, tổng số phương tiện được Chi cục thủy sản cấp giấy đăng ký, đăng kiểm là 1.432 phương tiện. Trong đó, 1.336 tàu có công suất từ 90CV trở lên, 96 tàu có công suất từ 90CV trở xuống.
Năm 2020, tổng số phương tiện được Chi cục thủy sản cấp giấy đăng ký, đăng kiểm là 1.478 phương tiện. Trong đó, 1.382 tàu có công suất từ 90CV trở lên, 96 tàu có công suất từ 90CV trở xuống.
Năm 2021, tổng số phương tiện khai thác thủy sản là 1.359 phương tiện.
Trong đó, có 716 phương tiện công suất từ 90CV trở lên và 643 phương tiện công suất dưới 90CV.
Năm 2022, tổng số phương tiện khai thác thủy sản và phương tiện dịch vụ hậu cần nghề thủy sản trên địa bàn được đăng ký, đăng kiểm là 1.162 phương tiện với trên 8.008 thuyền viên tham gia đánh bắt hải sản. Trong đó, có 720
58
phương tiện công suất từ 90CV trở lên và 442 phương tiện công suất dưới 90CV (giảm 197 phương tiện với lý do xóa sổ bộ đối với những phương tiện được bán ra ngoài địa bàn, chưa gia hạn đăng ký, đăng kiểm lại và những phương tiện cũ, mục nát…không đủ điều kiện hoạt động).
Về cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề biển:
Hiện tại, Sông Đốc có trên 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, hàng trăm công ty, cơ sở sơ chế hoạt động gần như không ngơi nghỉ. Tại Sông Đốc đã và đang hình thành khu công nghiệp bờ Bắc với quy mô tương đương 50 ha và bờ Nam cũng đang thực hiện các thủ tục cần thiết để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp… Đây là những dự án rất quan trọng để đô thị Sông Đốc phát triển mạnh trong thời gian tới.
Nói về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế biển ở khu vực cửa biển Sông Đốc không thể không nhắc tới Cảng cá Sông Đốc. Cảng cá Sông Đốc được xây dựng hoàn thành năm 2009, đưa vào hoạt động năm 2010. Cảng nằm ở bờ bắc Sông Ông Đốc, thuộc địa phận khóm 11, Thị Trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Diện tích vùng đất Cảng có quy mô 3,1 ha, diện tích vùng nước 2 ha, chiều dài cầu cảng 200m, năng lực tiếp nhận bốc dỡ thủy sản cùng lúc khoảng 7 tàu cập cảng, 120 lượt tàu/ ngày, sản lượng thủy sản 45.000 tấn/năm.
Theo Quyết định số 1575/QĐ-UBND ngày 17/8/2020 của UBND tỉnh Cà Mau, Cảng cá Sông Đốc là cảng cá loại II, còn theo Quyết định số 3191/QĐ-BNN ngày 19/8/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây là cảng cá chỉ định.
Cơ sở hạ tầng tại Cảng cá Sông Đốc gồm có:
- Khu dịch vụ hậu cần: bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh: nhà văn phòng, nhà bảo vệ, nhà kho, nhà tiếp nhận phân loại, khu sửa chữa ngư lưới cụ, nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước, đường nội bộ, cổng và tường rào, thiết bị PCCC.
- Toàn bộ khu nhà phân loại được xây dựng kiên cố, có mái che đảm bảo
59
không bị mưa, nắng gây ảnh hưởng đến chất lượng hải sản; sàn nhà lồng thoát nước tốt.
- Sản xuất nước đá tại chỗ đảm bảo giải quyết 100% nhu cầu nước đá phục vụ khai thác và thu mua hải sản của cảng.
- Cảng có đủ hệ thống nhà vệ sinh, chỗ rửa tay và vệ sinh cá nhân cho công nhân đáp ứng được yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hệ thống xử lý nước thải (150m3/ngày).
- Hệ thống cung cấp nước đá (1.700 cây/ngày).
- Hệ thống cung cấp nước ngọt (300m3/ngày).
- Diện tích kho lạnh bảo quản (970,2 m2), sơ chế cấp đông 10 tấn/ ngày (hiện nay đang tạm ngưng hoạt động); dự kiến xây dựng nhà máy chả cá 9.000 tấn/ năm.
- Kinh doanh khu dịch vụ ngoài cống có 34 hộ.
- Kinh doanh thủy sản trong cảng có 07 hộ gồm: Quốc Đạt, Hoàng An, Quốc Nam, Trung Hậu và kinh doanh khác gồm: Nhật duy (nước đá), Trường Phong (kho đông), Hợp tác xã Phong Phú (bốc xếp).
- Cảng có đầy đủ hệ thống nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho người lao động khi bốc dỡ hải sản.
- Tập huấn về ATLĐ; ATVSTP; PCCC, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cảng được tổ chức định kỳ hàng năm.
- Rác thải sinh hoạt và hữu cơ được thu gom và tập kết về bãi rác.
- Cảng cá Sông Đốc có trạm xử lý nước thải với công suất xử lý 150 m3/ngày đêm. Trước khi thải ra môi trường, trạm xử lý này sẽ thực hiện thu gom toàn bộ nước thải của khu vực cảng và xử lý đạt yêu cầu quy định.
2.3.4. Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc
Trong những năm gần đây, thị trấn Sông Đốc tập trung đẩy mạnh chuyển