8. Kết cấu của đề tài
1.2. Vai trò của phát triển kinh tế biển
Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia ven biển nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Vai trò to lớn của phát triển KTB được thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất: KTB là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTB góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
KTB là sự tổng hợp của nhiều ngành nghề liên quan như: khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác và chế biến dầu khí, hàng hải và kinh tế biển, đảo. KTB phát triển không chỉ góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, từng bước nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển mà còn trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
KTB có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của các quốc gia có biển. KTB phát triển làm cho quy mô KTB và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành nghề thay đổi cùng với sự xuất hiện của các ngành nghề mới. KTB phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển các ngành nghề gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ... Chỉ tính riêng về dịch vụ cảng biển, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, KTB đã tạo ra lợi thế lớn cho các
11
quốc gia ven biển trong các hoạt động thương mại. Phát triển KTB vì thế góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, mang lại một nguồn thu lớn cho quốc gia, góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh tranh và tạo động lực mãnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: Phát triển KTB thúc đẩy khai thác có hiệu quả tiềm năng từ tài nguyên thiên nhiên biển để phát triển kinh tế.
Đại dương có một hệ sinh thái vô cùng phong phú với hàng trăm nghìn loại động vật, thực vật và vi sinh vật. Biển và đại dương còn là nguồn cung cấp đa dạng các loại khoáng sản, hóa chất, muối, dầu khí, quặng... Năng lượng gió từ biển, thủy năng từ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều cũng đang được khai thác phục vụ vận tải, năng lượng đem lại lợi ích lớn cho con người. Mặt biển và thềm lục địa, các đảo trên biển không chỉ phục vụ giao thông thủy mà còn có thể phát triển các hoạt động du lịch, tham quan, giải trí để đem về doanh thu cho ngân sách quốc gia.
Khai thác và chế biến dầu khí: Dầu khí là “vàng đen” của biển cả, đây là mặt hàng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách của các quốc gia có biển, đôi khi là trụ cột của kinh tế quốc gia, tiêu biểu là các quốc gia ở khu vực Trung Đông. Để phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí, các quốc gia ven biển cần đẩy nhanh công tác thăm dò, tìm kiếm các mỏ dầu khí, xây dựng hệ thống khai thác và lọc hóa dầu hiện đại.
Kinh tế hàng hải: Vận tải đường biển từ xa xưa đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán hàng hóa. Vận tải biển phát triển thúc đẩy phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Thông qua quá trình này, các quốc gia cũng có cơ hội tiếp cận được với các thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại từ các nước tiên tiến. Phát triển hàng hải vì vậy trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp, là cơ sở cho sự ra đời của công nghiệp cảng biển, đóng và
12
sửa chữa tàu. Sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ đóng và sửa chữa tàu biển thúc đẩy sự phát triển của cả một nền kinh tế.
Đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản: Đây là nghề biển có truyền thống từ lâu đời, là thế mạnh của các quốc gia nhờ vào nguồn tài nguyên biển.
Khai thác, nuôi trồng hải sản thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ven biển, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, từng bước cải thiện đời sống của cư dân ven biển. Để giải quyết nhu cầu chế biến sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ngành chế biến thủy hải sản được chú trọng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Du lịch biển, kinh tế đảo: Phát triển du lịch biển là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội. Nó không chỉ tăng nguồn thu từ khách du lịch mà còn đẩy nhanh quá trình đầu tư, hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và các ngành công nghiệp phụ trợ cho địa phương.
Với các vùng đảo có vị trí địa lý thuận lợi có thể xây dựng, phát triển thành trung tâm kinh tế hải sản, với cơ sở hậu cần nghề cá và dịch vụ biển hiện đại, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển. Chính vì vậy, mà việc phát triển kinh tế đảo có vai trò quan trọng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng.
Phát triển các khu kinh tế, KCN, KCX ven biển gắn liền với phát triển các khu đô thị ven biển: Các khu kinh tế ven biển là những hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương ven biển, tạo ra tiền đề mạnh mẽ để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Các khu kinh tế ven biển này cùng với các thành phố ven biển sẽ tạo thành những trung tâm KTB mạnh, vươn ra biển xa. Các KCN, KCX góp phần phát triển sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của KTB qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo đúng định hướng công nghiệp hóa,
13
hiện đại hóa. Các nhà máy, KCN, KCX được hình thành với những yêu cầu cao trong kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất cũng đồng thời tạo nên một bộ mặt mới của vùng biển và ven biển.
Thứ ba: Phát triển KTB khai thác được nguồn lao động địa phương, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng.
KTB thu hút lượng lớn lao động, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động ở các địa phương ven biển và các vùng miền khác nhau. Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KTB cần có một lực lượng lao động đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Trong hoàn cảnh đó, các ngành nghề, lĩnh vực của KTB đã giải quyết được nhu cầu tìm việc làm của lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Phát triển KTB vì thế làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, góp phần giải quyết bài toán việc làm cho lao động nông thôn hiện nay. Ngoài ra, các ngành KTB hiện đại như khai thác chế biến dầu khí, đóng sửa chữa tàu biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển… với yêu cầu trình độ lao động cao cần một lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, phẩm chất cao đáp ứng yêu cầu của công việc. Yêu cầu đó vô hình chung đã tạo nên một đội ngũ lao động có tri thức lành nghề cho xã hội, góp phần ổn định tình hình văn hóa - xã hội cho đất nước.
Thứ tư: Phát triển KTB góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
Biển là một không gian chiến lược, có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia ven biển. Phát triển KTB một mặt góp phần phát triển kinh tế mặt khác còn góp phần củng cố quốc phòng an ninh biển, đảo, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia trên biển. Những đặc điểm về địa hình, chế độ thủy triều ảnh hưởng một cách hết sức chặt chẽ với đặc điểm vùng biển, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh, quốc phòng của
14
mỗi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều vụ tranh chấp, xung đột phức tạp về chủ quyền của các quốc gia. Chính vì vậy, việc kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng trên biển là yêu cầu tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia có biển.
Thứ năm: Phát triển KTB là điều kiện để góp phần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển KTB đồng nghĩa với tăng cường hoạt động thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó có cơ hội tiếp xúc với nền kinh tế toàn cầu;
được buôn bán, tiếp cận và giao lưu với những nền kinh tế tiên tiến, các quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Đó chính là cơ hội để các quốc gia học hỏi được những công nghệ tiên tiến và rút ra cho mình những bài học trong phát triển kinh tế quốc gia. Ngược lại khi quan hệ kinh tế được mở rộng KTB sẽ phát triển cao, qua đó khai thác và tiêu thụ có hiệu quả các nguồn lợi từ biển, thu hút khách du lịch, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an ninh, tranh chấp quyền lợi trên biển,... Phát triển KTB vì thế không chỉ mở rộng quan hệ kinh tế mà còn thúc đẩy hình thành quan hệ ngoại giao chính trị giữa các quốc gia. Đây là con đường thuận lợi cho sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân.