8. Kết cấu của đề tài
1.3. Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế biển
KTB là hoạt động kinh tế mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, gồm tổng hợp nhiều ngành nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẫn nhau.
Có thể hiểu KTB là một tổng thể, bao gồm các bộ phận hợp thành kết cấu của nền kinh tế. Các bộ phận này có gắn bó mật thiết, tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau, có sự tương quan về số lượng, chất lượng trong không gian, thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
KTB luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, để thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội từ đó xây dựng
15
cơ cấu KTB hợp lý với các bộ phận kết hợp một cách hài hòa, cần phải nghiên cứu các quy luật khách quan. Cơ cấu KTB nếu được xây dựng hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa các nguồn lợi từ biển một cách có hiệu quả gắn liền với duy trì tính cân bằng của môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường biển, đảm bảo KTB tăng trưởng nhanh và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống của cư dân vùng biển.
KTB là hoạt động bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển, diễn biến thời tiết và khí hậu…
Hoạt động KTB thực chất là quá trình khai thác các nguồn lợi từ biển để biến đổi thành các dạng của cải, vật chất. Bởi vậy, hoạt động này chịu tác động lớn từ các nguồn tài nguyên của biển như trữ lượng thủy hải sản, các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa, độ mặn nước biển,... Vùng biển với nguồn tài nguyên dồi dào sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho việc phát triển KTB. Khi những nguồn tài nguyên này có trữ lượng thấp hoặc bị khai thác tận diệt một cách thiếu hợp lý dẫn đến cạn kiệt sẽ tạo ra rào cản lớn cho việc phát triển KTB một cách bền vững về lâu dài. Ở một khía cạnh khác, nếu vùng biển không có ưu thế về thắng cảnh, địa hình, địa mạo thì rất khó để phát triển du lịch.
Các ngành nghề trong lĩnh vực KTB diễn ra trên biển và khu vực ven bờ là chủ yếu vì vậy nó chịu tác động lớn bởi diễn biến thời tiết, đặc biệt là các cơn bão, lốc xoáy,... Điều kiện được xem là thuận lợi cho các hoạt động KTB, trong đó có khai thác đánh bắt thủy hải sản là thời tiết nắng nhiều, không xuất hiện mưa bão. Ngược lại, khi thời tiết biến đổi thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai, mưa bão sẽ khiến cho các hoạt động phát triển KTB bị đình trệ, cản trở.
Hoạt động KTB tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển.
Hiện nay, khi dân số tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì khuynh
16
hướng tiến ra biển, làm giàu từ biển ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc khai thác thiếu tính bền vững, khai thác mang tính triệt hạ, chạy theo lợi ích kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường, cộng thêm việc quản lý lỏng lẻo đã khiến cho nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá hủy, môi trường biển nhiều khu vực bị ô nhiễm đến mức báo động.
Bên cạnh đó, môi trường biển ở nhiều khu vực đang bị đe dọa bởi sự gia tăng các hoạt động kinh tế ven biển, nhiều khu vực cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với đó là nạn phá hủy rừng ngập mặn và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hoạt động KTB mang tính liên vùng, không chỉ giới hạn trong vùng biển của địa phương mà diễn ra trên cả vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, biểu hiện thông qua hoạt động vận tải biển, khai thác đánh bắt hải sản…
Để phát triển các ngành KTB một cách bền vững, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về thị trường, vốn, công nghệ, nhân lực. Ngoài ra, các địa phương cần có chính sách phát triển, ưu đãi đối với các ngành KTB. Các địa phương ven biển cần xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh, liên vùng trong phát triển KTB để xóa bỏ rào cản về mặt địa giới hành chính, từ đó tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các lĩnh vực từ trung ương đến chính quyền địa phương.
1.3.2. Nội dung phát triển kinh tế biển 1.3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng biển
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những yếu tố, điều kiện quan trọng để phát triển KTB bền vững. Đây cũng là nhân tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động KTB được tiến hành với hiệu quả cao.
Phát triển CSHT bao gồm: phát triển hệ thống cảng biển, khu neo đậu cho các phương tiện đánh bắt thủy hải sản; xây dựng hệ thống đường giao thông
17
kết nối các điểm du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú cho khách du lịch;
phát triển các dịch vụ tiện ích kèm theo như trung tâm mua sắm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các công ty kinh doanh du lịch,…
1.3.2.2. Phát triển sản phẩm
Thứ nhất, phát triển số lượng sản phẩm riêng rẽ.
Xây dựng và phát triển thêm các sản phẩm mới, đồng thời duy trì, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm, dịch vụ KTB hiện có. Thiết kế, liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm mới như: Du lịch - Nghỉ dưỡng - Thể thao - Mua sắm; Nghỉ dưỡng - Du lịch sinh thái - Trải nghiệm - Khám phá,…
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm KTB:
Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Những sản phẩm có thuộc tính độc đáo, mới lạ, đột phá trong phong cách, dịch vụ chất lượng cao,… sẽ đem lại sự thích thú, hài lòng cho khách hàng khi sử dụng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, các cơ sở kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ cần gia tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp, từ đó cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng.
Một số sản phẩm điển hình của KTB:
Kinh tế hàng hải: Lịch sử loài người luôn được gắn kết với biển, cụ thể hơn là hoạt động hàng hải, vận tải biển và các cuộc thám hiểm bằng đường biển từ xa xưa. Ngành hàng hải chính là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia, là phương tiện để con người khám phá thế giới và liên kết các khu vực lại với nhau cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Ngành vận tải biển mang tính chất dịch vụ. Nó đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa giữa các vị trí địa điểm cách xa nhau về mặt địa lý. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa lên các phương tiện vận chuyển đường
18
bộ ở cảng biển và ngược lại. Do đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trên khoảng cách lớn nên hiện nay vận tải đường biển chiếm tới 3/5 khối lượng hàng hóa lưu thông trên toàn cầu.
Một số tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới như: Tuyến đường nối Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua Bắc Đại Tây Dương, tuyến đường nối Địa Trung Hải và Châu Á qua kênh đào Suez, tuyến đường nối Châu Âu và bờ Đông Hoa Kỳ và Châu Á thông qua kênh đào Panama, tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc, tuyến đường biển từ vùng vịnh Ả Rập qua cực Nam Châu Phi đến Châu Âu và Châu Mỹ dành cho các tàu chở dầu khổng lồ không qua được kênh Suez,...
Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm khoảng 1/2 khối lượng hàng hóa vận chuyển trên đường biển quốc tế. Việc chở dầu bằng đang đe dọa môi trường biển. Theo đánh giá của UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc) năm 1987, mỗi năm các tàu chở dầu trút xuống biển 1,1 triệu tấn dầu mỏ từ nước rửa tàu và nước trọng tải dầu, cộng thêm khoảng 500 nghìn tấn dầu do các sự cố tàu dầu.
Hải sản: Thế mạnh đặc trưng của biển là nguồn lợi đặc trưng của biển.
Ngành hải sản là ngành KTB có truyền thông lâu đời, bao gồm các lĩnh vực:
khai thác, nuôi trồng và chế biến.
Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng, bao gồm nguồn lợi động vật biển với nhiều loài có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu đa dạng sinh học biển như: cá, tôm, cua, các loài động vật thân mềm, rùa biển, sứa,… và thực vật (rong biển). Trữ lượng khai thác khoảng 500 tỷ tấn/năm với sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn/năm.
Ngành khai thác thủy sản muốn phát triển cần có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đó là các đội tàu đánh cá lớn, các thiết bị thăm dò luồng cá, các cảng cá, xưởng sửa chữa tàu, các cơ sở hậu cần dịch vụ,… Tuy nhiên, hiện nay việc
19
khai thác thủy sản ở một số vùng biển đang diễn ra với tính chất tận diệt gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát triển tài nguyên thủy sản có ý nghĩa sống còn với sự tồn vong của ngành khai thác thủy sản.
Khai thác dầu khí ngoài khơi: Dầu mỏ được tạo thành thông qua các biến đổi địa chất. Dầu mỏ tích tụ ở các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nứt nẻ, độ rỗng thích hợp. Các khe nứt hay lỗ rỗng của đá ở khu vực mỏ dầu giúp cho việc khai thác diễn ra dễ dàng. Để khai thác dầu từ các giếng dầu, người ta tiến hành khoan các lỗ hẹp trong đá dẫn tới các vỉa chứa dầu, sau đó dầu thô được hút lên mặt đất. Khi áp lực ở vỉa dầu còn đủ lớn thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất. Khi áp suất xuống thấp, giếng không tự phun được, người ta phải dùng bơm để hút dầu lên. Dầu sau đó được đưa vào các bể chứa rồi vận chuyển bằng đường ống tới các trung tâm lọc, hóa dầu.
Dầu mỏ và các sản phẩm của nó là loại nhiên liệu thông dụng nhất do dễ sử dụng, vận chuyển và khả năng sinh nhiệt cao. Dầu mỏ, khí đốt mới chỉ được sử dụng nhiều từ cuối thế kỷ XX, gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là ngành lọc hóa dầu.
Hiện nay, bên cạnh dầu mỏ thì khí thiên nhiên, khí đồng hành ở các mỏ dầu được coi là loại nhiên liệu sạch, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường nên được tận dụng một cách triệt để.
Trong các loại khoáng sản biển thì dầu khí là tài nguyên quan trọng nhất, có ưu thế nổi trội nhất của biển. Hiện nay, hoạt động khai thác tại các khu vực có tiềm năng dầu khí đang được mở rộng với quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu năng lượng của thế giới, phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp.
Du lịch biển: Du lịch hiểu đơn giản là sự dịch chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác nhằm mục đích giải trí, thư giãn, mua sắm,...
20
Khách du lịch thường đi thành các nhóm nhỏ hoặc đi cá nhân.
Du lịch biển tận dụng các cảnh quan và hệ sinh thái ven biển kết hợp với mức độ đáp ứng của hệ thống CSHT sẵn có tại địa phương để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của du khách. Các loại tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên (các bãi biển, nguồn nước, hệ thống các đảo và quần đảo, hệ sinh thái biển, tài nguyên sinh vật,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các lễ hội, hoạt động thể thao,…). Hiện nay, du lịch biển rất phát triển với nhiều loại hình như:
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu,…
Làm muối: Khai thác muối biển hay diêm nghiệp là một nghề biển có truyền thống lâu đời và giữ vị trí quan trọng đối với đời sống nhân dân. Muối được con người sử dụng như một loại gia vị quan trọng. Đây là một loại khoáng chất, tồn tại ở thể rắn, có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới hồng hay xám rất nhạt, thu được từ kết tinh nước biển hay các “mỏ muối” sẵn có. Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các “ruộng muối”.