Giải pháp phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc đến năm 2030

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 91 - 105)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.2. Giải pháp phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc đến năm 2030

3.2.1.1. Chủ động ứng phó với biển đối khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề liên vùng, liên quốc gia, vì vậy để ứng phó với biển đổi khí hậu phải có sự kết hợp của nhiều bộ, ban ngành. Đối với vấn đề này, chính quyền địa phương cần làm tốt một số biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp về thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng theo định kỳ.

- Tiếp tục nâng cấp các công trình đầu mối phòng chống thiên tai, sạt lở, hệ thống đê biển, cần chú trọng hơn nữa ở các vị trí có nguy cơ sạt lở cao trên đê biển Tây.

- Thực hiện di dời, bố trí tái định cư đối với các hộ dân vùng sạt lỡ, và trong rừng phòng hộ theo quy định.

81

- Trồng và phục hồi rừng ngập mặn ven biển để tạo thành mới lớp đê mềm chắn sóng, nước dâng, tăng cường khả năng hấp thụ CO2, bảo vệ môi trường, tái tạo hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú cho các loài tôm, cá.

- Nâng cao tính chính xác của dự báo, cảnh báo thiên tai, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tới người dân giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin kịp thời ứng phó di tản đến nơi an toàn giúp giảm thiệt hại người và của.

3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển

Trước tiên, về công tác quy hoạch, kế hoạch là công tác quan trọng hàng đầu trong việc định hướng cho phát triển KTB để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn tài chính và nhân lực của địa phương, hơn nữa cũng đồng thời thống nhất sự quản lý và sự phối hợp giữa các ngành trong KTB, tránh sự chồng chéo. Rà soát điều chỉnh quy hoạch KCN Sông Đốc 145,5 ha, quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các khu nhà ở, khu đô thị mới ở bờ Nam thị trấn Sông Đốc. Phát triển Sông Đốc thành thị xã, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện đổi mới và cải cách bộ máy hành chính, cơ chế quản lý các cấp. Thực tế đã cho thấy không chỉ trong KTB mà trong các hoạt động kinh tế nói chung, những hạn chế, không phù hợp với nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam của khu vực thể chế nhà nước: thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, cán bộ quan liêu, trình độ hạn chế, tham nhũng, … làm chậm tiến độ các dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Do đó trong thời gian tới, cần tiếp tục cải cách hành chính, chống tham nhũng, có cơ chế và chính sách tuyển dụng thu hút người tài về làm việc tại các cơ quan hành chính địa phương. Về bộ máy quản lý, cần có một bộ phận hay cơ quan chuyên trách quản lý về KTB.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách cho phát triển KTB, tạo hành lang pháp lí, môi trường đầu tư thuận lợi cho các hoạt động KTB diễn

82

ra. Hệ thống pháp luật đảm bảo tính chặt chẽ, công bằng và phù hợp với pháp luật quốc tế. Các chính sách nhằm khuyến khích, phân bổ nguồn lực một cách hợp lí cho các hoạt động KTB. Để hình thành nên hệ thống luật, chính sách đồng bộ, không có sự chồng chéo và phát huy được hiệu quả các nguồn lực, nhiệm vụ này cần có sự thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương và thống nhất giữa các ban, ngành.

3.2.1.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa biển Sông Đốc phục vụ cho phát triển KTB vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thời gian tới nâng cấp cơ sở hạ tầng cần tập trung vào: tu bổ đê, kè, cống để bảo vệ sản xuất, nuôi tôm công nghiệp, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện đến tận các đầm nuôi hải sản, nâng cấp các tuyến đường tuyến đường ven biển, đầu tư xây dựng các tuyến đường nối liền các tuyến đường ven biển với các đường quốc lộ,...

Cần khẩn trương xây dựng hoàn thành cây cầu bắt ngang sông Ông Đốc, để khai thác khu vực bờ Nam Sông Đốc. Đồng thời khai thác có hiệu quả tuyến bờ Nam Sông Đốc đi QL1A nhằm kết nối phát triển 3 đô thị động lực của tỉnh là Tp Cà Mau – Sông Đốc – Năm Căn.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức (xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kĩ thuật để đáp ứng được nhu cầu quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức đào tạo tay nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động dưới các cơ sở, mở các khóa, lớp đào tạo và trường mở thêm khoa đào tạo cho các ngành, nghề có nhu cầu, tăng cường công tác khuyến ngư, cử cán bộ, giảng viên xuống tận nơi hướng dẫn cho bà con ứng dụng những kỹ thuật – công nghệ mới); lựa chọn công nghệ thích hợp, phù hợp với điều kiện và trình độ ở địa phương, thúc đẩy việc ứng

83

dụng dần kỹ thuật công nghệ mới. Đồng thời cũng cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển KTB trong giai đoạn tới.

3.2.1.5. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, bảo vệ môi trường ven biển và nguồn lợi hải sản để KTB phát triển một cách bền vững: quản lý, giám sát hoạt động khai thác ven bờ, tránh việc khai thác với mật độ quá dày và sử dụng các phương tiện đánh bắt quá mạnh làm cạn kiệt nguồn cá; giám sát chặt chẽ việc xả và xử lý chất thải từ các khu cụm công nghiệp, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng, củng cố hoạt động của đội vệ sinh môi trường biển, ven biển. Cần có các quy định cụ thể về số lượng tàu thuyền, loại nghề và sản lượng khai thác tối đa cho từng khu vực, từng mùa vụ để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Thứ hai, kết hợp hữu cơ giữa kinh tế với quốc phòng an ninh: đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng (cầu, đường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, …) cho lực lượng vũ trang ven biển, vừa đảm bảo cho mục tiêu quốc phòng vừa phục vụ cho nhu cầu phát triển KTB và vừa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bộ đội và nhân dân ven biển. Thực hiện tốt quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển KT-XH gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh đảo Hòn Chuối, đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với một số ngành chủ yếu

3.2.2.1. Giải pháp đối với khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

a. Hoàn thiện quy hoạch khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, quản lý và thực hiện tốt quy hoạch

Là một lĩnh vực của quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy hải sản của địa phương, quy hoạch phát triển các lĩnh vực hải sản cần được chú trọng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động hải sản và chất lượng của quy hoạch, cần thường

84

xuyên tiến hành rà soát lại quy hoạch, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế và xu thế phát triển. Quy hoạch cần hướng đến sự phát triển cân đối của các ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh sự gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực đó với nhau.

Trong đó, cần tính toán việc xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với việc phục vụ cho đánh bắt hải sản, bố trí khu vực chế biến, vùng nuôi trồng cho hợp lý; tính toán nhu cầu đầu tư và lộ trình đầu tư, tạo việc làm và thu hút lao động; nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, xác định tiềm năng và lợi thế phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực để lập kế hoạch cụ thể sử dụng đất đai, mặt nước, chuyển đổi mục đích canh tác; ... Trên cơ sở quy hoạch có cơ chế chính sách cụ thể, hợp lý về quyền sử dụng đất, hạn điền, về thuế, các nghĩa vụ và quyền lợi v.v…để khuyến khích nhân dân, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhất là phát triển nuôi trồng thủy sản.

b. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản trên cơ sở quy hoạch phát triển đã xây dựng. CSHT ngành hải sản khu vực cửa biển Sông Đốc hiện nay tương đối yếu kém nên cần tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư phát triển. Ngoài nguồn vốn Ngân sách tỉnh, NSNN, cần khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư xây dựng CSHT ngành hải sản.

Đối với việc nuôi trồng thủy sản mặn lợ, chú ý nâng cấp hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương gắn kết với hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nâng cấp cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống điện lưới phục vụ cho các vùng nuôi tôm công nghiệp bán công nghiệp. Tiếp tục đầu tư kiên cố đê kè, xây dựng CSHT ở các vùng nuôi tập trung.

Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của cảng cá Sông Đốc, tuy nhiên trong tương lai cần mở rộng cảng cá Sông Đốc, hoặc đầu tư mới cảng cá bờ Nam Sông Đốc, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bốc dỡ hàng hóa thủy sản qua

85 khai thác.

Đối với chế biến hải sản, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến hải sản gắn với việc thu mua và cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá ngay trong khu cảng cá. Cần kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CBTS, nhằm nâng cao năng lực chế biến, chất lượng sản phẩm để vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Hàn Quốc,…..

Xây dựng hệ thống chợ hải sản phục vụ cho việc mua bán trao đổi các sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng.

c. Đẩy mạnh sự phát triển hệ thống dịch vụ, hậu cần nghề cá

Khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của hệ thống dịch vụ, hậu cần nghề cá để phát huy hết tiềm năng của hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản khu vực cửa biển Sông Đốc. Do đó khuyến khích mọi thành phần tham gia vào hoạt động dịch vụ, hậu cần phục vụ cho việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

Với hậu cần nghề cá phục vụ việc đánh bắt hải sản, phát triển thêm các đội tàu dịch vụ trên biển phục vụ cho đánh bắt xa bờ, cung cấp xăng, thức ăn và đồng thời thu mua luôn sản phẩm mang về đất liền để tạo điều kiện cho các tàu đánh cá xa bờ tiếp tục việc đánh bắt dài ngày trên biển. Đối với hậu cần trên bờ, khuyến khích phát triển thêm nhiều cơ sở chế biến, xây dựng các kho bảo quản và các cơ sở làm đá ngay tại khu cảng cá, khuyến khích tư nhân đầu tư vào các cơ sở đóng và sửa chữa tàu đánh cá.

d. Giải pháp về vốn

Trong nhiều năm qua nhờ có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nên hoạt động hải sản ở khu vực cửa biển Sông Đốc đã phát triển nhanh chóng. Do đó cần tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, ví dụ như: chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất sang nuôi trồng thủy sản, chính sách ưu đãi với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hải sản xuất

86

khẩu, chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất giống đối với các loài thủy sản mặn lợ nuôi có giá trị kinh tế cao, ưu đãi trong việc thuế, giá thuê đất, cải cách các thủ tục hành chú ý đến tạo điều kiện cho việc cấp đất thực hiện các dự án chế biến, đóng sửa chữa tàu thuyền.

Khuyến khích huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần: Những vùng nhân dân không có năng lực và nhu cầu thì khuyến khích, kêu gọi nguồn vốn đầu tư của nước ngoài (FDI, ODA) và vốn liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển sản xuất.

Sử dụng vốn ngân sách nhà nước tùy vào giai đoạn phát triển hiện tại và tình hình, điều kiện tại địa phương có sự phân bổ hợp lý. Trong giai đoạn hiện nay và một vài năm tiếp theo vốn ngân sách nhà nước đi trước một bước để đầu tư cho CSHT, phát triển KH-CN, khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực… giành một phần hỗ trợ (vốn mồi) cho các vùng chuyển đổi trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.

Đối với vấn đề về vốn của các hộ, các doanh nghiệp: Từ việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nghề nghiệp, các bên có thể liên kết thành lập các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ, quỹ rủi ro…cùng hỗ trợ nhau về nhu cầu vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

3.2.2.2. Giải pháp đối với đóng, sữa chữa tàu, vận tải biển và dịch vụ cảng a. Nhà nước và doanh nghiệp cùng tập trung tháo gỡ những vấn đề khó khăn hiện tại của hoạt động đóng tàu

Giải quyết vướng mắc về vốn vay: Tiến hành rà soát lại các dự án đóng tàu. Cần có sự tác động của Nhà nước đến các ngân hàng trong việc cho doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục thực hiện các dự án đóng tàu đang dở dang nhưng có tính khả thi. Cho đến nay lãi suất ngân hàng đã giảm, đó cũng là một yếu tố thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đóng tàu. Thu hút nguồn vốn đầu tư vào

87

ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.

Đối với vấn đề nhân lực: Giữ lại những lao động có tay nghề cao, kêu gọi các cơ sở, doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong vấn đề về việc làm của người lao động, thu nhận lao động giỏi từ các cơ sở, doanh nghiệp bị phá sản, tạo điều kiện và hỗ trợ cho những lao động bị mất việc tìm việc làm mới.

b. Nâng cao năng lực vận tải biển, thu hút vận chuyển hàng hóa thông qua cảng

Các đội tàu của các hãng vận tải hiện nay chủ yếu mới chỉ hoạt động ở các tuyến ven biển, chưa có khả năng vận chuyển hành khách và tham gia vào hàng hải quốc tế. Để nâng cao năng lực vận tải biển, cần có những doanh nghiệp đủ mạnh để đầu tư vào những loại tàu đủ tiêu chuẩn để vận tải quốc tế và đội ngũ thuyền trưởng, thuyền viên có kinh nghiệm.

c. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đóng tàu, vận tải biển và dịch vụ cảng biển

Để theo kịp với sự phát triển của các ngành kinh tế, cần có sự quan tâm hơn đối với sự phát triển của lĩnh vực kinh tế hàng hải từ chính quyền các cấp.

Trừ hoạt động đóng tàu thì vận tải biển và dịch vụ cảng biển chưa phát triển, chưa phải là những hoạt động kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều thu nhập cho địa phương. Trong những năm qua, sự quan tâm của chính quyền địa phương tới những ngành này là chưa nhiều, không được đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết trong các bản qui hoạch, kế hoạch phát triển. Cần xây dựng định hướng, những chủ trương, chính sách cụ thể đối với sự phát triển của các ngành đóng tàu, vận tải và dịch vụ cảng biển, bố trí cán bộ phụ trách quản lý, tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của ngành. Đối với ngành đóng tàu, rà soát, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các cơ sở đóng tàu, xây dựng lại qui hoạch các khu công nghiệp đóng tàu trong điều kiện mới hiện nay.

3.2.2.3. Giải pháp đối với hoạt động du lịch biển

88

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao nên sự phát triển của ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng chịu sự tác động của mọi yếu tố về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … Du lịch biển ở khu vực cửa biển Sông Đốc còn nhiều hạn chế nên các giải pháp cần tập trung vào những vấn đề sau:

a. Nhóm giải pháp hướng vào việc tăng tính hấp dẫn của du lịch biển Sông Đốc Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc thù.

Các sản phẩm du lịch đó là mục đích chính của khách du lịch và là yếu tố căn bản nhất trong hoạt động du lịch. Các sản phẩm này hướng vào việc đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí, thăm quan thắng cảnh,... Như vậy, việc thiết kế các sản phẩm du lịch cần dựa trên các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển Sông Đốc và dựa trên tài nguyên về văn hóa, xã hội mà tạo ra những sản phẩm vừa mang đặc trưng cho du lịch biển Sông Đốc vừa phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Cần khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế vê du lịch với các loại hình, địa điểm du lịch Hòn Đá Bạc, Lễ hội Nghinh ông,…, đồng thời kết nối các tuyến du lịch Sông Đốc – Hòn Chuối – Nam Du – Phú Quốc.

Thứ hai, xây dựng các công trình vui chơi, giải trí, tôn tạo thắng cảnh và giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Giải pháp này là hệ quả của giải pháp trên. Xây dựng các công trình vui chơi giải trí như thế nào, thứ nhất là phụ thuộc vào loại sản phẩm du lịch được cung cấp, thứ hai là nhằm tạo cảnh quan đẹp. Để thực hiện được việc này, cần xây dựng, củng cố lại những đội bảo vệ, vệ sinh môi trường tài nguyên vùng ven biển và đặc biệt là ở các khu du lịch;

đồng thời có những biện pháp để nâng cao ý thức của người dân, khách du lịch về môi trường như tuyên truyền, giáo dục, xây dựng các quy định, chế tài xử phạt chặt chẽ nghiêm khắc ở các khu du lịch.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ ở các khu, điểm du

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)