Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Hình 2.1: Vị trí cửa biển Sông Đốc

Khu vực cửa biển Sông Đốc nằm trọn trong địa phận Thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, cách TP. Cà Mau khoảng 40km. Nằm ở phía Tây Nam của huyện Trần Văn Thời, Thị trấn Sông Đốc cách trung tâm huyện 17km với diện tích tự nhiên 2.914,18 ha và chiều dài bờ biển là 8km; ở ngoài khơi có đảo Hòn Chuối cách đất liền 18 hải lí; địa giới hành chính của Thị trấn Sông Đốc được chia thành 13 khóm.

Thị trấn Sông Đốc có phạm vi như sau:

- Phía Bắc và Đông giáp xã Khánh Hải;

- Phía Nam giáp xã Phong Lạc;

- Phía Tây giáp biển Tây.

37 2.1.1.2. Đất đai

Khu vực cửa biển Sông Đốc là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, có nguồn gốc từ trầm tích sông biển được tích tụ qua nhiều năm, rất màu mỡ. Đất chủ yếu là đất mặn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Đất có thành phần cơ giới mịn, không có tầng phèn, toàn bộ đất mặn ở khu vực ven biển đều do nhiễm mặn từ nước biển với những mức độ mặn khác nhau. Ở những khu vực này, chủ yếu là phát triển rừng ngập mặn ven biển, nuôi tôm, số ít diện tích được lên liếp để trồng cây ăn trái. Ngoài ra, còn có đất than bùn dưới thảm rừng tràm và nhóm đất bãi bồi.

Khu vực cửa biển Sông Đốc có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ đông bắc xuống tây nam.

Đáy biển tại khu vực cửa biển Sông Đốc tương đối bằng phẳng, độ dốc đáy biển thấp, ít chướng ngại vật. Chất đáy chủ yếu là bùn - cát mịn, bùn - vỏ sò. Đây là vùng biển nông với độ sâu không quá 65m, đường đẳng sâu 24m cách bờ biển trung bình 42 hải lý. Nhìn chung độ sâu, chất đáy vùng biển rất thuận tiện cho việc đánh bắt hải sản của ngư dân.

Đảo Hòn Chuối nằm cách cửa Sông ông Đốc 35km về phía Tây Nam có diện tích 14,5 ha, chiều dài đảo là l,6km, chỗ rộng nhất 700m, đỉnh cao nhất 165m. Địa hình đảo chủ yếu là các vách đá dốc tương đối phức tạp, gồ ghề, trên sườn núi có rừng cây thưa phát triển. Vùng biển xung quanh đảo tương đối sâu, sát đảo là 4-5m, cách đảo 100m có độ sâu 10 - 15m. Ở phía Tây và phía Đông của đảo đã hình thành 2 điểm neo đậu tàu cá của ngư dân.

2.1.1.3. Thủy văn

Khu vực cửa biển Sông Đốc chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Tây và thủy triều biển Đông. Thủy triều biển Tây là chế độ nhật triều không

38

đều, thời gian triều lên xuống xấp xỉ nhau. Mực nước cao nhất xảy ra từ tháng 10, 11, 12. Biên độ triều tại sông Ông Đốc có thể đạt cực đại 80cm. Lưu vực sông Ông Đốc không chịu ảnh hưởng của lũ, tuy vậy hàng năm thường có nước dâng không quá 1.2m vào mùa mưa gió Tây Nam thổi mạnh kết hợp mưa dông hoặc bão. Trong những năm qua, hiện tượng này đã gây ra một số thiệt hại cho các tàu neo đậu trên sông, làm sụp đổ nhà dân ven cửa sông. Khu vực cửa biển Sông Đốc có hệ thống kênh rạch chằng chịt nằm ngay sát biển quanh năm bị nhiễm mặn. Ở bờ Bắc có kênh Xáng Trung Ương, kênh Nông trường, kênh Lộ Xẻ, kênh Rạch ruộng, rạch Đăng Ty. Ở bờ Nam có kênh Xáng, kênh Xáng Mới, kênh Xáng Ngang, kênh Thầy Tư, rạch Dinh lớn, rạch Xẻo Quao.

Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều phức tạp và có nhiều cửa sông thông ra biển nên phần lớn diện tích đất liền bị nhiễm mặn. Từ khi có chủ trương chuyển đổi đất phèn, mặn từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều cống đập được người dân xây dựng, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Đối với giao thông, chế độ thủy triều gây cản trở việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư.

Thủy triều đưa nước biển vào cửa Sông Đốc mang theo một lượng phù sa lớn làm quá trình bồi lắng ở các sông, kênh thủy lợi diễn ra nhanh hơn, khiến cho việc nạo vét kênh mương thủy lợi phải diễn ra thường xuyên gây tốn kém tiền của. Ngoài ra, trong mùa khô, xảy ra tình trạng tràn mặn do nước biển dâng cao cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.

2.1.1.4. Khí hậu thời tiết

Khu vực cửa biển Sông Đốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.50C. Tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 27.80C, tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 25.00C. Số giờ nắng trung bình đạt 2.500 giờ/ năm.

39

Lượng mưa trung bình 2.400mm. Độ ẩm trung bình khoảng 84,3%. Các tháng mùa khô, khu vực ven biển thường có sương mù che phủ. Nắng hạn kéo dài làm cho độ mặn nước sông và đầm thủy sản tăng cao (có khi trên 40%) làm cho thủy sản chậm lớn và dễ phát sinh bệnh. Chế độ gió theo mùa, hướng gió Đông Bắc và Đông thịnh hành trong mùa khô, vận tốc trung bình 1,6-2,8m/s. Hướng gió Tây Nam và Tây thịnh hành trong mùa mưa, vận tốc trung bình 1,8-4,5m/s.

Trong mùa mưa, đôi khi có giông, lốc xoáy, gió mạnh cấp 7, cấp 8.

Nhìn chung, khu vực cửa biển Sông Đốc ít chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

Tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu, tình trạng giông, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới đã xảy ra khá nhiều trong những năm gần đây gây ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống nhân dân. Tuy nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt trên hệ thống sông Cửu Long nhưng khu vực cửa biển Sông Đốc có nguy cơ chịu tác động của ngập lụt do hiện tượng nước biển dâng trong tương lai cùng với sự nóng lên của toàn cầu. Những diễn biến phức tạp kể trên đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động KTB, nhất là hoạt động khai thác thủy hải sản, gây đe dọa đến an toàn cho ngư dân.

2.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên khoáng sản

Vùng biển Sông Đốc có tiềm năng dầu khí. Mỏ dầu Sông Đốc - nằm cách mũi Cà Mau 205 km về phía Nam - đã đi vào khai thác từ tháng 12 năm 2008.

Trên đảo Hòn Chuối ở ngoài khơi cửa biển Sông Đốc, có đá macma có thể làm đá hộc, ốp lát nhưng do trữ lượng không lớn, lại nằm xa bờ nên chưa được đưa vào khai thác, sử dụng.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt nằm ở các sông, kênh, rạch,... Đây chủ yếu là nước mưa và nước từ biển theo các nhánh sông chảy vào. Nguồn nước mặt là nước ngọt được sử dụng cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng. Nguồn nước

40

mặt là nước lợ, nước mặn được đưa vào từ biển thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản.

Nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, dễ khai thác trở thành nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất gồm đất phù sa sông, đất phèn và đất mặn. Mỗi nhóm đất lại được sử dụng cho các mục đích khác nhau như đất phù sa sông dùng để trồng lúa và rau màu, đất phèn dùng để trồng cây công nghiệp hàng năm và các diện tích đất mặn được tận dụng để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

d. Tài nguyên biển

Khu vực cửa biển Sông Đốc sở hữu có nguồn tài nguyên dồi dào với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Các hệ sinh thái biển này có tác dụng điều hòa khí hậu, là nơi cư trú, ươm nuôi nhiều loài thủy sinh. Tài nguyên sinh vật ở khu vực cửa biển Sông Đốc rất dồi dào, đặc biệt là thủy hải sản với trữ lượng lớn.

Hệ sinh thái giao thoa nước lợ với bãi bồi và rừng ngập mặn tại cửa biển Sông Đốc là nơi trú ngụ và sinh trưởng của nhiều loài hải sản.

Khu vực cửa biển Sông Đốc nằm trong vùng biển Cà Mau. Đây là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy hải sản lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm biển, mực, cá thu, cá mú, cá chim.

Theo tài liệu của Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, vùng biển Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan có khoảng 237 loài cá. Ở dải nước từ 30-50m và 50-100m, sinh khối cá đáy xấp xỉ nhau và sinh khối toàn vùng xa bờ khoảng 119.770 tấn và ít biến động theo mùa. Trữ lượng cá khoảng 478.680 tấn, khả năng khai thác là 223.000 tấn. Với độ sâu dưới 30m, trữ lượng cá là 153.000 tấn, khả năng khai thác 72.000 tấn/năm. Ở vùng biển xa bờ với độ sâu trên 30m, trữ lượng khoảng 325.600 tấn, khả năng khai thác 150.600 tấn.

e. Tài nguyên du lịch

41

Thị trấn Sông Đốc có vị trí khá hữu tình với một bên là con sông Đốc và một bên là biển Tây. Nơi đây còn nằm gần các điểm du lịch khá nổi tiếng ở Cà Mau như hòn Đá Bạc, đảo Hòn Chuối, cửa biển Cái Đôi Vàm... Đặc biệt, Thị trấn Sông Đốc còn sở hữu hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử như chùa, làng nghề đan lưới, đóng ghe xuồng, nghề làm tôm khô,...luôn có sức hấp dẫn kì lạ với du khách phương xa nên thu hút rất đông du khách.

Du khách có thể theo các thuyền đánh cá lênh đênh trên biển để khám phá những điều lý thú mà cũng không kém phần vất vả của nghề đi biển ngay tại chính cửa sông này. Khi các thuyền trở về, thường là vào ngày rằm hàng tháng thì nơi đây nhộn nhịp hẳn lên bởi các khoang thuyền đã đầy ắp cá tôm và mọi người cùng nhau vận chuyển, mua bán...

Thị trấn Sông Đốc là nơi diễn ra các lễ hội đặc sắc, tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông - còn gọi là lễ rước "Đại tướng quân Nam Hải". Lễ hội được tổ chức vào tháng hai âm lịch hằng năm. Du khách đến phố biển này vào thời điểm lễ hội diễn ra sẽ được đắm mình vào những sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân địa phương như nghi thức điểm nhấn cho những con tàu, nghi lễ hạ thủy gợi nhớ thời ông cha chinh phục biển cả, khai hoang lập ấp.

Ngoài ra ở khu vực cửa biển Sông Đốc còn có điểm du lịch Hòn Chuối, phù hợp với những du khách thích du lịch biển đảo. Hòn Chuối là đảo gần bờ, chỉ cách đất liền khoảng 32km về phía Tây. Diện tích Đảo Hòn Chuối khoảng 7km2, điểm cao nhất là 170m so với mực nước biển. Hòn đảo này còn rất hoang sơ, cuộc sống của người dân rất giản đơn, bình dị. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà Hòn Chuối vẫn giữ được khung cảnh bình yên, tĩnh lặng, những cánh rừng nguyên sinh bí ẩn và rất nhiều điều thú vị chờ du khách khám phá. Tuy nhiên hiện nay, Hòn Chuối chưa có tuyến tàu thuyền du lịch, du khách chỉ có thể đi bằng tàu của bộ đội biên phòng hoặc tàu cá của ngư dân để ra đảo.

42 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân cư và nguồn nhân lực

Thị trấn Sông Đốc đã được công nhận là đô thị loại IV và đang trong giai đoạn phát triển thành thị xã trọng yếu của tỉnh Cà Mau nên có đặc điểm dân cư khá phức tạp. Dân số năm 2017 của thị trấn là trên 43.000 người, mật độ khoảng 1,800 người/km2 (Cục thống kê tỉnh Cà Mau). Có các dân tộc như Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Chàm, Mường, Thái, Lào, cùng sinh sống trên địa bàn. Thị trấn hiện còn 106 hộ nghèo chiếm 1,33%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên toàn địa bàn thị trấn Sông Đốc chiếm 64,09%. Nhà ở kiên cố đạt 80,67%, nhà ở thiếu kiên cố là 19,33%.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Thị trấn Sông Đốc có hệ thống sông, ngòi bao quanh và tiếp giáp biển nên thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ nên có lợi thế cho phát triển thương mại và dịch vụ. Kinh tế chủ yếu của thị trấn là khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tổng số phương tiện khai thác thủy sản là 1.418 phương tiện, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1.800ha, có 1.692 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, có 413 doanh nghiệp và một số cơ sở công nghiệp; nhìn chung việc kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân phát triển ổn định.

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Thị trấn Sông Đốc trên một số lĩnh vực như sau:

- Ngư nghiệp:

+ Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản được 58.023 tấn.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.790,2ha.

- Lĩnh vực kinh tế tập thể: Thị trấn hiện có 06 Hợp tác xã đang hoạt động với 87 thành viên, tổng số vốn điều lệ là trên 3,9 tỷ đồng; có 101 tổ hợp tác khai thác thủy sản với 849 tổ viên.

- Chăn nuôi: Thị trấn hiện có 13.839 con gia súc, gia cầm.

- Lâm nghiệp: Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn là 300,05 ha.

43

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, giá trị sản xuất thu về ước trên 285 tỷ đồng; toàn thị trấn hiện có 2.101 công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và 05 chi nhánh ngân hàng.

- Tài chính, ngân sách: Thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 3 tỷ 822 triệu đồng; thu ngân sách thị trấn ước thực hiện 15 tỷ 637 triệu đồng; chi ngân sách thị trấn ước thực hiện 8 tỷ 303 triệu đồng.

2.1.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc Bảng 2.1: Đánh giá tiềm năng phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc

Tiềm năng phát triển KTB ở khu vực cửa biển Sông Đốc

Các hoạt động KTB có thể phát triển ở khu vực cửa biển Sông

Đốc

Khu vực cửa biển Sông Đốc có bờ biển dài 8km với cửa sông lớn đổ ra biển và nhiều bãi ngang rộng

- Vận tải biển và dịch vụ cảng biển - Đóng và sửa chữa tàu thuyền - Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu

nạn

- Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển KTB

- Nằm trong ngư trường đánh bắt Cà Mau - Kiên Giang. Đây là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta.

- Khu vực cửa biển Sông Đốc có thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

- Đánh bắt hải sản - Nuôi trồng hải sản - Chế biến hải sản

- Nằm giữa những vùng kế cận: hòn Đá Bạc, cửa biển Cái Đôi Vàm và ngoài khơi là đảo Hòn Chuối.

- Có nhiều làng nghề biển như làng nghề đan lưới, làng nghề làm cá khô và nhiều di tích chùa chiền

- Du lịch biển.

- Phát triển dịch vụ đón tiếp, phục vụ, trung chuyển hàng hóa, khách du lịch.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

44

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)