8. Kết cấu của đề tài
1.6. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển và bài học cho phát triển kinh
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50km. huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông, sở hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông dày đặc, chứa hệ sinh thái đa dạng sinh học cao. Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố HCM có bốn bề là sông và biển nên tiềm năng kinh tế biển khá lớn. Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên vượt trội với 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP, chủ yếu là đất lâm nghiệp, nông nghiệp, đất sông rạch. Cần Giờ là vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, phong phú về thực vật cũng như động vật. Rừng ngập mặn Cần Giờ rộng 35.000ha, ngoài chức năng chính là rừng phòng hộ, nguồn tài nguyên này còn mở ra triển vọng to lớn về phát triển du lịch sinh thái. Từ những năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là
“Khu dự trữ sinh quyển” thế giới đầu tiên tại Việt Nam.
Những bài học rút ra từ phát triển kinh tế biển của huyện Cần Giờ:
- Phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, có trọng tâm, lấy ngành du lịch sinh thái biển làm chính.
32
- Định hướng phát triển theo hướng du lịch kinh tế biển, ưu tiên mô hình nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái.
- Xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch trên địa bàn.
- Đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch và kết hợp các loại hình với nhau như du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái rừng ngập mặn, du lịch văn hóa tín ngưỡng, du lịch đường sông biển.
1.6.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở thị xã Hà Tiên
Thị xã Hà Tiên nằm về hướng Tây - Bắc của tỉnh Kiên Giang. Thị xã Hà Tiên có vị trí địa lí lí tưởng đó là phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Giang Thành, phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyện đảo Phú Quốc và vịnh Thái Lan, có đường biên giới trên đất liền dài 13,7 km, đường bờ biển dài 26km. Thị xã Hà Tiên là một dải đất có vị trí nằm nơi cửa sông, ven biển, có nhiều dạng địa hình như: vũng, vịnh, đồng bằng, đồi núi, sông rạch, hang động, hải đảo...
Thị xã có 09 di tích được công nhận trong đó có 05 di tích cấp Quốc gia và 04 di tích cấp Tỉnh nên đây luôn là vùng trọng điểm về du lịch của tỉnh Kiên Giang và vùng Tây Nam bộ. Ngoài ra, Hà Tiên còn là cửa ngõ đường biển đến một số nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Maylaysia. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế biển của thị xã Hà Tiên:
- Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh hệ thống giao thông, mạng lưới điện nước để phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế ven biển.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng biển, hải đảo và ven biển đối với thị xã Hà Tiên. Đó là giao thông vận tải biển với Campuchia, Thái Lan Malaysia khi là cửa ngõ đường biển đến những quốc gia này.
- Tập trung cải tạo, nâng cấp mở rộng các khu du lịch, điểm du lịch biển
33
hiện có như các bãi biển, mở rộng các cơ sở dịch vụ du lịch, đầu tư các khu vui chơi giải trí, mang đến nhiều sản phẩm du lịch đa dạng về biển.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc - Xác định trọng tâm phát triển kinh tế biển của vùng và cần chú trọng để phát triển trọng tâm như du lịch biển đảo hay nuôi trồng đánh bắt hải sản…
- Sau khi xác định được vấn đề trọng tâm, thể hiện lợi thế của kinh tế biển, phải có kế hoạch tập trung khai thác tiềm năng của chính biển mang lại để phát huy tối đa lợi ích do kinh tế biển mang lại cho địa phương.
+ Về tiềm năng du lịch sinh thái biển: tập trung phát triển du lịch theo mô hình du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa lịch sử của địa phương, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với cảnh quan môi trường.
+ Về nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản: quy hoạch sản xuất thủy sản với quan điểm khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên, không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời phát triển các xí nghiệp chế biến thủy hải sản để đảm bảo cho chất lượng thủy hải sản được khai thác trước khi tới thị trường tiêu thụ. Phát huy tốt năng lực của cơ sở hạ tầng đã được đầu tư trước đó, nâng cao quy mô lẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, thực hiện một số quy định chung về thời gian và khu vực ngư trường khai thác trong năm nhằm khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của biển.
- Đầu tư, xây dựng dự án kế hoạch cải tạo, nâng cao chất lượng và làm đa dạng phong phú sản phẩm biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Tập trung, tổ chức lại sản xuất phục vụ phát triển kinh tế biển, vùng ven biển.
- Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa xã hội, tạo nền tảng phát triển đội ngũ lao động tại địa phương.
- Phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ chủ quyền biển Đông của tổ
34 quốc, gắn với an ninh quốc phòng của quốc gia.
- Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức khai thác đánh bắt tài nguyên biển một cách hiệu quả nhất cũng như có ý thức bảo vệ tài nguyên biển, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển.
35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển tại địa phương và xác định các nhân tố, các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh tế biển cũng như các nhân tố có thể gây ra ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế biển tại địa phương. Chương 1 cũng đã xây dựng khái niệm về phát triển KTB tại địa phương, đồng thời cũng đề xuất các tiêu chí đánh giá phát triển KTB địa phương.
Chương 1 cũng đã lược khảo qua về các công trình nghiên cứu trước đây và có xem xét đánh giá về các công trình này.
Trên cơ sở những nội dung đã đề cập tại chương 1, chương 2 của đề tài sẽ kết hợp lý luận với thực tiễn và đi vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc.
36