8. Kết cấu của đề tài
1.4. Phát triển kinh tế biển tại địa phương
Từ khái niệm phát triển KTB được đề cập ở trên, đề tài đưa ra khái niệm về phát triển KTB ở địa phương như sau:
Phát triển KTB ở địa phương là sự tăng lên về quy mô KTB gắn với sự hoàn thiện cơ cấu và hiệu quả của các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển tại một địa phương nhất định.
Như vậy, nội dung phát triển KTB địa phương được biểu hiện:
Một là, sự tăng lên về giá trị sản xuất (GTSX) của từng hoạt động KTB hoặc sự tăng lên của tổng GTSX của các ngành KTB. GTSX KTB là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động KTB tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
21
Hai là, sự thay đổi của cơ cấu các nhóm ngành KTB theo hướng giảm tỷ trọng các ngành KTB truyền thống, tăng tỷ trọng các ngành KTB hiện đại, giảm tỷ trọng các hoạt động sử dụng nhiều lao động chân tay, tạo ra giá trị thấp như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, tăng tỷ trọng của các hoạt động tạo ra GTSX cao như vận tải biển, dịch vụ cảng và chế biến hải sản, dầu khí,...
Ba là, hiệu quả xã hội do sự phát triển KTB mang lại như: giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.
Bốn là, môi trường sinh thái được giữ gìn và có cải thiện.
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển địa phương 1.4.2.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên biển
Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới định hướng, nội lực để phát triển KTB đó chính là tài nguyên biển. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng các hoạt động KTB liên quan chặt chẽ tới lượng và sự đa dạng tài nguyên biển. Bởi, hoạt động KTB được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên của biển. Mỗi khu vực, mỗi vùng biển lại sở hữu điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên khác nhau. Các yếu tố đó bao gồm: Vị trí địa lý, hải văn, độ mặn của nước biển, sự đa dạng sinh học, các loài sinh vật biển, khoáng sản,… Những yếu tố này là điều kiện căn bản tạo nên những lợi thế hoặc gây ra những khó khăn đối cho việc phát triển KTB của địa phương.
Có thể phân loại tài nguyên biển bao gồm:
- Tài nguyên địa chính trị: là vị trí địa lý của vùng biển, vùng đặc quyền của một quốc gia hay một vùng. Vị trí địa lý của vùng biển liên quan chặt chẽ tới các ngành: giao thông biển, dịch vụ cảng biển. Bên cạnh đó vị trí chiến lược về địa lý cũng đem lại lợi thế lớn cho việc bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển góp phần ổn định chính trị quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Tài nguyên khoáng sản biển: bao gồm tất cả các loại khoáng sản trong biển và dưới lòng biển. Thông thường chúng ta chia tài nguyên khoáng sản biển
22
thành tài nguyên lõng và tài nguyên rắn. Tài nguyên lỏng bao gồm: dầu khí, khí đốt, băng cháy; tài nguyên rắn bao gồm: sa khoáng titan, zicon, thiếc, vàng, đất hiếm và cát thủy tinh [12].
- Tài nguyên sinh vật và thắng cảnh biển: bao gồm tài nguyên thủy hải sản và thắng cảnh du lịch biển. Là tài nguyên truyền thống được khai thác từ rất lâu trên thế giới, nguồn tài nguyên sinh vật và thắng cảnh liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của ngành thủy hải sản và du lịch biển.
1.4.2.2. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về mặt khí hậu, thời tiết so với trung bình trong một thời kỳ, cũng có thể gọi đó là những biến đổi bất thường của khí hậu so với đặc điểm khí hậu đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài trước đó. Biến đổi khí hậu là hệ quả của hoạt động phát triển kinh tế, các hoạt động thay đổi môi trường sống của con người. Các hoạt động này làm thay đổi thành phần của khí quyển, môi trường đất, nước,...
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái biển và ven biển, chế độ hải lưu, thủy triều, chất lượng nước,... Điều này rất quan trọng đối với các hoạt động về hải sản như khai thác và nuôi trồng hải sản. Nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển và ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sự an toàn trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
1.4.2.3. Cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển tại địa phương
Cơ chế chính sách phát triển KTB tại địa phương có vai trò định hướng dài hạn và xác định các mục tiêu phát triển KTB. Các cơ chế chính sách này là sự thể hiện quan điểm, ý chí, mục tiêu định hướng phát triển KTB cho mỗi thời kỳ hoặc các bước đi cụ thể của địa phương để phát triển KTB.
Các chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách là công cụ để phát triển kinh tế. Vì vậy, để KTB có thể phát triển thì cần phải có các công cụ tốt nghĩa
23
là phải có quy hoạch tốt, cơ chế chính sách hợp lý, nếu không đó chính là sự kìm hãm đối với phát triển KTB.
1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại địa phương
Cơ sở hạ tầng (CSHT) KTB là vật chất hữu hình, là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt liên quan đến KTB ví dụ: Hệ thống giao thông, cảng biển, bến chợ, phương tiện sản xuất như tàu thuyền,…
CSHT và trang thiết bị có sự ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển và tốc độ phát triển của KTB. CSHT là yếu tố hiện thực hóa, cụ thể hóa các tiềm năng như vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên,... để phát triển KTB.
CSHT tốt, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động KTB tại địa phương. Hơn nữa, nó còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó thu hút hơn nữa vốn đầu tư, nhân lực
cho các hoạt động này.
1.4.2.5. Nguồn nhân lực
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào, nguồn lao động luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với các hoạt động KTB, nguồn lao động chủ yếu chính là cư dân địa phương. Họ không chỉ là đối tượng sản xuất mà còn là người tiêu thụ và cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ trong phát triển KTB. Với truyền thống tích lũy từ lâu đời, các cư dân ven biển là những lao động có tay nghề nhất, có kinh nghiệm nhất trong phát triển các ngành KTB, đặc biệt là những nghề biển truyền thống được truyền lại từ đời này qua đời khác như đánh cá, diêm nghiệp.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, là thế kỷ của con người hướng ra biển, vì vậy có thể nói nguồn nhân lực là một dạng tài nguyên xã hội vô cùng quan trọng hiện nay và trong tương lai, là một dạng tài nguyên bền vững, không bị giới hạn như các nguồn tài nguyên thông thường khác. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức
24
và các hoạt động KTB là một đòi hỏi tất yếu, là chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho một nền KTB phát triển mạnh mẽ và bền vững.
1.4.2.6. Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có điều kiện tiếp cận với các thành tựu KH-CN, từ đó ứng dụng các thành tựu này vào hoạt động sản xuất để phát triển kinh tế. Nếu chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc sức lao động giản đơn thì khó có thể tạo ra năng suất lao động, hiệu quả cao trong sản xuất mà trên hết phải dựa vào tri thức KH-CN. Chính vì thế, trong bối cảnh hiện nay, khả năng áp dụng KH-CN vào sản xuất mới là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi ngành kinh tế, mỗi quốc gia.
1.4.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế biển
Căn cứ theo nội hàm khái niệm phát triển KTB địa phương, đề tài sử dụng các tiêu chí đánh giá sự phát triển KTB bao gồm:
A. Về mặt kinh tế, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Giá trị sản lượng tăng lên một cách ổn định và hiệu quả.
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của các hoạt động KTB chủ yếu trong một thời kỳ nhất định, phục vụ cho việc xác định giá trị tăng thêm của KTB ở địa phương, từ đó phục vụ tính mức tăng và tốc độ tăng, giảm của các hoạt động KTB theo giá trị.
2.Sản lượng tiêu thụ ổn định và giá trị xuất khẩu thủy sản phát triển ổn định.
Ý nghĩa: Có sự tăng trưởng ổn định, tiêu thụ ổn định và có sức cạnh tranh tốt.
3.Cơ cấu của các hoạt động trong KTB địa phương ngày càng chuyển biến theo hướng tích cực.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh vị trí, tỷ trọng của từng hoạt động trong
25
KTB, cho phép đánh giá hoạt động nào là chính, hoạt động nào diễn ra nhanh hơn để đưa ra các định hướng phát triển.
Cách tính:
Để tính tỷ trọng một hoạt động ta lấy GTSX của từng hoạt động KTB chia cho tổng giá trị sản xuất KTB của năm tương ứng và nhân với 100%.
4.Năng suất lao động tăng không ngừng và ổn định.
Ý nghĩa: Năng suất các ngành nghề như năng suất tàu thuyền, nuôi trồng,.. ngày càng tăng, thể hiện hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
B. Về mặt xã hội, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả của hoạt động KTB tại địa phương, bởi vì, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Giải quyết tốt việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất, bởi vì sản xuất có hiệu quả thì mới tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, mới giúp người lao động mới yên tâm gắn bó với nghề. Chính vì vậy, chỉ tiêu này cho biết sự phát triển của KTB tại địa phương có hiệu quả hay không? Có giải quyết được nhu cầu và việc làm cho người lao động tại địa phương hay không? Và người lao động có yên tâm trong trong các hoạt động KTB tại địa phương hay không?
2.Thu nhập của dân cư cửa biển Sông Đốc ngày càng tăng và ổn định.
Ý Nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy sự phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc ngày càng đem lại hiệu quả cao, không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần nâng cao thu nhập của dân cư vùng ven biển một cách ổn định.
C. Về mặt môi trường, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.Các ngành kinh tế liên quan đến phát triển KTB không bị ảnh hưởng và tăng trưởng ổn định.
2.Môi trường sinh thái ở cửa biển không bị suy thoái, được giữ gìn và có
26 cải thiện.
3.Khai thác phải gắn với giữ gìn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển, cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển.
4.Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là vấn đề sạt lỡ ven biển ven sông.