CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc
Bảng 2.2: Các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại Thị trấn Sông Đốc Các hoạt động diễn ra trực tiếp
trên biển
Các hoạt động không diễn ra trực tiếp trên biển Đánh bắt hải sản Đóng và sữa chữa tàu thuyền Nuôi trồng hải sản Chế biến hải sản
Vận tải biển và dịch vụ cảng biển
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong những năm gần đây, KTB của thị trấn Sông Đốc phát triển tương đối tốt với tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ năm 2018 đến nay, các hoạt động KTB có thể tăng, giảm về các chỉ số tuyệt đối nhưng về tương đối vẫn luôn thể hiện xu hướng phát triển. Có thể giữ vững được mức độ tăng trưởng các chỉ số với điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động và khó khăn như hiện nay là một thành tích quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Thị trấn đã đạt được.
Tình hình phát triển KTB của thị trấn Sông Đốc chuyển biến khá tích cực. KTB được phát triển đa dạng nhằm khai thác một cách toàn diện và triệt để các lợi thế tự nhiên đã được thiên nhiên ưu đãi. Lợi thế biển, đảo, ven biển đã giúp địa phương vừa phát triển du lịch biển vừa xây dựng được các cơ sở đóng tàu, vận tải biển. Không chỉ có thế, KTB của thị trấn Sông Đốc còn phát triển cả những hoạt động truyền thống vốn có như khai thác nuôi trồng thủy hải sản,…
Trong giai đoạn 2018-2022, KTB của thị trấn Sông Đốc có sự tăng trưởng nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao vẫn là hoạt động có truyền thống lâu đời như đánh bắt thủy hải sản, nuôi trồng, vận tải, đóng và sữa chữa tàu biển,..
Số lượng lao động trong các ngành kinh tế biển cũng tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn chủ
45
yếu do do các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng vẫn mang tính truyền kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số lao động được qua đào tạo chủ yếu trong những hoạt động đóng, sữa chữa tàu thuyền, chế biến và vận tải biển.
Với lợi thế của nghề khai thác biển truyền thống của mình, thị trấn Sông Đốc trở thành một cửa biển sầm uất và sôi động nhất của khu vực. Nghề khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển của thị trấn Sông Đốc hiện đứng vào hàng lớn nhất nước. Toàn thị trấn Sông Đốc có gần 2.000 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản, với hơn 20.000 ngư dân thường xuyên ra vào cửa biển làm ăn, mua bán. Mỗi năm, Sông Đốc khai thác được hơn 100.000 tấn thủy sản các loại. Tại đây, đã hình thành nhiều dịch vụ hậu cần nghề cá như nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đại lý thu mua nguyên liệu thủy hải sản, nhà máy sản xuất nước đá, cơ sở kinh doanh xăng dầu. Các nghề truyền thống như đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, đan lưới, vá lưới, làm cá khô, tôm khô, mực khô...
phát triển mạnh.
Với lợi thế của thị trấn là hệ thống sông, ngòi bao quanh và tiếp giáp biển thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ nên có lợi thế cho phát triển thương mại và dịch vụ. Kinh tế chủ yếu của thị trấn là khai thác, nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2022, tổng số phương tiện khai thác thủy sản và phương tiện dịch vụ hậu cần nghề thủy sản trên địa bàn được đăng ký, đăng kiểm là 1.162 phương tiện với trên 8.008 thuyền viên tham gia đánh bắt hải sản, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1.699ha, có 1.692 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, có 413 doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp.
Cảng cá Sông Đốc, với quy mô lượng thủy sản qua cảng 45.000 tấn/năm, số lượt ngày/cỡ tàu lớn nhất là 120 lượt/600CV, cơ bản đáp ứng việc bốc xếp hàng hóa thủy hải sản khai thác, tuy nhiên trong tương lai cần mở rộng, nâng hạng cảng cá Sông Đốc để đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là phục vụ tốt việc cung cấp và bốc dỡ hàng hóa phục vụ khai thác thủy hải sản; khu neo đậu tránh
46
trú bão cho tàu cá Sông Đốc phục vụ cho 1.200 tàu thuyền đánh bắt thủy sản có công suất từ 50 - 600 CV, tổng chiều dài 2.245m.
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các hoạt động trong kinh tế biển của Thị trấn Sông Đốc năm 2017 và năm 2022
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ niên giám thống kê 2017 và 2022 Trong giai đoạn 2017 - 2022, KTB của Thị trấn Sông Đốc có sự tăng trưởng nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao vẫn là hoạt động có truyền thống lâu đời như đánh bắt thủy hải sản, nuôi trồng và chế biến hải sản, nhưng tỷ trọng các hoạt động trong cơ cấu ngành có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng các hoạt động sự dụng nhiều lao động có sự giảm nhẹ như hoạt động đánh bắt từ 35,20%
năm 2017 giảm còn 30,53% năm 2022, nuôi trồng giảm từ 36,4% năm 2017 xuống 34,66% năm 2022. Còn tỷ trọng các hoạt động về dịch vụ và hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao có xu hướng tăng lên như hoạt động dịch vụ cảng từ 2,86% lên 4,87%, hoạt động vận tải tăng từ 4,28% lên 5,93%, hoạt động chế biến tăng từ 7,06% lên 10,28%.
Kể từ sau Covid-19, tình hình phát triển kinh tế của Thị trấn Sông Đốc nói chung và KTB nói riêng đã đang được phục hồi và phát triển. KTB đã giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, và số lao động được
35.2
36.4 2.86
4.28 0.88
13.32 7.06
Năm 2017 Đánh bắt
Nuôi trồng
Dịch vụ cảng
Vận tải
Du lịch
Đóng và sửa chữa tàu Chế biến thủy, hải sản
30.53
34.66 4.87
5.93 1.56
12.17 10.28
Năm 2022 Đánh bắt
Nuôi trồng
Dịch vụ cảng
Vận tải
Du lịch
Đóng và sửa chữa tàu Chế biến thủy, hải sản
47 tạo việc làm hàng năm từ 100 - 200 người.
Bảng 2.3: Số lao động và số lao động đã qua đào tạo trong các ngành kinh tế biển của Thị trấn Sông Đốc
Nội dung 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng số lao động
trong ngành (người) 1.867 2.099 2.245 2.343 2.450 2.574 Số lao động qua đào
tạo (người) 796 830 1.148 1.230 1.335 1.487
Tỷ lệ lao động qua đào
tạo (%) 42,64 39,54 51,14 52,50 54,49 57,77
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017 - 2022 của Thị trấn Sông Đốc Qua bảng số liệu, ta có thấy tổng số lao động trong các hoạt động KTB tăng dần qua các năm, số lao động tăng thêm hàng năm từ 100 - 200 người. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động chưa cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn chủ yếu do do các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng vẫn mang tính truyền kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số lao động được qua đào tạo chủ yếu trong những hoạt động đóng, sữa chữa tàu thuyền, chế biến và vận tải biển.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mặc dù đã tăng từ 42,63% năm 2017 lên 57,77%
năm 2022 nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp.
2.2.2. Thực trạng các hoạt động phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc từ năm 2018 - 2022
2.2.2.1. Đánh bắt hải sản
Những năm gần đây, chính quyền đại phương đã có nhiều chính sách phù hợp nhằm phát triển hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi trên cơ sở hợp lý hóa các đội tàu khai thác, tăng cường năng lực đội tàu khai thác xa bờ, giảm dần số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác gần bờ. Việc vận động người dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền có công suất
48
lớn, tổ chức đánh bắt xa bờ; đồng thời chuyển từ sử dụng lưới kéo sang dùng lưới rê thời gian qua đã bước đầu đạt kết quả.
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản của Thị trấn Sông Đốc
Nội dung 2018 2019 2020 2021 2022 Sản lượng khai thác (tấn) 125.859 127.009 122.040 112.078 107.469
Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND Thị trấn Sông Đốc Thị trấn đã thành lập các tổ khai thác hải sản trên biển, hỗ trợ nhau trong khai thác, cung ứng dịch vụ hậu cần như: cung cấp xăng dầu, nước đá, ngư lưới cụ, thiết bị thông tin hàng hải, phụ tùng máy thủy, sửa chữa tàu thuyền, phương tiện. Hoạt động này đã góp phần giảm chi phí, tăng thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra... Để tạo ra bước đột phá mới trong khai thác hải sản với mục tiêu rộng hơn, sâu hơn và xa hơn, UBND thị trấn đã tăng cường quản lý hoạt động nghề cá trên biển. Tổ chức hướng dẫn ngư dân thành lập các tổ, đội khai thác hải sản với chủ trương phát huy tốt năng lực tàu khai thác theo hình thức tổ, đội và liên kết với dịch vụ hậu cần nghề cá; kịp thời hỗ trợ nhau về giá nhiên liệu, vật tư, giá bán sản phẩm… trong sản xuất cũng như hoạt động cứu trợ khi gặp sự cố, thiên tai trên biển.
Thị trấn hiện có 101 tổ hợp tác khai thác thủy sản với 849 phương tiện tham gia; 03 đội tàu an toàn với 40 phương tiện. Chính sự hợp tác sản xuất này đã động viên ngư dân, tạo ra khí thế thi đua giúp ngư dân tích cực ra khơi bám biển khai thác cũng như tìm kiếm những ngư trường mới… nên nhờ đó sản lượng khai thác ngày càng tăng.
2.2.2.2. Nuôi trồng thủy hải sản
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy hải sản đã phát triển mạnh đặc biệt là các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: Tôm sú, tôm thẻ chân
49
trắng, cá bớp, cua biển,… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương. Thị trấn có các HTX nuôi trồng thủy sản như HTX giống thủy sản Thủ Túc với 16 thành viên; HTX nuôi cá bớp Hòn Chuối với 11 thành viên; HTX nuôi trồng thủy sản Đồng Tâm có 13 thành viên,...
Bảng 2.5: Kết quả nuôi trồng thủy hải sản của Thị trấn Sông Đốc
Nội dung 2018 2019 2020 2021 2022
Diện tích nuôi trồng (ha) 1.857 1.857,9 1.858 1.790,2 1.699 Sản lượng nuôi trồng (Tấn) 4.091 4.092,5 4.050 5.424 5.782 Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND Thị trấn Sông Đốc Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản trong giai đoạn 2018- 2022 đã có sự tăng trưởng tốt. Sản xuất thủy sản đang ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với sức cạnh tranh cao, phù hợp với hệ sinh thái biển, khai thác được tối đa lợi thế của địa phương. Chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống đáp ứng nhu cầu giống thủy hải sản của người dân một cách chủ động, đồng thời, tiếp nhận công nghệ sản xuất các con giống có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.2.2.3. Du lịch biển
Sông Ðốc được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan với nhiều di tích văn hóa, lịch sử, đảo gần bờ và các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống… để phát triển du lịch sinh thái ven biển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, doanh thu từ du lịch của thị trấn Sông Đốc vẫn rất hạn chế, số lượng khách du lịch đến thăm quan còn thưa thớt.
Về phát triển dịch vụ du lịch, chính quyền các cấp đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng, đầu tư các tour, tuyến du lịch kết
50
nối giữa Mũi Cà Mau - Sông Đốc - Hòn Đá Bạc và Phú Quốc (Kiên Giang);
phát triển tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc tế, tuyến hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan – Cam-pu-chia – Rạch Giá – Cà Mau).
Đối với loại hình du lịch văn hóa, hiện tại Sông Đốc vẫn chưa phát triển do giá trị các di tích lịch sử, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng gắn với phát triển du lịch vẫn chưa được phát huy đúng với tiềm năng vốn có, đặc biệt là lễ hội Nghinh ông diễn ra hàng năm vào dịp 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch vẫn chưa được đầu tư để trở thành sự kiện thu hút khách du lịch.
2.2.2.4. Vận tải biển và dịch vụ cảng biển Giới thiệu sơ lược về Cảng cá Sông Đốc:
- Cảng cá Sông Đốc được xây dựng và hoàn thành vào năm 2009, đưa vào hoạt động từ năm 2010.
- Vị trí: Nằm ở phía Bờ Bắc sông Ông Đốc, trên vùng cửa sông Ông Đốc thuộc khóm 11 Thị Trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
- Quy mô: Diện tích vùng đất Cảng 3,1 ha, diện tích vùng nước 2 ha, chiều dài cầu cảng 200m, năng lực tiếp nhận bốc dỡ thủy sản cùng lúc khoảng 7 tàu cập cảng, 120 lượt tàu/ ngày, sản lượng thủy sản 45.000 tấn/năm.
Tổng hợp theo dõi tàu cập cảng, sản lượng thủy sản qua Cảng và cấp giấy biên nhận:
* Năm 2022:
- Lượt tàu cập Cảng 8.095 lượt tàu cập cảng.
- Sản lượng thủy sản qua Cảng 43.546 tấn.
- Số lượng nhật ký thu được 7.865 nhật ký.
- Số biên nhận đã cấp 299 biên nhận.
- Sản lượng đã cấp 3.280 tấn.
* Năm 2023 (từ đầu năm đến 20/5/2023):
- Lượt tàu cập Cảng 3.913 lượt tàu cập cảng.
51
- Sản lượng thủy sản qua Cảng 20.626 tấn.
- Số lượng nhật ký thu được 3.286 nhật ký.
- Số biên nhận đã cấp 105 biên nhận.
- Sản lượng đã cấp 452 tấn.