Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 37 - 42)

8. Kết cấu của đề tài

1.5. Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài

Hầu hết các học giả khi nghiên cứu về kinh tế biển đều đề cao tầm quan trọng của kinh tế biển đến sự tăng trưởng và phát triển của địa phương ven biển nói riêng, của cả nền kinh tế nói chung.

Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), (2016): “The Ocean Economy in 2030 - Kinh tế biển năm 2030” khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển thịnh vượng của nhân loại trong tương lai.

Thực tế trên thế giới những năm qua đã cho thấy các chỉ tiêu như tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế do bộ phận kinh tế biển mang lại cho các quốc gia là rất ấn tượng. Nghiên cứu đã đánh giá khái quát tình hình kinh tế biển của thế giới, phân tích xu hướng kinh tế toàn cầu, xu hướng biến đổi môi trường biển,... và chỉ ra tác động của chúng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp gắn với biển. Nghiên cứu cho rằng, đổi mới trong quản lý, sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế và cơ sở kiến thức khoa học mạnh là một trong những chiến lược quan trọng mà các quốc gia có biển cần theo đuổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cao cách tiếp cận theo hướng phát triển bền vững đối với kinh tế biển của các quốc gia.

Cùng chung quan điểm với nghiên cứu trên của OECD, trong nghiên cứu: “The Asian experiencein developing the marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia - Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một

27

số nước Châu Á và bài học cho Malaysia” của Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid (2008) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí. Một trong các vấn đề quan trọng mà công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra là khai thác khoáng sản là ngành rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, Nhà nước phải có chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quả lại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu: “State of the U.S. Ocean and Coastal Economies: 2016 Update” của các tác giả: Judith T. Kildow, Charles S. Colgan, Pat Johnston, Dr.

Jason D. Scorse và Maren Gardiner Farnum (2016) cho rằng, so với các quốc gia có biển khác trên thế giới thì kinh tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ đóng góp một giá trị không tương xứng cao cho nền kinh tế nước này. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn 2010-2014 để phân tích, đánh giá sự phát triển nền kinh tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ. Trong chương 2 nghiên cứu về nền kinh tế ven biển, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2010-2014, nền kinh tế Mỹ phục hồi từ cuộc suy thoái nghiêm trọng của giai đoạn 2007-2009. Tăng trưởng GDP cả nước trung bình 1,8%/năm, việc làm tăng trưởng trung bình 1,6%/năm.

Nhờ có mô hình phát triển kinh tế phù hợp mà tốc độ tăng trưởng việc làm ở các khu vực ven biển là rất lớn, tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng của dân số.

Tuy nhiên, đây chỉ là một đánh giá đơn thuần dựa trên số liệu thực tế, chưa có sự phân tích sâu sắc tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển, kinh tế ven biển của Mỹ giai đoạn 2010-2014.

Nghiên cứu: “The estimation of the ocean economy and coastal economy in South Korea - Dự báo kinh tế biển và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc” của tác giả Kwang Seo Park (2014) khẳng định rằng, Hàn Quốc có ngành công nghiệp biển, công nghiệp tàu thủy hàng đầu thế giới, dịch vụ vận tải biển và dịch vụ cảng biển cũng có khả năng cạnh tranh đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, tác giả

28

cho rằng, rất khó để biết được quy mô và tình trạng của các ngành công nghiệp đại dương trong nền kinh tế quốc gia Hàn Quốc vì nước này chưa có thống kê riêng đối với kinh tế biển, kinh tế ven biển. Điều đó dẫn đến những khó khăn cho các nhà hoạch định kinh tế trong nước. Theo đó, tác giả dựa vào kinh nghiệm của Mỹ để thực hiện việc phân tích và đưa ra các dự báo phát triển cho kinh tế biển và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc đến năm 2020 thông qua các tiêu chí: GRDP, việc làm và số lượng doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển KTB đã được một số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. Tiêu biểu nhất là Bùi Tất Thắng với các công trình khoa học, bài báo nghiên cứu về chiến lược, nội dung phát triển KTB ở Việt Nam. Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như: Sự phát triển KTB và chiến lược biển của một số nước trên thế giới (2007); Các khu kinh tế ven biển trong tiến trình đưa Việt Nam trở thành “Quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển” (2011). Các nghiên cứu này đã luận giải một cách khoa học chiến lược chính sách phát triển KTB của Việt Nam đến năm 2020. Với điều kiện nguồn lực còn hạn chế, tác giả cho rằng, trước mắt phát triển KTB ở Việt Nam cần tập trung xây dựng các đảo có điều kiện thuận lợi với tiềm năng để tạo ra sự phát triển bứt phá cho KTB, xây dựng một số sản phẩm phù hợp với lợi thế địa phương như du lịch biển đảo, khai thác và nuôi trồng hải sản,... Nghiên cứu cũng chỉ ra các nội dung phát triển KTB cần ưu tiên là: xây dựng hệ thống CSHT KTB; phát triển một số sản phẩm, nhóm ngành chủ lực và phát triển giáo dục đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ KH-CN.

Tác giả Nguyễn Chu Hồi với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Tầm nhìn KTB và phát triển thủy sản Việt Nam (2007), Quản lý tổng hợp đới bờ (2010). Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển thủy sản là một hoạt động KTB mũi nhọn của nước ta trong tương lai cùng với các lợi ích về chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó nghiên cứu cho rằng, cần có một cách thức

29

quản lý mới trong quản lý các ngành nghề KTB nhằm tránh các xung đột về lợi ích gây ra các tổn hại tới môi trường đới bờ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp và nội dung xây dựng phương pháp quản lý tổng hợp đới bờ.

Tác giả Vũ Văn Phái với nghiên cứu “Biển và phát triển KTB Việt Nam:

quá khứ, hiện tại và tương lai” (2008) đã mô tả khái quát các nguồn tài nguyên biển của Việt Nam. Trên cở sở nghiên cứu về quá trình phát triển KTB của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đã xây dựng chiến lược phát triển KTB của Việt Nam trong giai đoạn tới với trọng tâm là phát triển các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại (hệ thống cảng biển, đội tàu, ….), khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác.

Cũng theo tác giả, để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng tài nguyên và cạn kiệt nguồn tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương,.... trước hết cần phải có nghiên cứu, đánh giá và dự báo những biến động về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, biến đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng biển và thềm lục địa ven biển trước sự tác động của quá trình phát triển kinh tế.

Dưới góc độ nghiên cứu về phát triển KTB địa phương, có một số nghiên cứu tiêu biểu như:

- Luận án tiến sĩ “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Minh Thông (2012). Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát những tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng biển Thanh Hóa và đề xuất các chính sách phát triển kinh tế ven biển. Trên cở sở xuất phát từ lợi thế tự nhiên vốn có, Thanh Hóa cần phát huy lợi thế của ngành công nghiệp ven biển, cảng biển, du lịch ven biển, khai thác, nuôi trồng, chế biển thủy sản và phát triển các loại vật nuôi, cây trồng mà vùng ven biển có lợi thế để phát triển KTB.

- Luận án tiến sĩ “Chính sách phát triển KTB và hải đảo Tỉnh Bà Rịa -

30

Vũng Tàu” của tác giả Lê Thanh Sơn (2017). Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTB và phát triển kinh tế biển đảo, từ đó tập trung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như thực trạng các chính sách thực hiện cụ thể tác động đến phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mặc dù, khu vực cửa biển Sông Đốc là vùng có nhiều tiềm năng phát triển KTB nhưng các công trình nghiên cứu phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc còn rất ít.

1.5.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển Các vấn đề chính được đề cập trong các nghiên cứu:

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên phạm vi một quốc gia hay của địa phương cụ thể đều phác thảo một mặt nào đó về những tiềm năng, lợi thế nổi bật của cả nước hay của địa phương đó và tình hình khai thác tiềm năng lợi thế phát triển KTB từ đó đề xuất một số định hướng về cơ chế chính sách phát triển KTB Việt Nam hay của tỉnh trong những năm tới.

Các vấn đề chưa được đề cập trong các nghiên cứu:

Mặc dù các nghiên cứu về phát triển KTB hay chính sách phát triển KTB trên phạm vi quốc gia hay địa phương cụ thể đều tiến hành đánh giá thực trạng phát triển KTB tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay bài viết nào đưa ra tiêu chí đánh giá theo nội hàm khái niệm phát triển KTB tại địa phương, hoặc phân tích những điểm mạnh, những điểm yếu, những thách thức và cơ hội đối với phát triển KTB địa phương. Do đó, các kết luận về đánh giá phát triển cũng như đề xuất định hướng phát triển KTB chưa sát với thực tế phát triển KTB tại địa phương.

Khoảng trống nghiên cứu:

Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào trên góc độ kinh tế về phát

31

triển KTB tại cửa biển Sông Đốc. Chính vì vậy, cần có một nghiên cứu tổng thể về phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc để giải quyết các vấn đề lớn được đặt ra là: Tiềm năng biển và các nguồn lực có lợi thế để phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc là những gì? Những giải pháp nào để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc? Những thành tựu, hạn chế còn tồn tại và các giải pháp cần đưa ra để khắc phục là gì? Những vấn đề trên chưa có công trình nào được công bố, vì vậy đề tài được thực hiện với mục tiêu đi tìm câu trả lời cho những khoảng trống nghiên cứu đó.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)