Phân tích ma trận SWOT để đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 81 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI CỬA

2.5. Phân tích SWOT về phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc

2.5.3. Phân tích ma trận SWOT để đề xuất giải pháp

Ở phần trên, luận văn đã xác định và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc theo 4 nhóm của phương pháp SWOT.

Dưới đây, tác giả sẽ xem xét, kết nối chúng và từ mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng này, tác giả sẽ đề ra các giải pháp nhằm phát triển KTB tại cửa biển Sông Đốc trong thời gian tới.

Từ kết quả phân tích SWOT thu nhận được thông qua việc khảo sát 20 chuyên gia, có thể rút ra một số đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với phát triển kinh tế biển khu vực cửa biển Sông Đốc như sau:

* Về điểm mạnh, từ kết quả khảo sát có thể sắp xếp điểm mạnh của khu vực của biển Sông Đốc theo xếp hạng lần lượt là:

1. Sông Đốc có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là về khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2. Sông Đốc có đội tàu đánh bắt thủy sản lớn mạnh với hơn 1000 chiếc.

3. Sông Đốc là cửa biển quan trọng không chỉ của tỉnh Cà Mau, mà còn của cả khu vực miền Tây Nam Bộ.

4. Sông Đốc có hệ thống thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản khá mạnh.

5. Sông Đốc có cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá khá tốt như Cảng cá, khu neo đậu tàu cá, sữa chữa tàu,…..

Như vậy, điểm mạnh lớn nhất của khu vực cửa biển Sông Đốc để phát triển kinh tế biển theo như đánh giá của các chuyên gia là khả năng phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản. Thế mạnh này có được là do khu vực cửa biển Sông Đốc nằm trong vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau, đây là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy hải sản lớn và đa dạng về loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm biển, mực, một số loài cá có giá trị như cá thu, cá mú, cá chim. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện

71

quy hoạch thủy sản phía Nam, vùng biển Tây Nam Bộ có 237 loài cá với trữ lượng 478.680 tấn, khả năng khai thác 223.000 tấn. Cùng với đó là diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thủy sản lớn, hiện tại đã có gần 200 ha đất NTTS, với sản lượng khoảng 6.000 tấn và còn khả năng phát triển thêm, đặc biệt là tiềm năng nuôi thủy sản lồng bè ở khu vực cửa Sông Đốc, và xung quan đảo Hòn Chuối.

* Về điểm yếu, từ kết quả khảo sát có thể sắp xếp điểm yếu của khu vực của biển Sông Đốc theo xếp hạng lần lượt là:

1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của địa phương.

2. Thu hút đầu tư còn yếu, thiếu sự liên kết giữa các hộ, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các ngành nghề truyền thống dẫn đến sức cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu từ các thị trường tiềm năng.

3. Sông Đốc nằm ở vị trí xa TP.Cà Mau, giao thông bộ còn hạn chế, chi phí vận chuyển lớn.

4. Đội ngũ lao động chưa đáp ứng được nhu cầu, trình độ và kỹ năng chuyên môn còn yếu.

5. Công nghiệp chế biến thủy sản chậm đổi mới, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thủy sản.

Như vậy, điểm yếu lớn nhất của khu vực cửa biển Sông Đốc để phát triển kinh tế biển theo như đánh giá của các chuyên gia là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thu hút đầu tư còn yếu, thiếu liên kết trong phát triển kinh tế. Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Một trong những nguyên nhân khiến thu hút đầu tư còn hạn chế là hạ tầng giao thông yếu kém, sự liên kết giữa vùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào một vài tuyến đường độc đạo, tỷ lệ chia sẻ lưu lượng còn hạn chế, cụ thể như từ Sông Đốc đi về thành phố Cà Mau chỉ có

72

một tuyến đường chính, quy mô nhỏ, mặt đường 5m và trọng tải cầu đường nhỏ hơn 8 tấn. Việc kết nối đường bộ chủ yếu là tới các điểm dân cư tập trung, còn việc vận chuyển, thu gom hàng hóa từ các khu vực sản xuất thủy sản thì lại phân tán và chủ yếu bằng đường thủy nội địa. Dù vậy, khả năng kết nối để chia sẻ, hỗ trợ giữa hai loại hình vận tải thủy - bộ thông qua các đầu mối giao thông vận tải còn nhiều hạn chế do hệ thống cảng thủy nội địa, cảng cạn (ICD), trung tâm logistics, kho bãi hàng hóa chưa được quan tâm và đầu tư một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác mời gọi đầu tư vẫn còn diễn ra phổ biến tại các dự án trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên vẫn là do chưa có quỹ đất sạch; yếu tố địa lý địa hình khó khăn, không thuận lợi dẫn đến chi phí đầu tư tương đối cao hơn so với các khu vực khác. Việc hỗ trợ, định hướng cho các nhà đầu tư lựa chọn vị trí thực hiện dự án là chưa khả thi và xét thấy hầu như ít có vị trí phù hợp.

* Về cơ hội, từ kết quả khảo sát có thể sắp xếp cơ hội phát triển kinh tế biển của khu vực của biển Sông Đốc theo xếp hạng lần lượt là:

1. Sông Đốc là cửa biển quan trọng của vùng, nên có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các vùng, miền, giữa các doanh nghiệp và việc thu hút đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn, công nghệ để phát triển địa phương.

2. Sông Đốc có lợi thế lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, để phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

3. Tỉnh rất quan tâm và xác định Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

4. Cửa biển Sông Đốc có tiềm năng phát triển ngành du lịch (tham quan, dã ngoại, trãi nghiệm biển, …..)

5. Khu vực cửa biển Sông Đốc có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió,…

Như vậy, cơ hội lớn nhất của khu vực cửa biển Sông Đốc để phát triển

73

kinh tế biển theo như đánh giá của các chuyên gia xuất phát từ vị trí quan trong của cửa biển Sông Đốc, cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các vùng, miền, giữa các doanh nghiệp và thu hút đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn, công nghệ để phát triển địa phương, đồng thời Sông Đốc còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này, trước mắt chính quyền địa phương phải khắc phục được điểm yếu về hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng tại chỗ phục vụ cho phát triển kinh tế, đồng thời cần làm tốt việc thu hút đầu tư.

* Về nguy cơ, từ kết quả khảo sát có thể sắp xếp nguy cơ mà phát triển kinh tế biển tại khu vực của biển sông Đốc phải đối mặt theo xếp hạng lần lượt:

1. Khai thác hải sản không bền vững (đánh bắt ven bờ, đánh bắt tận diệt,…) có thể cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm suy yếu nền kinh tế biển.

2. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ là một nguy cơ lớn, đe dọa đến sự ổn định và phát triển KTB tại Sông Đốc.

3. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đô thị hóa tại Sông Đốc có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản trong nước và trên thế giới ngày càng nâng cao.

5. Xung đột lợi ích từ các loại hình KTB như nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản, du lịch, năng lượng tái tạo, có thể gây khó khăn trong quản lý và phát triển KTB.

Như vậy, nguy cơ lớn nhất mà khu vực cửa biển Sông Đốc phải đối mặt khi phát triển kinh tế biển theo như đánh giá của các chuyên gia là vấn đề khai thác hải sản không bền vững (đánh bắt ven bờ, đánh bắt tận diệt,…) có thể cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm suy yếu nền kinh tế biển. Cà Mau là tỉnh có bờ biển dài với ngư trường rộng lớn, là điều kiện để ngành thủy sản phát triển bền vững.

74

Tuy nhiên, do một số ngư dân khai thác không đúng quy định, nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã giảm xuống đến mức báo động và có nguy cơ cạn kiệt trong thời gian tới. Tại vùng biển Sông Đốc, tình trạng ngư dân sử dụng bộ kích điện, bình ắc-quy, xung điện, lưới giăng để khai thác cá vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Đây là những phương tiện rẻ tiền nhưng khai thác rất hiệu quả so với các phương tiện khác. Không chỉ dùng xung điện đánh bắt thủy hải sản, nhiều ngư dân còn bất chấp nguy hiểm sử dụng cả thuốc nổ, lưới cào để đánh bắt gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Hầu hết các phương tiện này chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Với cách khai thác này, chỉ cần một ngòi thuốc nổ thì tất cả loại thủy sản lớn nhỏ đều chết nổi trên mặt nước. Ngoài việc sử dụng hóa chất, xung điện ngư dân Cà Mau còn làm những nghề đã bị cấm như te và cào bay.

Việc sử dụng quá nhiều phương tiện khai thác mang tính hủy diệt đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật nhỏ và những ấu trùng mới sinh; trữ lượng cá trên vùng biển Cà Mau từ đó cũng đã giảm đáng kể. Công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý từ nhiều năm nay đã được triển khai thường xuyên nhưng không những không đẩy lùi mà thực trạng này ngày càng diễn biến phức tạp hơn; tác động tiêu cực đến ngành thủy sản địa phương. Tình trạng khai thác cá mang tính hủy diệt diễn ra rất phổ biến, nhưng việc phát hiện xử phạt hành chính không nhiều vì phần lớn những người sử dụng phương tiện này đều là hộ nghèo; không có tiền đóng phạt; trong khi ghe, tàu là tài sản duy nhất của cả gia đình. Do đó công tác kiểm tra, phát hiện, tịch thu phương tiện và xử phạt hành chính của địa phương diễn ra rất khó khăn.

75

Bảng 2.9: Phân tích Ma trận SWOT phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc

CÁC ĐIỂM MẠNH (S) CÁC ĐIỂM YẾU (W) -S1. Sông Đốc có tiềm năng

lớn về phát triển KTB, đặc biệt là về khai thác và NTTS.

-W1. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của địa phương.

-S2. Sông Đốc có đội tàu đánh bắt thủy sản lớn mạnh với hơn 1000 chiếc.

-W2. Thu hút đầu tư còn yếu, thiếu sự liên kết giữa các hộ, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các ngành nghề truyền thống dẫn đến cạnh tranh hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng.

-S3. Sông Đốc là cửa biển quan trọng không chỉ Cà Mau mà còn miền Tây Nam Bộ.

-W3. Sông Đốc nằm ở vị trí xa thành phố Cà Mau, giao thông bộ còn hạn chế, chi phí vận chuyển lớn.

-S4. Sông Đốc có hệ thống thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản khá mạnh.

-W4. Đội ngũ lao động chưa đáp ứng được nhu cầu, trình độ và kỹ năng chuyên môn còn yếu.

-S5. Sông Đốc có cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá khá tốt như cảng cá, khu neo đậu trú bão, sửa chữa tàu,…

-W5. Công nghiệp chế biến thủy sản chậm đổi mới, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thủy sản.

CÁC CƠ HỘI (O) TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐỂ PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH

HẠN CHẾ ĐIỂM YẾU ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI -O1. Sông Đốc là cửa biển

quan trọng của vùng nên có nhiều cơ hội hợp tác giữa các vùng, miền, giữa các DN và việc thu hút đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn, công nghệ để phát triển địa phương

Cần có các giải pháp như:

- Cần liên kết hợp tác và tăng cường thu hút đầu tư để khai thác tốt hơn tiềm năng KTB không chỉ ở Cà Mau mà cả vùng Tây Nam Bộ.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và làm tốt công tác quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi phát triển khu vực cửa biển Sông Đốc.

- Quy hoạch phát triển bền vững các ngành, đặc biệt là

Cần có các giải pháp như:

- Cần đầu tư hoàn thiện CSHT một các đồng bộ, đặc biệt là đường bộ để phát triển KTB ở Sông Đốc, và thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này.

- Tổ chức liên kết các cơ sở sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, và sức cạnh tranh phục vụ thị trường nội địa và nước ngoài.

- Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành KTB.

-O2. Sông Đốc có lợi thế lớn về nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

-O3. Tỉnh rất quan tâm và xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

76

Cà Mau. về ngành thủy sản để phát

huy thế mạnh của Sông Đốc về đội tàu đánh bắt, cơ sở thu mua chế biến và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá.

-O4. Cửa biển Sông Đốc có tiềm năng phát triển ngành du lịch ( tham quan, dã ngoại, trải nghiệm biển,… ).

-O5. Khu vực của biển Sông Đốc có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió,…

CÁC NGUY CƠ (T)

TẬN DỤNG ĐIỂM MẠNH ĐỂ NGĂN CHẶN NGUY

HẠN CHẾ ĐIỂM YẾU ĐỂ NGĂN CHẶN NGUY CƠ

-T1. Khai thác thủy sản không bền vững (đánh bắt ven bờ, đánh bắt tận diệt,…), có thể cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm suy yếu nền kinh tế biển.

Cần có các giải pháp như:

- Phát triển đội tàu đánh bắt thủy sản một cách hợp lý để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là về nguồn lợi thủy sản ven bờ.

- Quy hoạch phát triển các ngành (khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch,…) một các cân đối, hài hòa để hướng tới phát triển bền vững, tránh xung đột lợi ích và bảo vệ được môi trường.

- Khai thác tốt các cơ sở hậu cần nghề cá, và phát huy hệ thống thu mua, chế biến thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cần có các giải pháp như:

- Tiếp tục đầu tư CSHT để chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển các ngành KTB.

- Tăng cường liên kết các cơ sở sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực chế biến để đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nhằm phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh, và ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.

-T2. BĐKH và nước biển dâng sẽ là một nguy cơ lớn, đe dọa đến sự ổn định và phát triển KTB tại thị trấn Sông Đốc.

-T3. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đô thị hóa tại Sông Đốc có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

-T4. Tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản trong nước và trên thê giới ngày càng nâng cao.

-T5. Xung đột lợi ích từ các loại hình KTB như NTTS, khai thác hải sản, du lịch, năng lượng tái tạo có thể gây khó khăn trong quản lý và phát triển KTB.

77

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc thông qua các số liệu thứ cấp thu thập được. Nhìn chung, phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì phát triển kinh tế biển ở cửa biển Sông Đốc vẫn còn tồn tại những hạn chế làm kìm hãm tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Trong chương 2, luận văn đã trình bày về phương pháp phân tích SWOT, từ nghiên cứu lý luận kết hợp với phân tích thực tiễn, tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển tại cửa biển Sông Đốc theo 4 nhóm:

- Những điểm mạnh.

- Những điểm yếu.

- Những cơ hội.

- Những nguy cơ.

Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát và qua kết quả khảo sát mà xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng, phân tích dữ liệu và thực hiện việc phân tích ma trận SWOT.

Kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại thị trấn sông Đốc, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)