1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác Định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu tư và phát triển quốc tế nhật minh

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Quốc tế Nhật Minh
Tác giả Thân Thị Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Ngọc Trâm
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (15)
    • 1.1. Khái niệm bán hàng, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán (15)
      • 1.1.1. Khái niệm bán hàng (15)
      • 1.1.2. Phương thức bán hàng (15)
      • 1.1.3. Phương thức và hình thức thanh toán thanh toán (17)
    • 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (18)
      • 1.2.1. Vai trò (18)
      • 1.2.2. Nhiệm vụ (18)
    • 1.3. Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (19)
      • 1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu (19)
      • 1.3.2. Kế toán giá vốn hàng bán (21)
      • 1.3.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (24)
      • 1.3.4. Kế toán chí phí hoạt động tài chính (25)
      • 1.3.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (26)
      • 1.3.6. Thu nhập khác và chi phí khác (27)
      • 1.3.7. Kế toán chi phí thuế TNDN (29)
      • 1.3.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (30)
    • 1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán (32)
      • 1.4.1. Hình thức sổ nhật ký chung (33)
      • 1.4.2. Hình thức nhật ký – sổ cái (33)
      • 1.4.3. Hình thức chứng từ ghi sổ (35)
      • 1.4.4. Hình thức kế toán máy vi tính (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ (39)
    • 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh (39)
    • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (39)
    • 2.1.3. Phân tích tình hình phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh trong giai đoạn 2020 – 2022 (42)
    • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (46)
    • 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (47)
    • 2.2.2. Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng (49)
    • 2.3.1. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Nhật Minh (50)
    • 2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu (54)
    • 2.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán (63)
    • 2.3.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính (66)
    • 2.3.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (69)
    • 2.3.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác (74)
    • 2.3.7. Kế toán chi phí thuế TNDN (76)
    • 2.3.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (76)
    • 2.4. Đánh giá thực trạnh công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công (80)
      • 2.4.1. Ưu điểm (80)
      • 2.4.2. Nhược điểm (81)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TỪ VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ NHẬT MINH (86)
    • 3.1. Định hướng phát triển của công ty (86)
    • 3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (89)
    • 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (90)
    • 3.4. Khuyến nghị về môi trường để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (97)
      • 3.4.1. Đối với nhà nước (97)
      • 3.4.2. Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh (98)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán với đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh” là kết quả củ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Khái niệm bán hàng, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong DN Là việc chuyển giao quyền chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ của bên bán sang bên mua, gắn với phần lợi ích và rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng với DN Bán hàng như sợi dây gắn kết giữa DN với thị trường, giúp DN có thể phát hiện nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó tìm ra được cơ hội kinh doanh để mở rộng và phát triển hình thái sản phẩm sang hình thái tiền tệ

Các phương thức bán hàng chủ yếu: a) Bán buôn:

Là phương thức bán hàng cho các DN để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất hoặc tiếp tục được chuyển bán Đặc trưng của phương thức này là kết thúc nghiệp vụ bán hàng, hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng và số lượng hàng bán mỗi lần thường lớn, giá bán có thể thay đổi theo từng lần bán và không cần phải thanh toán ngay

Bán buôn có hai hình thức chính là:

- Bán buôn qua kho: Là hàng hóa mua về nhập kho sau đó mới xuất bán và giao cho bên mua theo một trong hai cách:

+ Bán buôn qua kho theo cách giao hàng trực tiếp tại kho: bên bán giao hàng tại kho của mình còn bên mua sẽ cử người đến nhận hàng trực tiếp hàng tại kho bên bán Kể từ thời điểm việc giao nhận hàng được xác nhận, bên bán ghi nhận doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, và bên mua phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, chi phí hàng đi đường

+ Bán buôn qua kho theo cách chuyển hàng: bên bán chuyển hàng từ kho của mình giao cho bên mua tại thời điểm do bên mua quy định đã thỏa thuận ghi

6 trong hợp đồng Trách nhiệm đối với hàng hóa đang đi trên đường thuộc về bên bán, kế toán bên bán ghi nhận doanh thu bán hàng tại thời điểm hàng được giao cho bên mua theo số thực tế do bên mua xác nhận

- Bán buôn vận chuyển thẳng: DN mua hàng hóa từ nhà cung cấp và bán ngay cho bên mua mà không phải nhập kho Bán buôn vận chuyển thẳng có thể theo một trong hai cách:

+ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: DN thực hiện mua và bán hàng phải trực tiếp thanh toán tiền hàng, toàn bộ giá trị hàng hóa DN mua để bán ra phải tính vào doanh thu chịu thuế

+ Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: DN trở thành tổ chức môi giới thương mại, DN sẽ được hưởng hoa hồng và phải chịu thuế trên doanh thu hoa hồng Trường hợp này DN phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh theo luật thuế hiện hành b) Bán lẻ

Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các tổ chức kinh tế mang tính chất tiêu dùng Đặc trưng của phương thức này là kết thúc nghiệp vụ bán hàng thì sản phẩm rời khỏi lĩnh vực lưu thông đi vào tiêu dùng và bán lẻ thường bán đơn chiếc, bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định và được thanh toán ngay Bán lẻ thường có những hình thức chủ yếu sau:

- Bán lẻ thu tiền tập trung: Thường được áp dụng tại các tổ chức ở quy mô bán lẻ lớn như siêu thị, quầy bách hóa lớn, khách hàng tự chọn hàng hóa và thanh toán một lần tại quầy kế toán bán hàng ( thu ngân) thu tiền, cuối ngày kế toán bán hàng lập báo cáo bán hàng và đem nộp tiền vào phòng kế toán để ghi sổ một lần

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Phù hợp với quy mô bán nhỏ lẻ, kế toán bán hàng (thu ngân) thu tiền trực tiếp từ khách hàng, cuối ngày lập báo cáo bán hàng và nộp tiền cho phòng kế toán hoặc định kỳ 3, 5, 7 ngày mới lập báo cáo bán hàng nhưng tiền mặt vẫn phải nộp hằng ngày

- Gửi bán đại lý và ký gửi hàng hóa: Là phương thức bán hàng mà trong đó DN giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bán hàng, bên nhận làm đại lý ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa

7 hồng đại lý Số hàng chuyển giao cho đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của DN cho đến khi đại lý thông báo đã bán được hàng Khi đó DN mới được phép ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

- Bán hàng qua các sàn thương mại điện tử: DN mở một quầy hàng trên các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,… và và đưa các mặt hàng mình có lên đó Khi khách hàng đặt hàng, DN sẽ nhận được thông báo chuẩn bị hàng và giao cho đơn vị vận chuyển Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi hàng đã được giao và khách hàng xác nhận đã nhận được hàng

1.1.3 Phương thức và hình thức thanh toán thanh toán: a) Các phương thức thanh toán:

Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Trong các DN, đặc biệt là DN thương mại, các thông tin, số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là cơ sở để hoạch định chiến lược cho DN:

- Nhà quản lý dựa và đây để nắm bắt được tình hình hiện tại của hàng hóa cả về số lượng và giá trị, hạn chế được những rủi ro như thất thoát, tồn đọng suy giảm giá trị hàng hóa Từ đó khắc phục những thiếu sót trong quá trình mua bán, dự trữ hàng hóa giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn

- Biết được tình hình triển khai kế hoạch bán hàng, các chính sách và chương trình về giá cả từ đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và đưa chiến lược phù hợp cho kỳ sau phù hợp với thị trường và khả năng của đơn vị

- Giúp cho đối tượng liên quan trục tiếp đến DN như các cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,… nắm bắt được tình hình kinh doanh của DN và đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp

Kế toán bán hàng có nhiệm vụ:

- Kế toán bán hàng cần ghi chép đầy đủ, kịp thời về số lượng và giá trị hàng hóa bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng giá trị vốn hàng đã bán nhằm xác định đúng kết quả bán hàng của DN

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong DN

- Quản lý tốt tiền bán hàng, các khoản khách hàng thanh toán và công nợ phải thu khách hàng

- Cung cấp thông tin chính xác đầy đủ và kịp thời về tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ nhằm phục vụ cho việc lập BCTC và xác định hướng phát triển của DN trong tương lai.

Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu: a) Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14): “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”

- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu

- Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng trong kỳ Vào cuối mỗi kì, kế toán thực hiện việc kết chuyển các khoản này làm giảm trừ doanh thu bán hàng trong kỳ để xác định doanh thu thuần mà DN đạt được Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại:

+ Chiết khấu thương mại: là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán b) Điều kiện ghi nhận:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện:

- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó c) Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn hàng bán bị trả lại

- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

- Biên bản thanh lý hợp đồng

- Sổ NKC, sổ cái và sổ chi tiết TK 511 d) Tài khoản sử dụng

Theo thông tư 133/2016/TT- BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 TK cấp 2 là:

- 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

- 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 511 không có số dư cuối kỳ e) Phương pháp kế toán

Phụ lục 1.1 Trình tự hạch toán TK 511

1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm

GVHB dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với DN xây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, TK này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thu hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư

GVHB = Trị giá mua hàng + chi phí thu mua

Tuy nhiên chi phí thu mua thường đến cuối tháng mới tính toán phân bổ cho hàng hóa xuất kho b) Chứng từ sử dụng

- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn

- Biên bản ký gửi hàng

- Sổ NKC, sổ cái TK 632

Theo Thông tư 133/2016/TT - BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ, để phản ánh GVHB, kế toán sử dụng TK 632 – giá vốn hàng bán:

TK 632 không có số dư cuối kỳ d) Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính giá xuất kho được sử dụng Mỗi DN có một phương pháp áp dụng tính giá xuất kho khác nhau Các phương pháp tính giá xuất kho gồm:

- Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho căn cứ vào giá trị thực tế nhập vào của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa đó

Phương pháp này áp dụng tốt phương pháp phù hợp của kế toán: chí phí thực tế phù hợp với chi phí thực tế Tuy nhiên, thường chỉ áp dụng cho các DN có ít mặt

13 hàng hoặc có các mặt hàng ổn định và nhận diện được chi tiết về giá nhập của từng lô HTK

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng DN

Gía xuất kho = Số lượng * Giá đơn vị bình quân

Trong đó, số lượng dựa trên số thực tế đen xuất và giá bình quân được tính theo một trong 2 cách sau:

Cách 1: tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

Theo phương pháp này, kế toán chỉ cần tính giá trị bình quân một lần vào cuối kỳ Tuy nhiên chính vì vậy không xác định được mức giá bình quân tất cả các lần xuất kho trong kỳ, doanh thu mỗi lô hàng không phù hợp với chi phí đã bỏ ra để có được doanh thu đó

Cách 2: tính giá xuất kho bình quân gia quyền cho mỗi lần nhập:

Việc tính giá xuất kho theo phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với việc theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ do được tính toán thường xuyên liên tục Tuy nhiên, khối lượng tính toán nhiều sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tăng rủi ro sai sót

- Phương pháp nhập trước xuất trước: Với phương pháp này hàng được mua trước thì sẽ được xuất bán trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết Phương pháp này cung cấp số liệu kịp thời đồng thời giá trị vốn hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá trị của hàng hóa đó trên thị trường Tuy nhiên vẫn

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Giá đơn vị bình mỗi lần nhập = 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑠𝑎𝑢 𝑚ỗ𝑖 𝑙ầ𝑛 𝑛ℎậ𝑝

14 chưa đạt yêu cầu về nguyên tắc phù hợp do doanh thu hiện tại không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại e) Phương pháp kế toán:

Phụ lục 1.2 Trình tự hạch toán TK 632

1.3.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm:

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu liên quan đến các hoạt động tài chính như:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ,

- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn,dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ, lãi do bán ngoại tệ

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác b) Chứng từ sử dụng

- Phiếu tính lãi tiền gửi

- Sổ NKC, Sổ cái TK 515

- Các chứng từ khác có liên quan c) Tài khoản sử dụng

Theo Thông tư 133/2016/TT - BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ, để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính, kế toán sử dụng TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

TK 515 không có số dư cuối kỳ d) Phương pháp kế toán

Phụ lục 1.3 Trình tự hạch toán TK 515

1.3.4 Kế toán chí phí hoạt động tài chính a) Khái niệm:

Các hình thức ghi sổ kế toán

Theo TT133/2016 có 4 hình thức kế toán mà DN có thể chọn áp dụng bao gồm: Hình thức sổ nhật chung, hình thức nhật ký - sổ cái, hình thức chứng từ - ghi sổ, hình thức kế toán trên máy tính

1.4.1 Hình thức sổ nhật ký chung

Sơ đồ 1 1 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

- Ưu điểm: việc kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế dễ dàng, bởi các nghiệp vụ được thống kê trình tự theo thời gian vào Sổ Nhật ký chung, đồng thời với mô hình Sổ cái tờ rời rất thuận tiện cho việc ứng dụng công tác kế toán trên máy vi tính

- Nhược điểm: số nghiệp vụ phải ghi chép tương đối nhiều Hơn nữa một nghiệp vụ có thể sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung nhiều lần Vì vậy khi tổng hợp vào sổ Cái kế toán phải kiểm tra và loại bỏ các nghiệp vụ bị trùng

1.4.2 Hình thức nhật ký – sổ cái:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

24 toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái Căn cứ để ghi sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại

- Ưu điểm: Cách ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ đối chiếu Thích hợp với quy mổ nhỏ, ít nghiệp vụ phát sinh

- Nhược điểm: Kết cấu sổ theo chiều ngang, quá dài, không phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đa dạng về loại nghiệp vụ, khó khăn khi thực hiện phân công công việc cho các kế toán thực hiện ghi sổ

Sơ đồ 1 2 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – sổ cái

1.4.3 Hình thức chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1 3 Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

- Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện phân công công việc cho các kế toán Mỗi kế toán có thể phụ trách theo dõi từng phần hành

- Nhược điểm: Việc ghi chép đôi khi bị trùng lặp Một nghiệp vụ được phản ánh làm nhiều lần trước khi ghi vào Sổ Cái Do vậy công việc ghi chép sẽ tăng lên hàng ngày

1.4.4 Hình thức kế toán máy vi tính

Sơ đồ 1 4 Quy trình ghi sổ kế toán máy vi tính

+ Tốc độ nhập và xử lý dữ liệu vào máy tính thực hiện ổn định và nhanh hơn hẳn so với hình thức kế toán thủ công

+ Thông tin dữ liệu khi cần thiết kế toán có thể tra cứu ngay lập tức và có thể gửi đi cho nhiều người cùng lúc

+ Nhờ tính năng dự báo dòng tiền, lập các báo cáo tự động và cảnh báo thông minh trên phần mềm mà các nguồn tài nguyên của DN được sử dụng hiệu quả hơn Dòng tiền sẽ được cải thiện thông qua thu nợ tốt hơn và hàng tồn kho cũng được kiểm soát một cách dễ dàng

+ Hình thức kế toán trên máy vi tính không chỉ giảm thời gian nhân viên thực hiện nghiệp vụ mà còn giảm chi phí kiểm toán như hồ sơ gọn gàng, lên nhật và chính xác

+ Chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, khó đáp ứng được các phân tích thống kê mang tính quản trị

+ Chi phí vận hành cho hệ thống tương đối lớn Bởi các phần mềm luôn liên tục cập nhật định kỳ, DN sẽ phải trả thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp ngoài chi phí mua ban đầu

Chương 1 có trọng tâm chủ yếu là những kiến thức, lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong DN Nắm được khái niệm, vai trò, phương pháp xác định và hạch toán doanh thu bán hàng, các loại chi phí và xác định lợi nhuận DN, đây là yếu tố vô cùng quan trọng để một DN có thể tồn tại và phát triển

Dựa vào kiến thức chương 1, chương 2 sẽ ứng dụng phân tích về thực trạng hoạt động, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm những năm gần đây và đưa ra đánh giá, nhận xét

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

• Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển quốc tế Nhật Minh

• Tên viết tắt: NHAT MINH DEV.,JSC

• Địa chỉ: Số 108, Tổ 21, Ngõ Hồ Hố Mẻ, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

• Người đại diện: Lê Tuấn Phong

• Đăng ký kinh doanh số:

• Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài nhà nước

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần quốc tế Nhật Minh được thành lập 31/7/2015, với quy mô ban đầu khá nhỏ, chỉ là một cửa hàng bán các loại khóa cơ, phụ kiện linh kiện về cửa với khách hàng chủ yếu ở địa bàn Hà Nội Là một cửa hàng nhỏ nhưng Nhật Minh nhận được sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng nhờ những tiêu chí làm việc được đặt lên hàng đầu:

- Sản phẩm chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

- Giá cả hợp lý, phục vụ nhiệt tình

- Dịch vụ tận tình trước và sau bán hàng, bảo hành đầy đủ

- Uy tín trách nhiệm đặt lên hàng đầu

Cùng với sự phát triển đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, chung cư, công ty, văn phòng, tăng cao đồng thời nhu cầu của người dân về các loại khóa, phụ kiên cửa về mẫu mã, tính năng, công dụng, cũng tăng vọt Nhận biết được cơ hội này công ty đã không ngừng cải thiện đa dạng hóa các sản phẩm, cải thiện chất lượng dịch vụ mở rộng quy mô

Sau một năm hoạt động, Nhật Minh không chỉ là một cửa hàng bán khóa mà còn phát triển thêm dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành đối với tất cả các vấn đề liên quan đến cửa, không chỉ đối với khách lẻ mà còn nhận được nhiều dự án từ các DN Trong quá trình đó các bộ phận chức năng như phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật luôn không ngừng phát triển hoàn thiện bộ máy hoạt động

Năm 2017, công ty chính thức bước chân vào kinh doanh, lắp đặt các loại khóa điện tử: khóa cửa nhận dạng khuôn mặt, hóa cửa vân tay, khóa cửa thẻ từ, khóa cửa mật mã, khóa cửa tích hợp nhiều chức năng (vân tay, thẻ từ, mật mã, kết nối thông minh với các thiết bị di động,… trở thành đơn vị phân phối chính thức của nhiều hãng khóa và phụ kiện cửa lớn như: Hafele, Imundex, Topone, NEO, OK, GMT, VPP, Yale, và mở rộng quy mô trở thành siêu thị khóa điện tử được nhiều khách hàng đặt niềm tin

Có thể kể đến những dự án nổi bật mà Nhật Minh đã thực hiện trong thời gian qua như:

- Công trình lắp đặt khóa tay gạt, khóa nắm đấm tròn nhà ở cho cán bộ, công nhân viên Vinastone tại Hòa Lạc, Hà Nội

- Cung cấp, lắp đặt Thanh thoát hiểm NEO, khóa thanh thoát hiểm NEO, Tay co thủy lực NEO Nhà máy máy Thái Bình 2 tại thị trấn Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Cung cấp lắp đặt Tay co thủy lực TOPONE C183 tại Giảng đường mới Học Viện Quốc Phòng

- Cung cấp, lắp đặt Thanh thoát hiểm NEO 500P tại công trình Công trình Chung cư Victoria Văn Phú, Hà Đông

- Lắp đặt Khóa điện tử PHG KR8010 ( sử dụng mã số và thẻ từ) , khóa tay gạt NEO L82135, tại nhà máy Nhà máy Lavie Việt Nam tại Như Quỳnh – Văn Lâm Hưng Yên

- Cung cấp, lắp đặt Khóa điện tử PHG KR8010 sử dụng thẻ hoặc mã số, khóa tay gạt ROEASY MA0809, khóa tay gạt NEO R82135, tay đẩy hơi NEO 078 tại Công trình Trung Tâm Vũ Trụ Việt Nam ( thuộc khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc)

 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Sản phẩm kinh doanh của công ty là khóa và phụ kiện cung cấp cho nghành cửa như:

- Khóa móc khóa treo Đồng thời Nhật Minh cũng cung cấp các dịch vụ như:

- Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm về khóa và phụ kiện cửa

- Phân phối khóa và phụ kiện cửa

- Lắp đặt, sửa chữa, bảo hành khóa và phụ kiện cửa

Phân tích tình hình phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh trong giai đoạn 2020 – 2022

quốc tế Nhật Minh trong giai đoạn 2020 – 2022

Bảng 2 1: Bảng phân tích tình hình tài chính công ty giai đoạn 2020-2022 ĐVT: triệu đồng

Doanh thu thuần về bán hàng và

Doanh thu hoạt động tài chính 91 105 126 34 15.4% 31 20%

Chi phí hoạt động tài chính 45 48 61 3 6.7% 13 27.1%

Chi phí quản lý kinh doanh 114 136 165 22 19.3% 29 21.3%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.700 5.142 7.697 1.442 43.2% 2.555 49,69%

Nguồn: BCTC công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh năm 2020-

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ doanh thu thuần về bán hàng và CCDV của công ty giai đoạn

Nguồn: BCTC công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh năm 2020-

Sau khoảng thời gian trì trệ do dịch bệnh covid – 19, kể từ năm 2020, doanh thu của công ty đang phát triển đều đặn qua các năm 2020,2021,2022 Năm 2020 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 9.058 triệu đồng, đây là khoảng thời gian hầu hết các thị trường đều ngưng trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là các ngành thương mại, xây lắp Đến năm 2021, khi tình hình ổn định trở lại, các hoạt động thương mại bắt đầu hoạt động trở lại, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ lên 10.653 triệu đồng (tương đương 17,6%), đây được coi là mức độ tăng trưởng khá tốt trong thời kỳ mọi hoạt động kinh tế xã hội đang dần bình thường hóa sau dịch bệnh Năm 2022, khi thị trường đã ổn định và phát triển, doanh thu thuần có mức tăng lên đến 43.9% do với năm 2022 (từ 10.653 triệu đồng lên đến 15.325 triệu đồng) Năm 2022 cũng được coi là năm Nhật Minh đạt được rất nhiều thành công khi tiếp cận được với nhiều công trình trên khắp cả nước và có doanh thu đến từ bán khóa điện tử tăng nhanh chóng

Sơ đồ 2 2 Sơ đồ lợi nhuận thuần về bán hàng và CCDV công ty giai đoạn 2020 -

Nguồn: BCTC công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh năm 2020-

Mặc dù doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV năm 2021 tăng không nhiều nhưng trong năm 2021 công ty lại có chi phí giá vốn hàng bán thấp do nhiều nhà cung cấp tạo điều kiện cho các đại lý nhập hàng với giá nhập thấp nhằm thúc đẩy động lực bán hàng cho các đại lý nên lợi nhuận thuần từ doạt động kinh doanh năm 2021 năm 1.422 triệu đồng, tương đương 43,2% so với năm 2020 Trong năm 2022, lợi nhuận thuần từ bán hàng và CCDV công ty tăng mạnh đạt 7.665 triệu đồng do tốc độ tăng nhanh của doanh thu thuần

Bảng 2 2 Về cơ cấu và quy mô nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2020- 2022: ĐVT: triệu đồng

Giá Trị Tỷ lệ Giá Trị Tỷ lệ Giá Trị Tỷ lệ

Nợ Phải Trả 1.532 41,44% 1.752 42,65% 2.354 46,70% Vốn chủ sở hữu 2.165 58,56% 2.356 57,35% 2.687 53,30% Tổng nguồn vốn 3.697 100% 4.108 100% 4.295 100%

Nguồn: BCTC công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh năm 2020-

Tình hình nguồn vốn của công ty biến động trong giai đoạn 2020-2022: Nợ phải trả năm 2021 là 1.752 triệu đồng, tăng 220 triệu đồng, tăng 1,21% so với năm 2020 Sang năm 2022, nợ phải trả tăng 602 triệu đồng, tăng 4,05% so với năm trước thể hiện qua tiền trả trước của các công trình lắp đặt Năm 2020, vốn chủ sở hữu của công ty là 2.165 triệu đồng, năm 2021 là 2.356 triệu đồng, năm 2021 vốn chủ sở hữu tăng

191 triệu đồng so với năm 2022 Năm 2022, giá trị vốn chủ sở hữu là 2.687 triệu đồng tăng 331 triệu đồng so với năm 2021 Sự biến động của vốn chủ sở hữu trên là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có sự biến đổi Trong 3 năm tình hình nợ phải trả của công ty đều được kiểm soát, tỷ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy năng lực tài chính của công ty rất vững và được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu

Nhìn chung, 3 năm trở lại đây Nhật Minh đang trên đà phát triển tốt về doanh số bán hàng, quy mô và cơ cấu nguồn vốn, một phần nhờ vào tinh hình kinh tế - xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên một phần do công ty luôn cố gắng không ngừng để ngày càng hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, công tác kế toán,

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một tổ chức bộ máy quản lý tốt được coi là chìa khóa đem đến sự thành công đối với bất cứ DN nào Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý đáp ứng được các yêu cầu về tính tối ưu, tính linh hoạt, tính tin cậy lớn, tính kinh tế như sau:

Sơ đồ 2 3 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

 Giám đốc: Đứng đầu công ty là giám đốc Lê Tuấn Phong, có thẩm quyền cao nhất điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, người đại diện pháp luật trước nhà nước và các đối tác bên ngoài Giám đốc là người trực tiếp phê duyệt mọi yêu cầu, đề nghị trong nội bộ công ty và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, nhà cung cấp

 Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh bao gồm trưởng phòng và các nhân viên kinh doanh, thực hiện của nhiệm vụ sale và marketing Phòng kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của công ty: nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng, kế hoạch quảng bá sản phẩm,… để thực hiện được nhiệm vụ đó các nhân viên kinh doanh cần phải thu thập thông tin về khách hàng, liên tục mở rộng thị trường và kết nối với các khách hàng tiềm năng để mang lại doanh số cho công ty Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tiếp đón, chăm sóc khách hàng cả trước, trong và sau bán hàng

 Phòng kế toán: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về kế toán theo đúng quy định của chuẩn mực, theo dõi kiểm soát sự luân chuyển của tài sản, nguồn vốn của công ty Đưa ra các loại báo cáo quản trị hàng ngày, định kỳ theo tuần, tháng, quý để giám đốc và các bộ phận nắm được tình hình hoạt động của

37 công ty Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, nộp thuế,… theo quy định của nhà nước

 Phòng kỹ thuật: bao gồm các nhân viên kỹ thuật chuyên thực hiện việc khảo sát công trình, các dự án Đề ra hướng thi công, sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng Sau đó sẽ thực hiện thi công lắp đặt cho khách hàng, sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng

2.2 Tổ chức công tác kế toán

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2 4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

- Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán trong công ty, đảm bảo công tác kế toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán mà công ty áp dụng

- Chỉ đạo, quản lý công tác kế toán phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hướng dẫn, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện của các nhân viên kế toán nhằm quán triệt tư tưởng, cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến sai phạm trong công tác kế toán

- Ký, phê duyệt tất cả các tài liệu tài chính kế toán: yêu cầu mua hàng, yêu cầu thu chi, hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, lắp đặt,… được nhân viên kế toán hoặc đối tác gửi đến phù hợp với tình hình của công ty Chịu trách nhiệm về các báo cáo quản trị và báo cáo tài chính trước khi được trình lên cấp trên

- Phối hợp với các trưởng bộ phận tạo nên bộ máy lãnh đạo thống nhất và đưa ra ý kiến tư vấn, tham mưu đến giám đốc trong việc thiết lập chiến lược, phương hướng phát triển, kế hoạch hoạt động của công ty

- Lập các loại chứng từ, quản lý, lưu trữ và sắp xếp các chứng từ nội bộ một cách khoa học và linh hoạt

- Theo dõi sổ sách kế toán liên quan đến các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ khách hàng, nhà cung cấp, thanh toán nội bộ,…

- Thực hiện nhập liệu, quản lý tất cả các danh mục, hạch toán các nghiệp vụ trên phầm mềm kế toán và dựa vào đó lập các báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yếu cầu của giám đốc

- Thực hiện các giao dịch với ngân hàng

 Kế toán bán hàng kiêm thủ kho:

- Kiểm soát các loại hàng hóa trong kho, liên tục cập nhật tình hình hàng hóa trong kho để lên kế hoạch cho việc bán hàng

- Lập báo giá gửi khách hàng khi có yêu cầu mua hàng trong khả năng công ty có thể đáp ứng về hàng hóa

- Thực hiện việc nhập/xuất hàng theo yêu cầu đã được phê duyệt bởi, lập phiếu nhập/ xuất kho Hạch toán việc xuất/nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư trên phần mềm; đảm bảo ghi nhận chính xác các tài khoản kế toán và phù hợp của các khoản mục chi phí

- Lập các loại báo cáo liên quan đến doanh thu bán hàng và kho hàng theo yêu cầu

- Thực hiện việc sắp xếp kho hàng, kiểm kê hàng hóa định kỳ hoặc khi có yêu cầu đồng thời lập biên bản kiểm kê, xử lý khi có chênh lệch, sai sót, thiếu hụt,… hàng trong kho

- Lập hóa đơn đầu ra đối với khách hàng là DN và có yêu cầu xuất hóa đơn

- Thu thập thông tin thuế GTGT đầu vào và đầu ra, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của thông tin trên hóa đơn, nhập thông tin vào hệ thống và thực hiện xử lý các hóa đơn không hợp lệ

- Thực hiện kê khai các loại thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế TNDN, thuế TNCN hàng tháng/ quý/ năm và quyết toán thuế cuối năm Lập hồ sơ nộp thuế, hoàn thuế theo quy định của nhà nước và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước

- Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có bất cứ vấn đề phát sinh liên quan đến thuế

Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng

- Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/08/2016 áp dụng đối với các DN vừa và nhỏ

- Niên độ kế toán áp dụng: tính theo năm dương lịch, năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung

- Đồng tiền áp dụng: VNĐ

- Phương pháp tính giá khấu hao TCSĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp kê khai hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân cuối kỳ

- Phương pháp tính thuế GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phần mềm kế toán sử dụng: Hiện nay công ty đang sử dụng công cụ excel kết hợp phần mềm kế toán AMIS.VN – Kế toán R72 ( phiên bản 72.0.0.3) Đây là phần mềm được nhiều DN tại Việt Nam lựa chọn bởi nhiều lợi ích vượt trội trong quá trình vận hành Phần mềm đơn giản dễ sử dụng và rất phổ biến, và dễ tiếp cận với mọi đối tượng, giúp công tác kế toán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn do được tự động hóa Hơn nữa, Amis có công cụ để xây dựng rất nhiều loại danh mục đối tượng, các nghiệp vụ bán hàng, mua hàng, kho, quỹ,… và tự động sinh ra các báo cáo, sổ sách, tờ khai, báo cáo thuế…sẽ giúp người kế toán giảm rất nhiều thao tác công sức để xây dựng báo cáo, sổ sách này giúp giảm đáng kể các thao tác thủ công khó nhọc của kế toán và người quản lý Từ đó tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí cho DN

Bảng 2 3 Giao diện phần mềm kế toán tại công ty

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Nhật Minh

2.3.1 Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Nhật Minh a) Thị trường hoạt động

Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các sản phẩm chủ yếu là khóa và các loại phụ kiện cửa, đặc biệt công ty đang đẩy mạnh chính sách bán hàng trong thị trường khóa điện tử: khóa vân tay, nhận diện khuôn mặt, khóa thẻ từ, mật mã,… Các sản phẩm mà công ty hiện đang kinh doanh thuộc nhóm các sản phẩm vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, đồng thời công ty cũng cung cấp các dịch vụ lắp đặt sửa chữa, bảo hành các công trình, thiết bị liên quan đến khóa cửa Những năm gần đây, nhu cầu về các loại khóa ngày càng tăng cao do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng, khóa và phụ kiện cửa không chỉ có công dụng bảo đảm an toàn cho các gia đình, DN mà nó còn góp phần làm đẹp cho không gian sống, thể hiện phong cách địa vị của người sử dụng Nhu cầu người tiêu dùng tăng cao cũng kéo theo số lượng các DN cung cấp sản phẩm này cũng tăng lên chóng mặt khiến mức độ cạnh tranh trong ngành này ngày càng cao, để có được vị trí trên thị trường bắt buộc công ty luôn phải đẩy mạnh công tác kế toán bán hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Hiện tại công ty đang cung cấp sản phẩm cho thị trường cả nước và doanh thu các vùng đều có xu hướng tăng trưởng rất tốt, đặc biệt là thị trường miền Nam:

Sơ đồ 2 5 Sơ đồ : Doanh thu bán hàng theo khu vực qua các năm 2020-2022 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

- Thị trường miền Bắc với mật độ dân số và phát triển hạ tầng cao dẫn đầu cả nước vẫn luôn là miếng bánh béo bở mang lại nguồn doanh thu lớn cho DN thương mại Những năm gần đây các khu công nghiệp, khu đô thị ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên,… tập trung dân cư đông đúc, tốc độ phát triển đô thị hóa cao đang là mục tiêu mà công ty đang hướng tới

- Doanh thu từ thị trường miền Nam đang tăng mạnh qua 3 năm qua, tại thị trường này công ty hiện đang cung cấp nhiều mặt hàng như khóa điện tử cho các hộ gia đình, văn phòng công ty, các phụ kiện cửa đối với nhiều công ty lớn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng tại khu vực này công ty đã liên kết với chi nhánh các nhãn hàng trong khu vực phía Nam để có thể vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp đến với khách hàng đồng thời xây dựng một đội kỹ thuật để có thể sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ lúc nào

- Tại thị trường miền Trung, khách hàng của công ty thường là các DN tại các thành phố lớn, các nhà hàng, khách sạn tại các điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang,

42 Đà Nẵng, Quy Nhơn,… Hiện tại công ty đã và đang cung cấp dòng khóa điện tử dành riêng cho khách sạn đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn b) Phương thức bán hàng chủ đạo

Cửa hàng Siêu thị khóa điện tử.com thuộc Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Nhật Minh có vị trí tại 96 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Với vị trí địa lý thuận tiện, nơi tập trung rất nhiều dịch vụ tiện ích, giao thông kết nối, khoảng cách lý tưởng để đến trung tâm thành phố hay ra khu vực ngoại thành Nhật Minh đã và đang tận dụng tối đa những lợi ích để phát triển ngày càng nhiều phương thức bán hàng như:

- Bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng: Gian hàng của công ty luôn được trưng bày và cập nhật những mẫu hàng hóa mới nhất, được ưa chuộng nhất để luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng muốn xem trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng Hàng ngày cửa hàng tiếp đón khá nhiều khách lẻ đến để được tư vấn, lựa chọn, mua hàng trực tiếp tại cửa hàng Khách lẻ đến trực tiếp cửa hàng mua hàng thường mua với số lượng nhỏ, có thể là người dân muốn lắp đặt các loại khóa cho gia đình hoặc lắp đặt cho các văn phòng quy mô nhỏ

- Bán lẻ online thông qua các trang mạng internet: thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì mạng internet như zalo, facebook, tiktok ,… cũng đang là nguồn doanh thu lớn đối với công ty Do luôn đẩy mạnh chiến lược marketing online, đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn túc trực để tư vấn, hỗ trợ, tiếp nhận đơn hàng, thêm vào đó là chính sách hỗ trợ giao hàng nên doanh số bán lẻ thông qua internet rất ổn định và ngày càng tăng cao

- Bán lẻ thông qua các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiktok shop: trong những năm gần đây việc mua hàng qua các sàn thương mại điện tử tăng vọt, đặc biệt là sau đại dịch covid 19 Để dáp ứng nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh doanh thu tiêu thu sản phẩm gian hàng trên các sàn thương mại điện tử của công ty cũng luôn được cập nhật những mẫu mã mới nhất, có nhiều chương trình ưu đãi với mã giảm giá, mã miễn phí vận chuyển để thu hút khách hàng Đơn hàng shopee, lazada luôn mang lại nguồn doanh thu ổn định hàng ngày cho công ty, đặc biệt vào các ngày các sàn có chương trình khuyến mại doanh thu bán hàng qua các sàn thương

43 mại điện tử còn cao hơn so với bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng online qua mạng internet Với số lượng bán lớn, nhiều nhận xét tích cực, công ty không chỉ bán được những mặt hàng giá rẻ mà còn nhận nhiều đơn hàng với doanh thu hàng triệu đồng

- Bán buôn: là đơn vị phân phối chính hãng của nhiều hãng khóa nổi tiếng, công ty cũng nhận được nhiều đơn hàng từ các cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn Do luôn có khả năng cung cấp sản phẩm khi cần thiết với giá cả hợp lý nên công ty luôn được các nhà bán lẻ tin tưởng

- Ký gửi hàng hóa: ngòai các hình thức trên, công ty còn ký gửi các loại khóa tại các cửa hàng khác Đây cũng là một phương thức bán hàng mà công ty đang đẩy mạng phát triển nhằm tạo thêm nhiều mối quan hệ với đối tác, mở rông phạm vi kinh doanh và tăng doanh thu bán hàng c) Các phương thức thức thanh toán chủ yếu:

- Thanh toán dùng tiền mặt: Việc thanh toán dùng tiền mặt thường xảy ra khi khách hàng đến mua trực tiếp tại cửa hàng, số tiền thanh toán không lớn Trực tiếp thu tiền của khách hàng là kế toán bán hàng Kế toán bán hàng kiêm thủ kho sẽ nhập nghiệp vụ bán hàng trên phần mềm, viết hóa đơn bán lẻ hoặc xuất phiếu xuất kho nếu khách hàng yêu cầu Qũy tiền mặt thu của khách hàng sẽ do kế toán bán hàng giữ và ghi chép chi tiết các khoản thu chi Lập báo cáo thu chi tiền mặt hàng ngày, hàng tuần

- Thanh toán không dùng tiền mặt: đây là phương thức thanh toán được hầu hết khách hàng công ty sử dụng bởi sự nhanh gọn tiện dụng Công ty luôn đưa ra nhiều phương thức thanh toán để thuận tiện với tất cả khách hàng của công ty:

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu

a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Phiếu thu, giấy báo Nợ

- Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết TK 511

- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo TT133/2016/TT-BTC Trong đó chủ yếu là TK 5111 – doanh thu bán hàng hóa và TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

 Quy trình bán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại công ty:

Sơ đồ 2 6 Quy trình bán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại công ty

Cuối kỳ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận ở TK 511 được kế toán kết chuyển sang TK 911, tính lãi lỗ trong kỳ

Ví dụ minh họa: Ngày 10/3/2023, Công ty TNHH BX Bunka Việt Nam đặt đơn hàng gồm 1 bộ thanh thoát hiểm NEO đôi 500T-S với đơn giá chưa VAT là 1.460.000 VNĐ và 1 thanh thoát hiểm NEO đơn 500S với đơn giá chưa VAT là 934.400 đồng theo PO số BXV2023-030531

Khi nhận được đơn đặt hàng do khách hàng gửi đến, bộ phận kinh doanh sẽ chuyển đơn đặt hàng cho kế toán bán hàng (kiểm thủ kho), sau khi xác nhận hàng trong kho đủ khả năng cung cấp cho khách hàng và thông báo cho kế toán nội bộ Kế toán nội bộ phê duyệt đơn đặt hàng và yêu cầu xuất kho hàng giao cho khách, đồng thời phiếu xuất kho, giấy xác nhận CO, CQ, và hóa đơn GTGT sẽ được gửi qua email cho khách hàng

Căn cứ vào đơn đặt hàng, phiếu thu, hóa đơn GTGT kế toán tiến hành hạch toán vào phầm mềm amis như sau:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển số dư TK 511 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Bảng 2 4 Đơn đặt hàng Công ty TNHH BX Bunka Việt Nam

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Bảng 2 5 Chứng từ bán hàng Công ty TNHH BX Bunka Việt Nam

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh Bảng 2 6 Phiếu xuất kho

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Bảng 2 8 giấy xác nhận CO, CQ

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

51 b) Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh có thể do các sản phẩm bị hỏng, bị lỗi, không đúng mô tả, bị khách hàng trả lại Công ty có chính sách cho phép khách hàng hoàn trả lại hàng mua trong trường hợp sản phẩm có lỗi do nhà sản xuất hoặc không đúng trong hợp đồng đã ký kết Các sản phẩm do công ty bán ra hầu hết đã được kiểm tra kỹ càng trước khi giao cho khách hàng nên việc hàng hóa trả lại ra lỗi xảy ra rất ít Tuy nhiên, vẫn có một số khoản giảm trừ doanh thu do khách hàng đặt hàng qua các sàn thương mại như shopee, lazada sau đó không nhận hàng hoặc do một số nhân viên mới chưa biết hết các mã hàng nên đóng sai hàng cho khách dẫn đến hàng hóa bị hoàn lại công ty

- Chứng từ trả lại hàng bán

- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Các TK đối ứng như TK 111, 112, 131,…

Ví dụ minh họa: Ngày 27/3/2023, công ty phát sinh nghiệp vụ trả lại hàng bán do khách hàng đặt sản phẩm KING 510 (Tay co NK KING 510) với giá 554.170 VNĐ trên shopee sau đó không nhận hàng Căn cứ vào chứng từ bán hàng đã ghi sổ khi xuất hàng giao cho khách và số lượng hàng thực tế đã hoàn về, kế toán ghi sổ chứng từ hàng bán bị trả lại như sau:

Bảng 2 9 Chứng từ trả lại hàng bán

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh Bảng 2 10 Sổ cái TK 511

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Kế toán giá vốn hàng bán

Chi phí giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí lớn nhất và đóng vai trò quan trọng đối với các tất cả các doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán sẽ bao gồm hết những chi phí nhập hàng về đến khi hàng về kho như: giá nhập hàng từ bên cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa từ đơn vị cung cấp về kho, bảo hiểm hàng hóa, các loại thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm nhập hàng vào kho, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm và xác định lợi nhuận của doanh nghiệp

Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ bán hàng, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn GTGT, kế toán tiến hành phản ánh giá vốn hàng bán trên phầm mềm Amis theo bút toán:

Phần mềm sau đó sẽ tự cập nhật lên các loại sổ kế toán như sổ NKC, sổ cái TK 632, sổ chi tiết TK 632

Cuối tháng, kế toán công ty tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, nghiệp vụ này đã được thiết lập sẵn trên phần mểm Amis Ngay sau đó phần mềm sẽ cập nhật lại số giá vốn của nghiệp vụ xuất bán sau khi tính lên các chứng từ và sổ kế toán có liên quan Đơn giá xuất kho bình quan cuối kỳ được tính theo công thức: Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ = 𝐺í𝑎 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ+𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Cuối kỳ kế toán kết chuyển số dư TK 632 sang TK 911 để tính lãi/ lỗ trong kỳ

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết TK 632

- TK 632 – Giá vốn hàng bán

- Các TK đối ứng như TK 156, TK 157

Bảng 2 11 Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ ĐVT: triệu đồng

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Nguồn: BCTC của công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh giai đoạn 2020-2022

Năm 2020, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty còn khá cao, chiếm đến 74,98% doanh thu thuần, sang đến năm 2021 công ty đã kiểm soát hơn được khoản mục chi phí này, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm xuống còn 71,54% (giảm 3,5% so với năm 2020) Đến năm 2022 chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm tỷ trọng 64,94% so với doanh thu thuần, kết quả này vừa là do được nhà cung cấp tạo điều kiện phát triển kinh doanh với giá tốt, vừa là do doanh thu thuần công ty đạt được tăng khá mạnh so với các năm trước

Ví dụ minh họa: Tính giá xuất kho cho nghiệp vụ bán hàng cho công ty TNHH BX

BUNKA VIỆT NAM ngày 10/03/2023 theo hóa đơn GTGT số 00000084

- Căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản bàn giao hàng hóa, hóa đơn GTGT, kế toán tiến hành hạch toán GVHB trên phầm mềm Amis:

Nợ TK 632: Tổng giá xuất kho

Có TK 156: Tổng giá xuất kho

Thanh thoát hiểm NEO 500S: SL: 180 bộ - Đơn giá: 651.800VNĐ

Thiết bị đẩy cửa NEO 500T-S: SL: 152 bộ - Đơn giá 1.266.000 VNĐ

Thanh thoát hiểm NEO 500S: SL: 50 bộ - Đơn giá: 958.600VNĐ

Thiết bị đẩy cửa NEO 500T-S: SL: 70 bộ - Đơn giá 1.392.000VNĐ

Theo đó, ta có đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ: Đơ𝑛 𝑔𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ 𝑐ủ𝑎 1 𝑏ộ 𝑁𝐸𝑂 500𝑆

Giá xuất kho của một bộ NEO 500S = đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ * số lượng hàng xuất kho = 718.496 ∗ 1 = 718.496 (VNĐ)

Giá xuất kho của một bộ NEO 500T-S = đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ * số lượng hàng xuất kho = 1.305.730 ∗ 1 = 1.305.730 (VNĐ)

Tổng giá xuất kho = 718.496 + 1.305.730 = 2.024.225 (VNĐ)

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số dư TK 632 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính

Hoạt động tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh không phát sinh nhiều, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản chi phí lãi vay và vốn vay a) Doanh thu hoạt động tài chính:

- Sổ NKC, sổ cái TK 511, sổ chi tiết TK 511,…

- TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính

- Các TK đối ứng như TK 111, TK 112, TK 131,…

Ví dụ minh họa: Ngày 2/3/2023,ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) thông báo lãi tiền gửi ngân hàng tháng 2 năm 2023 là 1.562.982VNĐ

Kế toán căn cứ vào giấy báo lãi tiền gửi và sao kê ngân hàng để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và hạch toán vào phần mềm như sau:

Cuối tháng 2 năm 2023 kế toán kết chuyển số phát sinh trên tài khoản 515 là 56.000.000 VNĐ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

 TK sử dụng: TK 635 – Chi phí hoạt đông tài chính

Ví dụ minh họa: Ngày 2/2/2023, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật

Minh kí hợp đồng cung cấp 50 thanh thoát hiểm NEO 500P giá 600.000 VNĐ/ thanh cho nhà máy Ramatec Bắc Ninh với điều kiện thanh toán 1/10 net 30 Ngày 5/2/2023, Ramatec chuyển khoản 30.000.000 VNĐ thanh toán cho công ty Do thanh toán sớm nên khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 1%, kế toán chuyển khoản lại cho khách hàng và căn cứ vào hợp đồng mua bán ghi nhận chi phí tài chính:

Cuối tháng 2 năm 2023, kế toán kết chuyển số phát sinh trên TK 635 là 300.000 VNĐ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh chi phí quản lý kinh doanh thường là chi phí lương nhân viên, chi phí dịch vụ thuê ngoài (chi phí thuê thợ kỹ thuật bên ngoài, chi phí thuê máy móc thi công), chi phí vận chuyển hàng, chi phí điện, nước, điện thoại,…

- Bảng chấm công, bảng lương của nhân viên

- Bảng tính khấu hao TSCĐ, CCDC

- Hóa đơn các dịch vụ mua ngoài khác

TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh để phản ánh các khoản chi phí kinh doanh phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

TK này có hai TK cấp 2:

- TK 6421 – Chi phí bán hàng

- TK 6422 – Chi phí quản lý DN

Bảng 2 15 Tỷ trọng chi phí QLKD trên doanh thu thuần bán hàng và CCDV

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Nguồn: BCTC của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh giai đoạn 2020-2022

Do quy mô công ty không lớn nên khoản mục chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với doanh thu thuần công ty đạt được Chi phí duản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng qua 3 năm là do công ty đang chú trọng đầu tư hơn nữa mở rộng chính sách bán hàng và nâng cao chất lượng quản lý trong nội bộ công ty Tuy nhiên mức độ tăng của chi phí quản lý kinh doanh không nhiều và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của công ty

Ví dụ minh họa 1: Tính lương nhân viên tại công ty cổ phần quốc tế Nhật Minh tháng 3/2023:

Tiền lương thực lĩnh được tính theo công thức sau:

 Tiền thực lĩnh = Lương cơ bản + Thưởng + các khoản phụ cấp – Các khoản khấu trừ

- Lương cơ bản: Mỗi nhân viên phòng kinh doanh có một mức lương cơ bản phụ thuộc vào thâm niên làm việc và xếp loại nhân viên

- Thưởng doanh thu: phụ thuộc vào doanh số mà mỗi nhân viên mang lại cho công ty (phần trăm doanh thu được hưởng sẽ tùy thuộc vào từng loại mã hàng)

- Các khoản phụ cấp: phụ cấp ăn trưa 500.000 VNĐ/nhân viên, đối với những nhân viên cần di chuyển đi khảo sát, làm việc tại các công trình, gặp gỡ khách hàng sẽ được phụ cấp xăng xe

- Các khoản khấu trừ: BHXH người lao động phải chịu 10,5%, các khoản đã tạm ứng và thuế TNCN phải nộp

Ví dụ minh họa: Tính lương tháng 3/2023 của nhân viên kinh doanh Nguyễn Thị Ánh:

Tổng thu nhập theo ngày công thực tế = 7.000.000*25/24 + 856.350 + 500.000 8.648.016

- Các khoản trích theo lương vào chi phí của công ty là:

- Các khoản trích theo lương khấu trừ vào lương nhân viên:

Kế toán tiến hành hạch toán:

- Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả:

- Các khoản trích theo lương:

Bảng 2 16 Bảng lương phòng kinh doanh tháng 3 năm 2023

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Ví dụ minh họa 2: Ngày 04/04/2023, kế toán ghi nhận tiền điện tháng 3/2023 theo hóa đơn số 116443

Kế toán tiến hành hạch toán trên phần mềm Amis như sau:

Bảng 2 18 Hóa đơn tiền điện

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

a) Kế toán thu nhập khác

Các khoản thu nhập khác của công ty từ một số nghiệp vụ như: hàng hóa được tài trợ, biếu tặng, hàng hóa được nhà cung cấp cung cấp để quảng cáo, nhà cung cấp gửi kèm để khuyến mại cho người mua nhưng hết chương trình khuyến mại vẫn còn và không phải hoàn lại cho nhà cung cấp, các khoản phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế

Công ty sử dụng tài khoản 711 – Thu nhập khác để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

Ví dụ minh họa: Ngày 05/03/2023, Công ty cổ phần nhập khẩu thương mại và dịch vụ Kassler Việt Nam tài trợ 1 bộ khóa cửa vân tay Kassler KL – 569 cho công ty nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm

Kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho do nhà cung cấp gửi đến, nhập kho hàng hóa vào kho công ty và tiến hành hạch toán giá trị bộ khóa là 9.990.000 VNĐ vào TK 711 – Thu nhập khác

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Trong quá trình thực tập công ty không phát sinh các khoản chi phí khác

Kế toán chi phí thuế TNDN

- Tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai điều chỉnh thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNDN

- Giấy xác nhận nộp tiền vào ngân sách

- Các chứng từ khác có liên quan

Công ty sử dụng tài khoản TK 821 – Chi phí thuế TNDN để hạch toán cho phần thuế TNDN phát sinh trong năm

- Ghi nhận chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm:

- Cuối năm kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm:

+ Nếu TK 821 có số phát sinh nợ lớn hơn số phát sinh có thì số chênh lệch ghi:

+ Nếu TK 821 có số phát sinh nợ nhỏ hơn số phát sinh có thì số chênh lệch ghi:

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Sổ sách kế toán sử dụng:

Sổ cái TK 511, TK 632, TK 515, TK 635, TK 642, TK 711, TK 811

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

- Các tài khoản đối ứng: 511, TK 632, TK 515, TK 635, TK 642, TK 711, TK 811,

Công thức xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh = Kết quả hoạt động SXKD + Kết quả HĐTC + Kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động SXKD = (Doanh thu bán hàng và CCDV – các khoản giảm trừ doanh thu) – GVHB – Chi phí sản xuất kinh doanh

Kết quả HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – chi phí khác

Cuối kỳ, kế toán trưởng tiến hành tổng hợp, so sánh đối chiếu, kiểm tra toàn bộ các chứng từ, sổ sách, số liệu hạch toán trên phần mềm,… trong kỳ, nếu không có sai sót sẽ tiến hành tập hợp doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ và tiến hành xác định kết quả kinh doanh Phần mềm kế toán amis sẽ tự động kế chuyển dự trên dữ liệu đã được cập nhật trước đó

- Bút toán kết chuyển doanh thu:

- Bút toán kết chuyển chi phí:

- Lợi nhuận kế toán trước thuế = 587.479.698 - 266.389.387 = 321.090.311

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Bảng 2 22 Báo cáo kết quả kinh doanh Qúy I năm 2023

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Bảng 2 23 Quy trình kết chuyển lãi/lỗ

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Đánh giá thực trạnh công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công

Sau quãng thời gian thực tập tại phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh, em đã có cơ hội được tham gia và những công việc thực tế trong công tác kế toán của một DN Dựa vào những kiến thức thực tế được đào tạo trên giảng đường và quá trình thực hành trực tiếp trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh em xin đưa ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về công tác kế toán bán hàng nói chung:

Công ty đã tận dụng được hết những lợi thế sẵn có từ vị trí địa lý đắc địa, nhu cầu của thị trường về các sản phẩm kinh doanh đang ngày càng tăng cao, sự phát triển của công nghệ số hóa trong việc bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử,… Từ đó đưa ra nhiều phương thức bán hàng khác nhau làm tăng doanh thu cho DN Đồng thời, công ty cũng nắm bắt được nhu cầu khách hàng ở các khu vực từ đó đưa ra các chính sách bán hàng, phương hướng phát triển cụ thể cho từng khu vực Nhờ những nỗ lực đó, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng rất tốt và ngày càng có vị trí vững chắc hơn trên thị trường

Thứ hai, tổ chức bộ máy kế toán:

Em nhận thấy tổ chức bộ máy kế toán của công ty hiện tại rất phù hợp với tình hình hoạt động và ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại Kế toán trưởng là nhân viên lâu năm và nắm rất rõ từng quy trình hoạt động của công ty và luôn theo sát tất cả các mảng mua hàng, bán hàng, kho hàng,… đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong công tác kế toán Vị trí kế toán bán hàng kiêm thủ kho cũng là sự sắp xếp rất hợp lý, do công ty có hơn 2000 mã hàng khác nhau nên kế toán bán hàng là người trực tiếp kiểm tra tồn kho, lập báo giá gửi khách hàng, lập phiếu xuất kho hoặc yêu cầu mua hàng, nhập kho hàng hóa khi cần đảm bảo kho hàng luôn được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu việc báo giá sai mã hàng, giao sai mã hàng mà khách hàng đặt Điều đó vừa đảm bảo tồn kho, thất thoát hàng hóa mà còn tăng uy tín của DN đối với khách hàng

Thứ ba, đội ngũ nhân viên:

Hầu hết các nhân viên trong công ty đều là những lao động trẻ, nhiệt tình và năng động Đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh doanh luôn tự đề ra cho mình mục tiêu theo ngày, theo tuần, theo tháng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng quan hệ khách hàng và nâng cao doanh số cho công ty Đội ngũ kế toán được tuyển dung rất kĩ càng, tất cả các nhân viên đều được làm bài kiểm tra trước khi nhận việc và có thời gian thử việc để đảm bảo chất lượng nhân viên cũng như sự nhiệt tình, cống hiến trong công việc

Thứ tư, sử dụng phần mềm kế toán Amis:

Do các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, nhập kho, xuất kho diễn ra trong một ngày khá nhiều nên việc sử dụng phần mềm kế toán Amis giúp kế toán có thể hạch toán ghi sổ một cách nhanh chóng Thêm vào đó, phầm mềm hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo các báo cáo tự động bởi rất nhiều những khoản thu chi nhỏ lẻ diễn ra trong ngày, vừa giảm đáng kể khối lượng công việc cho nhân viên vừa đảm bảo tính chính xác

Thứ nhất, về hệ thống chứng từ sổ sách:

Trong nhiều trường hợp, khi mua bán hàng hóa công ty vẫn chưa tập hợp chứng từ đầy đủ, rõ ràng Ví dụ khi công ty cần gấp một số mặt hàng nào đó để giao cho khách, công ty sẽ đặt hàng từ nhà cung cấp, vận chuyển ngay đến cửa hàng sau đó chuyển đi giao luôn cho khách Một số đơn hàng như vậy, nhân viên mua hàng thường chỉ

72 trao đổi qua điện thoại với nhà cung cấp, không chuẩn bị hợp đồng mua bán hay phiếu mua hàng Thêm nữa, trong một số trường hợp nhà cung cấp giao hàng đến công ty nhưng lại không chuẩn bị biên bản giao nhận hàng hóa nên rất dễ bỏ sót không ghi sổ nghiệp vụ mua hàng, bán hàng và khi có sai sót sẽ không có giấy tờ để đối chiếu, so sánh Đặc biệt nếu kế toán kho vắng mặt, không có người kiểm tra hàng thì việc số lượng, chất lượng hàng về, hàng đi lại càng khó kiểm soát Điều này xuất phát từ việc công ty chưa kiên quyết rõ ràng đối với nhà cung cấp trong việc giao hàng là bắt buộc phải giao kèm biên bản giao nhận có chữ ký xác nhận của cả hai bên và cả đối với nhân viên trong công ty trong việc thực hiện đầy đủ trong khâu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, phải xác nhận bằng chữ ký trong mọi hoạt động

Thứ hai, về cách thức ghi sổ danh mục hàng hóa trên phầm mềm kế toán

Do đặc thù kinh doanh đa dạng các sản phẩm, công ty có quá nhiều mã hàng nên việc nắm được hết tên của các mã hàng là rất khó khăn, việc mã hàng không được ghi sổ theo những nguyên tắc nhất định sẽ rất dễ gây nhầm lẫn, đối với những nhân viên đã nắm được hầu hết các mặt hàng của DN rồi thì nó sẽ không là vấn đề quá lớn, nhưng đối với nhân viên mới, những người không trực tiếp làm việc với sản phẩm hàng ngày sẽ rất khó để nhận biết hết các mã hàng, mặt hàng của công ty:

Tên sản phẩm Mã sản phẩm

Thanh đẩy thoát hiểm Yale đơn điểm 1045mm YPE5000US32D Tay nắm cửa thoát hiểm mặt ngoài Yale; tay gạt với ruột khóa

– kẽm ma chorme mờ 4693US26D

Tay nắm gạt và nắp chụp ruột khóa tròn loại rỗng YTLH –

014SS – inox mờ YTLH-014US32D

Cơ cấu đóng cửa tự động Yale C7732-SB C7732-SB

Tay Co Thủy Lực Hafele DCL 11 loại Không dừng 90° Chống Ồn Chống Va Đập An Toàn Cho Trẻ Em, Cùi Chỏ Hơi HAF 499.30.002 Tay Co Thủy Lực Hafele DCL 12 Loại Có Dừng 90° Hàng

Chính Hãng Chống Ồn Chống Va Đập An Toàn Cho Trẻ Em,

Việc công ty ký hiệu mã hàng hóa không theo một quy chuẩn nhất định không chỉ ảnh hưởng đến việc kiểm soát kho hàng rất khó khăn, hạch toán sai nghiệp vụ nhập, xuất kho, bán hàng, mua hàng trên phần mềm mà còn dẫn đến việc báo giá sai mặt hàng cho khách, xuất sai mã hàng, giao nhầm hàng cho khách, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của DN

Thứ ba, cách ghi nhận các khoản mục phí: Đối với rất nhiều hàng hóa khi nhập từ nhà cung cấp về công ty phải mất chi phí cho việc vận chuyển hàng từ nhà cung cấp về công ty, theo đúng nguyên tắc khoản chi phí này sẽ được ghi nhận vào TK 632 - giá vốn của lô hàng nhập về Tuy nhiên do các khoản chi phí này phát sinh khá nhiều với số tiền không lớn, có thể được thanh toán bằng tiền mặt của một số nhân viên nhận hàng và được tập hợp cửa mỗi nhân viên vào cuối tháng nên rất khó kiểm soát Hơn nữa, trong tháng còn phát sinh một số chi phí khác như chi phí mua văn phòng phẩm của bộ phận văn phòng, chi phí mua một số vật tư phát sinh khi lắp đặt từ từ nhân viên kỹ thuật,… những chi phí tương tự do nhân viên chi cũng được tập hợp theo bảng kê của từng nhân viên và kế toán sẽ hạch toán toàn bộ vào TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh

Một số nghiệp vụ bán hàng có những hạn chế tương tự, một số trường hợp khi cần chuyển gấp hàng cho khách, nhân viên sẽ đặt ship và thanh toán tiền vận chuyển và cuối tháng sẽ tập hợp để kế toán hạch toán Tuy nhiên kế toán lại không ghi nhận chi phí này vào TK 641 - chi phí bán hàng mà hạch toán chung vào TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh Đây là một hạn chế rất lớn xuất phát từ thói quen và sự chủ quan không quan tâm đến những khoản tiền nhỏ của kế toán từ nhiều nghiệp vụ trước, lại không được quản lý chặt chẽ nên vẫn tiếp diễn Điều này ảnh hưởng đến việc tính giá hàng tồn kho cuối kỳ, đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của công ty

Thứ tư, chi phí dịch vụ thuê ngoài cao:

Các chi phí dịch vụ thuê ngoài cao do những nguyên nhân sau: một số nhân viên kỹ thuật năng lực chưa đủ năng lực, chưa giải quyết hết được các công trình của công ty nên đối với công trình khó, phức tạp công ty vẫn phải thuê ngoài những đội thợ chuyên nghiệp để đảm bảo có thể mang lại kết quả tốt nhất Như vậy, công ty vừa phải mất chi phí

74 lương cho nhân viên kỹ thuật nhưng vẫn phải mất khoản chi phí nhân công bên ngoài Hơn nữa, khi nhận những công trình lớn, công trình đặc biệt, thiết bị thi công chưa đáp ứng được công ty cũng phải thuê thêm máy móc, thiết bị bên ngoài Điều này sẽ là tăng chi phí dịch vụ thuê ngoài, giảm lợi nhuận của DN

Thứ năm, về chính sách bán hàng:

Công ty hiện đang có rất nhiều nhóm khách hàng khác nhau, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để công ty có thể đa dạng hóa các sản phẩm tiêu thụ Tuy nhiên, công ty chưa có chính sách bán hàng riêng đối với từng đối tượng và phân khúc khách hàng, đối với tệp khách hàng mới cần mang đến cho họ những lợi ích như nào để họ lựa chọn sản phẩm của mình? Đối với khách hàng thân thiết cần cho họ những đặc quyền gì để họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình? Đối với khách hàng là các doanh nghiệp công ty, khách hàng cá nhân cũng đều phải có chính sách bán hàng riêng biệt.Hiện nay công ty vẫn chưa có những quy định rõ ràng trong chính sách bán hàng như: kế hoạch bán hàng cho từng nhóm đối tượng, giá cả, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, điều này không chỉ gây khó khăn cho khách hàng khi muốn tìm hiểu, tham khảo các sản phẩm của công ty mà còn gây khó khăn cho cả các nhân viên trong quá trình làm việc bởi không biết mức chiết khấu bao nhiêu cho khách hàng là hợp lý

Thứ sáu, cách thức quản lý hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TỪ VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ NHẬT MINH

Định hướng phát triển của công ty

Sau 8 năm thành lập và phát triển, công ty đã không ngừng cố gắng và hoàn thiện về mọi mặt, đã đạt được một vị trí nhất định trên thị trường khóa và phụ kiên cửa, tuy nhiên, để tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường có sức cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay công ty vẫn có những định hướng rõ ràng trong từng hoạt động

Qua giai đoạn khó khăn năm 2020 – 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến năm

2022 và những tháng đầu năm 2023 tình hình kinh doanh của công ty đã cải thiện đáng kể do công ty thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên khắp cả nước chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường phía Bắc như những năm trước Doanh thu đến từ thị trường Hà Nội và các vùng lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, vẫn ổn định và tăng đều nhưng công ty sẽ định hướng sẽ phát triển nhiều hơn tại thị trường Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Trong năm 2022 đến đầu năm 2023 khi tình hình kinh tế - xã hội đang gặp khó khăn chung, công ty nhận thấy riêng đối với mặt hàng khóa điện tử, thị trường các thành phố lớn khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dễ tiếp cận hơn là thị trường Hà Nội, có thể là do sự nhạy cảm với tình hình kinh tế của người dân miền Bắc lớn hơn khu vực phía Nam nên nhiều mặt hàng với giá trị cao được tiêu thụ ở khu vực Phía Nam nhiều hơn Vì vậy công ty cũng đang đẩy mạnh phát triển ở các thị trường

Trong những năm gần đây cơ cấu nguồn doanh thu từ các sản phẩm của công ty cũng có sự thay đổi nhỏ, có một số mặt hàng vẫn luôn là sản phẩm mũi nhọn và mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty

Bảng 3 1 Doanh thu thuần của các sản phẩm chủ lực của công ty qua các năm 2020-2022 ĐVT: triệu đồng

Khóa điện tử 1954 2665 3965 711 36,39% 1300 48,78% Thanh thoát hiểm 2002 2313 3658 311 15,53% 1345 58,15% Tay co thủy lực 1532 1856 2756 324 21,15% 900 48,49%

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Sơ đồ 3 1 Mức độ tăng trưởng doanh thu thuần của các sản phẩm chủ lực của công ty qua các năm 2020-2022

Nguồn: Phòng kế toán – công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

Khóa cơ Khóa điện tử Thanh thoát hiểmTay co thủy lực Bản lề sàn Phụ kiện cửa khác

Qua 3 năm hầu như doanh thu thuần từ tất cả các sản phẩm của công ty đề tăng trưởng tuy nhiên mức độ tăng trưởng của các sản phẩm không đồng đều:

- Các sản phẩm khóa cơ có xu hướng tăng chậm hơn trong khi các sản phẩm khóa điện tử, thanh thoát hiểm, tay co thủy lực lại tăng lên nhanh chóng Nguyên nhân có thể là do khóa điện tử ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, nếu như những năm trước hầu hết khóa điện tử chỉ được sử dụng ở các văn phòng, công ty thì hiện nay ngay tại căn nhà của mình thì cũng rất nhiều người sử dụng khóa điện tử Khóa điện tử không chỉ có nhiều chức năng thông minh không kém một chiếc smartphone mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng, đảm bảo an toàn tốt hơn mà còn thể hiện phong cách, đẳng cấp sống của gia chủ Trong khi đó các dòng khóa cơ mà công ty đang kinh doanh thì có giá cả khá cao do công ty chỉ bán các sản phẩm của những hãng lớn, với nhiều người dân họ không sẵn sàng lắm cho việc chi quá nhiều tiền cho một bộ khóa cửa phòng ngủ, nhà tắm,… Đây là cơ hội rất lớn để công ty đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ các sản phẩm này

- Ngoài ra, các sản phẩm như thanh thoát hiểm, tay co thủy lực cũng có doanh số tăng mạnh qua 3 năm Trong những năm gần đây, khi nhà nước có quy định và yêu cầu rất rõ rằng về việc các công ty, các công trình công cộng, các trung tâm thương mại cần phải phải lắp đặt hệ thống cửa thoát hiểm thì doanh số các sản phẩm này cũng tăng lên nhanh chóng Hiện tại công ty không chỉ cung cấp thanh thoát hiểm cho thị trường Hà Nội mà rất nhiều các công ty lớn trong các khu công nghiệp trên khắp cả nước đều sử dụng sản phẩm của Nhật Minh Đối với mặt hàng tay co thủy lực doanh thu tăng là do hiện nay rất nhiều gia đình cũng lắp đặt sản phẩm này tại nhà mình, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ hay ở các khu chung cư cao tầng Bởi những trường hợp như cửa đóng mở nhanh, mạnh do tác động đột ngột của gió, con người,… đôi khi vô tình làm cho trẻ em bị tai nạn, thậm chí cả người lớn cũng không phản ứng kịp

- Các sản phẩm khác của công ty cũng có doanh số tăng khá ổn định, công ty luôn cố gắng đa dạng hóa các loại sản phẩm kinh doanh để đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng Trong một số trường hợp khách hàng có nhu cầu mà công ty không có sẵn mặt hàng đó công ty có thể liên hệ với các đối tác, các

79 nhà cung cấp để giúp khách hàng tìm được sản phẩm mong muốn Đây cũng là một yếu tố giúp Nhật Minh nhận được sự yêu mến, tin tưởng và ủng hộ của khách hàng

Nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng trong thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa chiến lược marketing và tập trung đẩy mạnh doanh số đối với mặt hàng khóa điện tử, công ty cố gắng mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn nữa khi chào bán các loại khóa của nhiều hãng khác nhau ở cả trong và ngoài nước như: Philips, Kaadas, Yale, Hafele, Solity,… và đa dạng các tiện ích vân tay, mã số, thẻ từ, chìa cơ,… Không chỉ được bày bán tại cơ sở 96 Trần Vỹ, cuối năm 2022 công ty còn mở thêm showroom tại 151 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân kinh doanh thêm các sản phẩm cửa giúp khách hàng có thể trải nghiệm thực tế và lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Yêu cầu hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

- Thực hiện đúng quy định của nhà nước, tuân thủ các quy định và yêu cầu trong chuẩn mực kế toán hiện hành Điều kiện tiên quyết để các công ty có thể tồn tại là tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động kế toán phải nghiêm túc chấp hành các chế độ và chuẩn mực kế toán Không chỉ thực hiện đúng nguyên tắc mà kế toán còn phải chuẩn bị, sắp xếp, lưu trữ đầy đủ hệ thống chứng từ sổ sách kế toán đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời gian theo quy định

- Tổ chức quản lý DN, công tác kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Không được áp dụng một cách máy móc cách thức quản lý của DN khác vào DN mình, cần phải nắm rõ đặc thù, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu hoạt động của DN mình để phát triển hệ thống quản lý của riêng mình

- Thông tin kế toán cung cấp phải đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, dễ so sánh đối chiếu Đây là yêu cầu rất quan trọng của công tác kế toán, thông tin cung cấp cho nhà quản trị DN cần có đầy đủ những yêu cầu như trên mới đảm bảo việc xây dựng chính xác phương hướng phát triển của công ty và tạo sự uy tín của DN đối với khách hàng, nhà cung cấp

- Hoàn thiện công tác kế toán theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Trong mọi công tác quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải thực hiện trên nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí Trong công tác kế toán phải đảm bảo tính đơn

80 giản, dễ làm, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra, chất lượng thông tin do kế toán cung cấp phải đảm bảo tính tin cậy, khách quan, đầy đủ, kịp thời với thời gian và tiết kiệm chi phí nhất, giảm thiểu các phần việc phức tạp, rườm rà, không cần thiết gây ảnh hưởng đến công tác hạch toán.

Một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Hoàn thiện tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán Đối với mọi hoạt động của công ty đều phải thực hiện thông qua văn bản, được xác nhận phê, duyệt bởi người có thẩm quyền

- Đối với nghiệp vụ bán hàng – thu tiền, cần có đơn đặt hàng có xác nhận từ khách hàng, phiếu xuất kho có ký nhận của kế toán nội bộ và kế toán bán hàng (thủ kho), biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo nợ ngân hàng

- Đối với nghiệp vụ mua hàng cần có yêu cầu mua hàng được phê duyệt, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp phiếu thu, giấy báo có

- Tất cả các chứng từ kế toán gốc phải được lưu trữ cẩn thận bởi đây là tài liệu gốc có tính bằng chứng, tính pháp lý và là thông tin quan trọng trong công tác kế toán của DN

Hoàn thiện cách thức ghi sổ kế toán trên phần mềm:

- Đối với các nghiệp vụ bán hàng, mua hàng:

Tất cả các nghiệp vụ bán hàng nên được hạch toán thông qua TK 131 – phải thu khách hàng:

Khi thu tiền sẽ hạch toán thêm nghiệp vụ thu tiền:

- Đối với cách thức ghi sổ đối với danh mục vật tư hàng hóa: Để tránh những sai sót không đáng có trong việc tư vấn bán hàng và ghi sổ kế toán do sai mã hàng, công ty cần xây dựng cách thức ghi nhận các mã sản phẩm của công ty theo một nguyên tắc

81 nhất định để dễ dàng trong việc ghi nhớ, quản lý Mã hàng có thể được mã hóa theo nguyên tắc: Hãng sản phẩm + mã sản phẩm (theo quy ước của nhà cung cấp)

Tên hàng hóa Mã hàng hóa Hình ảnh sản phẩm

Tay co thủy lực NEO 068 NEO 068

Tay co thủy lực NEO 098 NEO 098

Tay Co Thủy Lực Hafele

Chống Ồn Chống Va Đập

An Toàn Cho Trẻ Em,

Tay Co Thủy Lực Hafele

90° Chống Ồn Chống Va Đập An Toàn Cho Trẻ

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí:

- Kế toán cần xem xét lại cách thức ghi nhận đúng tài khoản, đúng thời điểm tất cả các khoản mục chi phí một cách đầy đủ và rõ ràng Đối với việc mua sắm trang thiết bị, vật tư hàng hóa phát sinh ngoài dự tính cần được thực hiện bởi một nhân viên, trường hợp cần gấp phải mua ngoài cần có đầy đủ hóa đơn chứng từ mua hàng và tập hợp

82 ngay theo ngày, các loại chi phí này cũng phải phân biệt rõ mục đích sử dụng để ghi nhận đúng tài khoản Đối với chi phí vận chuyển thì phải phân biệt chi phí lấy hàng do công ty chịu để ghi nhận vào giá vốn hàng bán, chi phí chuyển hàng cho khách mà công ty phải chịu để ghi nhận vào chi phí bán hàng,… Hơn nữa kế toán cần mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi rõ ràng các khoản chi phí bán hàng được trừ/ không được trừ, chi phí quản lý DN được trừ/ không được trừ nhằm xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước

- Để tối đa hóa lợi nhuận công ty nghiên cứu những phương án kiểm soát, giảm thiểu tất cả các loại chi phí phát sinh Đối với chi phí giá vốn hàng bán, muốn cắt giảm chi phí đầu vào công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp với giá cả hợp lý, chính sách mua hàng tốt hơn cho cùng một loại sản phẩm, liên tục mở rộng liên kết với các nhà cung cấp trên khắp cả nước để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và đảm bảo có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng cả nước với chi phí giá vốn thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất

- Bên cạnh đó, công ty cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo trong nội bộ công ty hoặc đề nghị cho nhân viên đến học hỏi trực tiếp tại các nhà cung cấp, các hãng sản phẩm, như vậy sẽ giảm được chi phí thuê nhân công ngoài đối với các công trình khó Hơn nữa công ty cũng nên đầu tư thêm trang thiết bị đặc biệt là các thiết bị thi công của đội kỹ thuật để giảm thiểu chi phí thuê máy móc bên ngoài

Hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho

Công ty cần chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý hàng tồn kho, áp dụng những phương pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với kho hàng của công ty mình

- Đầu tiên phải tuân thủ đúng quy trình quản lý hàng tồn kho, thiết lập bài bản quy trình nhập kho, xuất kho, quy trình kiểm kê, điều chỉnh hàng tồn kho

- Sắp xếp hàng tồn kho theo nguyên tắc nhất định, có thể theo từng hãng sản phẩm, từng loại hàng hóa Ví dụ khu vực này chỉ chứa những hàng của hãng Hafele, trong đó giá thứ nhất chỉ chứa các loại khóa điện tử, giá thứ hai chỉ để các loại khóa tay gạt, tay nắm cửa, giá thứ ba chỉ để các loại tay co thủy lực,…, Khu vực kho khác chỉ chứa những sản phẩm của NEO và cũng phân chia theo từng khu vực cho từng loại hàng hóa: khóa cửa, thanh thoát hiểm, bản lề,…

- Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên và định kỳ Đây là công việc vô cùng quan trọng cần được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo số lượng hàng hóa thực tế khớp với số lượng trên phần mềm kế toán và trên sổ sách ghi chép Việc kiểm kế hàng tồn kho thường xuyên còn giúp kế toán nắm được chất lượng, tốc độ luân chuyển của từng hàng hóa từ đó thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp đối với từng loại hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của DN

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hiện nay, các nhà cung cấp liên tục cho ra các sản phẩm mới với nhiều mẫu mã, tiện ích đa dạng, giá thành phải chăng, đồng thời nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng cũng thay đổi nhanh chóng Do đó việc DN nhập hàng theo lô với số lượng lớn nhưng chưa bán hết, để tồn trong kho trong thời gian dài dẫn đến giá trị thuần có thể thực hiện được của các hàng hóa ngày càng giảm sút và nhỏ hơn giá gốc của nó Vì vậy việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất quan trọng, nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá

Theo thông tư 133, cuối kỳ kế toán cần số dự phòng cần phải trích lập theo công thức sau cho từng loại sản phẩm:

Khuyến nghị về môi trường để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

3.4.1 Đối với nhà nước: Để có thể hoạt động kinh doanh tốt trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay tất cả các DN đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đều cần nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước để có thể thực hiện tốt hoạt động sran xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển:

- Nhà nước cần có chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô để tránh ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế gây cản trở việc sản xuất kinh doanh của các DN và tâm lý tiêu dùng của người dân

- Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các sản phẩm chính hãng bởi các hàng giả hàng nhái thường có giá thành thấp mẫu mã nhiều hơn nhưng chất lượng sản phẩm lại vô cùng kém Đây là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm, không muốn sử dụng và giới thiệu sản phẩm tới mọi người xung quanh khiến sản lượng tiêu thụ bị giảm

- Nhà nước cần tạo môi trường hơn nữa cho các DN bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà trong mọi họat động mua, bán, xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm kích thích các DN mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường các dự án ở cả trong và ngoài nước Bên cạnh đó Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam để đồng bộ phù hợp với chuẩn mực quốc tế giúp các DN có thể dễ hàng hơn trong quá trình hội nhập quốc tế

- Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đưa ra cần có hướng dẫn hỗ trợ đầy đủ chi tiết để các DN làm căn cứ thực hiện, đồng thời phải thường xuyên thanh tra giám sát đảm bảo các DN thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững

3.4.2 Đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cần liên tục tìm hiểu, cập nhật những thông tư, quyết định mới nhất của nhà nước Tìm hiểu và tận dụng tối đa những lợi ích mà nhà nước ban hành và phát triển theo hướng hiện đại, khoa học và hiệu quả

- Không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý và hệ thống kế toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của DN

- Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ để đảm bảo mọi hoạt động trong công ty đều được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của công ty và của Nhà nước, đảm bảo đạo dức nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong công ty

- Quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống tinh thần của nhân viên, cần có những chế dộ khen thưởng động viên để khơi dậy tinh thần làm việc và cống hiến cho công ty, thường xuyên tổ chức các buổi khởi động, du lịch nghỉ dưỡng để gắn kết tình cảm các thành viên trong công ty và khơi dậy tinh thần đoàn kết trong công việc

Dựa trên những điểm tích cực đã đạt được và những tồn tại cần được khắc phục trong thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đã phân tích ở chương 2 cùng cơ sở lý luận đuợc nghiên cứu ở chương 1, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và phương hướng hoàn thiện cụ thể đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh nói riêng và Nhà nước nói chung

Qua bài nghiên cứu, một lần nữa chúng ta khẳng định công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN thương mại Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện tại, mỗi DN cần xây dựng và hoàn thiện mọi hoạt động quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh, được thực tế làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán, em đã mở rộng thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc Thông qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty em nhận thấy bên cạnh rất nhiều những thành tựu mà công ty đã đạt được, vẫn còn một số thiếu sót Chính vì vậy, em đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị theo ý kiến bản thân để công ty có thể cải thiện hơn nữa trong công tác kế toán và đạt được nhiều thành công hơn nữa

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn, bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhân được sự đóng góp của các thầy cô cũng như các anh, chị, các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

TS Đỗ Ngọc Trâm, các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán Học Viện Ngân Hàng và các anh chị trong Phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Nhật Minh đã giúp em hoàn thiện bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

1 Lê Văn Luyện (biên soạn, 2019), Giáo trình kế toán tài chính Học Viện Ngân

Hàng, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội

2 Nguyễn Thu Hà (2022), “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần 2R Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp,

3 Nguyễn Thị Tuyết (2021), “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ONOFF”, Khóa luận tốt nghiệp, Học Viện

4 Nguyễn Thị Nhung (2018), “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CTCP INOX BIG Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Ngân Hàng

5 Tổng cục thống kê, (2022) Báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp năm

7 Bảo Thương (2022), Năm 2022 cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023, từ < https://tapchitaichinh.vn/nam-2022-ca-nuoc-co-148-5-nghin-doanh-nghiep- dang-ky-thanh-lap-moi.html >

Phụ lục 1 1 Trình tự hạch toán TK 511

Nguồn: Thông tư 133/2016-TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 2 Trình tự hạch toán TK 632

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 3 Trình tự hạch toán TK 515

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 4 Trình tự hạch toán TK 635

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 5 Trình tự hạch toán TK 642

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 6 Trình tự hạch toán TK 711

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 7 Trình tự hạch toán TK 811

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 8 Trình tự hạch toán TK 821

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Phụ lục 1 9 Trình tự hạch toán TK 911

Nguồn: Thông tư 133/2016 – TT BTC ban hành đối với DN vừa và nhỏ

Ngày đăng: 11/11/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN