Bên cạnh đó, diện tích rộng lớn của các vùng nước lợ ven biển và cácvùng nước nông gần bờ gồm các eo vịnh, đầm phá…, cùng với điều kiện tựnhiên môi trường thuận lợi và với những tiến bộ
Trang 1Tên đề tài: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn liền với phát triển kinh tế biển đảo, Với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo”.
“Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển.
Bờ biển ta dài, tươi đẹp Ta phải biết giữ gìn lấy nó”
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 2PHẦN I MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Tính cấp thiết về mặt lý luận
Bước sang thế kỷ thứ 21, “thế kỷ của Biển và Đại dương” vấn đề khaithác biển chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới Xã hội càngphát triển, dân số càng tăng thì yêu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên để đápứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội cũng ngày càng lớn Trong khi đó, nguồn
dự trữ tài nguyên trên đất liền là có giới hạn, trong đó có nhiều loại không thể táitạo và đang có nguy cơ bị cạn kiệt
Do vậy, để giải quyết những vấn đề then chốt về lương thực, thực phẩmcũng như về nguyên, nhiên liệu và năng lượng cho sự tồn tại và phát triển củanhân loại, không có con đường nào là phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác cóhiệu quả các tiềm năng kinh tế trên đất liền với tăng cường khai thác các tiềmnăng kinh tế của biển Sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ trongvài thập kỷ qua không những đã giúp nhân loại phát hiện được thêm nhiều loạitài nguyên mới mà còn cho phép chúng ta có thể khai thác, sử dụng được nhiềuloại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương
Ngày nay, với các kỹ thuật hiện đại, loài người không chỉ khai thác cácnguồn lợi của khu vực gần bờ và ven biển mà còn vươn ra khai thác các nguồntài nguyên phong phú của thềm lục địa và các vùng biển khơi, kể các tài nguyêndưới đáy biển sâu
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.260 km và vùngbiển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền Vùng biển Việt Nam
có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển và là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng Với vị trí địa lý kinh tế - chính trịhết sức thuận lợi, vùng biển được coi là của ngõ quan trọng, là “mặt tiền” củanước ta để đẩy mạnh giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế, đồng thời là địa bànrất thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển mạnh, làm động lực thúc đẩy các vùng
Trang 3khác trong cả nước Các tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa dạng,trong đó một số loại có tiềm năng to lớn như dầu khí, hải sản, điều kiện xâydựng cảng, tài nguyên du lịch….là những nguồn lực phát triển quan trọng.
1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
An ninh quốc phòng trên biển và ven biển là một bộ phận không thể táchrời trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, là nhiệm vụ chung của tất cảcác cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và của mọi công dân ViệtNam Do vậy, phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt chẽ với củng cố an ninhquốc phòng, tạo sức mạnh để ngăn chặn sự uy hiếp, lấn lướt của các nước lớn,đồng thời tạo thế và lực cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển
Các ngành kinh tế biển phải có trách nhiệm và ý thức đầy đủ về bảo vệ anninh quốc phòng Lấy phát triển kinh tế làm nguồn lực cơ bản và làm cơ sở pháp
lý cho việc khẳng định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên cácvùng biển của tổ quốc Gắn phát triển kinh tế biển với tăng cường, củng cố anninh ngay từ khâu quy hoạch và bố trí trên từng địa bàn cụ thể, ưu tiên các vị tríchiến lược quan trọng để phát triển quốc phòng, đảm bảo yêu cầu sẵn sàng cơđộng trong mọi tình huống Ngược lại, các lực lượng vũ trang cần kết hợp tốtgiữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng với việc phục vụ có hiệu quả pháttriển kinh tế biển, lấy an ninh quốc phòng làm chỗ dựa vững chắc cho các ngànhkhai thác biển có điều kiện phát triển Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh vớicác hoạt động quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, đấu tranh ngoại giao,pháp lý trên biển Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm kinh tế với các lựclượng hải quân, biên phòng và cảnh sát biển để kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặnkịp thời các hành động xâm phạm chủ quyền và lấn chiếm của tàu thuyền nướcngoài
Chính vì xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn liền với phát triển kinh tế biển đảo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 42 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của biển đảo, thực trạng phát triển kinh tế biển đảo,các giá trị văn hóa biển đảo Từ đó, tiến hành đề xuất một số giải pháp cơ bảngóp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóacủa biển đảo
3 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài:
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thểsau:
- Tìm hiểu vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của biển đảo Việt Nam
- Nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế biển đảo, các giá trị văn hóacủa biển đảo Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo tồn vàphát huy các giá trị văn hóa biển đảo
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là vai trò của biển đảo, thực trạng pháttriển kinh tế biển đảo, các giá trị văn hóa biển đảo Giải pháp cơ bản góp phầnbảo vệ chủ quyền biển đảo, với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của biểnđảo
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu bản thân đã vận dụngcác phương pháp sau để nghiên cứu:, phương pháp phân tích, phương pháp duyvật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh, lôgic và cuối cùng là tổng hợp,đánh giá
5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và
là tài liệu tham khảo cho tất cả các bạn đọc quan tâm
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Trang 5Phần II: Nội dung: Gồm 4 chương
Chương 1: Biển đảo là một bộ phận không thể tách rời với đất liền
Chương 2: Biển đảo là bộ phận hợp thành nên lãnh thổ Việt Nam
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển, đảo
Chương 4 Một số giải pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo.
Phần III Tổng kết
Ngoài ra có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: BIỂN ĐẢO LÀ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG THỂ
TÁCH RỜI VỚI ĐẤT LIỀN
1.1 Vai trò của Biển và Đại dương thế giới
1.1.1 Tiềm năng to lớn của Biển và Đại dương thế giới.
Biển và Đại dương thế giới có diện tích khoảng 360 triệu km2, chiếm41% diện tích tự nhiên của trái đất Biển và đại dương chứa một khối lượngnước khổng lồ, khoảng 1,5 tỷ km3, bằng 97,3% toàn bộ lượng nước của hànhtinh Mặc dù được hình thành sau trái đất gần 2,5 tỷ năm nhưng Biển và đạidương luôn được coi là cái nôi của nhân loại
Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, loài người đã biết khai thác, sử dụngbiển vào những mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình Tuy nhiênthực tế cho đến nay sự hiểu biết của con người về biển còn quá ít ỏi Biển và đạidương vẫn còn chứa đựng nhiều tiềm năng và nhiều điều bí ẩn mà với trình độphát triển hiện nay con người chưa thể biết hết Mặc dù vậy, biển và đại dươngvẫn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và trở thànhđịa bàn luôn diễn ra những tranh chấp về lợi ích rất phức tạp của tất cả các quốcgia trên thế giới
Nhận thức được vai trò to lớn của biển, những năm gần đây, con ngườicàng quan tâm nhiều hơn đến biển và đại dương Nhiều nước trên thế giới đãđẩy mạnh điều tra, thăm dò và khai thác các tiềm năng của biển, kể cả tiềm năngcủa vùng biển ven bờ và tiềm nằn tiềm ẩn ở đáy đại dương Họ hy vọng rằngtrong tương lai không xa sẽ tìm được thêm những nguồn thực phẩm và cácnguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới ở biển và đại dương, đồng thời có thể mởrộng các diện tích sử dụng có ích ra biển để xây dựng các công trình kinh tế vàquốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển của mình
Theo thống kê hiện nay, trong lòng biển và đại dương thế giới có khoảng180.000 loài động vật, trong đó đã phát hiện hơn 400 loài cá và hơn 100 loài hải
Trang 7sản khác có giá trị kinh tế Ngoài ra còn có khoảng 260 loài chim luôn sống gắn
bó với biển cả Ước tính sức sản xuất nguyên khai của biển và đại dương khoảng
500 tỷ tấn sinh khối/ năm, trong đó riêng sản lượng cá biển ước chừng 600 triệutấn/năm Hiện nay sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt hơn 100 triệutấn Như vậy, biển vẫn còn một tiềm năng hải sản rất lớn mà con người chưakhai thác đến
Bên cạnh đó, diện tích rộng lớn của các vùng nước lợ ven biển và cácvùng nước nông gần bờ (gồm các eo vịnh, đầm phá…), cùng với điều kiện tựnhiên môi trường thuận lợi và với những tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhất
là công nghệ vi sinh….đã mở ra một triển vọng to lớn trong việc phát triển cácngành nghề nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển
Về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần nhưtất cả các loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đãđược khai thác như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, thiếc, silic…Đặc biệtdầu khí và các kết cuội sắt – mangan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới đáybiển được coi là các khoáng sản quan trọng nhất ở biển Cho đến nay, trữ lượngdầu khí đã được thăm dò dưới đáy biển khoảng 25 – 30 tỷ tấn dầu và 14 – 15ngàn tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượngkhí thiên nhiên của toàn thế giới
Theo đánh giá, dọc bờ biển và dưới đáy biển có nhiều mỏ quặng kim loạitồn tại dưới dạng thể rắn và bùn nhão với trữ lượng rất lớn Các mỏ cát dọc ven
bờ biển chứa nhiều kim loại quý như kim hồng thạch, đá kim cương, thạch anh,inmenit, rutin, zicon và các loại đá làm vật liệu xây dựng khác…Đặc biệt từ lâungười ta đã phát hiện dưới đáy đại dương có những mỏ kết cuội sắt – manganvới trữ lượng cực lớn Ước tính, tổng trữ lượng kết cuội sắt – mangan trên bềmặt các đáy đại dương lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó chứa hơn 30 nguyên tố kimloại quý gồm: 400 tỷ tấn mangan, 8,8 tỷ tấn đồng, 5,8 tỷ coban và 16,4 tỷ tấnniken…Riêng ở Thái Bình Dương trữ lượng kết cuội sắt – mangan là hơn 1.700
Trang 8tỷ tấn, trong đó chứa 207 tỷ tấn sắt, 43 tỷ tấn nhôm, 10 tỷ tấn titan, 1,3 tỷ tấn chì
và 800 triệu tấn vanadi…Hiện nay các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật,Nga, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ…đang tích cực điều tra nghiên cứu các mỏkhoáng sản ở biển và họ dự kiến sẽ tiến hành khai thác trong một vài thập kỷ tới
Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ,
đó là các nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng dòng chảy
và năng lượng nhiệt biển…Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng thếgiới, hàng năm biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ
MW điện năng, trong đó năng lượng thủy triều ước tính khoảng 1 tỷ MW, nănglượng sóng khoảng 2 - 3 tỷ MW, năng lượng do chênh lệch nhiệt độ nước biểnước khoảng 2 tỷ MW, năng lượng do chênh lệch độ mặn của nước biển khoảng2,6 tỷ MW và năng lượng hải lưu khoảng 5 tỷ MW…Mặc dù các nguồn nănglượng này hiện nay chưa được khai thác nhiều, nhưng chúng được coi là nguồn
dự trữ năng lượng tái tạo hết sức dồi dào mà loài người có thể khai thác sử dụng
để thỏa mãn nhu cầu lâu dài của các thế hệ mai sau
1.1.2 Tình hình khai thác biển trên thế giới.
Với những tiềm năng to lớn đó, những năm gần đây các nước trên thế giớiđang hướng mạnh ra khai thác biển và đại dương Nhờ biết khai thác tốt cácnguồn lợi của biển mà nhiều quốc gia có biển đã tạo được những bước phát triểnvượt bậc, xác lập và củng cố vững chắc vị thế kinh tế, chính trị của mình trêntrường quốc tế Cùng với việc từng bước hiện đại hóa các ngành nghề khai thácbiển như khai thác khoáng sản biển, năng lượng biển, du lịch biển và ven biển…
Trang 9(Ảnh 1: Tình hình khai thác biển trên thế giới)
Hiện nay, sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của thế giới đạt trên 100triệu tấn, cung cấp khoảng 15% lượng prôtein và 5% lượng mỡ động vật trongnhu cầu thực phẩm của nhân loại Hàng năm thế giới còn khai thác hàng chụctriệu tấn rong biển để làm thực phẩm và chiết suất các chất cần thiết phục vụ chocông nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm Nghề nuôi trồng hải sản trên biển và venbiển ở hầu hết các quốc gia có biển cũng được phát triển nhanh chóng và tươnglai không xa sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ngành hải sản của thế giới
Đặc biệt, từ nhiều thập kỷ qua ngành khai thác dầu khí ở biển đã trở thànhmột trong những ngành mũi nhọn của kinh tế biển và ven biển Đến nay đã cóhơn 100 nước tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển Hàng năm sảnlượng dầu khí khai thác ngoài biển chiếm 25 – 30% sản lượng dầu mỏ vàkhoảng 20% sản lượng khí thiên nhiên khai thác được trên toàn thế giới Côngnghiệp khai thác các khoáng sản khác ( ngoài dầu khí) ở biển cũng phát triểnmạnh và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới Từ lâu nhiềunước trên thế giới đã tiến hành khai thác các quặng kim loại ở biển và ven biểnnhư: than, imenit, vàng, thiếc, kim cương, phốt phát…Ngay từ đầu những năm
70, trên thế giới đã có gần 60 mỏ than ngầm dưới biển, chiếm 30% tổng sảnlượng than của cả nước Dự báo trong tương lai không xa, việc khai thác các mỏkim loại dưới đáy biển sẽ chiếm vai trò rất quan trọng trong nền công nghiệp thếgiới
Trang 10Không gian biển cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn vào mục đíchgiao thông vận tải, góp phần to lớn vào việc phát triển thương mại và giao lưuquốc tế Sự hình thành các tuyến hàng hải thông thương quốc tế lớn đã có tácđộng mạnh mẽ đến cục diện địa lý kinh tế - chính trị của cả thế giới và xu thếtoàn cầu hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay Các tuyến đường biển vòngquanh trái đất, xuyên qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn ĐộDương…đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các khu vực công nghiệp lớn củathế giới( khu công nghiệp Đông Bắc Mỹ, KCN Nhật Bản, KCN Tây Bắc Âu vàkhu công nghiệp trung tâm).
Ngoài giao thông vận tải, không gian biển còn được sử dụng ngày càngnhiều hơn vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng và xây dựng các công trình trênbiển Phần lớn các trung tâm du lịch nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều nằm ởven biển và trên các đảo
Hiện nay, một số quốc gia đã và đang thiết lập những hòn đảo nhân tạongoài biển để xây dựng trên đó các công trình lớn như sân bay, nhà máy luyệnkim, luyện nhôm, lọc hóa dầu, khử mặn nước biển và các công trình khác…phục
vụ kinh tế và quốc phòng
Tóm lại, do các lợi ích đem lại từ biển ngày càng to lớn nên việc khai thácbiển và đại dương đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược trong chính sáchphát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển vàkhông có biển Cũng chính vì vậy mà sự quan tâm về chủ quyền và quyền tàiphán trên biển giữa các quốc gia có biển cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn
Trang 11CHƯƠNG II: BIỂN ĐẢO LÀ BỘ PHẬN HỢP THÀNH NÊN
LÃNH THỔ VIỆT NAM 2.1 Vị trí địa lý biển, đảo Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có 1 vị tríchiến lược thuận lợi về biển, đảo không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Với
bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, cứ 1km bờ biển tương ứng
100 km2 đất liền, gấp 6 lần thế giới (Thế giới 1km bờ biển tương ứng 600 km 2 )
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta códiện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 4 lần diện tích đất liền, chiếm 28%
diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km 2 )
Vùng biển nước ta có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đất nước,
tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền, có vị trí đặc biệt quan trọng nhưmột tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước
Ngoài ra, một số đảo ven bờ có vị trí đặc biệt quan trọng đã được sử dụnglàm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở, từ đó xác địnhvùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.Trong 63 tỉnh thành cả nước thì 28 tỉnh, thành có biển
(Ảnh 2: Vị trí của biển đảo Việt Nam)
Trang 12Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam Vùng biển ViệtNam là một phần biển Đông Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến KiênGiang Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là600km2 đất liền/1km bờ biển) Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: ltriệu km2/330.000km2).Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủvùng biển Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn ĐộDương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông Giao lưu quốc tế thuậnlợi, phát triển ngành biển
Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnhhưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh vàhạnh phúc của nhân dân
(Ảnh 3: Cờ quyết thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam)
Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng khônghuyết mạch thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực
Trang 13Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rấtthuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trênthế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khuvực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới.Biển và vùng biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thông
ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài So với các vùng kháctrong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khátốt, có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triểnmạnh, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có thểtrở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giaothông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện; là môi trường hết sức thuậnlợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thu công nghệtiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả ra cácvùng khác trong nội địa Có thể nói vùng ven biển nước ta là vùng có nhiều lợithế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh
(Ảnh 4 : Hải quân Việt Nam tuần tra trên chủ quyền biển đảo
Trang 14Biển Đông là biển lớn, có vị trí chiến lược quan trọng, diện tích khoảng3,5 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Cam - pu -chia, Thái Lan, Ma- lai- xi-a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.
Là tuyến đường hàng hải huyết mạch, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới;hàng ngày có khoảng 300 tàu vận tải loại lớn qua lại, chiếm 1/4 lưu lượng tàuhoạt động trên biển của thế giới, chuyên chở ½ sản lượng dầu thô và các sảnphẩm toàn cầu; có nguồn tài nguyên thủy sản, dầu khí và khoáng sản rất lớn
Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, mở ra mộtkhông gian sinh tồn mới, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của mỗi nước ViệtNam cũng nằm trong xu thế chung đó vì nước ta là quốc gia có vùng biển và cácđảo, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông
(Ảnh 5: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa)
Trang 15Quần đảo Hoàng Sa: Gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằmtrên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km2, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng
120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý Diện tích toàn
bộ hần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2
Quần đảo Trường sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn,vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000 km2, cách Cam Ranh(Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý Diện tích toàn bộphần nổi của quần đảo khoảng 10 km2
2.1 Vai trò của biển đảo Việt Nam
Nước Việt Nam nằm trên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộcloại quan trọng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như của thếgiới Từ bao đời nay vùng biển và các hải đảo đã gắn bó chặt chẽ mọi hoạt độngsản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam
Vùng biển nước ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và
an ninh quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến pháttriển kinh tế biển Đặc biệt, ngày 5/6/1993, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 03NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt,
trong đó khẳng định: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”.
Tiếp theo đó, Chỉ thị 20 CT/W ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩymạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH một lần nữa khẳng định:
“Vùng biển, hải đảo và ven biển nước ta là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sống, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa ngõ lớn của nước ta để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu
Trang 16tư nước ngoài”, đồng thời chỉ thị cho các ngành và các địa phương có biển sớm
xây dựng và triển khai các chương trình, dự án cụ thể nhằm đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tế biển
Như vậy, vùng biển và các hải đảo là một bộ phận lãnh thổ thống nhất củađất nước Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau:
2.2.1 Vai trò trong thương mại quốc tế
Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế, chínhtrị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lượcphát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một sốcường quốc hàng hải khác trên thế giới Nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải vàhàng không huyết mạch của thế giới thông thương giữa Ấn Độ Dương và TháiBình Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, NhậtBản và với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á…Biển Đông được coi là conđường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế Trong tổng số 10 tuyếnđường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện nay có tới 5 tuyến đi quaBiển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông Đó là:
- Tuyến đường biển từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đàoXuyê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, đến bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribe
- Tuyến đường biển từ Đông Á đến Austria, Newzilan…Đây được coi làtuyến đường biển nhộn nhịp thế giới
- Tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương: từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á
Trang 17tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển ĐôngBắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược nhưBạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng
Sa, Trường Sa
Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã,phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ởven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo Khai thác biển cho phát triển kinh tế làmột cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vaitrò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có nền kinh tế hầu như phụ thuộcsống còn vào con đường Biển Đông Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu
mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khốilượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng conđường này Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vàoBiển Đông
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hảichính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, làmột trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới Bờ biểnViệt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triểngiao thương quốc tế
Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giaolưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông.Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trongkhu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lầnhiện nay Khi đó Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng cóvai trò to lớn trong thương mại thế giới; vùng biển Việt Nam sẽ trở thành chiếc
Trang 18cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với cácnước trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng hải bao gồm: hệ thống hậu cần dịch
vụ ở cảng, dịch vụ thủy.thủ và cung ứng tàu biển, hệ thống thông tin duyên hải,
hệ thống ra đa kiểm soát và cảnh giới biển, hệ thống đèn biển, phao tiêu, trục vớtcứu hộ…đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng
2.2.2 Vai trò làm cửa mở của cả nước và khu vực
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhấttrên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa TrungHải) Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới.Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó
eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa -chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế Với Mỹ là tuyến hoạt độngchính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyênchở qua Biển Đông Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50%dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhậpkhẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông Đặc biệtđáng chú ý là vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàngkhông huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữachâu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khuvực Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la,nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả
2.2.3 Vai trò cung cấp tài nguyên cho phát triển
“Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc
tế Tiềm năng tài nguyên biển nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựnghiệp phát triển đất nước ”, điều đó ta thấy rằng: Biển nước ta có nguồn tài
Trang 19nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài nguyên đó thìlàm cho nước ta ngày càng giàu và mạnh lên từ biển Đây là một vấn đề có ýnghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước, trong đó nổi bật
là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3 - 4 tỷ tấn dầu quy đổi), ngoài ra còn nhiềuloại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh , hải sản cótổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị nănglượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện
(Anh 6: Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên của thế giới)
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quantrọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt lànguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản) BiểnĐông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Cáckhu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba,Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông ChâuGiang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vựcthềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lụcđịa Tư Chính Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ đượckiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệuthùng/ngày Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đôngkhoảng 213 tỷ thùng
Trang 20Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng khônghuyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giaothông hàng hải Việt Nam Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xâydựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: CáiLân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện,Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây,
Đà Nẵng, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy môvừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, cáctuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa(đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển nước ta có khảnăng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanhchóng và thuận lợi
Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, mộtnguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam Trênvùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trongvùng triển vọng có dầu khí Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam
có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông Có thể khai thác từ 30 40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm Trữ lượng dầukhí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu
-Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn,song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nềnkinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bên cạnh dầu, Việt Nam còn cókhí đốt với trữ lượng khoảng 3.000 tỉ m3/năm Ngoài dầu và khí, dưới đáy biểnnước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi – ri - con, thạch anh,nhôm, sắt, măng - gan, đồng, kền và các loại đất hiếm Muối ăn chứa trong nướcbiển bình quân 3.500gr/m2 Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng
Trang 21sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh
và các loại vật liệu xây dựng khác
(Anh 7: di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng)
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khuvực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh
tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã phát hiện hơn2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữlượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệutấn/năm Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân
bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi
Dọc ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôitrồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm,cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 300.000ha Ngoài racòn hơn 500.000ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi đểphát triển nuôi cá và đặc sản biển Với tiềm năng trên, trong tương lai có thểphát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện
và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm
Việt Nam với bờ biển dài hơn 3.260km, nằm trong số 10 nước trên thếgiới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (không kể
Trang 22một số đảo) Tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, caogấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả bahướng Đông, Nam và Tây Nam, rất thuận lợi cho việc đi ra mọi nẻo đường đạidương.
Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng,trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu, quy mô tương đối lớn (kể cảcảng trung chuyển quốc tế) như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh HạLong và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La - Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải
Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên
ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy môvừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ Khả năng phát triển cảng
và vận tải biển là yếu tố trội cơ bản, là nguồn lực rất quan trọng để phát triểnkinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tài nguyên du lịch biểncũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triểnmạnh Dọc bờ biển Việt Nam có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm
có chiều dài lên đến 15- 18km và nhiều bãi tắm có chiều dài 1-2km đủ điều kiệnthuận lợi khai thác phát triển du lịch biển
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khuvực Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùngbiển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế),
653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loàitôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khảnăng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã gópphần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước
Trang 23Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành côngnghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đấtnước Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đãtạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cáttrắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành mộtquần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long đượcUNESCO xếp hạng Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, BíchĐộng, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội
An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển Tiềm năng
du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình dulịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứukhoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu,lướt ván, nhảy sóng…
2.2.4 Vai trò về an ninh – quốc phòng
Vùng biển nước ta không những có vị trí quan trọng về kinh tế mà còn có
vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với các nước trong khu vực và trongchiến lược của các nước lớn, nó là biên giới phía Đông, là đường tiếp cận, bànđạp tiến công, uy hiếp, phong tỏa và phá hoại nhiều mặt của các thế lực xâmlược
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bốtrí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc Lịch sử cho thấy rằng trong
14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu
từ hướng biển Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minhchứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288);chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiếntrường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Trang 24Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sửdân tộc
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XXđến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt vàphức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và anninh nước ta Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nướctrong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam),Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam) Nơiđây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa cácquốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quâncủa các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo,thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toànvẹn lãnh thổ và an ninh đất nước
Trong lịch sử quân sự Việt Nam, thủy quân và các trận thủy chiến có vị trí
vô cùng quan trọng Chính vì vậy, khi xây dựng kinh đô, đồn lũy và bày binh bốtrận, chúng ta thường mượn dòng sông, bãi biển để thực hiện kế hoạch quân sựhết sức thần kỳ, độc đáo, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ và không thể nào chốngđỡ
Khi xây dựng kinh thành, kinh đô từ Cổ Loa (Hà Nội), đến Hoa Lư (NinhBình), và Thăng Long (Hà Nội), hoặc Phú Xuân (Huế), các kiến trúc sư ViệtNam luôn luôn xây dựng thành cao hào sâu để ngăn cản sức tiến công của quânđịch Hào sâu đó có thể là sông đào và cũng có thể là những con sông tự nhiên.Thành Cổ Loa được xây dựng ba lớp đều có hào nước sâu thông với sông Hoàng
để thủy quân tiến, thoái, di chuyển thuận lợi Kinh đô Hoa Lư được xây dựng ởmột vùng hiểm yếu, có nhiều dãy núi và hang động đá vôi xen kẽ nhau SôngHoàng Long là một phần không thể thiếu của kinh đô Hoa Lư Thủy quân có thể
đi lại, di chuyển nhanh chóng bằng đường thủy, cho thuyền luồn qua những
Trang 25hang ngầm để thoắt ẩn, thoắt hiện tấn công quân địch Kinh đô Thăng Long vàkinh đô Huế cũng được xây dựng theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ và linh hoạtgiữa thành cao với hào sâu để thủy quân có thể vận động, tiến thoái nhanh chóng
ra sông Hồng hoặc sông Hương để tiến ra biển
Nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử đấu tranh chống ngoạixâm của dân tộc được diễn ra trên sông biển Năm 938, Ngô Quyền đánh tanquân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt lậpphòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) ngăn chặn cuộc tấn công xâm lượccủa quân Tống vào đất Thăng Long
Đến TK XIII, giặc Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta (1258, 1285,1288) Những trận thủy chiến oanh liệt ở cửa Hàm Tử, bến Chương Dương, bếnBạch Đằng giành thắng lợi đã phá tan những đạo quân lớn của tướng Toa Đô và
Ô Mã Nhi
Ngày nay, biển Đông cùng các đảo vẫn còn diễn ra các tranh chấp phứctạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc khólường, đang là thách thức đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của nước tatrên biển và từ hướng biển
Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta chủ yếu dựa vào đất liền đểsinh sống và phát triển, khi nói đến lãnh thổ chủ yếu chỉ nghĩ đến lãnh thổ đấtliền, vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển Trước kia, conngười sử dụng biển chẳng qua là nó có lợi cho việc phát triển nghề cá, nghề làmmuối và nó có lợi cho việc vận chuyển Về mặt quân sự chủ yếu là để đưa quântiến vào đất liền mà thôi Ngày nay, do sự phát triển cải cách và mở cửa conngười nhận thức về biển ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn
Biển có vị trí quan trọng như vậy, song hiện nay còn nhiều cấp, nhiềungành, địa phương và các lực lượng hoạt động trên biển chưa nhận thức đầy đủ
về vị trí, vai trò chiến lược của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp
Trang 26hóa, hiện đại hóa đất nước Công tác nghiên cứu khoa học và hiểu biết về biểncòn hạn chế, việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn nhiều thiếuthốn và lạc hậu, chưa gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
QP -AN, bảo vệ quyền lợi và lợi ích quốc gia trên biển Vấn đề phòng chống vàkhắc phục hậu quả thiên tai từ hướng biển đang là khó khăn lớn của nước ta.Việc xây dựng lực lượng để quản lý và bảo vệ chủ quyền, và quyền tài phánquốc gia trên biển, đảo đặc biệt là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và Biênphòng chưa được tăng cường đúng mức, khả năng răn đe sẵn sàng đánh trả cáchoạt động xâm phạm chủ quyền vùng biển còn hạn chế Tình hình đó đòi hỏichúng ta phải có nhận thức mới về biển, phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ đểnhanh chóng tiến ra biển, làm chủ biển, xây dựng một nền kinh tế biển mạnh,một nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân mạnh Chỉ có thực hiện đượcmục tiêu này chúng ta mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đưa nước ta giầu lên,mạnh lên từ biển theo như tinh thần của nghị quyết Trung ương 4 (khóa X)./
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo ViệtNam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướngbiển Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từBắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhấtkhoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung tâm chínhtrị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất
dễ bị địch tấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trênđất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ caoxuất phát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xâydựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sựtham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăngchiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trongđiều kiện hiện nay Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới
Trang 27luôn xem như một yếu tố đặc lợi Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khảnăng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trongđất liền phát triển Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềmnăng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cốquốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điềukiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phươngyên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa Phải xây dựngHải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đểquản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối vớiQPAN của đất nước Với một vùng biển và thềm lục địa rộng lớn (khoảng gần 1triệu km2), bờ biển dài (trên 3260 km), trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1
km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đấtnước ta lại cách xa biển hơn 500 km; địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, cónhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng khoảng 50
km (tỉnh Quảng Bình), nên việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiếnlược
Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liềnven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, trạm gác tiền tiêu,hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược hợpthế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủvùng biển của nước ta Đồng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lựclượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biểnphối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển -đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực Sử dụng đường biển sẽ có nhiềuthuận lợi trong việc cơ động chuyển quân và tiếp tế hậu cần, sử dụng vũ khícông nghệ cao từ xa, tận dụng được yếu tố bất ngờ Ngoài tiềm năng về dầu khí,
Trang 28phát triển cảng biển và vận tải biển, tài nguyên du lịch, thủy sản, khoáng sản vànguồn lực lao động, biển còn là chiến trường rộng lớn để ta triển khai thế trậnquốc phòng toàn dân - thế trận an ninh nhân dân trên biển để phòng thủ bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần, trong đó có các khu vực biểntrọng điểm như Vịnh Bắc Bộ; vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, vùng biển quầnđảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; các đảo lớn ven bờ (Phú Quí, Côn Sơn…)
và khu dịch vụ kinh tế và kỹ thuật dầu khí DK1, DK2; vùng biển Tây Nam
Kết hợp quốc phòng an ninh với kinh tế xã hội là yêu cầu mang tính quiluật Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế trên biển như hàng hải,hàng không, du lịch, dầu khí, ngư nghiệp mới tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệvững chắc các vùng biển đảo, đồng thời là cơ sở quản lý tổng hợp phát triển bềnvững các vùng biển đảo của Tổ quốc
Chúng ta cần nhận thức rõ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là toàn bộ tiềm lựcchính trị, tinh thần, văn hóa cốt cách của con người Việt Nam, của kinh tế, quốcphòng - an ninh, đối ngoại, địa lý, lịch sử và mọi tiềm năng đất nước; là sứcmạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, truyền thống yêu nước của dân tộc Đó là sứcmạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng,kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp sức mạnh của nềnquốc phòng toàn dân với sức mạnh an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa thếtrận lòng quân và thế trận lòng dân, trong đó thế trận lòng dân là nền tảng
Là chủ vùng biển giàu đẹp của Tổ quốc, không những phát triển kinh tế
mà còn bảo vệ và duy trì chủ quyền một cách vững chắc, lâu dài, gắn với chiếnlược quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới mà Đại hội IX xác định Việc quyhoạch phát triển kinh tế ở các đảo và quần đảo phải gắn bó với công tác xâydựng địa bàn quốc phòng và an ninh, xây dựng hệ thống bố phòng trong thế trận
"Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân" Nghị quyết đại hội Đảng IX đãnhấn mạnh: "Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của
Trang 29các khu vực cảng biển hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy cácvùng khác xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi".
2.3 Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần tăng cường sức
mạnh cho nền kinh tế
2.3.1 Phát triển ngành dầu khí
Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ Đây lànguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế của đất nước theo hướng CNH– HĐH Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích
có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánhgiá là có triển vọng dầu khí lớn nhất và điều kiện khai thác thuận lợi nhất Tổngtrữ lượng dầu khí tiềm năng của toàn bộ thềm lục địa Việt Nam dự báo khoảng2,5 – 3 tỷ tấn quy đổi (bao gồm khoảng 1 tỷ tấn dầu và khoảng 1.500 tỷ m3 khí),trong đó, trữ lượng dầu khí đã xác minh là 1,13 tỷ tấn (gồm dầu: 429 triệu tấn vàkhí: 617 tỷ m3), chiếm khoảng 30% trữ lượng tiềm năng
Những năm gần đây, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí được xúc tiếnmạnh mẽ trên toàn vùng biển, nhất là ở thềm lục địa Đông Nam Bộ Các kết quảđiều tra thăm dò cho thấy, trên lãnh thổ Việt Nam có 9 bể trầm tích có chứa dầukhí, trong đó các bể có tiềm năng lớn đều phân bố ở biển Hiện nay chúng ta đãxác định 5 bể trầm tích có triển vọng dầu khí là Cửu Long, Nam Côn Sơn vàMalay – Thổ Chu chứa phần lớn tiềm năng dầu khí của Việt Nam Tại đây đãphát hiện nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng lớn như: Bạch Hổ, Đại Hùng, Ba Vì vớitrữ lượng công nghiệp trên 300 triệu tấn dầu thu hồi, tỷ lệ khí đồng hành từ 150– 180 m3/ 1 tấn dầu, cho phép nâng sản lượng khai thác lên khoảng 20 – 25 triệutấn dầu quy đổi trong tương lai Các bể còn lại cũng có triển vọng dầu khíthương mại nhưng do công tác thăm dò còn hạn chế nên chưa đủ cơ sở khoa học
để đánh giá trữ lượng
Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thếgiới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng
Trang 30Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mêkông, sôngHồng, cửa sông Châu Giang Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác địnhnhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long vàNam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai tháctương đối thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềmlục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2
tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 (theo đánh giá của BộNăng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỷ thùngvới khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày) Các khu vực có tiềm năng dầu khícòn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biểnmiền Trung Việt Nam
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa vàTrường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tàinguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi lànguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần Chính tiềm năng dầu khíchưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêusách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biểnquanh hai quần đảo
Như vậy, dầu khí là một trong nhứng ngành kinh tế quan trọng nhất ởbiển Việt Nam Tuy mới hoạt động gần 28 năm (từ năm 1986), nhưng dầu khí đãtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, cógái trị xuất khẩu cao, đồng thời có tiềm lực vật chất kỹ thuật lớn và hiện đại nhấttrong các ngành khai thác biển ở nước ta Năm 1986 chúng ta mới khai thác tấndầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, đến nay đã khai thác được hơn 150 triệu tấn từgần một chục mỏ khác nhau ở thềm lục địa phía nam, trở thành nước khai thácdầu khí lớn thứ 3 trong khu vực (sau Indonexia và Malayxia)
Hiện nay, ngoài công ty liên doanh Vietxopetro, chúng ta đã thu hútkhoảng 50 dự án hợp tác đầu tư với các công ty dầu khí nước ngoài (kể cả một
Trang 31số công ty dầu khí lớn của thế giới) trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chếbiến dầu khí với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD, trong đó tỷ lệ đóng gópphía Việt Nam ngày càng tăng Năng lực nội sinh của ngành dầu khí cũng khôngngừng phát triển Đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể trong cáclĩnh vực như: tự lực tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, nghiên cứu khoa học –công nghệ và các hoạt động dịch vụ dầu khí.
Tại Vũng Tàu đã hình thành trung tâm dịch vụ dầu khí khá đồng bộ vàhoàn chỉnh bao gồm hệ thống cảng biển cùng các công trình hạ tầng kỹ thuậtphục vụ thăm dò và khai thác dầu khí trên biển như: các công trình xây lắp dànkhoan, các cơ sở cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng, gia công, chế tạo thiết bị, phântích mẫu, xử lý các tài liệu địa chấn và địa vật lý giến khoan, cung ứng vật tư,thiết bị….Ngoài ra tại Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh còn có các cơ sởkhai thác chế biến đất sét, các loại hóa chất phục vụ khai thác và ngiên cứu thửnghiệm…, đáp ứng yêu cầu thăm dò và khai thác dầu khí trên biển hiện nay.Đặc biệt chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý
và công nhân kỹ thuật dầu khí mạnh, đủ sức giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp
ở tầm quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành dầu khí trong tươnglai
Mặc dù vậy, ngành dầu khí nước ta còn một số hạn chế, đó là: (1) Chưađánh giá chính xác về tiềm năng dầu khí để có đủ căn cứ khoa học cho việc thựchiện các dự án đầu tư khai thác dầu khí một cách chủ động (2) Ngành dầu khínước ta mới phát triển ở lĩnh vực thăm dò và khai thác, còn lĩnh vực lọc hóa dầu
và chế biến dầu khí chưa phát triển tương xứng
2.3.1 Phát triển ngành hải sản
Vùng biển Việt Nam có tài nguyên hải sản khá phong phú và đa dạng,đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và ổn địnhđời sống dân cư biển Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, tại vùng biển nước ta
Trang 32còn có nhiều loại đặc sản có gía trị khác như: tôm, cua, mực, trai ngọc, hải sâm,
sò huyết, yến sào, rong biển…
Hải sản là ngành nghề truyền thống của ngư dân ven biển Từ năm 1995trở lại đây, ngành hải sản đã có bước phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôitrồng và chế biến, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,8%/năm Năm 2003 giá trịgia tăng ngành hải sản ven biển đạt 14.400 tỷ đồng( theo giá hiện hành) Sảnlượng hải sản (kể cả khai thác và nuôi trông) đạt gần 2 triệu tấn, trong đó khaithác đạt hơn 1,5 triệu tấn, nuôi trồng đạt hown400.000 tấn, giải quyết việc làmtrực tiếp cho gần 1,3 triệu lao động
Tuy nhiên sản lượng khai thác hiện nay chủ yếu là khu vực gần bờ Hơn70% sản lượng khai thác hiện nay thuộc khu vực có độ sâu từ 30 mét nước trởvào, nơi chỉ chiếm gần 10% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của nước ta Riêngkhu vực gần bờ ( độ sâu dưới 20 mét nước) là khu vực tập trung chủ yếu của cácloại cá con và là bãi đẻ chính của nhiều loài cá và đặc sản nhưng cường độ khaithác quá lớn, nhiều nơi đã vượt quá giới hạn cho phép, gây giảm sút nguồn lợi.Tình trạng khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi như dung mìn, kích điện…vẫn còn xảy ra ở một số địa phương ven biển Cơ sở hậu cần phục vụ nghề cácòn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển củangành, nhất là phát triển khai thác xa bờ
Những năm gần đây, thực hiện chỉ thị 20 CT/W của Bộ Chính trị về đẩymạnh phát triển ngành kinh tế biển theo hướng CNH – HĐH, các địa phươngven biển đã tích cự chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tổ chức khai thác hợp
lý khu vực gần bờ, mở rộng khai thác vùng khơi nhằm bảo vệ nguồn lợi, đảmbảo phát triển bền vững Với chính sách ưu tiên phát triển nghề cá xa bờ, trongcác năm 1997 – 2000, cùng với sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước, ngư dân biển
đã vay hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cải hoán và đóng mớitàu thuyền có công suất lớn để vươn ra khai thác xa bờ
Trang 33Nghề nuôi trồng hải sản được phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phươngven biển, đã và đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, có hiệu quả kinh
tế cao ở biển Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, nghề nuôi các và đặc sản ở biểntheo hình thức lồng bè đã phát triển nhanh chóng tại nhiều địa phương ven biển,nhất là các khu vực: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long (Quảng Ninh), quanh đảo Cát
Bà (Hải Phòng), Sông Cầu (Phú Yên)….và đang trở thành hướng phát triển cónhiều triển vọng Nghề nuôi nhuyễn thể như nghêu, ngao, trai, ngọc, sò, điệp…cũng phát triển mạnh ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang,Khánh Hòa, Cà Mau, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh…Năm 2003 toàn dảiven biển có khoảng 15.000 ha nuôi nhuyễn thể, sản lượng đạt hơn 100.000 tấn
Có thể nói, hiện nay ngư dân biển đã tiếp thu được nhiều công nghệ tiêntiến trong nuôi trồng hải sản mặn, lợ tại các khu vực bãi triều và một số eo vịnhkín ven biển, nhất là nuôi tôm xuất khẩu Các mô hình nuôi tôm nước lợ và nuôihải sản trên biển theo hình thức thâm canh và bán thâm canh năng suất cao đang
có xu hướng phát triển nhanh tại nhiều địa phương và quanh các đảo
Tuy vậy, cho đến nay chúng ta mới khai thác hơn 50% tiềm năng diệntích mặt nước có khả năng để nuôi trồng hải sản, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ
Tỷ lệ này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực Tiềm năng nuôi trồng hảisản to lớn ở các eo vịnh kín ven biển và ven các đảo chưa được khai thác đúngmức Mặt khác, hình thức nuôi hiện nay chủ yếu vẫn là quảng canh năng suấtthấp Đến nay ta vẫn chưa xây dựng được những mô hình nuôi trồng hải sảnhiệu quả, phù hợp với từng khu vực, từng loại hình mặt nước và từng hệ sinhthái biển
Ngành chế biến hải sản những năm gần đây cũng được đầu tư phát triển
cả về chất lượng và chủng loại mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong vàngoài nước Đặc biệt chế biến hải sản xuất khẩu phát triển mạnh
Nhìn chung thời gian qua ngành chế biến hải sản ở nước ta đã có nhiều cốgắng trong đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể
Trang 34đứng vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước hình thành một nềncông nghiệp chế biến xuất khẩu có trình độ công nghệ cao, tiếp cận với các nướctrong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên các sản phẩm chế biến hiện nay cònkhá đơn điệu nên sức cạnh tranh chưa mạnh Mặt khác các mặt hàng chế biếnnội địa truyền thống còn ít được chú ý nên phát triển chậm, chưa tương xững vớitiềm năng và lợi thế của dải ven biển.
2.3.2 Phát triển cảng biển và ngành hàng hải
Điều kiện tự nhiên, môi trường thuận lợi cho việc xây dựng cảng và pháttriển ngành hàng hải là một ưu thế rất lớn của dải ven biển Việt Nam Có thểnói, nước ta được thiên nhiên ưu đãi cho một bờ biển dài, vùng biển rộng vớinhiều cửa sông, cửa biển và các vũng vịnh sâu được che chắn, kín gió, phân bốkhá đều từ Bắc xuống Nam, rất thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác cảngbiển, giảm đáng kể chi phí xây dựng các cầu bến và các công trình bảo vệ cảng.Phía sau tiếp giáp với bờ biển là cả một vùng hấp dẫn cảng rộng lớn, bao gồmphần lục địa Việt Nam và các nước láng giềng như Lào, Đông Bắc Thái Lan vàNam Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một hệ thống cảngbiển với quy mô khác nhau và phát triển các dịch vụ hàng hải ở Việt Nam, gópphần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển theo hướng hội nhập mạnh vớikhu vực và quốc tế
Mặt khác, ven biển nước ta, nhất là ven biển Trung Bộ rất gần các tuyếnhàng hải huyết mạch của thế giới trên Biển Đông, thông thương giữa Châu Âu,Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và với các nước ĐôngNam Á, Đông Bắc Á….Đây là điều kiện thuận lợi và cơ hội lớn để phát triểnmạnh ngành hàng hải và giao thương quốc tế Trong tương lai, việc hình thànhcác cảng biển lớn, hiện đại dọc ven biển, trong đó có một số cảng trung chuyểnquốc tế, tạo ra các cửa mở lớn của đất nước để thông thương với bên ngoài làmột triển vọng rất khả quan Điều kiện đó cũng cho phép chúng ta phát triểnmạnh các ngành công nghiệp liên quan, nhất là công nghiệp đóng mới và sửa
Trang 35chữa tàu biển và các ngành công nghiệp khai thác dọc ven biển, phục vụ cả kinh
tế và quốc phòng
Hiện nay, dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều địa điểm có điều kiệnthuận lợi để xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảngbiển nước sâu hoặc cảng trung chuyển quốc tế như: Cái lân và một số điểm ởkhu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, ChânMây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải Riềnkhu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông và nhiều sình lầy, ít có khảnăng xây dựng cảng biển lớn, nhưng cũng có thể xây dựng một số cảng quy môvừa và nhỏ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài bờ biển 3.260km, cónhiều ngành kinh tế gắn liền với biển và hoạt động vận tải biển phát triển Vị trícủa Việt Nam rất gần với đường hàng hải quốc tế, lại ở vào một khu vực có tốc
độ phát triển kinh tế cao và thị trường vận tải biển rất sôi động Do vậy, ViệtNam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ thương mại với thếgiới và khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Với vị trí địa lý chiến lược và xác định được kinh tế biển là động lực cho
sự phát triển chủ yếu của đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đãdành cho kinh tế biển sự quan tâm đặc biệt, nhiều quyết sách đầu tư, phát triểnđược phê duyệt, hệ thống cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực kinh tế biển được đầu tư trọng điểm và có được sự tăng trưởng vượtbậc Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế biển của Việt Namcòn khá hạn chế, mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng vùng biển quốc gia
mà chưa vươn ra được các vùng biển quốc tế Một trong những nguyên nhân chủyếu của tình trạng này là cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, phần lớn mới chỉtập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mà chưa chú trọng vào việc pháttriển nguồn nhân lực một cách tương xứng Việc thiếu quan tâm đầu tư nâng caochất lượng nguồn nhân lực không chỉ làm giảm hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng,
Trang 36trang thiết bị hiện có, mà còn cản trở khả năng đạt được các mục tiêu chiến lượcdài hạn nêu trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Với tiềm năng sẵn có, ngành kinh tế hàng hải nước ta có rất nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển Suốt chiều dài trên 3.260 km đường bờ biển của Tổquốc, nhiều vị trí phù hợp để xây dựng các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàubiển, tạo điều kiện cho công nghiệp đóng tàu phát triển, hơn 100 địa điểm có thểxây dựng cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển và cảngcửa ngõ quốc tế Những cảng biển này là tiền đề căn bản để phát triển đội tàubiển quốc gia lớn mạnh trong khu vực và trên thế giới Đội tàu biển và côngnghiệp đóng tàu, lĩnh vực dịch vụ hàng hải cũng có thêm nhiều lợi thế mới.Nhưng hiện tại ngành chưa tận dụng triệt để những lợi thế này
Để biến những tiềm năng đó thành hiện thực, tinh thần và quyết tâm củaĐảng và Nhà nước đối với sự phát triển của ngành kinh tế hàng hải đã được thểhiện trong Chiến lược biển Việt Nam Nghị quyết số 09 - NQ/TW ngày 09 – 02
- 2007 của Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020 đã xác định rõ, ngành kinh tế hàng hải được ưu tiên thứ hai trong thứ
tự phát triển kinh tế biển, chỉ đứng sau khai thác, chế biến dầu khí (đứng trênkhai thác và chế biến hải sản, du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khukinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với pháttriển các khu đô thị ven biển) Vận tải biển được coi là một trong những ngànhdịch vụ mũi nhọn và trước mắt cùng với công nghiệp đóng tàu cần được tậptrung đầu tư phát triển
Tại Thông báo số 188 - TB/TW ngày 07 – 10 - 2008 của Ban Bí thư,ngành kinh tế hàng hải cũng được yêu cầu tập trung đầu tư xây dựng nhanh một
số cảng biển hiện đại, đồng thời phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng sau cảng, xâydựng các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển, phát triển nhanh, mạnh đội tàubiển Việt Nam theo quy hoạch đã được phê duyệt
Trang 37Nghị quyết số 27/2007/NQ - CP ngày 30 – 5 - 2007 của Chính phủ vềChương trình hành động đã chỉ rõ: để bảo đảm phát triển nhanh, bền vững cácngành kinh tế có tiềm năng, trước mắt cần tập trung vào xây dựng cảng biển;phát triển công nghiệp đóng tàu và xây dựng đội tàu biển mạnh.
Trong thực tế, gần 2 năm sau khi Chiến lược biển ra đời, ngành kinh tếhàng hải đã có sự phát triển vượt bậc Theo thống kê của Cục Hàng hải ViệtNam, năm 2008 sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đạt xấp xỉ 196,58triệu tấn, tăng 9% so với năm 2007; trong đó hàng công-ten-nơ đạt 5.023.312TEUs, tăng hơn 12% so với năm 2007; hàng khô đạt 88 triệu tấn, tăng hơn 10%;hàng quá cảnh đạt gần 18 triệu tấn, tăng trên 3%; hành khách xuất nhập cảnhthông qua các cảng biển Việt Nam đạt 511.229 lượt người, tăng trên 46%
Đội tàu biển Việt Nam đã vận tải đạt 69,285 triệu tấn, tăng 13% so vớinăm 2007, trong đó, vận tải biển nước ngoài đạt 47,39 triệu tấn, tăng 7%; vận tảihàng hóa trong nước đạt 21,997 triệu tấn, tăng gần 29%; vận tải công-ten-nơ đạt1.451.552 TEUs, tăng 76,3% Lần đầu tiên, tàu chở hàng khô Vinalines Global
có trọng tải 73.350 DWT lớn nhất từ trước đến nay đã được Tổng Công ty Hànghải Việt Nam đầu tư và đưa vào khai thác từ tháng 7 - 2008
Hiện nay, cả nước có 46 nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu có trọng tải từ1.000 DWT đến 400.000 DWT với 60 công trình nâng hạ, trong đó có 26 côngtrình nâng hạ tàu từ trên 1.000 DWT đến 400.000 DWT Với cơ sở hạ tầng hiệnnay, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam có khả năng đóng mới 150 tàu/năm.Đặc biệt, vừa qua Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đóng thành côngkho nổi chứa dầu FSO5 có trọng tải 150.000 DWT
Mặc dù có nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận,nhưng hiện trạng của ngành kinh tế hàng hải vẫn đang tồn tại một số vấn đề bấtcập, chậm được khắc phục về quy hoạch cảng biển, cơ cấu đầu tư, nguồn nhânlực,
Trang 38Mặt khác, làn sóng khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu không chỉảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, mà còn tác độngnghiêm trọng tới từng lĩnh vực, ngành kinh tế, trong đó có ngành kinh tế hànghải
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 4 khóa X, một trong những công việc mà Bộ Giao thông Vậntải được giao chủ trì là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển kinh
tế hàng hải, dầu khí (hệ thống cảng biển, các tuyến vận tải biển, đội tàu, dịch vụcảng biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực vận tải biển)
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện đã xuất hiện một số vấn đềtồn tại Cho đến thời điểm này, quy hoạch cảng biển do Bộ Giao thông Vận tảitrình Chính phủ dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2008 vẫn chưa được banhành Tiến độ đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi công năngmột số cảng, nhất là các cảng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ ChíMinh còn chậm Tháng 4 và 5 - 2008 đã xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa tạikhu vực Thành phố Hồ Chí Minh Nhiều luồng tàu biển bị bồi lắng nhưng thiếukinh phí để nạo vét nên độ sâu hạn chế làm giảm năng lực hàng hóa thông quacảng biển, nhất là ở những cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cần Thơ Độingũ sĩ quan, thuyền viên và hoa tiêu đã được tăng cường đào tạo nhưng chưađáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng trước yêu cầu phát triển củangành Chất lượng dịch vụ hàng hải mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn cònnhiều bất cập, sức cạnh tranh và thị phần vận tải quốc tế thấp, dịch vụ logistics(hiểu một cách đơn giản là dịch vụ giao nhận hàng hóa) phát triển chưa đồng bộ,còn manh mún
Ngoài ra, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đến lượng cầu(đầu tư, xuất- nhập khẩu và tiêu dùng của người dân giảm) dẫn đến 2 trong 4phân ngành của kinh tế hàng hải là vận tải biển và đóng tàu biển đang gặp nhiều
Trang 39khó khăn; 2 phân ngành còn lại là dịch vụ hàng hải và cảng biển cũng gián tiếp
bị ảnh hưởng theo
Đã có một số chuyên gia ngành hàng hải cho rằng, ngoài tác động của nềnkinh tế thế giới, nguyên nhân của tình trạng này còn do các doanh nghiệp vận tảibiển và đóng tàu phát triển quá “nóng”, trong khi các nhà máy sửa chữa tàu biểnlại không được chú trọng đầu tư Một số bộ phận cần đặc biệt chú ý điều chỉnhhiện nay là:
Vận tải biển
Thực tế cho thấy, ngay cả khi nền kinh tế thế giới lạm phát do giá dầu lêncao (đỉnh điểm là 147,27 USD/thùng, vào ngày 11-7-2008), phần lớn đội tàu vậntải biển cũng không chịu nhiều áp lực như hiện nay, thậm chí còn có điều kiệnphát triển hơn Vì giá dầu tăng làm giá cước tăng theo, trong khi nhu cầu vận tảicòn lớn Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp vận tải biển cho khách hàng nước ngoàithuê tàu định hạn là chủ yếu Nhưng từ tháng 9- 2008 đến nay, nền kinh tế và tàichính Mỹ có nhiều bất ổn lớn đã kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế cả thếgiới Nhu cầu sản xuất và tiêu dùng giảm mạnh dẫn đến tình trạng thừa cungtrọng tải Cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng tàu quốc tế làm nhiềuhãng tàu vận tải biển trên thế giới bị phá sản hay bị thôn tính, điển hình như:Hapag - Lloyd (Đức), C & Lines (Hàn Quốc), Syms (Trung Quốc), cũng đãtác động mạnh tới đội tàu vận tải biển trong nước
Một số doanh nghiệp vận tải biển cho biết, trong vòng 4 tháng qua, giácước vận tải biển đã giảm 30% - 70%, thậm chí với loại tàu hàng khô có trọngtải 40.000 DWT - 100.000 DWT giảm tới 90% Lãnh đạo Công ty Vận tải biểnĐông (Tập đoàn Vinashin) cho biết, tàu chở hàng rời cỡ lớn (cape size,panamax) tuyến Trung Quốc - Bra-xin, giá cước vận tải hiện nay chỉ còn 6 USD
- 8 USD/tấn; trong khi trước đó, giá cước lên tới 100 USD - 105 USD/tấn
Khủng hoảng kinh tế cũng làm trầm trọng thêm nhiều khó khăn chonguồn nhân lực vận tải biển: trả lương và chế độ đãi ngộ không tương xứng cho
Trang 40đội ngũ sĩ quan, thuyền viên; một số doanh nghiệp vận tải biển giảm hoạt độngkinh doanh do nhu cầu vận tải thu hẹp lại; cơ sở vật chất cho khâu thực hành cònthiếu và lạc hậu sẽ càng chậm được đổi mới và phát triển;
Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế hàng hải, nhất là vận tải biển đã vàđang tiếp tục đặt ra một số vấn đề: thiếu thuyền trưởng có tay nghề cao cho nênkhi mua tàu lớn, kỹ thuật hiện đại, hầu hết các công ty vận tải biển Việt Namphải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê người nước ngoài điều khiển;non kém về trình độ ngoại ngữ, khi đi làm cho chủ tàu nước ngoài, sĩ quan,thuyền viên Việt Nam chấp nhận thua thiệt về tiền công so với lao động nướcngoài mặc dù thời gian và hiệu quả làm việc như nhau
Cảng biển và dịch vụ hàng hải
Theo điều tra của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm tàikhóa 2008, các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan ngại về kết cấu hạ tầngkém phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống cảng biển Có đến 45% doanhnghiệp Nhật Bản (qua khảo sát 620 doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài) chorằng cảng biển ở Việt Nam cần được cải thiện Cho đến nay, Việt Nam chưa cócảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế
Dịch vụ hàng hải như đại lý tàu biển, đại lý vận chuyển, cung ứng tàubiển, môi giới hàng hải, vẫn còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng dịch
vụ chưa cao, chi phí lớn Đặc biệt, dịch vụ logistics còn đang ở giai đoạn đầucủa sự phát triển, mạng lưới dịch vụ còn thiếu gắn kết và đồng bộ; các công tycung cấp dịch vụ logistics nhỏ, với khả năng chuyên môn còn hạn chế
Chính vì vậy, trong những năm tới cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềkinh tế hàng hải sao cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ, tập quán hàng hảiquốc tế Nghiên cứu, có chính sách hợp lý về độ tuổi nghỉ hưu của các sĩ quan,thuyền viên, hoa tiêu để tận dụng kinh nghiệm hàng hải của họ trong việc đàotạo, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn cho thế hệ kế cận Với ngành đóng tàubiển, nên có chính sách quản lý việc đầu tư đóng mới tàu nhằm tránh lãng phí