Đề Tài : Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chùa Quang Khánhchùa Muống- xã ngũ phúc- huyện Kim Thành- Hải Dương.Là một con người được sinh ra ở mảnh đất “ xứ Đông anh hùn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1.Phần mở đầu: 2
1.1 Nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu : bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chùa Quang Khánh 2
1.2 Lý do chọn đề tài 2
1.3 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 2: khái quát về lễ hội chùa Quang Khánh 3
2.1 Tên gọi của lễ hội 3
2.2 Thời gian diễn ra lễ hội 8
Chương 3: Tìm hiểu lễ hội 9
3.1 Phần lễ: 9
3.2 Phần hội: các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội 11
3.3 Giá trị văn hóa của lễ hội 14
Chương 4: Thực trạng các hoạt động lễ hội hiện nay 15
4.1 Tích cực 15
4.2 Tiêu cực 16
Chương 5:Giải pháp phát triển lễ hội 17
5.1 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội 17
5.2 Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội 18
5.3 Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội 19
5.4.Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội 20
5.5 Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội 20
5.6.Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 22
5.7 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa 23
5.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội 24
Phần kết luận: 25
Các tài liệu tham khảo 26
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi đất nước chuyển mình trong hội nhập việc bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc mà bao nhiêu năm qua ông cha ta đã để lại là mộtvấn đề vô cùng cấp thiết Việc các thế hệ không còn mặn mà với lễ hội nhưtrước nữa không còn là điểm lạ lẫm Trước đây sắp đến ngày lễ hội là bọn trẻcon phải chờ đợi từng ngày, để rồi khi lễ hội đi qualaij nuối tiếc và chờ đợi mùa
lễ hội năm sau Không chỉ là trẻ nhỏ, mà người lớn cũng háo hức không kém, lànơi để họ cầu mong hạnh phúc, may mắn, tài lộc và vui chơi ,giải trí, tâm hồnthanh thản
Là quốc gia có truyền thống lâu đời, đất nước Việt Nam có hơn 500 lễ hộilớn nhỏ diễn ra lhawps bốn mùa xuân ,hạ, thu, đông Và lễ hội chùa QuangKhánh xã Ngũ PHúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là một lễ hội nằmtrong những lễ hội tiêu biểu của mảnh đất xứ đông Trong bài báo tiểu luận nhỏnày của mình, em rất vinh dự được ông Nguyễn Văn Phú, trưởng Ban công tácvăn hóa xã Ngũ Phúc, sư bà Thích Thị Nga chủ trì chùa Quang Khánh đã cungcấp tư liệu cho em Đồng cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Linh giảng viên trườngĐại học Văn hóa Hà Nội đã hướng dẫn em làm bài tập
Đây là bài tiểu luận đầu tiên của em, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưngvẫn khó tránh khỏi sai sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Đề Tài : Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chùa Quang Khánh(chùa Muống)- xã ngũ phúc- huyện Kim Thành- Hải Dương.
Là một con người được sinh ra ở mảnh đất “ xứ Đông anh hùng” hiện đanglưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098
di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng; giá trị đặc trưng của văn hoá xứ Ðông đượcthể hiện qua các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộngđồng dân cư Hải Dương xưa và nay Tôi rất mong muốn qua bài tiểu luận củamình có thể giới thiệu đôi chút về lễ hội chùa Quang Khánh ở xã Ngũ Phúc-huyện Kim Thành- Hải Dương để nhiều người biết tới giá trị và đến tham quan
di tích này
Nghiên cứu lễ hội chùa Quang Khánh nhằm cung cấp một số thông tin về
cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giá trị
Trang 4tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi Từ đó, đề xuấtmột số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội chùaQuang Khánh huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu tàiliệu, phân tích
Chương 2: khái quát về lễ hội chùa Quang Khánh 2.1 Tên gọi của lễ hội.
Chùa Muống xã Ngũ phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương là di tíchLịch sử- văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng theo Quyết định số 97/QĐ ngày
21 tháng 1 năm 1992 Chùa có tên tự là Quang Khánh tự, di tích đã tồn tại từnhiều thế kỷ trước, hiện nay là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành Lễhội chùa Muống gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhà sư Tuệ Nhẫn - cócông chữa khỏi mắt cho vua Trần Minh Tông và là môn đệ trung thành của vị tổthứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam- vua Trần Nhân Tông
Căn cứ vào dấu tích hiện còn, những di tích lịch sử- văn hoá thì vùng đấtnày vốn là vùng đất phù sa cổ, do dòng sông Văn úc bồi đắp từ hàng nghìn nămtrước Tương truyền, vào thời Lý Công Uẩn đã có nhiều dòng họ đến đây khaikhẩn, đất đai lúc đầu chua phèn, chưa thuần thục Rau muống là thức ăn chính,cây lương thực khó trồng, cây rau muống được mọi người chú trọng, cái tên
Dưỡng Mông (tức "nuôi muống") cũng được bắt nguồn từ đó Thời gian trôi đi,
số người đến đây lập nghiệp ngày một nhiều thêm, những cánh đồng hoang dầnđược đẩy lùi, ruộng đất chua phèn dần được cải tạo Hiện nay, tại thôn DưỡngMông còn khá nhiều địa danh gắn với sự tích khai phá đất hoang như đồng Côngđầu cầu, Đống Rúi, Đống Ông, Rộc Cò, Rộc Ma, Rộc Mét, Rộc Sâu, RộcGhếch, Rộc Súng, Đầm Đông, Đầm Am
Cùng với việc khai hoang lập ấp, bao thế hệ người làng Muống (tên gọi
nôm của làng Dưỡng Mông) đã xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng
mang đậm tính bản địa Mặc dù trải bao biến cố của lịch sử, làng Muống vẫn
Trang 5còn một số di tích như miếu Mã Bến, miếu Thiên Lâu, đình thờ Thành hoànglàng và đặc biệt là chùa Quang Khánh Trong hệ thống di tích còn tồn tại ở đâythì miếu Mã Bến, miếu Thiên Lâu và đình Dưỡng Mông là những di tích cùngthờ hai vị thành hoàng làng, từng có công đánh giặc dưới triều Lý và triều
Trần Lịch sử ở địa phương ghi lại rằng:
Vào thời Lý, có một người làng Muống tên là Phạm Công, huý Lỗ, thời trai trẻ học rất giỏi, lại có khí phách phi thường, được vua Lý trọng dụng cho đi đánh giặc giúp nước Do có công lao to lớn, ông được bổ nhiệm làm quan trong triều Khi tuổi đã già, ông về nghỉ tại quê Là vị quan thanh liêm, chính trực, nên ông vẫn được các quan kế nhiệm đến thăm Lúc bấy giờ ở gần nhà ông có một bến nhỏ, các quan thường dừng lại tắm ngựa Sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông gần bến và được gọi là miếu Mã Bến (Bến tắm ngựa).
Vào thời Trần, làng Muống có Nguyễn Công, huý Đại có công giúp vua Trần đánh giặc ở thế kỷ 13 Sau khi mất ông được nhân dân tôn làm thành hoàng làng và lập miếu thờ, miếu có tên là Thiên Lâu Hiện nay trong miếu có đôi câu đối nói đến công lao của vị thành hoàng này:
"Địa chỉ Đông A kim cổ tích,
Thiên Lâu miếu vũ nhật nguyệt trường".
Ngoài 2 ngôi miếu trên, làng Muống còn có ngôi đình chung thờ các vịthành hoàng làng đã từng tồn tại suốt thời Lê và thời Nguyễn, di tích đã bị tànphá trong kháng chiến chống Pháp, nay nhân dân mới khôi phục lại
Chùa Muống có tên tự là Quang Khánh, được xây dựng vào năm nào? ai làngười khởi công xây dựng? đến nay vẫn chưa xác định được, nhưng đến thờiTrần, chùa có quy mô lớn, di tích tồn tại vào thời Lê và thời Nguyễn Trải quachiến tranh tàn phá, chùa còn hệ thống tháp thời Lê và thời Nguyễn khá đồ sộ, ditích đang được khôi phục với quy mô lớn, từng bước trả lại dáng vẻ ban đầu của
di tích
Chùa Quang Khánh là nơi thờ phật theo thiền phái Trúc Lâm, đồng thời lànơi thờ nhà sư Tuệ Nhẫn, là môn đệ trung thành của thiền phái Trúc Lâm, do
Trang 6vua Trần Nhân Tông sáng lập Đồng thời, nhà sư còn có công truyền giáo lý vàxây dựng 72 ngôi chùa lớn nhỏ Đối với nhân dân làng Muống, nhà sư không chỉ
là người có công xây dựng chùa, mà ông còn là người đầu tiên khai khẩn đất đai,lập nên làng Muống ngày nay, vì vậy ông lại là một vị thành hoàng được nhândân địa phương thờ phụng
Lễ hội chùa Muống được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của nhà sưTuệ Nhẫn, ông là người tu hành có công chữa khỏi mắt cho vua Trần MinhTông và là môn đệ trung thành xây dựng nên thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.Theo sách "Đại Nam nhất thống chí"NXB KHXH, HN năm 1971; tr 411- 412
viết: "Chùa Quang Khánh ở xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành, sư ông Mộng
trụ trì ở đây, tu luyện đắc đạo, phép thuật tinh thông Vua Trần Minh Tông đau mắt, các thầy thuốc điều trị không khỏi, đêm mộng thấy một thầy thuốc tự xưng
là ông Mộng, khi tỉnh dậy, không cần thuốc thang mà mắt tự khỏi, bèn lấy tên người trong mộng hỏi khắp châu huyện, khi đến chùa này mới thấy, nhà vua sắc phong là Từ Giác Quốc Sư, lại phát tiền kho tu bổ chùa quán, cho tên là chùa
Theo tấm bia “Quang Khánh tự bi minh tự”, do tiến sĩ khoa Đinh Mùi
(1487) Phạm Cảnh Chiêu soạn, khắc dựng vào năm Hồng Thuận thất niên(1515), thì Tuệ Nhẫn Quốc Sư là người từng trụ trì chùa Dưỡng Mông thời Trần,
sư họ Vương, hiệu là Quán Viên, quê ở xã Dưỡng Mông, thuở nhỏ bố mất sớm,
mẹ ở vậy nuôi con Từ năm 10 tuổi, sư khắc khổ chuyên cần học, 19 tuổi đọcrộng các sách, rồi chán cảnh trần tục, yết kiến Kiêm Tuệ đại sư chùa Báo Ân đi
tu, Sau thụ trụ, túc giới hai sư Nghĩa Trụ và Chân Giám, giới hạnh, tài biện hơnngười Sư được vua Trần và triều đình rất kính trọng, vua Anh Tông ban chopháp hiệu là Tuệ Nhẫn Quốc Sư Năm Ất Sửu (1325) sư viên tịch Như vậy, TuệNhẫn với sư ông Mộng trong Đại Nam Nhất Thống chí chỉ là một Tuệ Nhẫn làmột nhà sư nổi tiếng nhà Trần, cùng thế hệ với Pháp Loa, Huyền Quang thuộcthiền phái Trúc Lâm, do vua Trần Nhân Tông sáng lập
Trang 7Theo tài liệu điền dã tại làng Muống cho biết Tuệ Nhẫn Quốc Sư còn đượcnhân dân kính trọng gọi là Thánh tổ Non Đông (Thánh tổ Đông sơn), tên thật làVương Thiên Huệ là thuỷ tổ họ Vương, đồng thời là người có công khai khẩnvùng đất Dưỡng Mông thời Trần Cha của Vương Thiên Huệ là cụ Vương QuýLan và mẹ là người họ Hoàng Lúc còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi con,nhưng vì nghèo, nên phải gửi cho người cậu ruột nuôi hộ Tương truyền: VươngThiên Huệ còn nhỏ không được đi học, cậu mợ giao cho chăn bò, bắt cáy, vì vậynay vẫn có câu ca:
“Con cậu, cậu cho học nho,
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò, chăn trâu,
Hai sương một nắng dãi dầu,
ở ăn chẳng được, cháu hầu tha phương”.
Trong hoàn cảnh vắng mẹ, lại ở với cậu mợ, không được đi học, lại bị cậu
mợ mắng nhiếc, Vương Thiên Huệ dời nhà đi tìm mẹ, trên đường đi gặp một giađình bán mía, liền xin nước uống và nghỉ chân Sau khi dò hỏi chủ nhà biết cậu
bé đi tìm mẹ mà không thấy, chủ nhà ngỏ lời đề nghị ở lại giúp việc Hàng ngàychuyên lo dọn mía, rửa mía Bỗng có một hôm ông thấy một cây mía có 72gióng, thấy đó là điều lạ, ông đem dấu kín, buổi tối hôm đó ông xin nghỉ việc vàkhông cần chủ nhà trả công, chỉ xin một cây mía Chủ nhà vui vẻ cho ngay, vàVương Thiên Huệ lại lên đường về Kinh Bắc Trên đường đi Kinh Bắc, ông vào
chùa Nghĩa Trụ, yết kiến Hoàng Kiên đại sư (Kiên Tuệ đại sư) được thu nhận.
Từ đó, ông trau dồi Phật pháp, đến năm 30 tuổi ông đã đắc đạo Sau đó ông xinrời khỏi chùa để tuyên truyền Phật pháp, Phật pháp của ông chính là giáo lý của
thiền phái Trúc Lâm Nơi đến đầu tiên là Mạo Khê (Quảng Ninh), nơi đây được
gọi là Non Đông gần Yên Tử, là trung tâm của thiền phái Trúc Lâm do vua TrầnNhân Tông sáng lập Ông quyết định trụ trì tại đó và ra công tu tạo 72 ngôi chùalớn nhỏ Riêng huyện Kim Thành, quê hương ông, ông xây dựng 4 ngôi chùa
lớn: chùa Phí Gia (xã Đồng Gia), còn gọi là chùa Bùi; chùa Lành, chùa Gạo (xã
Kim Tân); chùa Linh Quang (xã Kim Lương) Cho đến nay, trong dân gian vẫn
Trang 8lưu truyền một số câu ca phản ánh thời kỳ hưng thịnh của các ngôi chùa ở vùng
này: "Lên chùa Muống, xuống chùa Bùi, lui chùa Gạo, dạo Hải Ninh (nơi có
chùa Lành)"; hay :"Nhịp chùa Lành, canh chùa Muống" (nghĩa là nhịp chuông, mõ chùa Lành và đọc canh ở chùa Muống khó có nơi nào sánh kịp).
Ngoài các ngôi chùa ở Mạo Khê, ở quê hương, ông còn xây dựng nhiều
ngôi chùa khác như chùa Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), chùa Siêu Loại (Bắc
Ninh), chùa Đông Khê huyện An Hải (Hải Phòng), chùa Do Nha huyện An
Dương (Hải Phòng) Trong số 72 ngôi chùa mà ông gia công tu tạo, chùa
Muống vẫn là nơi gắn bó với cả cuộc đời và sự nghiệp của ông
Vào thời Trần chùa đã được tu tạo nhiều lần, có lần vua sai Nguyễn CôngCủng là quan trong triều về chỉ đạo thi công, hoàng hậu Nguyễn Thị Lương cấp
tiền, bạc Chùa có quy mô tới 120 gian lớn nhỏ, xây dựng theo kiểu "nội công
thượng điện, nhà tổ, nhà tăng, hành lang, gác chuông, gác khánh Chùa có 32tháp sư và hàng trăm pho tượng lớn nhỏ
Trải qua thời gian, chùa Muống có khá nhiều nhà sư nổi tiếng trụ trì như sư
Như Nhàn, quê ở Kim Lũy (Đông Triều), có cha là người họ Phạm, mẹ là người
họ Lê, sinh vào năm Thuận Đức tam niên (1655) Năm 24 tuổi đi tu tại Yên Tử,cầu đạo với Chân Hiền thiền sư, sau khi đắc pháp, chu du nhiều nơi, rồi trụ trìtại chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, sau đó về chùa Quang Khánh Năm Tân Sửu
(1721) Uy tổ Nhân Vương (Trịnh Cương) mời về kinh, cầu đảo ở tháp Báo
Thiên, được chúa ban thưởng Tử y Kim Lũ cà sa, phong chức tăng phó Năm
1724 sư viên tịch Do loạn ly và đói kém, đến năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767),môn nhân, phật tử mới xây được tháp, nay tháp vẫn còn
Đương thời, chùa Muống là một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, có nhiều nhà thơ
đã xúc cảm làm thơ ca ngợi, đáng chú ý nhất là 2 bài thơ của Lê Thánh Tôngkhắc trên bia hiện nay còn lưu giữ tại chùa Bài thứ nhất khắc vào năm QuangThuận thứ 6 (1465), đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú ca ngợi cảnh đẹp
Trang 9của chùa Bài thứ hai khắc vào năm Bính Ngọ (1486), đây là một bài thơ nômvới những lời thơ thật xúc cảm:
"Dắng dõi chào ai tiếng phép chung,
Ngang đây thoắt lộ trạnh bên lòng,
Trừng thanh leo lẻo trần hiệu cách,
Gác thẳm làu làu ngọc giá đông.
Sực nức đưa hoa hương mượn gió,
Lúi lô chào khách vẹt thay đồng.
Nhủ đoàn tự đắc ngao du đấy,
Cho biết cơ mẫu vẫn chẳng dong”.
Chùa Muống là một trong những ngôi chuà được xây dựng sớm ở đất KimThành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc Lâm chủ trì xây dựng, mở rộng khang trang Đến thời Nguyễn chùa có trên 120 gian,
có tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng cổ và nhiều bia ký
có giá trị Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng 15.000m² Chùa Muống làngôi chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương Lê Thánh Tông hai lần viếng thămđều có thơ khắc vào bia đá Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàntoàn Sau ngày miền Bắc giải phóng, chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũngchỉ đạt một phần nhỏ của kiến trúc cũ Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồnnhư xưa
Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, một caotăng đồng thời còn là một lương y, người công xây dựng nhiều chùa lớn như:Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha (HảiPhòng) Nhà sư viên tịch ngày 27 tháng giêng, năm Ất Sửu, Khai Thái thứ hai(1325) Sau khi mất, nhà sư được nhân dân tôn làm Thành hoàng làng
2.2 Thời gian diễn ra lễ hội.
Thông lệ, hội bắt đầu từ 24-26 tháng giêng, 27 là ngày trọng hội
- Ngày 24 làm lễ nhập tịch, cỗ chay gồm hoa quả, bánh dầy, bánh nếp.Sưsãi tụng kinh cả đêm, không khí thật sôi nổi
Trang 10- Ngày 25, theo lệ là ngày rước bánh dầy quanh chùa trước khi đưa vàotiền đường thờ Thánh tổ Đây là một nghi thức mong mùa màng bội thu
- Ngày 26, lễ tập ngơi, thực chất là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho ngàyđại lễ Trong ngày tổ chức tập rước kiệu, chuẩn bị chu đáo các thứ cho trọng hội,buổi tối, các sư làm lễ mộc dục
- Ngày 27 phật tử các nơi tiếp tục đến lễ và buổi tối có đọc kinh và kết thúc
Trước khi giã bánh, người ta ngâm gạo nếp 6 tiếng rồi mới đồ xôi đến khixôi chín thì dàn mỏng ra một mảng mo cau Người được chọn giã bánh phải lànhững chàng trai, cô gái khỏe mạnh Để bánh thật dẻo, quá trình giã bánh khôngđược gián đoạn Khi bột đã nhuyễn, người ta dùng tay vắt bánh vào từng đĩa láchuối được quấn lá dừa xung quanh Nước dùng để làm bánh phải là nước giếng
ở chùa Người ta cho rằng, việc lấy nước giếng chùa làm bánh sẽ giúp bánh tinhkhiết, mềm dẻo và thơm ngon hơn Ông Nguyễn Xuân Quy – xã Ngũ Phúc chobiết: Ngày nay việc làmn bánh dày đơn giản hơn trước Cứ đến dịp lễ hội, mỗi
Trang 11dòng họ trong làng đều làm bánh dày dâng lên lễ hội Năm 2012 vừa qua, xã tổchức hội thi làm bánh dày và có 12 dòng họ tham gia Mặc dù bánh dày ngàynay làm nhỏ hơn trước, song trước khi giã bánh, các dòng họ đều phải bày mộtmâm hoa quả, thắp hương cầu mong Phật tổ phù hộ để cho bánh được ngon hơn.Nếu không may gia đình nào làm bánh bị hỏng thì phải đến chùa thắp hương,cầu mong Phật tổ xá tội và phù hộ cho gia đình Dân làng rất kiêng kỵ việc làmbánh bị hỏng vì họ quan niệm đó là điềm không may trong cả năm tới.Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, phong tục giã bánh dày trong lễ hộichùa Muống vẫn lưu truyền cho tới ngày nay và ăn sâu vào tâm thức của ngườidân làng Muống Lễ hội chùa Muống là niềm tự hào, nơi hội tụ của dân làng đểgiáo dục cháu con luôn luôn làm việc thiện, cùng nhau đoàn kết xây dựng quêhương, giữ gìn bản sắc văn hóa của làng quê mình.
b) Ngày 25, theo lệ là ngày rước bánh dầy quanh chùa trước khi đưa vàotiền đường thờ Thánh tổ
Theo tập tục của người dân nơi đây là dùng những sản vật do chính họ làm
ra trên mảnh đất này, để dâng lên Thánh tổ, sản vật của họ là những hạt gạo nếpthơm ngon tròn trịa, đồ thành sôi, thơm nức, giã mịn tạo thành những chiếc bánh
to nhỏ đủ cỡ đặt lên mâm, có những chiếc bánh dầy lớn đặt trên mâm gỗ, đây làtín ngưỡng phồn thực của cư dân trồng lúa nước thuộc đồng bằng châu thổ sôngHồng
Những chiếc bánh dầy đưa lên kiệu, rước quanh chùa, trong tiếng nhạc âmvang và dòng người trang nghiêm, kính cẩn đi theo các kiệu sơn son thếp vàng.Sau đó, những chiếc bánh dầy được đưa vào tiền đường, tam bảo, nhà tổ để làm
lễ Tại đây các sư trụ trì và phật tử đọc nhiều bài kinh ca ngợi công lao của đứcPhật và mong muốn có mùa màng bội thu
c) Ngày 26, lễ tập ngơi, thực chất là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho ngàyđại lễ Trong ngày tổ chức tập rước kiệu, chuẩn bị chu đáo các thứ cho trọng hội,buổi tối, các sư làm lễ mộc dục
Trang 12Từ sáng sớm nhân dân địa phương và các Phật tử gần xa đã tấp nập tập kết
ở chùa, xếp thành đội ngũ để chuẩn bị rước Cũng giống như các lễ hội ở đìnhlàng, các dụng cụ như kiệu bát cống, bát bửu, long đình, tàn, tán, lọng đượcchuẩn bị kỹ càng và là dụng cụ rước truyền thống ở đây Đây là một điểm khácbiệt của chùa Muống so với các ngôi chùa khác Đi đầu đoàn rước là phường bát
âm, rồi đến bát bửu, đến tàn lọng, kiệu hoa lễ, kiệu bát cống rước tượng Thánh
tổ Từ Giác Quốc Sư, sau cùng các Phật tử và nhân dân Trước đây, có 3 kiệu bátcống trên có tượng Thánh Phụ, Thánh Mẫu và tượng Từ Giác Quốc Sư, 3 photượng này thường được rước đến tam quan chùa để làm lễ, sau đó lại rước về an
vị trong điện tổ Lễ rước kiệu ở di tích giống như lễ rước kiệu ở các đình đềnViệt Nam
Buổi tối ngày 26 có lễ "Mộc dục" (Lễ tắm tượng): sau khi đọc kinh, các sư
cùng các Phật tử tiến hành nghi lễ tắm tượng Tất cả các pho tượng đều đượctắm rửa bằng nước sạch, có pha nước ngũ vị thơm lừng, nghi lễ này chỉ diễn ramột lần trong năm và vào đúng tối 26 tháng giêng.Kiệu rước nước về, cộngđồng làng cử hành luôn lễ mộc dục, công việc này giao cho những người có uytín trong cộng đồng làng tín nhiệm và lựa chọn Họ thắp hương dâng lễ rồi tiếnhành một cách nghiêm trang thận trọng Tượng thần linh được tắm rửa hai lần,lần thứ nhất là bằng nước kiệu rước về, lần thứ hai là bằng nước ngũ vị hương
đã được chuẩn bị từ trước Lễ mộc dục được gọi là lễ tắm rửa thực chất là lấykhăn, vải sạch nhúng vào nước thơm rồi lau chùi nhẹ lên tượng phật, thánh thần.d) Ngày 27 là ngày trọng hội, khách đến dự rất đông từ sáng sớm Lễ rướcthực hiện như ở các đền và đình làng, gồm có bát biểu, tàn, long, đòn bát cốngrước tượng Thánh tổ Non Đông, Thánh phụ, Thánh mẫu Đoàn rước diễu xungquang chùa rồi ra tam quan làm lễ, xong lại chuyển vào chùa để các thần tượngđược an vị Hội kết thúc vào đêm 27
3.2 Phần hội: các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội.
Do thân thế của vị sư tổ nổi tiếng, lại được tổ chức vào đầu xuân, chùaMuống là ngôi chùa lớn, nên lễ hội ở đây là lễ hội lớn nhất trong vùng Khách
Trang 13đến dự lễ hội đủ mọi lứa tuổi, trang phục phù hợp Đặc biệt khách đến dự lễđược các phật tử trong làng đón tiếp chu đáo, thân mật Tục mời trầu khá đặcbiệt: trước cổng chùa là các cụ bà mặc áo dài thâm, nét mặt phúc hậu, tươi vuiđón khách và mời trầu với cử chỉ thân thiện như những người khách đã quenbiết từ lâu, đây là cử chỉ hiếu khách đã từng tồn tại từ bao đời nay của lễ hộinày Khách đến dự lễ không chỉ là khách trong vùng mà còn có rất đông khách ởcác tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội gồm: đánh đu, đấu vật, thi diềusáo, cờ người, chọi gà…
Đánh đu
Khen ai khéo dựng đu này,
Để cho trai gái chơi ngày chơi đêm…
Câu ca ấy diễn tả cái thú của đánh đu Quả thật đu hội tụ cả sức bền, lòngdũng cảm và việc chọn lựa bạn tình Đu phải đánh từng đôi, có trai, có gái chứhiếm khi cùng giới Đu có nhiều loại Đu bay dường như đâu cũng có Đó làtrồng bốn cây tre ở bốn góc, ép ngọn bởi một chiếc then ngang Lại thêm mộtchốt nữa xỏ hai cây trẻ thả dọc xuống, buộc một bàn đặt chân Hai người lên đuquay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, nhún đẩy cho đu bay bổng, càng vượtcao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu Đu cọn, còn gọi là đu tiên, đu xe vìgiống chiếc guồng nước của đồng bào thiểu số miền bắc Hai cột gỗ trôn chắcdưới đất, giữa cột có trụ gỗ bắc ngang và một bánh xe xuyên qua trục, có cácnan cách đều nhau xếp các bàn ngồi Người chơi ngồi trong bàn, cứ xen kẽ mộtnam, một nữ dùng chân đạp xuống đất cho đu quay mỗi lúc một nhanh Đu ngócđược chơi nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh Tấm ván gỗ dài 5 mét, rộng độ gang tay,khoét lỗ ở giữa đặt vào mấu của chiếc cột đóng sẵn cao khoảng 1m Hai ngườingồi trên hai đầu ván đạp đất, bên đầu này ngóc lên thì đầu kia hạ xuống kết hợpvới quay tròn quanh trục Đu ngóc là trò chỉ dành cho những người khoẻ mạnh
và lanh lợi