1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ đường lâm phục vụ phát triển du lịch

97 895 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 12,41 MB

Nội dung

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH H ọ và tên SV : HOÀNG THỊ LAN – A3-K20 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài :NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN T

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

H ọ và tên SV : HOÀNG THỊ LAN – A3-K20

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài :NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

Trang 2

L ời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Nguyễn Văn Lưu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm và các thầy cô khoa Du lịch, Viện Đại học mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp Cảm

ơn sự chỉ dạy tận tụy của các thầy cô trong suốt bốn năm được học tập dưới mái trường mến yêu khoa Du lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm đã giúp đỡ

em trong việc tìm tài liệu, số liệu tham khảo

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên tốt nghiệp

Họ và tên

Hoàng Thị Lan

Trang 3

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NÔI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM KHOA DU LỊCHĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬNTỐT NGHIỆP

Họ và tên : Hoàng Thị Lan ĐT : 0167.6416.022

Lớp - Khoá : A3-K20 Ngành học : Quản trị du lịch, khách sạn

1 Tên đề tài :

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2 Các số liệu ban đầu:

Theo các lý thuyết, tư liệu và các số liệu nghiên cứu, khảo sát, và các tư liệu có liên quan khác thu thập từ thực tế tại địa bàn và thư viện

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :

Chương 1: Khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến bảo tồn gái trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch

Chương 2 Thực trạng bảo tồn giá trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm

Chương 3 Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm để phục vụ phát triển du lịch

4 Giáo viên hướng dẫn (Toàn phần):T.S Nguyễn Văn Lưu

5 Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp : 06/01/2016

6 Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối) : 09/05/2016

Trưởng Khoa

Hà Nội, ngày / / năm 2016

Giáo viên Hướng dẫn

(Ký & ghi rõ họ tên)

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của Khóa luận 3

NỘI DUNG KHÓA LUẬN 4

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 4

1.1 KHÁI NIỆM LÀNG, LÀNG CỔ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT “LÀNG CỔ” 4

1.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 5

1.2.1 Khái niệm về văn hóa 5

1.2.2 Khái niệm giá trị văn hóa 7

1.2.3 Di sản văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống 8

1.3 BẢO TỒN, PHÁT HUY VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 9

1.3.1 Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống 9

1.3.2 Phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống 10

1.4 DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH, SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 10

1.4.1 Khái niệm du lịch, loại hình du lịch và khách du lịch 10

1.4.1.1 Khái ni ệm du lịch 10

1.4.1.2 Lo ại hình du lịch 11

Trang 5

1.4.2.1 Khái ni ệm sản phẩm du lịch 13

1.4.2.2 Y ếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch 13

1.4.2.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch 16

1.4.3 Vai trò của ngành Du lịch đối với kinh tế - xã hội 16

1.4.3.1 Đối với kinh tế 17

1.4.3.2 Đối với xã hội 17

1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 18

1.6 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 20

1.6.1 Khái niệm du lịch bền vững 20

1.6.2 Đặc trưng cơ bản của phát triển du lịch bền vững 21

1.6.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 22

1.7 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 24

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG CỔ 24

2.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.2 Lịch sử hình thành 25

2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 27

2.2.1 Di sản văn hóa vật thể 27

2.2.1.1 Các công trình công c ộng 27

2.2.1.2 Các công trình tôn giáo, tín ng ưỡng 30

ệ thống nhà cổ, nhà thờ họ 33

Trang 6

2.2.2.1 H ệ thống thần thoại, truyền thuyết 35

2.2.2.2 L ễ hội 35

2.2.2.3 Ẩm thực 36

2.2.2.4 Phong t ục tập quán và nghề truyền thống 37

2.2.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm 38

2.2.3.1 Thu ận lợi 38

2.2.3.1 Khó kh ăn 39

2.3 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM …39

2.3.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống làng cổ 39

2.3.2 Thực trạng phát triển du lịch trên nền tảng giá trị văn hoá truyền thống làng cổ 42

2.3.2.1 S ố lượng khách 42

2.3.2.2 Thu nh ập từ hoạt động du lịch 44

2.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức cung ứng sản phẩm, du lịch 45

2.3.2.4 Ngu ồn nhân lực du lịch 46

2.3.2.5 Công tác qu ản lý, khai thác và bảo tồn di sản 47

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 48

2.4.1 Thành công và nguyên nhân 48

2.4.1.1 Nh ững thành công 48

Trang 7

2.4.1.2 Nguyên nhân c ủa thành công 50

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 51

2.4.2.1 Nh ững hạn chế 51

2.4.2.2 Nguyên nhân c ủa hạn chế 52

2.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 53

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH……… 53

3.1.ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 54 3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 57

3.2.1 Giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo tồn và phát huy các giá trị làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch 57

3.2.1.1 M ục tiêu của giải pháp 57

3.2.1.2 N ội dung của giải pháp 57

3.2.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 59

3.2.2.1 M ục tiêu của giải pháp 59

3.2.2.2 N ội dung của giải pháp 60

3.2.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 63

3.2.3.1 M ục tiêu của giải pháp 63

3.2.3.2 N ội dung của giải pháp 63

3.2.4 Giải pháp phát triển du lịch bền vững 71

3.2.4.1 M ục tiêu của giải pháp 71

Trang 8

3.2.4.2 N ội dung của giải pháp 71

3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch 72

3.2.5.1 M ục tiêu của giải pháp 72

3.2.5.2 N ội dung của giải pháp 72

3.2.6 Giải pháp về xã hội hoá bảo tồn và phát huy các giá trị làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch 74

3.2.6.1 M ục tiêu của giải pháp 74

3.2.6.2 N ội dung của giải pháp 74

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 75

3.4 KIẾN NGHỊ 76

3.4.1 Đối với địa phương 76

3.4.2 Đối với thành phố Hà Nội 77

3.4.3 Đối với Tổng cục Du lịch 77

3.4.4 Đối với cơ quan truyền thông 77

3.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc

UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

UBND : Ủy ban nhân dân

TP : Thành phố

VHTTDL: Văn hóa thể thao du lịch

STDe: Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Một trong những tài nguyên quan trọng hấp dẫn khách du lịch khi tới Việt Nam là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hình ảnh “bến nước – cây đa – sân đình”, những công trình kiến trúc cổ độc đáo, cùng những phong tục tập quán và các lễ lội, đều là những nét tiêu biểu của văn hóa truyền thống có sức hút mạnh mẽ đối với những du khách muốn tìm hiểu, khám phá về bản sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam Vì vậy, để tăng sức hút và phát triển du lịch thì việc lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là cấp thiết Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa trong sự phát triển du lịch Một trong đó có làng Cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là ngôi làng vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ truyền thống Việt Nam Đường Lâm là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc bộ và châu thổ Sông Hồng, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được xem như một “Bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp”

Với những lợi thế về vị trí, giá trị văn hóa lịch sử, Đường Lâm có tiềm năng để phát triển

du lịch văn hóa Nhưng trong thời gian qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du lịch ở Đường Lâm còn rất hạn chế Số lượt khách du lịch đến Đường Lâm còn ít, tổng thu

từ du lịch còn hạn chế chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của các địa phương Văn hóa truyền thống chưa được bảo tồn và phát huy theo đúng giá trị để phục

vụ phát triển du lịch Một trong những nguyên nhân hạn chế đó là công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển của địa phương còn chậm và thực hiện chưa tốt; thiếu sự liên kết giữa chính quyền địa phương với người dân Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt xảy ra việc người dân Đường Lâm đòi trả lại danh hiệu làng Cổ

Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch, là rất cần thiết và cấp bách

Trang 11

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm, nhưng chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Cổ

để phục vụ phát triển du lịch Vì vậy, em lựa chọn: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm để phục vụ phát triển

du lịch” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 M ục đích nghiên cứu

Nhận diện giá trị di sản văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm và xác định tiềm năng du lịch của các di sản đó Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Đường Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền để phát triển du lịch

2.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ phục vụ phát triển du lịch để hình thành cơ sở

lý luận cho nghiên cứu đề tài khoá luận;

- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch để hình thành cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoá luận;

- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Làng cổ Đường Lâm là điểm lựa chọn nghiên cứu bao gồm toàn bộ các yếu tố, vấn

đề liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về thưc trạng phát triển du lịch trong vòng 5 năm gần đây 2010 - 2014 tại làng cổ Đường Lâm; các đề xuất một số giải

Trang 12

pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch những năm tiếp theo đến 2025

- Về không gian: Giới hạn trong làng cổ Đường Lâm

- Về nội dung: 1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ phục vụ phát triển du lịch; 2) Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch; và 3) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng cổ Đường Lâm gắn với phát triển du lịch

4 Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng các phương pháp chính là: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp nghiên cứu thực địa; Phương pháp so sánh; Phương pháp bản đồ

5 Kết cấu của Khóa luận

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 Khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến bảo tồn gái trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch; Chương 2 Thực trạng bảo tồn giá trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch ở làng cổ Đường Lâm; và Chương 3 Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm để phục vụ phát triển du lịch

Trang 13

NỘI DUNG KHÓA LUẬN

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ

1.1 KHÁI NIỆM LÀNG, LÀNG CỔ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT “LÀNG CỔ”

Làng là một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và có đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến

“Làng Cổ” là để chỉ một khối dân cư ở nông thôn đã có sự tồn tại và cố kết cộng đồng được một thời gian dài Họ là thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn và giữ gìn tạo nên những nét đặc trưng cho làng

cổ ấy

“Làng Cổ du lịch” là để chỉ một khối dân cư sống ở nông thôn đã có sự tồn tại và cố kết cộng đồng được một thời gian dài Họ làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn và giữ gìn tạo nên những nét đặc trưng cho làng cổ, những nét đặc trưng ấy chính là thành tố tạo lên sản phẩm du lịch tại thành

cổ và có sự tiêu dùng đóng góp cho kinh tế của bản thân chính làng cổ ấy

Như vậy, có thể đưa ra một nhận xét chung về các điều kiện để một làng cổ có thể phát triển du lịch, trở thành một làng cổ du lịch – một điểm đến du lịch dựa trên các tiêu chí sau:

Tóm lại, với các điều kiện để một “Làng cổ” trở thành một điểm đến du lịch và trở thành “Làng cổ du lịch” thì “làng cổ” đó phải đảm bảo các tiêu chí: có tài nguyên du lịch

Trang 14

hấp dẫn, có khả năng đưa tài nguyên du lịch đó vào khai thác và du khách có khả năng tiếp cận được với làng cổ và phải có các điều kiện về dịch vụ cung cấp cho hoạt động du lịch

1.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1.2.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa – một khái niệm gần gũi và quen thuộc nhưng đã có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau

Người ta thường nói: văn hóa ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình, văn hoá rìu vai… Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài người Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong ngôn ngữ đời sống từ rất sớm Trong Chu Dịch, que Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ; Thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa Ở phương Tây, người Pháp, người Anh có từ culture, ngưới Đức có từ cultur, người Nga có

từ kultura, những từ này đều có chung gốc Latinh là chữ cultus amini là trồng trọt tinh thần Vậy từ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích nghi với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tự nhiên

Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian Thuật ngữ “văn hóa” với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp

Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được các nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp đến cao, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh: E.B Taylor là đại diện của họ.[20,16]

Trang 15

Ở thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boas, văn hóa không phải bắt nguồn từ

cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[20,20] Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa

đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán

và dấn than một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản than, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản than, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân”.[17,23]

Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển

Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần Từ đó, văn hoá như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất

và văn hoá tinh thần

Văn hoá vật chất (Tangible) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…

Trang 16

Văn hoá tinh thần (Intangible) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương

1.2.2 Khái niệm giá trị văn hóa

Quan niệm trình bày trong “Bách khoa toàn thư văn hoá học tk XX” của Nga xuất bản năm 1998 coi “giá trị là những thành tố quan trọng nhất của văn hoá con người bên cạnh các chuẩn mực và các lý tưởng” Như vậy, theo quan niệm này thì lại thu hẹp nội hàm của khái niệm “giá trị”, văn hoá không phải là hệ thống giá trị, mà là hệ thống của giá trị và nhiều thứ khác

Nếu hiểu “văn hoá” và “giá trị” theo nghĩa rộng, chấp nhận quan niệm coi văn hoá là hệ

thốnggiá trị do con người sáng tạo ra thì khái niệm “văn hoá” trong cụm từ “giá trị văn

nhiên và bao gồm tất cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý, giá trị ký hiệu học, giá trị toán học,… vì mọi giá trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc văn hoá cả rồi

Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định

hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy

Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital) Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội

Trong công trình “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập”, Ngô Đức Thịnh và các cộng sự khẳng định: “Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định; hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về chân-thiện-mỹ, từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người” Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn

Trang 17

hóa, biểu tượng, chuẩn mực, hành vi xã hội; mang tính tương đối vì vậy để đánh giá nó phải đặt trong bối cảnh sống của chủ thể sáng tạo văn hóa

1.2.3 Di sản văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống

Cũng có thể đề cập tới giá trị văn hóa trong mối quan hệ với di sản văn hoá (Cultural Heritage) Trong “Luật di sản” của nước CHXHCN Việt Nam, “di sản văn hoá là sản

phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ

này qua thế hệ khác”, “di sản văn hoá tồn tại dưới dạng văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể” Cũng có cách quan niệm rộng hơn “Di sản văn hoá là tòan bộ sản phẩm do các thành

viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan toả (vô thức) và trao truyền

(hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”

Trong Luật di sản của Việt Nam nhấn mạnh những cái được coi là di sản văn hoá

phải có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học chứ không phải toàn bộ những cái được con người tạo ra Như vậy, trong nội hàm khái niệm di sản thì giá trị giữ vai trò nòng cốt, nó phân biệt tất cả các hiện tượng văn hoá nói chung với các hiện tượng văn hoá được coi là

di sản

Giá trị văn hóa truyền thống là những gì tốt đẹp thuộc về tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, ứng xử, phong tục, tập quán, sáng tạo văn học nghệ thuật được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác…Những giá trị đó không phải nhất thành bất biến, trái lại, cùng với dòng chảy thời gian, nó luôn được bổ sung, bồi đắp những giá trị mới, thích ứng với sự biến đổi của cuộc sống, như nền tảng vững chắc để một dân tộc đi xa, hành trình cùng nhân loại

Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam Đó là kết quả to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước mang đậm nét đặc thù trong lịch sử Việt Nam Đó còn là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa của nhân loại Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động

Trang 18

Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái

1.3 BẢO TỒN, PHÁT HUY VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1.3.1 Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm "bảo tồn văn hóa" với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phật giáo, bảo tồn văn hóa nông thôn… Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn

Như vậy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị liên quan từ quá khứ đến hiện tại, làm cho di sản văn hóa đó lớn mạnh hơn, giàu có hơn và tất yếu cái được bảo tồn phải phù hợp với thời đại để có thể tiếp tục song hành cùng xu hướng đi lên của cuộc sống Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt mang tính thông lệ được cộng đồng quốc tế thông qua

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là bảo đảm để phát triển bền vững xã hội, cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm Bảo tồn phải gắn liền với khai thác,

Trang 19

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội, tức

là bảo tồn động, bảo tồn trong sự phát triển Cũng cần nhấn mạnh, các cơ quan Nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng, quản lý và huy động các nguồn lực phục vụ cho việc nghiên cứu và phục dựng các giá trị cổ truyền Bởi lẽ, chính người dân – tác giả của những giá trị văn hóa đó là những người có khả năng nuôi dưỡng và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa truyền thống ấy

1.3.2 Phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống là hình thức kế thừa tinh hoa văn hóa của quá khứ cho những sáng tạo mới Khai thác giá trị văn hóa cho phát triển du lịch là một trong những phương cách phát huy giá trị văn hóa với hình thức chủ đạo là quảng bá hình ảnh trên mọi phương diện nhằm thu hút khách đến tham quan, đầu tư

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán, lề thối cũ Trong truyền thống văn hóa dân tộc có những đặc điểm mang tính tích cực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác lại không còn phù hợp, có những nội dung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, song cũng có những yếu tố trở nên lỗi thời, không còn phù hợp cần được gạt bỏ Truyền thống văn hóa dân tộc cần luôn luôn được phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống Muốn phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện văn hóa truyền thống dân tộc có thể tiến hành bằng nhiều con đường, nhưng trong đó không thể thiếu con đường tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Trang 20

mình trong xã hội và tự nhiên Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau cũng có những cách định nghĩa khác nhau về du lịch

Năm 1811, tại Anh lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí Ở đây sự giải trí là động cơ chính”

Năm 1930, ông Glusman (Thụy Sỹ) đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”

Còn theo các tác giả Mclntosh, Goeldner và Ritchie lại cho rằng khi nói đến du lịch cần cân nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch để hiểu bản chất của

du lịch một cách đầy đủ Theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là: “tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại từ khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và dân cư dịa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”

Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật du lịch 2005 thì: “Du lịch là các hoạt động

có liên quan của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [5,17]

1.4.1.2 Lo ại hình du lịch

“Loại hình du lịch được hiểu là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó” [5,24]

Có thể phân loại du lịch thành các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi, theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, theo lãnh thổ, theo phương tiện giao thông được sử dụng đi du lịch, theo loại hình lưu trú, theo lứa tuổi…

 Du lịch tham quan

 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Trang 21

Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO) thì:“Khách du lịch quốc tế

là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia cư trú thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau ngoài việc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Còn “Khách du lịch nội địa là những người đang sống tại một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi thăm một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên tại quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với muc đích nào đó ngoài việc hành nghề để có thu nhập tại nơi đến”

Ở Việt Nam, theo quy định của Luật du lịch 2005 thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Luật du lịch 2005 cũng quy định chia khách du lịch thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa Trong đó, “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch Khách du lịch quốc tế bao

Trang 22

gồm khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound); còn “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”

1.4.2 Sản phẩm du lịch

1.4.2.1 Khái niệm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một

kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng

Theo Michael M.Colman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.[18,10]

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho khách chính là sự hài lòng Nhưng đó không phải là sự hài lòng khi ta mua sắm một hàng vật chất mà là sự hài lòng khi được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch

1.4.2.2 Yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và giá trị tài nguyên du lịch

Trang 23

 Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung

 Giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên

 Giá trị tài nguyên du lịch nhân văn [18,11]

Do vậy, sản phẩm du lịch chịu sự ảnh hưởng của nhiều các yếu tố

Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách

du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền

Nhóm điều kiện chung bao gồm an ninh chính trị, an toàn xã hội; yếu tố về kinh tế; văn hóa, đường lối phát triển du lịch

Để du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có

ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường

ổn định cho đất nước và khách tới tham quan

Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch Thiên tai có thể làm cho du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất du lịch bi huỷ hoại nặng nề Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét

Từ những ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế

và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch Khi kinh

Trang 24

tế phát triển, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, yêu cầu có các sản phẩm du lịch đa dạng hơn

Bên cạnh đó, trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình

Ngoài ra, chính sách phát triển du lịch cũng có tác động đến sản phẩm du lịch, đây

là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch.Chính sách phát triển du lịch

có thể kìm hãm nếu sai với thực tế

Về điều kiện riêng, tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, sinh vật, di sản tự nhiên,… đều có vai trò quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút khách và tạo nên các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.Bên cạnh đó, một trong những yếu tố thu hút khách du lịch và là điều kiện quan trọng để hình thành các sản phẩm du lịch là tài nguyên du lịch nhân văn Đây là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, lễ hội, phong tục tập quán,… So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu

Ngoài ra, vai trò của các đơn vị kinh doanh du lịch –tổ chức và cá nhân tạo ra các sản phẩm du lịch – cũng rất quan trọng Các đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn, dịch

vụ ăn uống, giải trí,… nhận biết nhu cầu của khách du lịch, khám phá và sáng tạo sản phẩm du lịch làm thỏa mãn nhu cầu của họ, tạo thương hiệu riêng cho điểm đến

Như vậy, có nhiều yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới sản phẩm du lịch Để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cần phải có sự kết hợp tất cả các yếu tố này

Trang 25

1.4.2.3 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ, nên sản phẩm du lịch cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm thông thường

tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch và dùng các chỉ số để mô tả Người mua không thể kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm tại thời điểm mua như các sản phẩm hữu hình Do tính chất vô hình nên sản phẩm du lịch khó có thể dán nhãn sản phẩm, sản phẩm du lịch dễ bị bắt trước

cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất ra chúng Do đó, sản phẩm du lịch không thể cất đi, không thể dự trữ được như các mặt hàng khác Sản phẩm chỉ được sản xuất khi có sự hiện diện của người tiêu dùng

có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng san rphaamr trong những điều kiện cụ thể

tiêu thụ Người tiêu dùng phải di chuyển để tiêu dùng sản phẩm du lịch

xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định

những sản phẩm giống nhau.[5,21]

1.4.3 Vai trò của ngành Du lịch đối với kinh tế - xã hội

Du lịch ngày nay đã trở thành một họat động không thể thiếu trong đời sống xã hội, làm cho cuộc sống con người ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Không những vậy, du lịch góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 26

1.4.3.1 Đối với kinh tế

Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp Một mặt, nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế

rõ rệt

Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc sẽ giảm, rút ngắn thời gian chữa bệnh Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xa hội và nâng cao hiệu quả của nó

Đại hội lần thứ 18 của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp quốc (UNWTO) cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch trong phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, như tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng Đại hội kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặt du lịch vào trung tâm của gói kích cầu kinh tế và chương trình cải cách dài hạn nhằm chuyển sang nền kinh tế xanh

Như vậy, vai trò kinh tế của du lịch còn thể hiện ở chỗ du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, ảnh hưởng đến tình hình và cơ cấu của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương, và là cơ sở quan trọng cho nền kinh tế phát triển Việc phát triển du lịch kích thích sự phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhiều quốc gia

Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe cho nhân dân Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ chế dộ nghỉ ngơi tích cực, bệnh tật của dân cư giảm 30%

Hơn thế du lịch là điều kiện để con người xích lại gần nhau, thông qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng tình đoàn kết cộng đồng

Du lịch góp phần trọng trong giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên Sự phát triển du lịch tác động nhiều đến các mặt văn hóa,

xã hội của nơi đến Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi sự tương phản,

Trang 27

khác biệt về văn hóa, được sống ở các nước, các vùng họ đến thăm Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác

Một trong những đặc điểm của du lịch là khuyến khích khôi phục những nét văn hóa bị mai một, phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật cổ truyền như âm nhạc truyền thống, các điệu múa nghi lễ,…; làm sống lại các phong tục tập quán đẹp, bảo tồn các công trình văn hóa và tạo thị trường mới cho các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật

Ngoài ra, du lịch được xem như nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau hơn Hoạt động du lịch qua các chủ

đề từng năm như: “Du lịch, nhân tố của tình đoàn kết giữa các dân tộc” (1992), “Du lịch, nhân tố của khoan dung và hòa bình” (1996),…đã kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch

sử, văn hóa và truyền thống các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc

1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Việt Nam được biết tới là đất nước với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước và truyền thống văn hóa lâu đời Chính lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống

đó đã làm nên nét đẹp độc đáo bản sắc riêng của đất nước Việt Nam Vì vậy, nó là “nguồn tài nguyên” vô giá với du lịch Việt Nam

Như GS.Vũ Khiêu đã khẳng định: “Với Việt Nam – khoe văn minh, ấy là văn minh lúa nước Khoe văn hóa, ấy là văn hóa làng quê” Văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất ở làng quê bởi nơi đây là cái nôi còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của đất nước thuần nông Khi đến làng quê Việt Nam, nghĩa là ta được đến với cội nguồncủa dân tộc Được đắm chìm trong không khí trong lành của làng quê, tận hưởng hương gió thơm ngát từ đồng nội, lắng nghe những câu hát dân ca, lời ru êm ái,được thư giãn trong quang cảnh yên tĩnh nhưng rất thiêng liêng của đình làng, chùa làng, được tham gia trong hội làng tưng bừng và sôi nổi trong các trò chơi dân gian Làng quê Việt Nam lúc nào cũng yên ả và thanh bình nhưng chính sự hiền hòa và bình dị ấy lại làm nên

Trang 28

sự hấp dẫn, là sức hút của làng quê đối với mỗi du khách đến Việt Nam và đặc biệt là đối với những người Việt Nam ở xa quê hương xa tổ quốc Hình ảnh cổng làng và những ngôi nhà cổ, hội làng với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế - lễ - rước – trò vui và hát xướng đã tạo nên một không gian cổ kính nhưng cũng hết sức vui nhộn đọc đáo.Khi đến Việt Nam, du khách có thể tham gia các hội làng tưng bừng như: hội làng Hi Cương, Tứ Xã ở Phú Thọ, hội Cổ Loa, Phù Đổng, hội chùa Thầy ở Hà Nội, hội Lim ở Bắc Ninh,…

Đến thăm làng quê Việt Nam cũng tức là được đến thăm những con người nông dân Việt Nam, những tâm hồn Việt hồn hậu Người nông dân Việt Nam từ bao đời xưa vẫn thế: chất phác, thật thà, bình dị và cũng rất cởi mở Họ chính là cái tinh túy nhất của làng quê Việt Nam Ngài John Grawfurd – một du khách phương Tây đã đếnViệt Nam đã viết về người nông dân Việt Nam như sau: “Những người dân thuộc lớp dưới (tức dân làng) là những người bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc với nếp sống và phong tục thuần Việt Họ sống vui vẻ, hồn nhiên Người ta thấy họ luôn luôn luôn cười nói không hề

có điều gì than phiền…”.Chính dân làng là những người tạo nên, bảo lưu, và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của riêng mình tồn tại song song với văn hóa cung đình của triều đình phong kiến đã trải qua biết bao nhiêu thế kỷ và cho tới nay vẫn tồn tại song song với văn hóa của đô thị hiện đại

Những khách sạn năm sao có thể xây dựng được, những khu giải trí, khu công viên với nhiều trò chơi hiện đại, mới lạ có thể xây dựng được và nó có ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Nhưng những cái đó không phải là sức hút của du lịch Việt Nam Bởi du khách đến thăm một đất nước nghĩa là họ muốn tìm hiểu và khám phá những nét riêng, nét đặc trưng của đất nước họ không có Và với Việt Nam, những nét đẹp văn hóa truyền thống chính là điều hấp dẫn khách du lịch Du lịch Việt muốn cạnh tranh với các nước khác về

cơ sở vật chất hiện đại thì khó có thể được Nhưng nếu biết bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì du lịch Việt Nam không thua kém bất kỳ một đất nước nào Bởi vì chúng ta hấp dẫn khách nước ngoài bởi truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, bởi truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm, bởi những truyền thống văn hóa tốt đẹp

Trang 29

Giữa giá trị văn hóa truyền thống và du lịch có mối quan hệ mật thiết và qua lại với nhau.Giá trị văn hóa truyền thống là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là điều kiện và môi trường cho du lịch phát sinh và phát triển Tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương Ngược lại, đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ này Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được tăng cường và mở rộng

Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộc đang

bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước những biến cố của lịch sử Đấy có thể

là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua Nhờ du lịch

mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá trị của những di sản đó

Xét ở góc độ kinh tế, du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá Nhờ đó các tài sản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại

Chính vì văn hoá và du lịch có mối quan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá và việc phát triển du lịch du lịch không thể tách rời nhau

1.6 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.6.1 Khái niệm du lịch bền vững

Du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thảo mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

Trang 30

Tại Việt Nam đa số ý kiến của các chuyên gia cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.[7,49]

Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc định nghĩa: “Du lịch bền vững là ngành Du lịch có khả năng đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương, trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường các cơ hội cho tương lai Hơn cả việc là một loại hình sản phẩm, đó còn là những đặc tính riêng làm nền cho tất cả các hoạt động du lịch khác Vì thế nó là yếu tố căn bản làm nên tất cả các mặt quản lý và phát triển

du lịch hơn là một thành phần bổ sung Mục tiêu của du lịch bền vững là duy trì những lợi thế về kinh tế và xã hội của việc phát triển du lịch trong khi giảm thiểu hoặc loại bỏ bất

kỳ tác động không mong muốn đối với tự nhiên, lịch sử, văn hóa hoặc môi trường xã hội Điều này có thể đạt được bằng cách cân bằng nhu cầu của khách du lịch với nhu cầu của điểm đến” (UNWTO)

Như vậy, du lịch bền vững đề cập tới mức độ của các hoạt động du lịch mà có khả năng duy trì dài hạn bởi nó có thể mang lại lợi ích đối với môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực nơi mà nó tồn tại và phát triển

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005:“Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.[7,52]

1.6.2 Đặc trưng cơ bản của phát triển du lịch bền vững

Thứ nhất, phát triển du lịch bền vững, khách du lịch không chỉ thu nhận các kiến thức về điểm đến, còn học cách giúp đỡ để duy trì những tính chất riêng của điểm đến trong khi vẫn được tham gia trải nghiệm một cách sâu sắc trong chuyến đi của mình Người dân địa phương cũng được học một điều là những điều thú vị và có gía trị đối với khách tham quan

Trang 31

Thứ hai, việc phát triển du lịch bền vững sẽ hỗ trợ sự toàn vẹn, nguyên trạng của điểm đến Doanh thu từ du lịch sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng địa phương

về các gái trị của những di sản mà họ có.Lợi ích quan trọng từ phát triển du lịch bền vững

là tạo ra lợi ích cộng đồng, các doanh nghiệp du lịch sẽ làm những gì tốt nhất theo cách của họ để tuyển dụng và đào tạo người dân địa phương, mua các nhu yếu phẩm của địa phương và sử dụng các dịch vụ tại địa phương

Ngoài ra, việc phát triển bền vững sẽ đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên, tôn trọng văn hóa và truyền thống bản địa Những khách du lịch am hiểu về môi trường sẽ yêu thích và lựa chọn các doanh nghiệp đang có những nỗ lực trong việc giảm thiểu ô nhiễm, rác thải, tiêu dùng năng lượng, sử dụng nước, các chất hóa học có hại cho môi trường và việc thắp sáng vào ban đêm khi không cần thiết Khách du lịch sẽ được tiếp xúc với những truyền thống, cách ứng xử của người dân địa phương, bao gồm cả cách sử dụng ít nhất một vài từ đơn giản, lịch sự trong ngôn ngữ bản địa Người dân địa phương sẽ học cách đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của du khách, những người

có nền văn hóa khác với họ [7,54]

Thêm vào đó, các doanh nghiệp kinh doanh bản địa cần tránh việc lạm dụng sản phẩm địa phương, cần đấu tranh cho chất lượng thay vì số lượng để tạo ý nghĩa chuyến đi cho du khách

1.6.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Việc phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên đang là vấn đề được quan tâm Trong đó, phát triển du lịch bền vững đang là xu hướng và quan trọng với tất cả các quốc gia Để phát triển du lịch bền vững cần thực hiện các nguyên tắc sau:

bảo tồn cho mục đích khai thác lâu dài tỏng tương lai, đồng thời vẫn đảm bảo mang lại cho xã hội hiện nay

các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và văn hóa xã hội cho khu vực du lịch

Trang 32

 Đảm bảo mức độ thỏa mãn cao của khách du lịch để đảm bảo khả năng tiêu thụ và

uy tín của điểm du lịch

Tóm lại phát triển du lịch bền vững phải đạt bốn mục tiêu: bền vững về kinh tế, bền vững về văn hóa, bền vững về an ninh và bền vững về môi trường

Du lịch bền vững được xây dựng dựa trên sự cân bằng hợp lý giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học Những nỗ lực để giảm thiểu các tác động đối với môi trường và văn hóa bản địa để giữ gìn cho các thế hệ tương lai trong khi vẫn đóng góp vào việc tạo ra thu nhập, việc làm và bảo tồn hệ sinh thái địa phương

Bằng việc làm này, du lịch bền vững sẽ tối đa hóa việc đóng góp tích cực của du lịch vào việc bảo tồn hệ sinh thái và từ đó xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu chung đối với việc phát triển bền vững

1.7 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua một số khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch, văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch bền vững đã phần nào giúp hiểu được những kiến thức cơ bản và những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch Những thông tin này giúp hiểu hơn về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống và sự cấp thiết để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹpđể nó có thể được biết tới bởi nhiều bạn bè quốc tế về một đất nước ngàn năm lịch sử và bề dày văn hóa

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG PHỤC

VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG CỔ

2.1.1 V ị trí địa lý

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội,cách trung tâm thành phố 50

km, nằm trên vùng văn hoá cổ Sơn Tây - xứ Đoài Đường Lâm kẹp giữa sông Hồng và các ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía Bắc, xen giữa những cánh đồng, những dải đất trũng Theo quan niệm xưa, Đường Lâm là đất đắc địa, nằm ở thế toạ sơn vọng thuỷ: “Lưng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng”

Nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32 Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã Sơn Tây Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng Với vị trí như vậy, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, rất dễ dàng cho mỗi du khách để tới thăm làng cổ Đường Lâm

Từ thị xã Hà Đông tới làng cổ ở Đường Lâm, có thể đi theo hai đường: Một là từ thị xã Hà Đông theo đường 32 đi khoảng 40 km đến thị xã Sơn Tây, đi tiếp 4,5 km là tới

di tích Hai là từ thị xã Hà Đông xuôi theo cao tốc Láng – Hoà Lạc khoảng 20 km tới ngã

ba Hoà Lạc, rẽ phải theo đường 21A lên thị xã Sơn Tây, đi tiếp 4,5 km là tới nơi Có thể tới làng cổ ở Đường Lâm bằng các phương tiện giao thông như: Ô tô, xe máy, xe đạp đều rất thuận tiện bắt đầu hành trình tham quan, du khách thường đến điểm đầu tiên là Đình Làng Mông Phụ, thăm các ngôi nhà cổ, sau đó tiếp tục tham quan khu di tích Lăng và Đền nổi tiếng của Đường Lâm, thăm đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Chùa Mía (Sùng Nghiêm tự)

Trang 34

2.1.2 L ịch sử hình thành

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm,

sáu làng họp lại Làng cổ Đường Lâm là sự quy tụ của 5 thôn trong tổng số 9 thôn của xã

Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là: thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Lâm với diện tích tự nhiên của Làng cổ khoảng 800,25 ha, dân số năm 2015 khoảng hơn 8.000 người Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu làm nên Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt) Căn cứ theo Thiên Nam ngữ lục – cuốn sử ca dân gian viết bằng chữ Nôm ở thế kỷ XVII, ít nhất địa danh Đường Lâm đã xuất hiện từ thế

kỷ VII – VIII, gắn liền với chiến công lẫy lừng cùa hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền: “Đường Lâm sinh có anh hùng Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên Quyền cũng Đường Lâm con dòng Cha lùm châu mục lĩnh trong Nam thành” (Thiên Nam ngữ lục)

Trước đó, theo sách Việt điện u linh (thế kỷ XIII), tổ tiên Phùng Hưng đời đời là tù trưởng ở châu Đường Lâm Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, nhà bách khoa toàn thư Phan Huy Chú cho rằng châu Đường Lâm xưa kẻo dài từ Kẻ Mía đến tận vùng chùa Hương của xứ Đoài Hiện nay, bao bọc xung quanh khu vực xã Đường Lâm là những dấu tích đậm đặc cùa một không gian văn hóa Kẻ Mía, với những cái tên nôm na quen thuộc chùa Mía, phố Mía, bến Mía, chợ Mía, bà chúa Mía… Trong ký ức dân gian vùng này còn truyền tụng câu ca:

“Chẳng đi nhớ cháo dốc Ghề

Nhớ cơm phổ Mía, nhớ chè Đông Viên

Chợ Mía mới họp đã to

Các thầy Mông Phụ cứ dò xuống chơi

Kẻ Mía kéo mật, trộn đường Thợ rèn Quang Húc, Chu Chàng ươm tơ…”

Trang 35

Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 16, nhà vua sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, gọi tên là Mị Ê Nàng không thích sống trong cảnh cung cấm gò

bó, hàng ngày thường cùng các cung nữ tới những vùng đất bãi ven sông Cái, cùng mọi người vun trồng ngô khoai, hoặc hái hoa bắt bướm vui chơi giữa chốn thôn dã… Vào một buổi trưa hè nắng gắt, Mị Ê chợt bắt gặp một loại cây tựa như loài sậy, bẻ ra thì thấy thân cây có nước, nếm thử thì có vị ngọt và mát thơm Công chúa Mị Ê thích thú, bảo mọi người trồng thử trên bãi sông Chẳng bao lâu, loài cây này mọc thành từng bụi xanh tốt

um tùm Dân chúng trong vùng chặt về, ép lấy nước, rồi nấu thành mật để ăn Ngày Tết đến, nàng cho người chọn chặt lấy những cây to ngon cùng một ít nước mật đã cô đặc đem về dâng vua cha Vua Hùng ăn nếm rất thích thú, bèn lấy ngay tên nàng công chúa yêu quý là Mị Ê đặt tên cho giống cây quý này Từ đó, khắp cả một vùng đất bãi ven sông Thao, đặc biệt là từ gò Đông Viên đến làng Phú Nhi, cây Mị Ê được trồng xanh tốt như rừng Trải qua thời gian, cái tên “Mị Ê” dần bị đọc chệch đi thành “Mi Ế” rồi thành

“Mía” Từ đó, loài cây cho mật ngọt có tên là “Mía” Mỗi mùa thu hoạch mía, quang cảnh tấp nập, nhân dân vừa nô nức chặt mía, rồi dựng những lò kéo mật – dùng trâu kéo máy

ép mía để nấu mật, ngày đêm khói tỏa nghi ngút ngay bên bãi mía Một vùng rộng lớn có trồng mía đầu tiên đó được gọi chung là Kẻ Mía Tên gọi “Kẻ Mía” còn có trước địa danh

“Đường Lâm”

Cái tên Đường Lâm, nghĩa là “rừng ngọt”, là tên gọi Hán hóa của “Mía” từ thời Bắc thuộc Từ thời Lý – Trần, vùng đất này có tên là “Cam Giá” (Mía), “Cam Tuyền” (suối nước ngọt), “Cam Đường” (nước mật ngọt) rồi “Cam Lâm” (rừng ngọt)… Tất cả các địa danh này cũng đều bắt nguồn từ tên gọi “Mía” Đến thời Lê, vùng này được tách thành 2 tổng là Cam Giá Thượng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thượng) và Cam Giá Thịnh thuộc huyện Thượng Phúc (tức xã Đường Lâm) Trên vùng đất Đường Lâm có 36 đồi gò, 18 rộc sâu và các ao chuôm với con sông Tích trong xanh uốn lượn như dải lụa, tạo nên một cảnh quan kỳ thú Theo quan niệm phong thủy, đất Đường Lâm dựa lưng vào non Tản hùng vĩ – dãy núi “Tổ” của nước Việt, có thế đất kỳ vĩ, “địa linh sinh nhân kiệt” Người Kẻ Mía rất đỗi tự hào về quê hương “một ấp hai vua” gắn với hai

Trang 36

vị anh hùng dân tộc là Bố Cái đại vương Phùng Hung và Tiền Ngô vương Ngô Quyền Trên mảnh đất này cũng đã sản sinh nhiều danh nhân văn hóa có những đóng góp quan trọng trong lịch sử – văn hóa dân tộc, tiêu biểu là Giang Văn Minh và Kiều Oánh Mậu Thật hiếm có một làng xã nào mà dấu tích lịch sử dày đặc như ở Đường Lâm Nơi đây hội

tụ cả một quần thể di tích lịch sử – văn hóa, danh thắng, từ đình, chùa, miếu, nhà thờ, lăng

mộ đến những dấu tích thiêng liêng huyền thoại từ ngàn xưa

Làng cổ Đường Lâm là một trong những quần thể di tích có những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hội tụ, tồn tại qua hàng chục thế kỷ Quần thể di tích mang giá trị của một làng Việt cổ vùng Châu thổ sông Hồng và được xem như một “Bảo tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp”

Làng cổ Đường Lâm đã vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc

nghệ thuật cấp quốc gia ngày 28/11/2005 Đây là vinh dự kèm theo trách nhiệm lớn của

Đảng bộ, chính quyền nhân dân địa phương và đây cũng là ngôi làng nông thôn đầu tiên

trong hơn 9000 làng của quốc gia được công nhận di tích Năm 2014, Đường Lâm có 5 di

tích được UNESCO trao tặng giải thưởng Châu Á – Thái Bình Dương về Bảo tồn di sản văn hóa đó là: di tích Chùa Ón, Cổng làng cổ, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh và 2 ngôi nhà cổ được bảo tồn nguyên vẹn ở Làng cổ Năm 2016, địa phương phấn đấu để làng

cổ Đường Lâm trở thành di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tiến tới được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Đường Lâm còn hội đủ các giá trị văn hóa của làng cổ Việt Nam Trên bất kỳ phương diện nào thì nơi đây cũng được xem là một làng cổ tiêu biểu của cả nước Quá trình hình thành và phát triển của Đường Lâm là một dòng chảy liên tục, tạo nên một

2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

2.2.1 Di sản văn hóa vật thể

2.2.1.1 Các công trình công c ộng

a Cổng làng Mông Phụ

Trang 37

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm c

không phải là một cổng làng nh

những mái vòm cuốn tò vò mà ch

làng Có nhiều lối vào Làng c

lại duy nhất cho đến ngày nay

Cổnglàng Mông Phụ

nó mở lối cho trục đường chính d

môn” có nghĩa là trên là nhà, d

nóc, bên trong có khung gỗ, k

làm bằng đá ong đào từ lòng

thành hỗn hợp kết dính để xây c

Theo thống kê hiện tạ

1951, 2008 Tại câu đầu bên t

hữu trái có ghi “Thế hữu hư

sau của làng luôn có tinh th

kết làng xóm của cộng đồng Ng

người ta thường liên tưởng đế

ờng Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phàng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác

ò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trLàng cổ Đường Lâm, tuy nhiên cổng làngMông Ph

ày nay

Nguồn: http://duonglamvillage.com

Ảnh 1 Cổng làng Mông Phụ

ụ được xây dựng vào thời gian đời vua Lê Th

ng chính dẫn vào làng Cổng được làm theo kiể

à trên là nhà, dưới là cổng Cổng được xây bít đốc, có tr

ỗ, kèo, hoành, rui, trên mái lợp ngói.Tường củòng đất, cát thì lấy trên gò trong vùng rồi trộ

để xây cổng

ện tại, cổng làng Mông Phụ đã trải qua hai lần tu s

ên tả có ghi dòng chữ Hán Nôm: Kỷ Mão mạnh hưng nghi đại” Hai câu này có nội dung tạm dịàng luôn có tinh thần phát huy, kế tục những giá trị văn hóa hiế

đồng Ngày xưa nhìn qua sự đóng kín của hai cánh cởng đến cuộc sống tự lập tự túc của người dân

àng Mông Phụ Đây

ộ có gác ở trên mái với

m ngay trên đường vào Mông Phụ là cổng cổ còn

i trộn vôi với mật, tạo

ần tu sửa vào các năm ạnh hạ sắc chỉ”, bên

ạm dịch là: Các thế hệ

n hóa hiếu học, mối đoàn

ủa hai cánh cổng làng,

Trang 38

Hình ảnh chiếc cổng và những hoạt động của người dân ở vùng nông thôn cũng là

đề tài cho các nhà điện ảnh, hội họa, âm nhạc khai thác Cổng làng Mông Phụ được Nhà nước xếp hạng vào năm 2007 Năm 2013, cổng làng cổ là một trong năm công trình trong

Di tích Làng cổ được Ủy ban UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương trao giải thưởng về

kỹ thuật tu bổ, tôn tạo bằng vật liệu gỗ truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam

b Giếng ở làng Cổ

Cuộc sống thôn quê càng đậm nét hơn trong cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây với giếng nước làng, ao bèo, hồ sen Đường Lâm còn lưu giữ nhiều giếng nước cổ mang đậm gía trị truyền thống của cuộc sống sinh hoạt người Việt xưa Những chiếc giếng cổ là một phần không thể thiếu trong văn hóa di sản của làng Đường Lâm

Có thể nói hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm Có tuổi đời 4 thế kỷ, những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi Giếng thường rộng từ 3 - 5 m, sâu trên

10 m

Tại đây, những chiếc giếng công cộng thường được đặt ở giữa các xóm để người dân thuận tiện qua lại như giếng xóm Đình, xóm Sải, xóm Giang Bên cạnh giá trị sử dụng, có giếng còn mang ý nghĩa tâm linh như hai giếng bên đình Mông Phụ, tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng Và mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định

vị bởi những giai thoại rất thi vị Giếng ấy, xưa kia có một cái gầu múc nước dùng chung cho cả xóm Trai gái làng đã khéo hò hẹn nhau qua một mối dây gầu

Nước giếng Hè, giếng Giang ngọt hơn cả, nên nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước ở các giếng đó về dùng Người ta đồn rằng như vậy đôi bạn trẻ kia sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long Trên thành giếng xóm Hè ghi năm 1939, nhưng theo người dân, đây là năm giếng được sửa chữa Phía sau tường là bờ ao, mực nước giếng luôn cao hơn mực nước ao

Giếng xóm Phủ được gọi là mắt phải của Rồng và chỉ dùng làm nước ăn còn tắm giặt phải dùng nước ở giếng khác Giếng được sửa chữa năm 1958 Nước giếng luôn

Trang 39

trong và chưa bao giờ cạn kể cả năm hạn hán Vào mùng 5 Tết hàng năm, mỗi gia đình trong xóm cử một đại diện mang lễ vật ra giếng để khấn cho nước giếng luôn đầy, gia đình sung túc, bình an vô sự Hiện giếng vẫn còn nước và được hương khói đầy đủ

Trong những giếng cổ ở Đường Lâm, giếng được biết bởi nhiều người gắn với câu

truyện truyền thuyết thần kỳ, với tên gọi thân thương, giếng Sữa, thôn Cam Lâm, giếng

nằm trên một quả đồi bạt ngàn cây xanh, được coi là báu vật của làng cổ Đường Lâm là thang thuốc thần kỳ của các bà bầu mất sữa.Bên cạnh giếng là một ngôi miếu nhỏ rất linh thiêng thờ “mẹ sữa” Mực nước của giếng sữa cũng chưa bao giờ thay đổi dù cho đó có là mùa mưa lũ hay hạn hán Mùa mưa, nước ở cánh đồng dâng lên cao hay mùa cạn nứt toác cánh đồng thì nước trong giếng vẫn vậy “Có năm hạn hán, các giếng khơi trong làng đều cạn trơ đáy nhưng kỳ lạ thay, chiếc giếng nhỏ và nông này vẫn đầy ăm ắp Dân làng cả ngàn người ra gánh nước về dùng nhưng chiếc giếng vẫn không cạn Vì vậy, mọi người thường truyền tai rằng giếng Sữa là báu vật của làng cổ Đường Lâm

Như vậy, giếng làng Cổ có ý ngĩa to lớn cho việc giữ gìn hình ảnh ngôi làng cổ truyền thống Việt Nam, là nét đẹp và tài nguyên du lịch quý giá của Đường Lâm

Theo năm tháng, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, giếng khoan và nước máy dần dần thay thế giếng cổ Những chiếc giếng đá ong trăm tuổi trở nên hoang phế, cạn nước và bị cây cỏ dại bao phủ Nhiều giếng bị biến dạng, bọc bê tông lên trên những khối đá ong cũ

Thiết nghĩ, việc gìn giữ và bảo tồn hình ảnh những chiếc giếng cổ sẽ làm tăng thêm giá trị di sản của ngôi làng Việt cổ Đường Lâm Điều này đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực của người dân cùng chính quyền địa phương

2.2.1.2 Các công trình tôn giáo, tín ng ưỡng

a Đình Mông Phụ

Đến thăm Đường Lâm sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những di tích kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đền chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ …Trong quần thể kiến trúc đó nổi bật hơn cả là Đình Mông phụ Nơi đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt xưa

Trang 40

Đình Mông Phụ đã có cách đây gần 380 năm, theo lời kể của các cụ già trong làng thì đình được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thần Tông đình thờ Đức Thánh Tảng - đệ nhất phúc đẳng thần -một vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt, nằm ờ trung tâm làng Mông phụmang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường Đình có sàn

gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn Có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc, những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư… Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi,câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử” (rồng già dạy con) hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt.Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bà con dân làng những lúc nông nhàn ngồi chơi vãn chuyện hay khi có việc làng, hội đình

Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong, loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính,một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày 20/5/1991 đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích quốc gia cần được bảo tồn.Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng, với mục đích là gìn giữ những di sản văn hóa vô giá của dân tộc Đình được tu sửa trong vòng 3 năm từ 2004-2007 Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần

to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc Có thể nói đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến Trúc Việt Là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể qua qua khi tới làng Cổ

b Chùa Mía

Chùa Mía là danh lam nổi tiếng xứ đoài, có hiệu là “Sùng nghiêm tự” Hệ thống tượng Phật cùng với công trình kiến trúc Chùa Mía đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin đánh giá là một di tích đặc biệt quan trọng của cả nước Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý

Ngày đăng: 30/09/2016, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]Lê An, Di sản Đường Lâm với du lịch cộng đồng, 2014. http://www.dulichcongdong-vn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di s"ả"n "Đườ"ng Lâm v"ớ"i du l"ị"ch c"ộ"ng "đồ"ng
[2]Linh An, Những món ăn dân dã ngon tại làng cổ Đường Lâm, 2014. http://www.doisongphapluat.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nh"ữ"ng món "ă"n dân dã ngon t"ạ"i làng c"ổ Đườ"ng Lâm
[3] Nguyễn Trọng An,Để di sản Đường Lâm thu hút càng nhiều du khách, 2015. http://baodulich.net.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: di s"ả"n "Đườ"ng Lâm thu hút càng nhi"ề"u du khách
[4]Nguyễn Thị Phương Anh,Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa sinh hoạt của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm,Viện Việt Nam học & KHPT.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan h"ệ" t"ươ"ng tác gi"ữ"a "đ"i"ề"u ki"ệ"n t"ự" nhiên v"ớ"i "đờ"i s"ố"ng v"ă"n hóa sinh ho"ạ"t c"ủ"a c"ư" dân làng Vi"ệ"t c"ổ Đườ"ng Lâm
[5] Lê Quỳnh Chi, Tổng quan du lịch,Khoa Du lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, Hà Nội 2010, 107tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng quan du l"ị"ch
[6]Nguyễn Quốc Hùng, Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Di sản văn hóasố 2 (15) – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o t"ồ"n các làng c"ổ ở" xã "Đườ"ng Lâm, th"ự"c tr"ạ"ng và gi"ả"i pháp
[7] Nguyễn Thị Lan Hương, Du lịch bền vững, Khoa Du lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, Hà Nội 2010, 70tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du l"ị"ch b"ề"n v"ữ"ng
[8]Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch,Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014, 342tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th"ị" tr"ườ"ng du l"ị"ch
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
[9] Vũ Nam - Lê Thị Phương Dung, Mô hình quản lý và phát triển sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm, 2013.http://www.vtr.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình qu"ả"n lý và phát tri"ể"n s"ả"n ph"ẩ"m du l"ị"ch t"ạ"i làng c"ổ Đườ"ng Lâm
[10] Đảng CSVN, Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khóa VII ngày 18-2-1995 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ị" quy"ế"t 09 c"ủ"a B"ộ" Chính tr"ị" khóa VII ngày 18-2-1995 v"ề" m"ộ"t s"ố đị"nh h"ướ"ng l"ớ"n trong công tác t"ư" t"ưở"ng hi"ệ"n nay
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
[11] Dương Văn Sáu,Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học văn hóa Hà Nội, 2002, 314tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"ễ" h"ộ"i Vi"ệ"t Nam trong s"ự" phát tri"ể"n du l"ị"ch
[12] Ngô Đức Thịnh, Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập, Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội 2011.http://vanhoahoc.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ộ"t s"ố" v"ấ"n "đề" lý lu"ậ"n nghiên c"ứ"u h"ệ" giá tr"ị" v"ă"n hóa truy"ề"n th"ố"ng trong "đổ"i m"ớ"i và h"ộ"i nh"ậ"p
[13]Trần Ngọc Thêm, Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM, 2013.http://www.tranngocthem.name.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá tr"ị" và s"ự" chuy"ể"n "đổ"i h"ệ" giá tr"ị" v"ă"n hóa truy"ề"n th"ố"ng Vi"ệ"t Nam
[14] Bùi Thanh Thủy, Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí VHNT số 351, tháng 9-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"o t"ồ"n, phát huy giá tr"ị" v"ă"n hóa trong b"ố"i c"ả"nh toàn c"ầ"u hóa
[15] Nguyễn Trang, Phan Thanh, Làng cổ ở Đường Lâm: 5 di tích được UNESCO trao tặng giải thưởng, 2014.http://sontay.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng c"ổ ở Đườ"ng Lâm: 5 di tích "đượ"c UNESCO trao t"ặ"ng gi"ả"i th"ưở"ng, 2014
[16]Đào Duy Tuấn, Làng Việt cổ Đường Lâm với phát triển du lịch, Tạp chí VHNT, số 333, tháng 3-2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng Vi"ệ"t c"ổ Đườ"ng Lâm v"ớ"i phát tri"ể"n du l"ị"ch
[17]Đào Duy Tuấn, Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm, Tạp chí VHNT số 329, tháng 11-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát tri"ể"n du l"ị"ch b"ề"n v"ữ"ng "ở" làng c"ổ Đườ"ng Lâm
[18] Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông – Vũ Đình Hòa – Lê Mỹ Dung – Nguyễn Trọng Đức – Lê Văn Tin – Trần Ngọc Điệp,Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, 359tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: a lý du l"ị"ch Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[19] Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,UBND thành phố Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy ho"ạ"ch phát tri"ể"n du l"ị"ch thành ph"ố" Hà N"ộ"i "đế"n n"ă"m 2020, "đị"nh h"ướ"ng "đế"n n"ă"m 2030
[20]Trần Quốc Vượng - Tô Ngọc Thanh – Nguyễn Chí Bền – Lâm Thị Mỹ Dung – Trần Thúy Anh, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, 303tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ơ" s"ở" v"ă"n hóa Vi"ệ"t Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w