1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la

98 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --- TRẦN THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC P

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

Hà Nội - 2013

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Phương Anh, là cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm Sơn La, các phòng ban của UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Ban quản lý Khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn

La Lãnh đạo UBND các xã Chiềng Sơn, Lóng Sập, Tân Xuân Ban quản lý bản và người dân các bản thuộc 3 xã đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra, nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này

Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm giúp đỡ động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn này

Thời gian qua mặc dù tôi đã làm việc với tinh thần nghiêm túc, nỗ lực hết mình Song do điều kiện về thời gian, nhân lực, tài chính cùng với kinh nghiệm và kiến thức bản thân còn nhiều hạnh chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa hoạc và bạn bè đồng nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Tác giả

Trần Thị Thanh Hương

Trang 4

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luân văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2013

Tác giả

Trần Thị Thanh Hương

Trang 5

iii

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Lược sử nghiên cứu trên thế giới 3

1.2 Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam 4

1.3 Lược sử nghiên cứu ở khu BTTN Xuân Nha……….…….7

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 8

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 8

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 8

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

2.3 Nội dung nghiên cứu 9

2.3.1 Xây dựng danh lục các loài cây LTTP tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La 9

2.3.2 Thành phần các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 9

2.3.3 Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 9

2.3.4 Một số đặc điểm sinh học của một số loài cây LTTP có giá trị 9

2.3.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 9

2.4 Phương pháp nghiên cứu 9

Trang 6

iv

2.4.1 Phương pháp kế thừa 10

2.4.2 Điều tra ngoại nghiệp 10

2.4.3 Phương pháp nội nghiệp 155

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA 199

3 1 Vị trí và ranh giới 199

3 2 Địa hình 199

3 3 Địa chất và thổ nhưỡng 2020

3 4 Khí hậu, thuỷ văn 2222

3 5 Tình hình chung về khu hệ thực vật 2323

3 6 Dân số, dân tộc, lao động, phân bố dân cư, tỷ lệ tăng dân số 266

3 6.1 Dân số 266

3 6.2 Dân tộc 277

3 7 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá 288

3 7.1 Tập quán canh tác 288

3 7.2 Sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán 299

3 8 Tình hình kinh tế 299

3 8.1 Các hoạt động kinh tế 299

3 8.2 Những tác động ảnh hưởng tới khu BTTN 30

3.8.3 Phân mức độ giàu nghèo 30

3 9 Văn hoá giáo dục, y tế, giao thông 31

3 9.1 Về văn hoá giáo dục 31

3 9.2 Y tế 31

3 9.3 Giao thông 31

3.10 Tình hình sử dụng đất đai tài nguyên 3232

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 Danh lục các loài cây LTTP được tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La 33

Trang 7

4.3 Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 466

4.3.1 Thực trạng quản lý và vai trò của các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 46 4.3.2 Tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng nguồn tài nguyên cây LTTP tại khu BTTN Xuân Nha 499 4.3.3 Hoạt động mua bán một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 5555 4.3.4 Kinh nghiệm sử dụng các loài cây LTTP……… …59

4.4 Một số đặc điểm sinh học của một vài loài cây LTTP có giá trị 7070 4.5 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu 7575

4.5.1 Nguyên nhân gây suy giảm các loài cây có giá trị LTTP tại khu BTTN Xuân Nha 7575 4.5.2 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn phát triển một số loài cây có giá trị 7676

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 8181 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên LTTP Lương thực thực phẩm IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế LSNG Lâm sản ngoài gỗ

Trang 9

4.7 Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo bộ phận sử dụng tại

khu BTTN Xuân Nha

39

4.8 Thời vụ thu hái cây có giá trị LTTP tại khu vực nghiên cứu 44 4.9 Số lượng loài cây rừng có giá trị LTTP theo dân tộc sử dụng 46 4.10 Một số phương thức sử dụng LTTP tại khu vực nghiên cứu 47 4.11 Các loài cây rừng có giá trị LTTP được người dân trồng tại khu

4.13 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

người dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu

54

4.14 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

người dân tộc Khơ Mú tại khu vực nghiên cứu

58

4.15 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

người dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu

61

Trang 11

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thực vật Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về chủng loại Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về thế giới thực vật còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về nhóm cây ăn được, nhóm cây đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống con người, nhất là đố i với đồng bào các dân tộc sống ở trung du và miền núi Hơn nữa, tập quán người vùng cao là khai thác cây ăn được mọc hoang da ̣i từ tự nhiên, chưa chú ý nhiều đến việc gieo trồng hay xây dựng một qui trình nhân giống nào đáng kể Ngày nay với

sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sinh học phân tử ứng dụng trong công nghệ sinh học thì những ứng dụng nhằm phát triển nhóm cây ăn được tại địa phương thông qua các chính sách Khuyến lâm là rất khả thi Nhưng trước hết đó phải là việc điều tra, nghiên cứu, bảo tồn sau đó mới phát triển dựa vào các thành tựu mới của khoa học

Khu Bảo tồn thiên nhiêu (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La được ghi nhận là nơi rất đa dạng về thành phân loài động, thực vật đến hệ sinh thái rừng với nhiều loài động, thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen Theo thống kê chưa đầy đủ, ở khu vực này có khoảng 200 loài thực vật có thể

ăn được [18], nhóm cây thường được người dân khai thác và sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau Mặt khác, trong khi thu hái, người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến nguồn tài nguyên giá trị này đang dần cạn kiệt Để sử dụng bền vững cần tổ chức các đợt tuyên truyền cũng như

có sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ địa phương để nhân dân sử dụng một cách bền vững Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt - Lào, giao thông đi lại khó khăn, các dân tộc sinh sống trong khu BTTN

có dân tộc Thái, H’Mông và Khơ Mú, do đó việc nghiên cứu các loài thực vật nói chung và các loài thực vật có thể ăn được nói riêng là rất cần thiết, từ đó

Trang 12

2

đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài có giá trị nhằm cải thiện cuộc sống và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây

có giá trị lương thực thực phẩm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La” được thực hiện với mong muốn cung cấp những tư liệu cơ bản

về nguồn tài nguyên cây lương thực thực phẩm, từ đó tìm ra một số biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng

Trang 13

3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lược sử nghiên cứu trên thế giới

Lịch sử phát triển, tiến hoá của loài người gắn liền với quá trình sử dụng ngày một hoàn thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất Ngay từ thời cổ xưa, trong quá trình săn bắt và hái lượm, con người đã biết lựa chọn những cái gì ăn được, nuôi sống họ thì dần dần được coi là nguồn lương thực, thực phẩm, những cái gì có độc thì tránh

Kiến thức về cây cỏ được được ghi chép và lưu lại sớm nhất có lẽ là tác phẩm của Aristole (384-322 trước công nguyên), tiếp đó là tác phẩm “Lịch sử thực vật” của Theophraste (khoảng năm 340 trước Công nguyên), trong đó tác giả đã mô tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn về nơi mọc và công dụng

Plinus (79-23 trước Công nguyên) với bộ Bách khoa toàn thư đã giới thiệu gần 1000 loài cây có ích, trong đó có đề cập đến các loài ăn được [6]

Trong quá trình phát triển của nhân loại và khoa học, đã có rất nhiều nghiên cứu về các loài cây cỏ có giá trị lương thực, thực phẩm nhưng phần lớn các tác giả chỉ nghiên cứu một số loài cây có giá trị kinh tế cao và các loài cây nông nghiệp

Gần đây có những nghiên cứu về các cây dại ăn được, các cuốn sách và cẩm nang tra cứu ở châu Mỹ

Nghiên cứu về cây tự nhiên ăn được ở Đông Dương có thể kể đến Chevalier (1900) đã ghi nhận những sản phẩm chủ yếu ở Đông Dương trong

đó có đề cập đến một số loài ăn được

Trang 14

4

Trong một số công trình nghiên cứu về Tài nguyên thực vật nói chung bao gồm cả các cây tự nhiên, cây công nghiệp, cây nông nghiệp và cây trồng, nhóm cây ăn được được xếp vào nhiều nhóm khác nhau và nhược điểm chung

là khó tách các cây tự nhiên và cây trồng

Đáng chú ý nhất ở Đông Nam Á là bộ sách “Plant Resources of East Asia” đề cập đến tài nguyên thực vật ở Đông Nam Á, trong đó cây ăn được gồm các nhóm: cây đậu ăn hạt, cây ăn quả, cây làm rau ăn, cây ngũ cốc, cây chứa carbohydrat, cây làm gia vị … cách phân chia này dựa trên giá trị sử dụng chính và các sản phẩm thực vật cung cấp Trong bộ sách này, các loài cây được mô tả, đề cập đến gây trồng, thu hoạch và năng suất đạt được Tuy nhiên, các bộ sách này cũng bao gồm cả các cây trồng (cây công nghiệp, cây nông nghiệp ….) [23, 24, 25, 26, 27]

South-Ngoài ra còn có những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest products) ở các nước lân cận như Trung Quốc, Lào … trong đó cũng

có nhưng đề cập đến các cây ăn được và được xếp ở các nhóm khác nhau

Trong các tài liệu khác nghiên cứu chung về các loài thực vật như thực vật chí, danh lục thực vật … của các nước trên thế giới và các nước lân cận Việt Nam qua nhiều giai đoạn, giá trị sử dụng cũng được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng ở ghi nhận chung

1.2 Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài Trong số các loài cây này, nhân dân ta đã sử dụng hàng ngàn loài cho các nhu cầu khác nhau của cuộc sống

Trang 15

5

Hiện nay, tuy mức sống của nhân dân đã được nâng lên, nhưng nhu cầu sử dụng cây cỏ trong đời sống vẫn rất lớn Theo thống kê của UNESCO năm 1992 thì ở vùng nông thôn các nước đang phát triển, trong

đó có Việt Nam, các sản phẩm lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ rừng chiếm tỷ lệ 90-93%

Cùng với những nghiên cứu về các loài thực vật nói chung, trong các công trình công bố về các loài thực vật, các tác giả cũng đã ghi nhận những công dụng, giá trị của các loài thực vật có nguồn gốc từ rừng, trong đó cũng có đề cập đến công dụng ăn được của một số loài cây

Những nghiên cứu cụ thể về tài nguyên thực vật nói chung ở Việt Nam

có thể kể đến Phan Kế Lộc, 1969 đã sắp xếp các nhóm cây tài nguyên trong

đó các cây ăn được được xếp vào nhóm “để phục vụ bản thân con người và những động vật có ích khác” [16]

Trần Đình Lý [15] đã giới thiệu 1900 loài cây có ích ở Việt Nam trong

đó có các cây ăn được, nhưng công trình này chưa nêu công dụng cụ thể và bộ phận sử dụng của các cây này

Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức đã mô tả, vẽ hình và cách sử dụng cũng như bộ phận sử dụng của một số cây rau dại ăn được ở Việt Nam [2]

Võ Văn Chi, Trần Hợp đề cập đến các loài cây có ích ở Việt Nam, trong đó các cây ăn được được chia cụ thể thành các nhóm: Nhóm cây lương thực, cây cho bột đường; nhóm cây làm thực phẩm: cây cho củ, cây làm rau

ăn, cây cho quả và nhóm cây cho gia vị, nước uống [6], cách phân chia này tương đối rõ ràng và các tác giả cũng đã đề cập phần nào đến bộ phận sử dụng của các cây này

Lưu Đàm Cư (2001), khi nghiên cứu về Thực vật dân tộc học, đã giới thiệu cách phân nhóm các cây có ích của các cộng đồng, trong đó nhóm các

Trang 16

6

cây ăn được được phân thành các nhóm chính: Cây làm lương thực, các cây rau, thực phẩm (đậu, đỗ …) và chế biến thực phẩm, các cây ăn quả, các cây làm gia vị, các cây để uống (uống tươi hoặc đun uống, không chứa cồn) [9]

Trong “Tài liệu kỹ thuật gây trồng, nuôi một số loài Lâm sản ngoài gỗ”, tác giả Trần Ngọc Hải đã trình bày tỉ mỉ kỹ thuật vườn ươm cho 6 loài cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG), kỹ thuật trồng 24 loài cây LSNG và kỹ thuật nuôi 2 loài LSNG

Trong tài liệu “Bảo tồn Lâm sản ngoài gỗ” (2006) tác giả Trần Ngọc Hải

đã khẳng định nước ta là nơi quy tụ nhiều hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập mặn, đây là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao

và là cơ sở để phát triển lâm sản ngoài gỗ, là nguồn tài nguyên quan trọng để bảo tồn Tài liệu cũng đã đề cập tới nội dung đề án Quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020, trong đó có những định hướng phát triển cho nhiều vùng trong cả nước với nhiều loài lâm sản ngoài gỗ trong các nhóm tre trúc, song mây, cây dược liệu, cây cho nhựa, cây ăn được [11]

Triệu Văn Hùng (2007) đã giới thiệu các loài lâm sản ngoài gỗ, trong

đó cây lương thực thực phẩm (LTTP) gồm 30 loài đã được mô tả và có giới thiệu cả kỹ thuật nhân giống, gây trồng [14]

Youshitaka Tanaka, Nguyễn Văn Kế (2007) đã giới thiệu cuốn sách

“Edible wild plants of Vietnam: The Bountiful Garden” giới thiệu đặc điểm, phân bố thành phần và cách sử dụng của 130 loài thực vật thuộc 59 họ thực vật bậc cao được thống kê với 4 tiêu chí: Đặc điểm thực vật, phân bố, thành phần và cách sử dụng [22]

Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng nghiên cứu tại Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 123 loài thực vật ăn được gồm các nhóm: rau ăn, cho quả ăn được và các bộ phận ăn được, cách phân chia

Trang 17

7

này chưa thật rõ ràng về bộ phận sử dụng và công dụng [13], các tác giả cũng không nghiên cứu chi tiết về bộ phận sử dụng, sinh cảnh sống cũng như phương thức sử dụng của người dân

Nguyễn Quốc Đạt, Lưu Hồng Trường (2009) đã có những nghiên cứu, đánh giá nhanh về tài nguyên thực vật rừng ăn được và các vấn đề liên quan ở Khu BTTN Takóu [10], trong đánh giá nhanh này, ngoài tính đa dạng các tác giả cũng đã nêu được giá trị thương phẩm của một số loài và cách sử dụng của một số loài

Một số công trình nghiên cứu, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp khác nghiên cứu về cây rau ăn được, tìm hiểu thành phần, dạng sống, bộ phận sử dụng và kinh nghiệm sử dụng cây bản địa làm rau ăn và biện pháp nhân giống, bảo tồn một số loài rau ăn ở một số địa phương như Lào Cai, Nghệ An, Điện Biên, Yên Bái, Lâm Đồng …

1.3 Lược sử nghiên cứu tại khu BTTN Xuân Nha

Ở khu BTTN Xuân Nha, Sơn La cũng đã có chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu thành phần, dạng sống, bộ phận sử dụng của các loài cây bản địa

tự nhiên làm rau ăn của đồng bào dân tộc Thái Tuy nhiên giới hạn của chuyên đề mới chỉ dừng ở nhóm làm rau ăn và của một dân tộc

Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về một số các loài tự nhiên như cây

ăn quả, làm rau ăn, cho tinh bột, đồ uống, gia vị … nói chung hay những nghiên cứu ở một số khu BTTN và VQG, tuy nhiên những công trình này chỉ

đề cập đến một số nhóm cây ăn được hoặc chỉ tập trung nghiên cứu những cây cụ thể

Trang 18

8

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng: Thực vật bậc cao có mạch tự nhiên hoặc được hoang dại hóa có giá trị LTTP phân bố tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Các loài cây có giá trị LTTP

+ Địa điểm nghiên cứu: Khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La

Trang 19

9

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Xây dựng danh lục các loài cây LTTP tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La

2.3.2 Thành phần các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Thành phần các loài cây LTTP theo ngành thực vật

- Các loài cây LTTP quý, hiếm có phân bố trong khu vực nghiêm cứu

- Thành phần các loài cây LTTP theo nhóm sử dụng

- Thành phần các loài cây LTTP theo dạng sống

- Thành phần các loài cây LTTP theo các sinh cảnh sống

- Thành phần các loài cây LTTP theo bộ phận sử dụng

2.3.3 Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Thực trạng quản lý và vai trò của các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Các hoạt động khai thác, gây trồng tài nguyên cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Các hoạt động mua bán một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Kinh nghiệm sử dụng các loài cây lương thực thực phẩm

2.3.4 Một số đặc điểm sinh học của một số loài cây LTTP có giá trị

2.3.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên cây LTTP tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)

Trang 20

10

2.4.1 Phương pháp kế thừa

Dựa trên các công trình nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trước đây về thành phần thực vật, tài nguyên thực vật tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La cũng như một số tài liệu có liên quan sau:

 Bản đồ các loại: Bản đồ địa hình VN 2000, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng mới nhất, bản đồ lập địa…

 Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới các loài cây ăn được nói chung và các loài thực vật có phân bố tại khu vực nghiên cứu

 Danh lục thực vật mới nhất đang được sử dụng tại khu BTTN Xuân Nha

 Thu thập các tài liệu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến khu BTTN Xuân Nha

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành thống

kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại toàn bộ thông tin một cách chính xác trên cơ sở các tại liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa

2.4.2 Điều tra ngoại nghiệp

2.4.2.1 Điều tra theo tuyến

Dựa trên nền bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng của khu BTTN Xuân Nha kết hợp đi thực địa để xác định các hướng tuyến điều tra

Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, phải đảm bảo đi qua tất cả các kiểu rừng

Lựa chọn người dân đi cùng để dẫn đường, phải là người biết nhiều về cây rừng, thường xuyên đi rừng Lựa chọn người dẫn đường thuộc nhiều thành phần dân tộc trong khu vực nghiên cứu để khai thác được kiến thức bản địa của người dân trong phương thức thu hái và sử dụng cây rừng có giá trị LTTP

Trang 21

11

Điều tra trên 9 tuyến:

Xã Chiềng Sơn lập 3 tuyến: Từ trung tâm xã đi các bản tiểu khu 7, bản Hin Pén, bản Dân Quân

Xã Lóng Sập lập 2 tuyến: Từ trung tâm xã đi bản A Má 1, bản A Má 2

Xã Tân Xuân lập 4 tuyến: Từ trung tâm xã đi các bản Láy, A Lang, Cột Mốc, Sa Lai

Kết quả điều tra tuyến ghi vào

Biểu 01: Điều tra thực vật theo tuyến

Tên tuyến……… Độ dài tuyến: ………

Ngày điều tra……… Người điều tra:………

Người dẫn đường……… ……

Mô tả tuyến:………

khoa học

Tên Việt Nam

Tên dân tộc

Dạng sống

Bộ phận dung

Ghi chú

1

2

3

Trong quá trình điều tra ngoại nghiệp tiến hành thu mẫu, ghi chép, chụp ảnh sau đó giám định mẫu trong phòng tiêu bản

Với những mẫu chưa biết tên hoặc mẫu quý hiếm ngoài thực địa tiến hành xử lý mẫu, ghi chép lại những đặc điểm dễ nhận biết như: Đặc điểm vỏ cây, kích thước cây nhất là đặc điểm màu sắc, mùi vị… sau đó chuyển đến Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam để giám định mẫu

2.4.2.2 Điều tra thực trạng quản lý, vai trò và kinh nghiệm sử dụng của người dân

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA), cán bộ quản lý, cán bộ khoa học tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn

Trang 22

12

La Kết hợp tra cứu một số tài liệu như: Tên cây rừng Việt Nam; Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập 2, tập 3; Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam

Biểu 02: Lập danh sách người dân được phỏng vấn

TT Họ tên Tuổi Nghề nghiệp Thôn

(Bản) Xã Dân tộc

1

2

3

Các câu hỏi cho hộ gia đình:

1 Họ và tên người được hỏi?

2 Tuổi

3 Giới tính

4 Dân tộc

5 Nghề nghiệp

6 Khả năng nói tiếng Việt

7 Số nhân khẩu trong nhà

8 Số người lao động trong nhà

9 Địa chỉ (Bản, Xã)

10 Loại hộ: (Giàu, khá giả, trung bình, nghèo, rất nghèo)

11 Diện tích đất được giao của gia đình của gia đình (Trồng lúa, nương rẫy, vườn, vườn rừng)?

12 Nhà nước có hỗ trợ phát triển kinh tế hộ hay không? (cấp vốn, giống cây trồng vật nuôi)?

Trang 23

13

13 Gia đình ông (bà) có thiếu lương thực hay không?

14 Nếu có thì thiếu bao nhiêu tháng trong một năm?

15 Gia đình ông (bà) làm gì khi thiếu gạo? (Vay mượn; Bán gia súc, gia cầm; Ăn ngô sắn thay thế; Lấy sản phẩm từ rừng để bán, để ăn)

16 Gia đình ông (bà) có chăn nuôi không?

17 Nếu có thì chăn nuôi những loài gì:? Số lượng từng loài? Ông bà chăn nuôi chúng với mục đích gì (Cày bừa, vận chuyển, bán, sử dụng trong gia đình)?

18 Ông (bà ) có chăn thả gia súc không?

19 Ông (bà) chăn thả ở đâu? ( Trên nương, trong rừng, bãi chăn thả, bãi chăn thả)?

20 Có người đi chăn gia súc không? Nếu có thì ai là người thực hiện việc này?

21 Thu nhập mỗi năm của gia đình ước tính là bao nhiêu? (cả chăn nuôi và trồng trọt)

22 Từ trước tới nay ông (bà ) có vào rừng thu hái cây ăn được hay không ?

23 Nếu có thì thu hái những loài cây nào? Xin hãy kể tên các loài đó?

24 Với mỗi loài cây trên, ông bà lấy bộ phận nào của cây? Lấy bằng cách nào? Lấy vào thời gian nào?

25 Sau khi thu hái các sản phẩm kể trên, ông (bà) vận chuyển và sơ chế như thế nào?

Trang 24

28 Tại sao không thu hái nữa?

29 Ông (bà) đã trồng cây lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ rừng nào chưa?

30 Nếu có thì ông (bà) trồng cây đó như thế nào? Ông bà lấy được giống cây đó từ đâu?

31 Ông bà trồng cây đó ở đâu? Số lượng cây và diện tích trông là bao nhiêu? Chăm sóc, thu hoạch như thế nào?

32 Trong những loai cây trên thì loài nào được dùng để bán?

33 Ông (bà) mang ra chợ bán hay có người tới thu mua?

34 Giá bán của mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu 1 kg (hoặc bó, mớ…)?

35 Khi vào rừng ông (bà) có phải xin phép ai không?

36 Cán bộ kiểm lâm có cấm khai thác/thu hái cây ăn được từ rừng ko?

37 Nếu có thì cấm những loài cây nào ?

38 Theo ông (bà) loài cây nào quan trọng với đời sống gia đình và bà con dân bản (kinh tế và sử dụng)? Tại sao?

39 Trong những năm tới đây, gia đình ông (bà) có ý định thu hái hay gây trồng những loài cây nào? Tại sao?

Trang 25

42 Nguồn cây lương thực thực phẩm từ rừng của địa phương có thể phát triển thành hàng hóa để cung cấp cho thị trường không?

Kết quả phỏng vấn hộ gia đình ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 03: Phỏng vấn người dân

Dạng sống

Bộ phận

sử dụng

Cách

sử dụng

Mùa thu hái

Kỹ thuật khai thác

Kỹ thuật

sơ chế

Tình trạng khai thác

Gây trồng

Tên

thông

thường

Tên địa phương

1

2

2.4.3 Phương pháp nội nghiệp

2.4.3.1 Cách xử lý, bảo quản mẫu

Sau khi lấy mẫu cần đeo nhãn cho mẫu Trên nhãn ghi số hiệu mẫu

Các thông tin về mẫu được ghi vào sổ riêng bao gồm:

Trang 26

- Ép mẫu và sấy mẫu

- Phân loại mẫu theo họ và chi Sau khi đã có tên khoa học của các mẫu thu thập, thống nhất tên gọi mới nhất của họ và chi đã được Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) quy định đối với họ và được Brummitt, chuyên gia tên gọi thực vật của Bảo tàng Thực vật Kew Hoàng gia Anh tập hợp năm 1992 đối với tên chi Tên khoa học đầy đủ theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [1]

Giám định mẫu tiêu bản thực vật:

Mẫu tiêu bản được xác định ngay Với những mẫu chưa biết rõ tên thì tham khảo ý kiến chuyên gia cùng giáo viên hướng dẫn

2.4.3.2 Xây dựng danh lục

Căn cứ theo tiêu bản thu được, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật của khu BTTN, kết hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học và xây dựng danh lục theo bảng

Biểu 04: Bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch có giá trị lương thực

thực phẩm

TT Tên khoa học Tên phổ

thông

Nhóm sử dụng

Bộ phận

sử dụng

Dạng sống Sinh cảnh

I Ngành

Trang 27

2 Nhóm sử dụng: Theo các tài liệu [6], [16], [23], [25], [27]

3 Bộ phận sử dụng: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1]

4 Dạng sống: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1]

5 Sinh cảnh: Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [1]

Danh lục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu Để tiện cho việc tra cứu các taxon bậc ngành được sắp xếp theo

sự tiến hóa từ thấp đến cao Các taxon bậc loài và dưới loài trong một chi, các chi trong một họ, các họ trong một ngành được sắp xếp theo vần A, B, C Riêng Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì các họ được xếp vào hai lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida)

- Các số liệu điều tra, phỏng vấn được tổng hợp và phân tích trên phần mềm Excel

2.4.3.3 Nghiên cứu mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm, có giá trị tại khu BTTN

Căn cứ vào các tài liệu đã được ban hành như: Sách đỏ Việt Nam, 2007 – Phần II – Thực vật [5]; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [8]; IUCN Red List Data Để đánh giá mức độ quý, hiếm của các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu

2.4.3.4 Phương pháp đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị

Trang 28

18

Dựa trên các kết quả thu được, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia từ đó đề xuất một số loài có giá trị và một số biện pháp bảo tồn và phát triển các loài đó tại khu vực nghiên cứu

Trang 29

19

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA

Phía Bắc giáp các xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Luông

Phía Nam giáp huyện Mường Lát, huyện Quan Hoá, Thanh Hoá

Phía Đông giáp khu BTTN Hang Kia Pà Cò, Hoà Bình

Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

+ Diện tích hiện tại 16.316,8 ha

3 2 Địa hình

Khu điều tra tài nguyên thực vật có địa hình núi đất và núi đá vôi xen đồi đất, cao ở phía Tây Bắc, thấp dần ở phía Đông Nam, có độ cao từ 260 m đến 1.900 m, trung bình 1.000 m so với mặt biển

Vùng đất phía Tây Bắc khu BTTN có độ cao trung bình trên 1.100 m, đỉnh Pha Luông 1.886 m là đỉnh cao nhất của khu vực và nằm trên ranh giới

xã Chiềng Sơn với nước Lào Vùng giữa và phía Đông khu BTTN có độ cao thấp hơn, trung bình 500-600 m Đỉnh núi cao nhất trong khu BTTN thuộc xã Xuân Nha (cao 936 m) Địa hình phần nhiều là các dông núi của 3 hệ thống núi khởi đầu của dãy Trường Sơn nổi tiếng

+ Hệ thống núi đá vôi chạy dọc ranh giới phía Bắc khu BTTN

Trang 30

20

+ Hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy từ Yên Châu về Hoà Bình

+ Hệ thống núi đất có xen đá vôi chạy từ Yên Châu dọc biên giới Việt Lào rồi chạy về Quan Hoá, Thanh Hoá Các hệ thống trên có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Xen kẽ trong các dông núi là các dải đồi đất hẹp hay các dải đất dốc tụ chân núi, đây là phần đất quan trọng đối với nơi ở và canh tác của đồng bào Mường, Thái, Mông của 3 xã vùng cao này

Địa hình trong khu BTTN không chỉ bị chia cắt do 3 dãy núi mà còn bị chia cắt bởi nhiều dông núi phụ xuất phát từ 3 dãy núi chạy về hai bên tạo ra các thung, áng, khe suối sâu, các hút nước do hiện tượng Các - tơ của vùng núi đá vôi tạo nên

Khu BTTN có độ dốc trung bình 20-250, nhiều nơi có độ dốc >350 rất khó đi lại Nhìn chung địa hình khu BTTN thuộc loại trung và tiểu địa hình vùng núi Càng đi sát các đỉnh núi đá vôi, núi càng cao và độ dốc càng lớn, có nhiều sườn núi đá, vách đá dựng đứng Địa hình phức tạp và bị chia cắt nhiều

là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về thực vật và hoàn cảnh rừng cho thực vật còn tồn tại đến ngày nay mà không bị người dân phá hết

Địa hình khu vực bị chia cắt mạnh, có nhiều đai cao nên thực vật tại khu vực nói chung và cây có giá trị LTTP nói riêng rất phong phú về chủng loại nhưng lại nghèo về số cá thể trong loài

3 3 Địa chất và thổ nhưỡng

+ Nền địa chất khu BTTN có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ địa chất Đệ Tam (Tortiazv), thuộc thời kỳ Ladini, cách ngày nay khoảng 220 triệu năm Địa hình kiến tạo chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động tạo sơn Indexin

kỷ Triat thuộc đại trung sinh Núi đá vôi khu vực có tuổi địa chất trẻ (kỷ đệ tam), nên các dãy núi ở đây được xem là núi trẻ, đỉnh núi nhọn nhưng quá trình bào mòn địa chất tự nhiên không mạnh mẽ

+ Đá mẹ:

Trang 31

21

Đá mẹ trong khu BTTN thuộc 3 nhóm chính:

- Đá Trầm tích mà Đá vôi, Cuội, Sỏi kết là đại diện cơ bản, rộng khắp

- Đá Mac ma axít với các loại đá phổ biến như Granit, Sa thạch khối, Phấn sa, Đá sét… có rải rác

- Đá biến chất với nhiều loại khác nhau nhưng không nhiều

Trừ hệ thống đá vôi phân bố theo dải, còn các loại đá mẹ khác Đá sét, Phiến thạch sét, Phấn sa, Sa thạch thô, Cuội kết thường không đại diện, chúng phân bố theo vệt, theo vùng nhỏ trên nền đá vôi cổ Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra các loại đất khác nhau, là điều kiện cho nhiều loài cây ưa thích đất đá khác nhau phân bố trong khu vực

+ Các loại đất chính trong khu vực:

Đất Feralit mùn vàng nâu núi cao phát triển trên hang hốc núi đá vôi Đá biến chất, đá mác ma axit tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình thường phân bố ở độ cao trên 1.700 m (rất ít)

- Đất Feralit màu vàng sẫm phát triển trên đá sét hoặc đá biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (ở độ cao 700-1.700 m)

- Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá vôi biến chất, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (ở độ cao 700-1.700 m)

- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá sét hoặc đá biến chất, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình (ở độ cao 700-1.700 m)

- Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, phấn sa, đá cát, sa thạch, sỏi cuội kết, tầng đất dày thành phần cơ giới trung bình hay nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp (độ cao 300-1.000 m hoặc xen

kẽ nhau)

- Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản và trên các sườn núi có nguồn nước

Trang 32

Đất ở nơi còn rừng, hay nơi đất còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng Đất ở nơi mất rừng rất dễ bị rửa trôi, thoái hoá nhanh rất khó cho quá trình phát triển và phục hồi rừng

3 4 Khí hậu, thuỷ văn

+ Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 9 có nhiệt độ bình quân 20-250C Mưa to thường tập trung vào mùa nóng, độ ẩm mùa nóng trung bình 80-85% Mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau: trong mùa lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 200C Trong các đợt rét nhiệt độ thường xuống dưới

130C và cá biệt có khi xuống tới 3-50C Trong mùa lạnh không khô, độ ẩm khá cao, thường 70-80% và nhiều ngày có sương mù, ẩm ướt

+ Khu BTTN có lượng mưa trung bình 1.700-2.000 mm

Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm Mùa lạnh, các khe suối thường cạn kiệt, đôi chỗ còn các đám sình lầy, nước ngọt chủ yếu còn trong các mỏ

+ Sương mù: Tháng 1 và 2 thường có sương mù

+ Sương muối: Thông thường không có sương muối trong năm, nhưng đôi khi có nhẹ không gây hại

+ Gió: Hướng gió thịnh hành của khu BTTN là Đông Bắc, Đông Nam Hàng năm và các tháng 4-8 đôi khi có gió tây khô nóng xuất hiện mỗi đợt 2- 4 ngày với tốc độ gió 10-15 m/giây

Trang 33

23

+ Mưa đá: Tần suất xuất hiện mưa đá rất nhỏ

+ Thuỷ văn: Trong khu BTTN không có sông, không có suối lớn Đáng chú ý là hệ thống các suối nhỏ bắt nguồn, đón nước từ dãy núi ranh giới với Thanh Hoá đổ xuống vùng trung tâm Các suối kể trên có đoạn lộ, đoạn mất, không thường xuyên có nước quanh năm Mật độ suối thấp, tuy độ dốc lớn nhưng có nhiều hút nước, sông ngầm, hang động vùng đá vôi nên chỉ có lũ cục bộ trong những ngày mưa lớn và rất ít nước vào mùa khô

Tóm lại, khu BTTN Xuân Nha là vùng núi cao của huyện Mộc Châu, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa trong năm, mùa nóng nhiệt độ cao và mưa nhiều, mùa đông có nhiệt độ thấp, lạnh nhẹ và hơi khô, riêng mùa đông lại có sương mù nên ít gây cản trở tới sinh trưởng và phát triển của cây

3 5 Tình hình chung về khu hệ thực vật

Rừng Xuân Nha được hình thành cách ngày nay khoảng 220 triệu năm trên nền núi đá vôi thời kỳ Ladini, thuộc kỷ Đệ tam Bộ mặt nguyên vẹn của rừng được nhìn thấy một phần ở các nơi hiểm trở người dân không thể khai thác được Trước năm 1985, theo nhiều tài liệu và người dân sống lâu năm ở đây đều khẳng định trong rừng Xuân Nha có nhiều cây lớn, mà cây chính là các loài Nghiến, Đinh, Trai, Chò chỉ, Lát hoa, Chò nhai, Chò xanh, Chò đãi,

Cà lồi, Cà ổi, Xoan đào, Nhò vàng, Màu cau, Sồi đá, Kháo vàng, Trường sâng, Trường mật, Lát xoan, Sấu, Phay Trải qua nhiều thập kỷ bị tàn phá, ngày nay Xuân Nha chỉ còn lại thảm thực vật nhỏ bé, thưa thớt Do nạn đốt nương làm rẫy tràn lan lâu dài, do khai thác trái phép gỗ xây dựng và đặc biệt

là củi đun nên diện tích rừng ở đây bị thu hẹp

Khu hệ thực vật trong khu BTTN không đồng nhất Phần lớn diện tích rừng ở đây không còn tự nhiên, nguyên vẹn Rừng nguyên sinh ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối đá, sườn núi đá

Trang 34

Một số nhận xét về xuất xứ của thực vật khu vực như sau:

+ Có nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ và coi là yếu tố bản địa bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa với các đại diện chính như các họ Họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ

Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Mạ sưa (Proteaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ráy (Araceae), họ Bàng (Combretaceae), các loài điển hình cho thực vật nhiệt đới như: Chò nhai, Chò xanh, Đa, Sanh, Mít rừng, Ngái, Sui, Dâu da, Răng cưa, Lim xanh, Lim sẹt, Ráy dại, Củ nưa, Dây dất, Thị, Trôm, Xoan, Bứa…

+ Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố di cư) từ Malaysia - Indonesia, Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, Ấn

Độ - Miến Điện di xuống, định cư ở Việt Nam trong thành phần không nhiều, chủ yếu với các đại diện chính như các loài của họ Dầu (Dipterocarpaceae), Gạo (Bombacaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Trúc đào (Apocynaceae), Chè (Theaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Thích (Aceraceae), Ban (Hypericaceae), Sau sau (Altingiaceae), các loài điển hình như: Chò chỉ, Táu mật, Sồi, Dẻ gai, Chẹo tía, Giổi xanh, Ngọc lan, Thích, Vối

Trang 35

+ Có nhiều họ thực vật lá kim có phân bố ở vùng á nhiệt đới núi thấp và vừa trong Khu vực mà đại diện là các loài Bách tán (Cupresaceae), Thông pà

cò (Pinaceae), Thông tre, Thông nàng (Podocarpaceae), Dây gắm (Gnetaceae)

+ Yếu tố nhập nội dẫn giống chủ yếu với các đại diện chính như các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, Xà cừ, Phượng vĩ, Lim sẹt cảnh, Trứng gà, Hồng xiêm

Nhìn chung Thực vật rừng trong khu BTTN còn giữ được sự phong phú

về loài nhưng nghèo về số lượng các cá thể trong các loài, kích thước trung bình cá thể của loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quí như Lát hoa, Du sam, Chò chỉ, Đinh thối, Giổi xanh, Kim giao, Thông nàng… nhiều loài cây thuốc quý có giá trị sử dụng cao: Hài gấm, Hoàng đằng, Thạch hộc, Lan một lá, Huyết đằng v.v trở nên hiếm hoi, nhiều loài thực vật ưa sáng như Màng tang, Chè đuôi lươn, Bui lui, Ba soi, Cọc rào, Hèo gân dày và nhiều loài thân cỏ như:

Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá, Cỏ lông, Đơn buốt, Ngải cứu v.v tăng vụt về số lượng cá thể trong loài Tuy rừng bị tàn phá nhiều nhưng còn khá nhiều loài cây như: Trai lý, Nghiến, Chò chỉ, Chờ nhai, Chò nâu, Cây đăng, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Trám ba cạnh, Vàng anh, Lim xẹt, Dẻ gai, Cà ổi… Thành phần thực vật Xuân Nha chủ yếu là thực vật nhiệt đới; thực vật á nhiệt đới Thực vật Xuân Nha tuy có nhiều loài cây tại chỗ nhưng có tỷ lệ đặc hữu thấp,

Trang 36

3 6 Dân số, dân tộc, lao động, phân bố dân cư, tỷ lệ tăng dân số

- Xã Chiềng Sơn: 8.012 nhân khẩu; Trong đó, nam 4.538 người, nữ 3.474 người; lao động chính 4.365 người, tỷ lệ tăng dân số 2,7%; mật độ dân

số bình quân 82 người/km2

- Xã Xuân Nha: 4.064 nhân khẩu; trong đó nam 2.018 người, nữ 2.046 người; lao động chính 3.573 người, tỷ lệ tăng dân số 3,1%; mật độ dân số bình quân 43 người/km2

- Xã Chiềng Xuân có 2.959 nhân khẩu; Trong đó nam 1.625 người, nữ 1.334 người Số lao động chính là 1.317 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 3,4 %; mật độ dân số là 34 người /km2

Trang 37

27

- Xã Tân Xuân có 3.882 nhân khẩu; Trong đó, nam 2.037, nữ 1.845 người, tỷ lệ tăng dân số là 2,4 %; Mật độ dân số trung bình là 24 người/km2

Do trình độ nhận thức chưa cao và phong tục tập quán nên tỷ lệ tăng dân

số trong khu vực còn khá cao Dân số tắng nhanh gây sức ép lớn tới tài nguyên rừng nói chung và các loài cây LTTP nói riêng

b- Số bản xã Chiềng Sơn: 23 bản, tiểu khu gồm: Tiểu khu 1, tiểu khu 2,

tiểu khu 3, tiểu khu 4, tiểu khu 5, tiểu khu 6, tiểu khu 7, tiểu khu 8, tiểu khu 9, tiểu khu 10 (bản Nà Tén), tiểu khu 1/5, tiểu khu 19/5, tiểu khu 30/4, tiểu khu 3/2 (Chiềng Ve), tiểu khu 2/9, Hin Pén, bản Dân quân, bản Suối Thín, bản Pha Luông, bản Nậm Dên, bản Co Phơng, bản Bó Ban, bản Là Mường

* Số bản nằm trong khu BTTN:

- Vùng phục hồi sinh thái gồm bản: Suối Thín, Pha Luông

- Vùng đệm: bản Nà Tén, bản Dân Quân, bản Co Phơng, bản Hin Pén c- Số bản xã Xuân Nha: 8 bản: Bản Pù Lầu, Bản Tưn, Bản Nà Hiềng, bản Thín, bản Chiềng Hin, bản Nà An, bản Mường An, bản Chiềng Nưa

Trang 38

- Vùng nghiêm ngặt 5 bản gồm: Bản Bún, Láy, A Lang, Cột Mốc, Sa Lai

- Vùng phục hồi sinh thái gồm 12 bản: Ngà, Đông Tà Lào, Tây Tà Lào

- Vùng đệm: Số bản còn lại của xã đều nằm trong vùng đệm của khu BTTN Xuân Nha

23 bản gồm: Bản Mường An, Nà An, Tưn, Pù Lầu, Nậm Dên, An, A Lang, Na Sang, Dúp Lắc Kén, Khò Hồng, Chiềng Hin, Thín, Chiềng Na, Nà Hiềng, Đông Tà Lào, Tây Tà Lào, Bớt, Cột Mốc, Sa Lai, Bún, Ngà và bản Láy, Sai Lai mới

3 7 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá

3 7.1 Tập quán canh tác

Trong khu vực 5 xã nói chung và vùng thuộc khu BTTN Xuân Nha nói riêng, người dân tộc Thái và dân tộc Mường có canh tác lúa nước ở các khu vực thấp gần giống như người dân tộc Kinh, đã ổn định Còn dân tộc H’Mông

và các dân tộc khác ở trên cao, họ có kinh nghiệm tạo ra các ruộng nước bậc thang theo đường bình độ ven núi có giá trị lớn đối với cuộc sống hàng ngày của họ, song sống chủ yếu vẫn là phát nương làm rẫy là chính

Tổng diện tích đất nông nghiệp của 5 xã là 4.117 ha trong đó ruộng nước

là 406 ha Bình quân 0,22 ha đất nương/người/năm, bình quân 0,02 ha lúa nước/ người/năm

Trang 39

29

Ruộng đất trồng lúa nước hẹp và thiếu nên nhìn chung đồng bào các dân tộc ở đây đều đốt nương làm rẫy để mở rộng diện tích cây trồng nông nghiệp như lúa, sắn, ngô, khoai, đậu, lạc…

3 7.2 Sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán

Trong khu BTTN Xuân Nha, dân tộc đông nhất là dân tộc Thái và dân tộc H’Mông, ít nhất là dân tộc Khơ Mú Tuy nhiên mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, hình thức sinh hoạt, văn hoá riêng biệt thể hiện bản sắc dân tộc của mình song về cơ bản vẫn mang bản sắc làng bản

Điều kiện giao thông, thông tin liên lạc trong khu BTTN còn gặp nhiều khó khăn Hiện nay trong các bản làng phong tục ma chay, cưới xin lãng phí

và lạc hậu Những tệ nạn này cần được tuyên truyền giáo dục tiến tới xoá bỏ

và lưu giữ lại những bản sắc quý giá của dân tộc, phát triển đi tới hoàn thiện theo sự yêu cầu của sự phát triển xã hội và cộng đồng

3 8 Tình hình kinh tế

3 8.1 Các hoạt động kinh tế

Hiện nay hoạt động kinh tế trong và ngoài khu BTTN Xuân Nha có thể đánh giá như sau:

- Đời sống kinh tế còn chậm phát triển, mang nặng tính tự túc, tự cấp

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cấy ruộng nước và phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư, phụ thuộc vào tự nhiên

- Chăn nuôi gia súc gia cầm còn ở phạm vi gia đình và trao đổi trong khu vực, bắt đầu hình thành chăn nuôi công nghiệp, sản xuất lớn (chỉ một số hộ)

- Về phát triển công nghiệp chủ yếu gồm một số ít trong gia đình như cây chè, mía, cây ăn quả các loại Do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên cây công nghiệp ở vùng này chưa phát triển do vậy đời sống người dân thấp so với yêu cầu xu thế phát triển

Trang 40

30

3 8.2 Những tác động ảnh hưởng tới khu BTTN

Do thiếu ruộng nước canh tác, khó khăn về lương thực và thiếu thốn về thực phẩm của các cộng đồng nằm trong khu BTTN, đặc biệt vùng nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái Do vậy tình trạng đốt nương làm rẫy một vài nơi vẫn xảy ra và tình trạng du canh du cư đã làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới giá trị bảo tồn nguyên vẹn, tới phục hồi hệ sinh thái nguồn gen động thực vật rừng

Mặt khác do sức ép gia tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ giới do di dân tự do làm cho sự quản lý của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp đã ảnh hưởng tiêu cực vào khu BTTN Xuân Nha

Nhìn chung đời sống của người dân ven và trong vùng khu BTTN còn gặp nhiều khó khăn Do vậy đầu tư vào sản xuất đối với các đối tượng này cần sự quan tâm và ưu tiên đúng mức để góp phần tích cực khôi phục hệ sinh thái rừng ở Xuân Nha

3.8.3 Phân mức độ giàu nghèo

- Mật độ trung bình tính riêng 5 xã trong khu BTTN Xuân Nha là 61 người/km2

- Nhìn chung mật độ dân số phân bố thuộc diện thấp, khả năng cho phép qui hoạch khu dân cư và khu BTTN Xuân Nha để phục vụ chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung

- Tuy nhiên xét trên phương diện địa hình đa phần toàn vùng có độ dốc trên 350, tầng đất mặt mỏng, nhiều đá lẫn, hệ thống sông suối nhiều, đặc biệt

tỷ lệ tăng dân số còn ở mức khá cao 2,8%, ngoài ra việc tăng dân số cơ giới lại thường xuyên xẩy ra, đây là điều kiện khó khăn gây sức ép đến công tác quy hoạch ổn định đời sống của dân cư trong vùng, khó khăn trong công tác

Ngày đăng: 01/09/2017, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w