1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thanh hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay

117 898 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Thực hiện tâm nguyện của Bác, trong mục tiêu thiên niên kỷ quốc gia đãưu tiên phát triển bền vững nguồn lực phụ nữ như: Tăng cường giáo dục, đàotạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ MAI HOAN

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO PHỤ NỮ NGHÈO HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ MAI HOAN

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO PHỤ NỮ NGHÈO HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị, PhòngĐào tạo Sau Đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào -Trường Đại học Vinh, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, Cục Thống kêtỉnh Thanh Hóa cùng gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã tận tâm giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện luận văn.

Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn sẽ khôngtránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo, cácanh chị và các bạn

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Bùi Thị Mai Hoan

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp mới của đề tài 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ NGHÈO HIỆN NAY 12

1.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2 Vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay 36

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ NGHÈO HIỆN NAY 45

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc làm của phụ nữ nghèo ở tỉnh Thanh Hóa 45

2.2 Vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo những năm gần đây 51

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ NGHÈO GIAI ĐOẠN TỚI 80

3.1 Phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo 80

3.2 Những giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo thời gian tới 82

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 114

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đốivới mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và cólực lượng lao động lớn như ở Việt Nam Hiện nay, ở nước ta, vấn đề tạo việclàm và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, cho phụ nữ nghèo nóiriêng là vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế rấtquan trọng mà còn mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ

trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Bác nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” Đây chính là sự khẳng định của Bác về vị trí, vai trò không thể

thiếu của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay

Thực hiện tâm nguyện của Bác, trong mục tiêu thiên niên kỷ quốc gia đã

ưu tiên phát triển bền vững nguồn lực phụ nữ như: Tăng cường giáo dục, đàotạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt, trình độ nghề nghiệp vànăng lực quản lý kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cho phụ nữ; hỗ trợ phụ

nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo; đẩy mạnh các chương trìnhchăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, cải thiện môi trường sinh hoạt tại từng địaphương; tạo điều kiện để chị em tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiệncác chính sách, pháp luật về bình đẳng giới…

Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong nhữngnăm qua, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở nước ta nóichung luôn gắn liền với việc chú trọng đến lao động nữ, đặc biệt là phụ nữnghèo, gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ, với tiến trình phấnđấu vì sự bình đẳng nam - nữ Vì vậy, để thể hiện quan điểm và chủ trương đó,

để khẳng định vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ, của đối tượng phụ nữ

Trang 7

nghèo trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện thắnglợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…Đảng, Nhà nước các cấp

đã quan tâm nhiều đến việc làm và giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo đạtđược nhiều thành tựu quan trọng Phụ nữ nghèo ngày càng tự tin, vươn lênkhẳng định vị trí của mình trong thị trường lao động và có nhiều đóng góp chophát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt đối với phụ nữnghèo cũng còn nhiều khó khăn, bất cập Những bất cập đó không chỉ xuất phát

từ những hạn chế của chính nông nghiệp - nông thôn, của chính bản thân phụ nữnghèo…mà còn phát sinh từ những thành công, những kỳ vọng đúng đắn hiệnnay của đất nước, của chế độ xã hội, của văn minh nhân loại Công tác dạy nghề

và giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo mặc dù đã được các cấp, các ngànhquan tâm giải quyết nhưng chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của phụ nữ nghèo,

cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, chất lượng dạy nghề còn thấp, việclồng ghép giới trong các hoạt động chương trình, dự án còn hạn chế, do vậy phụ

nữ nghèo chưa thực sự được bình đẳng trong lĩnh vực đào tạo nghề và hỗ trợviệc làm, dẫn đến chất lượng lao động nữ ở nước ta chưa cao, trình độ tay nghềcòn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầucủa thị trường trong nước và xuất khẩu lao động nước ngoài

Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèoluôn là vấn đề mang tính cấp bách đối với cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóanói riêng Đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu về phụ nữnghèo nói chung và giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo nói riêng Các côngtrình đó đã góp phần phân tích và tổng hợp những vấn đề chung phụ nữ nghèo

và giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo dưới nhiều góc độ và địa phương khácnhau Tuy nhiên, ở góc độ một tỉnh, đặc biệt là tỉnh còn có nhiều vùng núi, dântộc thiểu số như Thanh Hóa thì việc nghiên cứu về vấn đề này còn chưa được hệthống cả về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 8

Thanh Hóa với diện tích tự nhiên 11.160,34 km2, dân số đến năm 2014trên 3,4 triệu người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 51% Tỷ lệ hộ nghèo chiếm14,85%, trong đó hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là 12,35% Thu nhập bìnhquân đầu người ước đạt 810 USD (tháng 6/2014), kinh tế phát triển không đồngđều giữa các vùng miền, chất lượng lao động thấp, hầu hết là lao động phổthông, phần lớn chưa qua đào tạo Vấn đề bảo đảm việc làm cho phụ nữ nghèo

đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ởtỉnh Thanh Hóa

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã

nêu: "Chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, kết quả còn hạn chế, chất lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; đói giáp hạt vẫn diễn ra, tỷ

lệ hộ nghèo cao hơn so với trung bình cả nước đặc biệt là miền núi"; Đại hội đại

biểu phụ nữ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã xác định mụctiêu, nhiệm vụ, giải pháp phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội, trong

đó đặc biệt chú trọng 1 trong 3 khâu đột phá: “Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập” Do vậy, học viên chọn

đề tài “Phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải

quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay" làm đề tài nghiên cứu và luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Chính trị của mình, với hy vọng đưa ra một số giảipháp nhằm giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo ở Thanh Hóa, đáp ứng nhữngđòi hỏi cấp bách của địa phương, có ý nghĩa to lớn không chỉ vì nền kinh tế màcòn có ý nghĩa xã hội sâu sắc Vì thế vấn đề này đã thu hút các tổ chức, nhiềunhà nghiên cứu quan tâm Có thể chia thành nhóm các vấn đề :

Nhóm các văn kiện, sách, bài nghiên cứu

Văn kiện Đại Hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X, XI Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội (2010), Báo cáo sử dụng kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm để xây dựng chính sách giải quyết việc làm Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ, Viện khoa học xã hội và nhân văn: “Điều tra cơ bản về gia đình

Trang 9

Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1998-2000) Đề tài chỉ ra sự biến đổi các mối quan hệ cơ bản

trong gia đình, phân tích, chỉ rõ quan hệ giới trong gia đình và khẳng định vị thếcủa người phụ nữ trong gia đình, từ đó đề xuất những giải pháp để phát huy vaitrò phụ nữ trong thời kỳ đổi mới Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh

Thanh Hóa (2008), Báo cáo tình hình dân số, lao động và chất lượng nguồn lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010, dự báo thời kì 2010 -2015 và đến năm 2020 Trần Thị Minh Đức “Nghiên cứu một vài đặc điểm tâm lý xã hội của lao động nữ ngoài tỉnh bán hàng rong trên đường phố Hà Nội” Tạp chí Tâm lý học số 6/2002 PGS TS Nguyễn Sinh Cúc “Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra” Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8/2003 Đinh Đăng Định (chủ biên) “Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay” Nxb Lao động, Hà Nội 2004 Vũ Văn Phúc “Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay” Tạp chí Châu - Thái Bình Dương, số 42, 2005 Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập, Nxb Lao

động Xã hội, Hà Nội 2009 Thu Hiền: Báo Lao động ra ngày 22/10/2009 nghiên

cứu về Giải pháp làm tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ nông thôn và giảm nghèo Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập, NXB LĐXH, Hà Nội 2009.

- Đỗ Minh Cường “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”, nông thôn mới (2003), (91) Nguyễn Hữu Dũng, “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Lao động Xã hội (2003), (209) Lưu Văn Hưng “Thách thức về việc làm đối với lao động nông thôn ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nông nghiệp

và Nông thôn (2006)

- Mai Linh, Đẩy mạnh dạy nghề cho nông dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, số 24, (216), năm 2010 Trần Thị Thu “Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH” - Nxb Lao động

Xã hội, Hà Nội, 2003

Trang 10

* Nhóm các luận văn và công trình nghiên cứu

- Hà Thị Minh Tâm “Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn tỉnh

Hà Nam hiện nay” - LVTh.S, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh, 2010 Luận văn đã hệ thống được những vấn đề lý luận về giải quyết việclàm cho lao động nữ ở nông thôn, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cholao động nữ ở nông thôn tỉnh Hà Nam trong những năm gần đây, từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác này Tuynhiên, luận văn còn chưa đề cập đến vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ một cách

cụ thể và rõ ràng

- PGS, TS Phan Thanh Khôi, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên):

“Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2007 Công trình này đã trang bị những kiến thức cơ bản về giới như: vấn đềgiới trong kinh điển Mác xít; vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước Việt Nam; vấn đề giới trong thông tin đại chúng, vấn đềgiới trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông

- Khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Thị Luyến: “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Nam Định trong việc thực hiện giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo” Khóa luận đã làm rõ vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định

trong việc thực hiện giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo ở tỉnh Nam Định

* Nhóm công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến thực tiễn tại Thanh Hóa

Tác giả Lê Văn Dũng “Việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh

Thanh Hóa” - LVTh.S - 2008.Văn kiện Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần

thứ XVI, XVII Văn kiện Đại hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, XVI Báocáo giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh ThanhHóa (2010 - 2015)

- Kế hoạch thực hiện Đề án: Hỗ trợ Phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Thanh Hóa Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa: Báo

Trang 11

cáo kết quả thực hiện công tác nâng cao đời sống hộ nghèo do phụ nữ làm chủ

hộ tại Thanh Hóa 2010 - 2014 Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập năm 2010, 2011,

2012, 2013, 2014.

Bên cạnh những công trình đã được nêu trên, còn có nhiều công trìnhkhoa học và bài viết đăng trên các báo Lao động, báo Phụ nữ Việt Nam và tạpchí khác cũng đề cập đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động

nữ Nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đềgiải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo ở quy mô cấp tỉnh, nhằm đưa ra nhữngphương hướng giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo ở tỉnhThanh Hóa hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóatrong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay, luận văn đề xuất một sốgiải pháp nhằm phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tronggiải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo thời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày khái quát một số vấn đề lý luận chung về phát huy vai trò củaHội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay

- Phân tích thực trạng vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóatrong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của Hội LiênHiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo thờigian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát huy vai trò của Hội Liên HiệpPhụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận chung, đề tài còn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu

- Phương pháp lôgíc - lịch sử

- Phương pháp so sánh, thống kê

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài góp phần tạo cơ sở cho việc định hướng và một nhân tố quan trọng

để ổn định, phát triển hài hoà kinh tế - xã hội nhằm phát huy vai trò của tổ chứcHội Liên Hiệp Phụ nữ trong chỉ đạo thực hiện công tác giải quyết việc làm chophụ nữ nghèo ở tỉnh Thanh Hóa và các địa phương có hoàn cảnh tương tự

Đề tài có thể làm tài liệu tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia giảiquyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO PHỤ NỮ NGHÈO HIỆN NAY

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Hội Liên Hiệp Phụ nữ

Sự phát triển của đất nước, của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam quang vinh, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và phát triển.Hội đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh với hệ thống gồmbốn cấp, từ Trung ương đến cơ sở, với sự tham gia đông đảo của hội viên vàđội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, năng động, sáng tạo, đã lãnh đạo phong trào phụ

nữ từng bước phát triển và lớn mạnh Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đấtnước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội Đại biểu Phụ nữ toànquốc lần thứ XI đã phát động các tầng lớp phụ nữ cả nước thực hiện phong trào

thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cùng sáu nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và vận động chị em tham gia

có hiệu quả các chương trình quốc gia như: chương trình xóa đói giảm nghèo,đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ, dân số -KHHGĐ, vệ sinh môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chốngHIV/AIDS…Những đóng góp của phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấpHội phụ nữ đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (thông qua tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần

thứ XI) đã khẳng định “Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong

hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên

Trang 14

đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Hội thực hiện các nhiệm vụ chính như:

- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩmchất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước;

- Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựngĐảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động hỗ trợphụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cảithiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;

- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sátviệc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình

và trẻ em;

- Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh;

- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộtrong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình

1.1.2 Khái niệm vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ

Tư tưởng coi nam giới là “trụ cột” còn phụ nữ luôn gắn với vai trò nội trợ,chăm sóc gia đình đã gây ra cách nhìn lệch lạc về vai trò của mỗi giới dẫn đếnthiếu sự chia sẻ, trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ trong công việc gia đình

và tham gia các hoạt động xã hội Tư tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự

Trang 15

đóng góp vào việc phát triển kinh tế, cũng như sự tham gia của phụ nữ vào cáccông việc xã hội, làm hạn chế khả năng của người phụ nữ nói chung và phụ nữnghèo nói riêng.

Hội LHPN là một trong những chủ thể quan trọng trong việc thực hiệnchính sách xóa đói giảm nghèo Hiện nay, Hội LHPN đã phối hợp với nhiều tổchức khác nhau để hỗ trợ cho các hội viên có điều kiện để phát triển kinh tế.Hoạt động hỗ trợ vốn của Hội LHPN được triển khai từ khi thành lập Hội (ngày20/10/1930) Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế do Hội LHPN Việt Namphát động đã thu hút được nhiều hội viên tham gia, gia tăng số hội viên ở các cơ

sở, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội

Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa có rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn, tháchthức thì vai trò của phụ nữ và Hội LHPN càng được khẳng định rõ rệt HộiLHPN Việt Nam đã mạnh dạn thực hiện đổi mới toàn diện với các phong trào

thi đua như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…với các chương

trình, nhiệm vụ trọng tâm của Hội đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham giagóp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước

Để đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế, các cấp Hội đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến và vậnđộng phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách, tích cực tham gia phát triển kinh tế

- xã hội, xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá Với những thành tích đạt được qua phong trào phụ nữ, báo cáo đánh giágiữa kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, đã thống kê “có 32 đơn vị

và cá nhân được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, 57 nữ doanh nhân đượcnhận giải thưởng Bông hồng vàng và gần 300 phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ

Trang 16

đổi mới Đó là những thành tích rất đáng tự hào của toàn thể cán bộ, hội viên

và phụ nữ cả nước” [10; tr.22]

Bên cạnh việc đẩy mạnh phong trào phụ nữ trong nước, Trung ương HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đẩy mạnh công tác quan hệ ngoại giao với tổchức phụ nữ các nước láng giềng và quốc tế, góp phần xây dựng tình đoàn kết,hợp tác vì hòa bình, nhân đạo và công lý

Tiếp nối truyền thống phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ trong cảnước đang tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, sức lực của mình trên khắp cáclĩnh vực Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò và sự cống hiến của phụ nữViệt Nam trong công cuộc đổi mới Đại diện cho phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam

đã phát huy bản chất tốt đẹp và khả năng to lớn của hàng chục triệu phụ nữ.Phong trào phụ nữ dưới sự dẫn dắt của các cấp Hội đã thật sự khởi sắc, chuyểnbiến rõ nét, hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, ngày càng đi vào chiều sâu,từng bước bắt nhịp với sự phát triển của đất nước

1.1.3 Khái niệm việc làm và thiếu việc làm

- Khái niệm việc làm

Quan niệm về việc làm không cố định mà nó được xét trên nền tảng củamột chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt làđịnh hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũngbiến đổi Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tương lai trựctiếp ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm

Có quan niệm cho rằng, tất cả các hoạt động, hành vi mang lại thu nhập

để đảm bảo cuộc sống cho mọi người đều được gọi là việc làm Quan điểm này

đã không mang đến tính pháp lý của việc làm, đã đồng nhất việc làm hợp pháp

và việc làm không hợp pháp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện naykhông thể chấp nhận được quan niệm này, bởi khi các quan hệ thị trường ngàycàng phát sinh cả những mặt tích cực và tiêu cực, nhiều nguồn thu nhập không

Trang 17

chính đáng đang làm gia tăng tệ nạn xã hội, kìm hãm sự tăng trưởng, phát triểncủa nền kinh tế đất nước.

Quan niệm thứ ba lại cho rằng: Việc làm có thể định nghĩa như một tìnhtrạng trong đó có sự trả công bằng tiền bạc hoặc hiện vật, do đó có một sự thamgia tích cực có tính cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất

So với hai quan niệm trên quan niệm này phát triển hơn, khái quát hơn.Tuy nhiên, nếu chỉ có những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vậtmới được coi là việc làm thì chưa thỏa đáng Những người nằm trong lực lượnglao động nhưng làm công việc nội trợ, bản thân họ không nhận được tiền công,tiền lương bằng tiền hay bằng hiện vật từ xã hội, từ người sử dụng lao động màchỉ nhận được sự phân phối lại trực tiếp thu nhập từ các thành viên trong giađình Họ không trực tiếp mà lại gián tiếp tạo ra thu nhập trực tiếp, họ nhận đượcthu nhập gián tiếp thông qua điều tiết thu nhập từ các thành viên trong gia đình

có việc làm hưởng tiền lương trong xã hội Vậy, họ là những người có việc làm,đảm nhận một chức năng chỉ đạo xã hội - nghề nội trợ

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế

(ILO) đã đưa ra quan niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì

đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.

Trước đây, trong cơ chế cũ việc làm của người lao động thường do nhà

nước giải quyết với chế độ “ biên chế” suốt đời Người lao động có việc làm

được xã hội tôn trọng và thừa nhận là những người làm việc trong các cơ quanhành chính sự nghiệp của Nhà nước, các đơn vị kinh tế quốc doanh, với quanniệm Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động Chính vì vậy, xã hội khôngthừa nhận hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ.Quan điểm đó tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước ở người lao động khi

họ cần việc làm

Trang 18

Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quanniệm trên về việc làm đã thay đổi Quan niệm mới về việc làm được thể hiện

ở Luật lao động của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi bổ sung năm

2002, Điều 13, chương 2 (việc làm) của Luật quy định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Từ quy định trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về việc làm: Việc làm

là những hoạt động lao động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm.

Quan niệm trên về việc làm là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, xãhội ở Việt Nam hiện nay Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,người lao động có thể làm bất cứ việc gì, bất cứ ở đâu, miễn là không vi phạmpháp luật để mang lại thu nhập và thu nhập cao hơn cho bản thân Quan niệmtrên đã mở ra một hướng mới cho giải quyết việc làm, mở ra một thị trường việclàm phong phú và đa dạng, thu hút nhiều lao động, thực hiện mục tiêu giảiphóng triệt để sức lao động và tiềm năng toàn xã hội

Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy đặc trưng chung của việc làm là:

Về mặt pháp lý: việc làm phải hợp pháp, phải chịu sự điều chỉnh của pháp

luật về độ tuổi, về những ngành nghề được làm và không được làm

Về mặt kinh tế: nó phải đáp ứng lợi ích kinh tế của người lao động như thu

nhập, bình đẳng, tăng trưởng và phát triển kinh tế

Về chính trị: việc làm thể hiện rõ những quan điểm, đường lối lãnh đạo

của giai cấp cầm quyền

Về mặt xã hội: việc làm phải phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức,

phong tục tập quán, công bằng xã hội

Như vậy, việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, việc làm chịu sự chiphối của nhiều mối quan hệ Quan niệm đúng về việc làm là cơ sở khoa học chogiải quyết việc làm

Trang 19

- Quan niệm về thiếu việc làm

Người thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thờigian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn sauđây:

Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là:

- Muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ;

- Muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một côngviệc khác để có thể làm việc thêm giờ;

- Muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kếthợp 3 loại mong muốn trên

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ

một tuần) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay

Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối

với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu Giống như các nước

đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”.

- Phương pháp tính

Có hai chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu việc làm như sau [54, tr.4]:

(1) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:

(2) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc:

Trang 20

Việc làm cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về kinh tếchính trị - xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt đối với nước ta hiệnnay đang trên con đường đổi mới phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, định hướng XHCN đã mang lại những kết quả rất quan trọng, đưanước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Song đây cũng đặt ra một vấn đề khác bức xúc đối với xã hội hiện nay, đặc biệt

là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, nhất là đối với lao động nữ họ cònnhiều thiệt thòi so với lao động nam giới Chính vì vậy tình trạng thất nghiệp vàthiếu việc làm của lao động nữ ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết

1.1.4 Khái niệm phụ nữ nghèo

Theo quan điểm của Liên hiệp quốc nghèo là tình trạng một bộ phận dân

cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống, như đảmbảo mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế, giáo dục

Như vậy, cách tiếp cận này thông qua các nhu cầu cơ bản để nhận diện,nghèo đói, cách tiếp cận này là tương đối thống nhất và được sử dụng rộng rãi ởnhiều quốc gia, khu vực

Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ là mộtthực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trong khu vực vàtrên toàn thế giới Ngay cả những nước phát triển cao vẫn còn một bộ phận dân

cư sống ở mức nghèo khổ Phát biểu tại Diễn đàn “Bình đẳng giới và giảmnghèo bền vững”, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai ngoàiviệc điểm lại những thành tích, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cũngnhư bình đẳng giới cũng đã cho rằng: “Phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởngcủa nghèo đói nhiều hơn nam giới và chính họ là những người nghèo nhất trong

số những người nghèo" (Ngày 02/6/2008, Diễn đàn Bình đẳng giới và Giảmnghèo bền vững tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Và đặc biệttrong nhóm nghèo đó phụ nữ lại chính là những người chiếm đa số 70% trong số1,3 tỷ người nghèo trên thế giới là phụ nữ (Trích trong bài báo: “Khi người

Trang 21

nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 02 - 12 - 2011).Theo các nhà nghiên cứu xã hội thì phụ nữ thường phải gánh chịu những ảnhhưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, và dường như hình ảnh phụ nữ

đa phần được gắn liền với nghèo đói bởi đa phần những thế hệ phụ nữ nông thônđều có cùng một điểm chung: ít học, lấy chồng sớm, đẻ nhều, sức khỏe kém,công việc bấp bênh, thu nhập thấp, không có tiếng nói trong gia đình và xã hội

Phụ nữ nghèo thường ít được đến trường học hơn so với nam giới, chonên trình độ học vấn của họ thấp, họ không biết là mình có thể làm được việc

gì khác ngoài nông nghiệp Vì vậy mà những người phụ nữ nghèo thường chủyếu là những người có trình độ học vấn thấp, ít được học hành và không cóhiểu biết rộng

Ở nông thôn với trên 70% dân số có ít nhất trên 10 triệu phụ nữ nghèo ít

có điều kiện tiếp cận với các tiện nghi, phúc lợi xã hội và đang vất vả trong sảnxuất nông nghiệp, buôn bán hàng rong, thậm chí phải đi ở đợ

Phụ nữ nghèo là nhóm xã hội thường có học vấn thấp, nhận thức hạn chế,gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, sinh hoạt Họ dễ bị tổn thương, rất ít

cơ hội để cải thiện đời sống và thăng tiến bản thân Phụ nữ nghèo cũng thường

là những lao động thuần nông hoặc “buôn thúng bán bưng”, lao động chân tay

không có trình độ chuyên môn Trong nhiều gia đình nông thôn hiện nay vẫn tồn

tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” Do đó, người phụ nữ ít được tiếp xúc với các

dịch vụ của giáo dục Hơn nữa, nữ giới là đối tượng hay bị bỏ học hơn nam giới

Vì vậy, những kiến thức của phụ nữ về các vấn đề xã hội, về trình độ chuyênmôn còn rất hạn chế

Phụ nữ nghèo ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo,thường gặp nhiều khó khăn trong công việc gia đình, thiếu quyền quyết địnhtrong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùngmột loại việc Trình độ học vấn thấp, công việc nặng nhọc và điều kiện kinh tếkhó khăn dẫn đến việc họ ít quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và

Trang 22

đây cũng là một nguy cơ khiến họ không thể thoát nghèo bền vững Vì vậy, phụ

nữ nghèo là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt của xã hội

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Hội LHPN Bởi hoạt độngcủa Hội cần có sự phối hợp và hỗ trợ của nhiều ban, ngành, đoàn thể khác nhau

Do đó, đòi hỏi các cán bộ và các hội viên Hội LHPN cần có một trình độ nhấtđịnh để có thể tuyên truyền, giải thích cho các chị em hiểu rõ hơn về các chươngtrình, hoạt động của Hội Đồng thời, các hội viên cũng cần phải có hiểu biết để

có thể nắm bắt được những chủ trương của Hội

1.1.5 Một số quan điểm về phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

1.1.5.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

về giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết việc làm cho phụ

nữ nghèo

Trước khi Chủ nghĩa Mác ra đời, vấn đề giải phóng phụ nữ và tạo việclàm cho phụ nữ đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu Bởi lẽ phụ nữkhông chỉ có vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình mà họ còn là người lao động,người công dân trong xã hội Họ không chỉ là người thực hiện chức năng tái sảnxuất ra con người, mà còn là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, tinhthần cho xã hội, là một lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của

xã hội Tuy nhiên, dưới chế độ tư hữu luôn tồn tại một nghịch lý là người phụ nữ

dù có vai trò to lớn nhưng trên thực tế lại có địa vị thấp hèn không chỉ trong giađình và cả ngoài xã hội Phụ nữ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bịbóc lột thậm tệ, bị tha hóa Các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi qua từngthời kỳ lịch sử nhưng bản chất của nó thì không hề thay đổi

Một trong những quan điểm phi lý đã từng ngự trị trong lịch sử xã hội loàingười là: kể từ khi có xã hội, đàn bà đã là nô lệ của đàn ông Để bảo vệ chế độ

thống trị, các nhà tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ rằng do giá trị “không

Trang 23

đầy đủ” [37, tr.15] của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào người đàn ông

là lẽ tất nhiên Trái với quan điểm này, các nhà tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là cácnhà tư tưởng XHCN trước Mác đã kịch liệt phê phán sự phân chia xã hội thànhcác đẳng cấp khác nhau, sự xô đẩy người phụ nữ tới tận cùng của áp bức Tô-mát-Mo-rơ nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh thế kỷ XVI đã có cái nhìnnhân đạo và tiến bộ với phụ nữ, ông là người đầu tiên trong lịch sử thế giới cậnđại chủ trương thực hiện nam - nữ bình đẳng, tự do kết hôn Hôn nhân dựa trêntình yêu, nam - nữ đều được hưởng một nền giáo dục chung

Phuriê - đại biểu xuất sắc nhất của XHCN không tưởng ở Pháp đầu thế kỷXIX đã phê phán sự bình đẳng trong quan hệ nam nữ trong gia đình và ngoài xã

hội, ông cho rằng “làm ô nhục phụ nữ là nét căn bản và tiêu biểu của thời đại

dã man cũng như thời đại văn minh” và “tự nhiên đã ban phát cho hai giới những phần bằng nhau về năng lực làm khoa học và nghệ thuật” [37, tr.12].

Song dưới chế độ TBCN người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi, địa vị thấp kém Vì

vậy, Phuriê là người đầu tiên khẳng định “trình độ giải phóng phụ nữ là thước

đo tự nhiên của sự giải phóng nói chung”[37, tr.13].

Rôbớt Ôoen - nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh đầu thế kỷ XIXcũng có cái nhìn rất nhân đạo đối với phụ nữ Để xây dựng xã hội tốt đẹp theoÔoen cần phát triển giáo dục, phát triển trí tuệ, cải tạo triệt để hoàn cảnh sốngcho mọi người Thực hiện giáo dục bình đẳng, hôn nhân tự do, phụ nữ được làmviệc phù hợp với sức khoẻ, có điều kiện chăm sóc con cái

Như vậy, các nhà XHCN không tưởng đều quan tâm đến phụ nữ, các ôngđều mong muốn đem lại quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ trong học tập, laođộng, trong hôn nhân gia đình, tạo cơ hội cho phụ nữ làm tốt nhiệm vụ đối vớigia đình và xã hội Do bị hạn chế về thế giới quan và bị quy định bởi hoàn cảnhlịch sử, các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời dù có nỗ lực vượt bậc cũng khôngvượt qua được những hạn chế mà chính thời đại họ chưa cho phép Vì vậy, cácông chưa tìm ra con đường để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ

Trang 24

Đến giữa thế kỷ XIX, sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất đã tạo

ra tiền đề kinh tế - xã hội cho cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bứcbóc lột và giải phóng phụ nữ Trong hoàn cảnh ấy, kế thừa những tinh hoa trí tuệcủa nhân loại, cụ thể là tư tưởng nhân văn nhân đạo của các nhà XHCN khôngtưởng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện cuộc cách mạng thật sự về lý luậntrong vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam - nữ bình đẳng Các ông đã gắnvấn đề giải phóng phụ nữ với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sảnchống lại ách nô dịch của CNTB và các thế lực phản động; dày công nghiên cứuquy luật phát triển của xã hội tư bản để từ đó phát hiện ra con đường giải phóngcon người nói chung và giải phóng giai cấp công nhân nói riêng Lý luận ấykhông chỉ thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn vượt lên tầmcao mà trước đó tư tưởng của nhân loại chưa thể vươn tới Đó là quan điểm duyvật biện chứng, duy vật lịch sử coi con người là con người thực tiễn, chủ thể duynhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới C.Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rarằng: trong xã hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự ápbức giai cấp và của sự bất bình đẳng trong gia đình và xã hội

Ở thời tiền sử, do lực lượng sản xuất còn thấp kém và chính cuộc sốngcộng đồng nguyên thủy đã tạo nên hình thức gia đình quần hôn người phụ nữgiữ vai trò cai quản kinh tế gia đình, con chỉ biết mẹ đó là hình thức gia đìnhmẫu hệ Trong hình thức gia đình này mọi thành viên trong gia đình đều bìnhđẳng thì quyền lực thuộc về người phụ nữ nên họ được tôn vinh, chế độ mẫuquyền đã tồn tại trong một thời gian dài

Sản xuất ngày càng phát triển, của cải dư thừa đã dẫn đến sự ra đời củachế độ tư hữu Cùng với nó là thất bại của chế độ mẫu quyền Ăngghen cho

rằng: “đây là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ” [37,

tr.89] Từ đây, quyền cai quản kinh tế thuộc về đàn ông, người đàn bà bị biến

thành nô lệ, thành công cụ sinh đẻ đơn thuần Ăngghen chỉ rõ: “Sự áp bức đầu tiên trùng hợp với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà” [37, tr.106].

Trang 25

Theo Ăngghen, bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong gia đình đượcsinh ra từ nguyên nhân kinh tế, từ ý đồ nô dịch về kinh tế của người đàn ông đốivới người đàn bà, sự tập trung của cải lớn vào tay một người - vào tay người đànông, và từ ý muốn để lại các của cải cho con cái của họ Vì vậy, chế độ hôn nhân

cá thể không phải đã xuất hiện trong lịch sử như sự hòa giải giữa đàn ông và đàn

bà “mà trái lại nó thể hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đội giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử” [37, tr.106].

Sự ra đời của chế độ tư hữu đã dẫn đến sự thống trị của đàn ông trong giađình Nếu như trong gia đình gia trưởng, hoạt động của người phụ nữ chỉ bó hẹptrong gia đình, lao động của họ không mang tính xã hội, thì sự phát triển của lực

lượng sản xuất dưới CNTB, sự phát triển của đại công nghiệp “đã giật người đàn bà ra khỏi nhà” và xô đẩy họ vào thị trường lao động, vào các công xưởng.

Bởi lao động phụ nữ và trẻ em dưới CNTB là lao động rẻ mạt Trong khi đó cácnhà tư bản đã thu được món lợi nhuận kếch sù khi sử dụng nguồn lao động này,

bởi vì: “phụ nữ và trẻ em không chỉ chấp nhận tiền công thấp mà lại thích hợp hơn với công việc ấy hơn đàn ông” [38, tr.505].

Trong công xưởng TBCN thì người phụ nữ phải chịu bao nỗi đắng caynhục nhã Họ phải làm việc 12 - 16 giờ trong ngày, thậm chí có khi là 18giờ/ngày Có những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai vẫn phải lao độngcực nhọc cho đến khi sinh nở Do sợ bị sa thải, bị thất nghiệp nên họ phải trở lạilàm việc ngay sau khi sinh được một tuần, thậm chí 3, 4 ngày Họ không đượcnghỉ ngơi cho con bú, kể cả khi chăm con bị ốm đau

Dưới CNTB, người phụ nữ luôn ở trong tình trạng không có lối thoát

“nếu làm tròn bổn phận người mẹ, người vợ trong gia đình thì phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không có thu nhập nào cả, ngược lại nếu tham gia vào công việc xã hội để kiếm sống một cách độc lập thì họ lại không có điều kiện làm tròn nhiệm vụ trong gia đình” [37, tr.117-118].

Trang 26

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải phóng phụ nữ, đưa lại cho họ quyềnbình đẳng với nam giới và phát huy vai trò của họ trong gia đình cũng như ngoài

xã hội?

C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi vấn đề giải phóng phụ nữ, đưa lại cho họquyền bình đẳng với nam giới và phát huy vai trò của họ trong gia đình cũngnhư ngoài xã hội là một nhiệm vụ, nội dung của cách mạng XHCN Theo cácông thì mọi sự bất bình đẳng, áp bức đối với người phụ nữ suy cho cùng là dochế độ tư hữu về tư liệu sản xuất gây nên Do đó để giải phóng phụ nữ, thựchiện bình đẳng nam - nữ thì phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xâydựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu chính là thủ tiêu sự lệ thuộckinh tế của người đàn bà đối với người đàn ông, điều này sẽ tạo cơ sở để xây

dựng gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng Ph.Ăngghen khẳng định rằng: “Chỉ

có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ làm công việc trong nhà rất ít” [37, tr.248] Cũng theo Ph.Ăngghen “Chỉ có với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và ngày càng có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành một ngành công nghiệp công thì mới có thể thực hiện được điều nói trên” [37, tr.248].

Như vậy, xã hội cần phải giúp phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc giađình, công việc gia đình phải trở thành một bộ phận của công việc xã hội Chỉkhi nào phụ nữ không còn phải lựa chọn hoặc tham gia sản xuất, hoặc làm việcnhà mà họ đồng thời làm tốt được cả hai việc đó thì người phụ nữ mới được giảiphóng và có được địa vị thực sự bình đẳng với nam giới

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng, chính người lao động là người tựcởi trói cho mình, tự giải phóng thoát khỏi thân phận nô lệ Nghĩa là người lao

động phải đứng lên “đập tan xiềng xích” của giai cấp tư sản, phải thủ tiêu chế độ người bóc lột người, lúc đó con người mới có tự do, trong đó có phụ nữ “Việc

Trang 27

giải phóng những người lao động phải là sự nghiệp của bản thân những người lao động” [39, tr.526] Và chỉ có cuộc cách mạng XHCN mới tạo ra điều kiện và

đặt ra yêu cầu giải phóng phụ nữ và lôi cuốn toàn bộ phụ nữ tham gia vào nềnsản xuất xã hội

Là học trò xuất sắc của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triểnquan điểm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ trong giai đoạn lịch

sử mới: giai đoạn CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đếquốc và CNXH từ lý luận trở thành hiện thực Bằng lý luận và bằng chính thựctiễn của nước Nga, Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lại luận điệu xuyên tạcChủ nghĩa Mác về vấn đề tình yêu - hôn nhân và gia đình của giai cấp tư sản,đồng thời vạch trần bộ mặt của chế độ tư sản và hiến pháp tư sản Trên báo Sự

thật ngày 6/11/1919 Người viết: “Trên lời nói, chế độ dân chủ tư sản hứa hẹn bình đẳng và tự do Trong thực tế không một nước cộng hòa tư sản nào, dù là nước tiên tiến nhất, đã để cho một nửa loài người là nữ giới được hoàn toàn bình đẳng với nam giới trước pháp luật và giải phóng phụ nữ khỏi sự bảo trợ và

áp bức của nam giới” [34, tr.325] Theo V.I.Lênin, phụ nữ muốn giải phóng

mình thì chỉ có một con đường duy nhất là phải đứng lên cầm vũ khí, phải thủtiêu sự áp bức, nô dịch của CNTB tiến hành xây dựng CNXH Sau khi Cáchmạng Tháng Mười Nga thành công, V.I.Lênin đã hiện thực hóa lý tưởng giảiphóng phụ nữ tại nước Nga bằng các chính sách cụ thể và thiết thực

Thứ nhất, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Đảng Bônsêvich và chính quyền Xô viết chủ trương: “phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi mặt” Để thực hiện sự bình đẳng của người phụ nữ, trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải thủ tiêu chế độ đẳng cấp, thực hiện bình

đẳng cho mọi công dân, không phân biệt trai gái Lênin cho rằng: “Trong các đạo luật của Chính quyền Xô viết, người ta không thấy có chút dấu vết gì về việc phụ nữ bị đối đãi bất bình đẳng” [34, tr.230].

Dưới chế độ xã hội cũ, hoạt động của người phụ nữ chỉ bó hẹp trong giađình Bởi vậy để phụ nữ được thực sự bình đẳng với nam giới, làm cho phụ nữ

Trang 28

nhận thức được quyền lợi của mình, quyền bình đẳng của mình so với nam giới

và đặc biệt phải làm cho phụ nữ quan tâm đến công việc chính trị và công việc

chung “Phải làm sao cho chính trị trở thành công việc mà mỗi người phụ nữ lao động đều có thể tham dự” [34, tr.232] Đây là một cuộc cách mạng đem lại

quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ mà lúc đó chỉ có Nhà nước Nga Xô Viết làduy nhất làm được, còn trong xã hội tư bản phụ nữ ở vào địa vị không có quyềncho nên so với nam giới thì họ tham gia chính trị rất ít ỏi Sự quan tâm đến chínhtrị của phụ nữ, trước hết thể hiện ở sự quan tâm đến quyền bầu cử và ứng cử vàocác cơ quan Nhà nước

Chính quyền Xô Viết không những thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ

ở ngoài xã hội mà ngay ở trong gia đình, đồng thời với việc hủy bỏ các quyền,

sự nô dịch của đàn ông đối với vợ và con gái, tất cả những pháp luật cũ kỹ củagiai cấp tư sản đặt phụ nữ ở vị trí bất bình đẳng với nam giới đều bị Chínhquyền Xô Viết thủ tiêu Những đạo luật về tự do kết hôn, tự do ly hôn, về quyềnlợi của con ngoài giá thú và quyền đòi người cha phải chịu tiền nuôi nấng đứa

con đã từng bước được thực hiện Nước Nga Xô Viết tự hào vì “đã hoàn toàn phá bỏ luật lệ nhơ nhớp về tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ, về việc cản trở

ly dị, về những thủ tục xấu xa trong việc ly dị, về việc không thừa nhận con hoang, về việc truy cứu cho ra người cha của chúng…” [35, tr.27].

Thứ hai, tạo điều kiện để phụ nữ được giải phóng khỏi mọi công việc gia

đình, V.I.Lênin cho rằng: Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, thì phụ nữvẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ nữ Trongphần lớn trường hợp, công việc gia đình do người phụ nữ gánh vác là loại laođộng hết sức không sản xuất, là thứ lao động nguyên thủy nhất, nặng nhọc nhất,

đó là thứ lao động hết sức vụn vặt mà lại không giúp ích chút nào cho sự tiến bộcủa phụ nữ cả [34, tr.231]

Hễ phụ nữ còn bận việc gia đình thì địa vị của họ vẫn không khỏi bị hạn

chế Vì vậy, “Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thật sự bình

Trang 29

đẳng với nam giới thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung Như thế phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới” [34, tr.231].

Sau Cách mạng Tháng Mười, mặc dù phải đương đầu với thù trong giặcngoài và bề bộn công việc để bảo vệ Chính quyền Xô Viết non trẻ, Nhà nước XôViết dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin vẫn đặc biệt quan tâm đến đời sống của phụ

nữ V.I.Lênin yêu cầu các cơ quan, các cơ sở sản xuất phải lập ra một số cơ quankiểu mẫu như: nhà ăn, nhà giữ trẻ để giúp cho người phụ nữ thoát khỏi côngviệc gia đình Nhà nước Xô Viết còn đưa ra chính sách: Tất cả phụ nữ có connhỏ đều được giành thời gian cho con bú vào các khoảng thời gian cách nhaukhông quá 3 giờ, nhận được một số tiền phụ cấp và chỉ làm việc 6 giờ mỗi ngày,cấm dùng phụ nữ lao động ban đêm, phụ nữ được nghỉ lao động 8 tuần trước khisinh và 8 tuần sau khi sinh mà vẫn được hưởng lương như thường lệ, không phảitrả tiền chữa bệnh và tiền thuốc [45, tr.47]

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò của Hội LHPN trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Dưới ánh sáng Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừanhững giá trị lý luận về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam - nữ.Người vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó trong toàn bộ quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng việc thực hiện nam - nữ bình đẳng là mục tiêu,động lực của XHCN ở Việt Nam, bởi lẽ vai trò của phụ nữ với sự phát triển của

xã hội là mốc đánh dấu sự thành công của cách mạng XHCN Người viết: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa” [44, tr.33] Đối với Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ gắn liền với giải

phóng giai cấp, giải phóng con người và độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH

Người đã khẳng định: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh

Trang 30

phúc, tự do thì độc lập dân tộc cũng chẳng có nghĩa lý gì” Người luôn dành sự quan tâm ưu ái đặc biệt cho người phụ nữ “Chúng ta làm cách mạng để giành lấy tự do độc lập, dân chủ, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau” [44,

có sức lao động, phải giải phóng sức lao động của phụ nữ” [44, tr.33].

Không chỉ dừng lại ở những luận điểm chung về nhiệm vụ của cách

mạng, Bác còn đặt ra những nhiệm vụ cụ thể với Đảng và Nhà nước: “…các cấp Đảng chính quyền địa phương cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”[44, tr.51] Điều này còn được thể hiện thông qua những ý kiến nhắc nhở

của Bác đối với các cơ quan và tổ chức nhằm đảm bảo những điều kiện vụ thể

để người phụ nữ có thể tham gia và đóng góp một cách tốt nhất cho lao động xã

hội “khi phụ nữ có kinh thì hợp tác xã chớ phân công cho họ đi làm ở chỗ ruộng sâu, nước rét Các hợp tác xã phải có những tổ giữ trẻ tốt để phụ nữ có con mọn

có chỗ gửi các cháu để yên tâm lao động” [44, tr.64].

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng nam - nữ khôngchỉ là những nội dung lý luận quan trọng mà còn là những gợi ý cụ thể về cácbiện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong gia

đình và xã hội Người viết: Giải phóng phụ nữ là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Vì không thể dùng vũ lực mà đấu tranh được [46, tr.13]

Trang 31

Theo Bác, đấu tranh giành bình quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết làcuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời Người

nhấn mạnh: “Giải phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [1, tr.13] Và cuộc đấu tranh này

diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Rõ ràng là nếu các biện pháp tiến tớibình đẳng nam - nữ chỉ dừng lại hoặc chỉ tập trung ở việc giáo dục và động viêngiới nữ nói chung và từng nhóm phụ nữ nói riêng thì chưa đủ Mục tiêu khôngkém phần quan trọng trong cuộc đấu tranh này là thay đổi nhận thức, khắc phụcđịnh kiến giới và tư tưởng coi thường phụ nữ ở nam giới

Về phương pháp đấu tranh để giành bình quyền, bình đẳng, Bác chỉ rõ làkhông thể dùng vũ lực Và lĩnh vực khó khăn nhất của sự nghiệp này là phấn đấuđạt bình quyền bình đẳng trong gia đình Nói về Luật hôn nhân và gia đình năm

1959, Bác nhấn mạnh: “Đạo luật ấy làm cho gái trai thực sự bình quyền, gia đình thực sự hạnh phúc Nhưng… công bố đạo luật này chưa phải mọi việc đã xong,

mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt” [1, tr.13].

Theo Người, chỉ có đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh

tế, xã hội mới bảo đảm quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ Muốn vậy, phải tôntrọng phụ nữ, phải quan tâm đến phụ nữ, phải tính đến đặc thù của lao động nữ,phải thực hiện phân công, sắp xếp lại lao động toàn xã hội, mở rộng các dịch vụ

xã hội, tổ chức đời sống mới để phụ nữ có thời gian học tập và tham gia cáccông tác xã hội Người chỉ rõ: Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ.Phụ nữ là đội quân lao động rất đông, phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị

em tham gia sản xuất được tốt Trước lúc đi xa, người đã dặn lại trong Di chúc:

“Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp

đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo” [46, tr.127].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: để có bình đẳng thực sự giữanam và nữ những điều kiện thuận lợi mà Đảng, Nhà nước và xã hội tạo ra cho

Trang 32

phụ nữ là hết sức quan trọng, song điều có ý nghĩa quyết định chính là ở sự phấn

đấu, nỗ lực, sự khẳng định của chính bản thân chị em Người chỉ rõ: “Lợi quyền của phụ nữ cần được thực sự bảo đảm, bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường, tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình” [36, tr.38] Người còn căn dặn: Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người chủ đất nước, tức là phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ

ta phải xóa bỏ các tâm lý tự ti, ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật [46, tr.129]

Để thực sự bình đẳng với nam giới, đòi hỏi chính sự tự khẳng định nănglực, vai trò của chị em trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Như vậy, tư tưởng giải phóng phụ nữ và giải quyết việc làm cho phụ nữcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về giảiphóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam Tưtưởng đó nằm trong dòng chảy giải phóng con người, giải phóng phụ nữ củanhân loại Người đã đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong sự thống nhất với côngcuộc giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH Đó là cuộc giải phóng chân chính,toàn vẹn và triệt để, có ý nghĩa quyết định mở đường cho quá trình giành quyềnbình đẳng thực sự cho phụ nữ Đó cũng là sự kế thừa và nâng lên những giá trịmới, những truyền thống tốt đẹp, những kết quả mà nhân dân ta đã đạt đượctrong tiến trình đấu tranh lâu dài vì sự phát triển của đất nước

1.1.5.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Bước vào giai đoạn đổi mới, vấn đề phụ nữ và giải quyết việc làm chophụ nữ nghèo càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, bởi lẽ thành công củacông cuộc đổi mới phụ thuộc vào sự nhận thức và tham gia trong suốt tiến trình

Trang 33

đổi mới của phụ nữ, tạo nên động lực cho quá trình phát triển Báo cáo chính trị

tại Đại hội VI của Đảng đã nêu rõ: Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong

sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật…Cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, CSSK bà mẹ và trẻ em, thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm

mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc [15, tr.116].

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định và nêu cụ thể hơn: “Đối với phụ

nữ thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các ngành” [19,

tr.126]

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng một lần nữa nhấn

mạnh: Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người

vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [20, tr.120].

Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định

thêm: Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cấp ủy và bộ máy quản lý Nhà nước Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân

Trang 34

phẩm phụ nữ [21, tr.243].

- Các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Gần đây nhất, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 Đây là một bước tiến rất dài của chúng

ta trên con đường đấu tranh cho quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữtrong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong việc giải quyết việc làm cho phụ nữnghèo nói riêng

Luật bình đẳng giới ở Điều 29, Điều 30 đã chỉ rõ trách nhiệm của Hội LHPNViệt Nam trong việc thực hiện bình đẳng trong phát triển kinh tế cho phụ nữ

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn thể hiện sự quan tâm đặcbiệt tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới với cộng đồng

quốc tế Năm 1980 Việt Nam là nước thứ 6 ký Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW).

Năm 1995, tại Đại hội Phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh, Việt Nam đãkhẳng định cam kết trước cộng đồng quốc tế về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,

thực hiện mục tiêu: “Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình” Cương lĩnh hành động này đã được cụ thể hóa với mục tiêu tổng quát: “Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ năng lực và vai trò của phụ nữ, bình đẳng để phụ nữ thực hiện các chức năng của mình và được tham gia đầy

đủ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động đặc biệt là các lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa và xã hội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” [47, tr.8].

1.1.5.3 Quan điểm của Hội Liên Hiệp Phụ nữ về phát huy vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Trang 35

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, diễn ra từ ngày 11 đếnngày 14 tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Hà Nội Đại hội đã thông qua Nghịquyết với nhiều vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phong trào phụ

nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ Đại hội đã phát động phong trào thi

đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai sâu rộng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng

- Trung hậu - Đảm đang” và đề ra sáu nhiệm vụ công tác trọng tâm nhiệm kỳ

2012 - 2016:

Một là, Tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ thực hiện chủ

trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình

độ, nhận thức

Hai là, Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững

Ba là, Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,

bảo vệ môi trường

Bốn là, Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật

pháp, chính sách về bình đẳng giới

Năm là, Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

Sáu là, Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

Trong đó, nhiệm vụ ba: “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” là sự tiếp nối chương trình, nhiệm vụ “Vận động phụ nữ tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo việc làm, tăng thu nhập” từ nhiệm kỳ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X và được nâng

cao, phát triển hơn, rộng hơn cả về phạm vi, chất lượng nhằm động viên phụ nữkhông chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng,

để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 36

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu cơ bản

của nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” với các nội dung:

Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ

thực hiện xóa đói giảm nghèo Phấn đấu 80% trở lên số hộ đói nghèo do phụ nữlàm chủ hộ được Hội giúp đỡ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế

Thứ hai, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, thực hiện chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng trang trại và phát triển doanh nghiệp nhỏ Hỗ trợ phụ

nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm việc làm cho phụ nữ

Thứ ba, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dịch

vụ việc làm của Hội, góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về giải quyết việc làm

và đào tạo nghề cho phụ nữ

Căn cứ vào những mục tiêu của nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” được xác định tại Đại

hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

đã tiến hành triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương với những nội dung cụthể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, phát huy

tính chủ động sáng tạo của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế, giảmnghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới

Thứ hai, Vận động, hỗ trợ phụ nữ nông thôn chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT, xây dựng các mô hình sản xuất đạt hiệuquả kinh tế; thực hiện giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội

Thứ 3, Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” Khuyến khích

phụ nữ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ phụ nữ khác thoát nghèo

Thứ 4, Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình hoạt động

tín dụng hỗ trợ phụ nữ vay vốn thực hiện giảm nghèo hiệu quả, bền vững

Trang 37

Quan tâm hỗ trợ Hiệp hội doanh nhân nữ tỉnh, các CLB nữ doanh nhân cấphuyện, CLB nữ chủ trang trại cấp xã hoạt động có hiệu quả và nhân rộng trongtoàn tỉnh.

1.2 Vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ trong giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo hiện nay

1.2.1 Đặc điểm, chức năng của Hội Liên Hiệp Phụ nữ

1.2.1.1 Đặc điểm hoạt động của Hội Liên Hiệp Phụ nữ

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội có lịch

sử 85 năm, với 15 triệu hội viên, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở Cùng với

sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vị trí, vai trò của phụ nữ trong giađình và xã hội ngày càng được nâng lên Trong lĩnh vực chính trị, nữ tham giacấp ủy chiếm 9% (cấp Trung ương); 18,3% (cấp tỉnh); 15,15% (cấp huyện) và17,98% (cấp xã); có 17/32 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt; có 36/63 tỉnh, thành phố có

nữ cán bộ đảm nhiệm 1 trong 4 chức danh chủ chốt của tỉnh

Trong 85 năm xây dựng và trưởng thành, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chứcthành công 11 kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc Trải qua từng thời kỳ cáchmạng, Hội có nhiều tên gọi khác nhau như: Phụ nữ Liên Hiệp Hội (1930), Phụ

nữ Giải Phóng (1930- 1931), Phụ nữ Dân chủ (1936-1939), Phụ nữ phản đế(1939-1941), Đoàn Phụ nữ cứu quốc (6.1941) Từ các tổ chức tiền thân, trướcyêu cầu mới của cách mạng và phong trào phụ nữ cả nước, ngày 20/10/1946 Hộichính thức mang tên Hội LHPN Việt Nam cho đến nay Dù tên gọi có nhiềuthay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhưng trước sau vẫn là tổchức kiên trung của Hội LHPN Việt Nam

Về hệ thống tổ chức Hội gồm 4 cấp: Trung ương; Tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện); Xã,phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở) Cơ quan lãnh đạo cao

Trang 38

nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp

là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó Đại hội đại biểuphụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần Cơ quan chuyên trách Hội cấp Trungương, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCH, ĐCT hoặc BTVcùng cấp

Trung ương Hội LHPN Việt Nam là cơ quan thuộc tổ chức chính trị - xãhội thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhànước; đoàn kết vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.Với chức năng này Trung ương Hội LHPN Việt Nam luôn đặt ra mục tiêu phấnđấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới trong các hoạt động của Hội

Cơ quan Trung ương Hội hiện nay có 316 cán bộ trong biên chế (187 cán

bộ thuộc biên chế Văn phòng và các ban chuyên môn, 129 biên chế thuộc cácđơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí) trong đó, 93,7% là cán bộ nữ Vềtrình độ chuyên môn, có 93,3% cán bộ có trình độ Đại học trở lên, trong đó có38,3% cán bộ có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ

Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, cơ cấu

tổ chức ở các cấp Hội như sau:

+ Cấp tỉnh: Cơ quan Hội LHPN tỉnh gồm 6 Ban chuyên môn (Ban Tổ

chức cán bộ; Tuyên Giáo; Gia đình xã hội; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế;Chính sách luật pháp và Văn phòng), Trung tâm tư vấn pháp luật, Trung tâmdạy nghề phụ nữ tỉnh và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hóa Tổng số cán

bộ công chức cơ quan Hội LHPN tỉnh có 35 đồng chí, cán bộ có trình độ Đạihọc và trên Đại học 32 đ/c chiếm 91,4%; trình độ cử nhân, cao cấp chính trị 15đ/c chiếm 42,8% Đảng viên 30 đồng chí chiếm 86%

+ Cấp huyện: gồm có 27 huyện/thị/thành Hội và 5 đơn vị trực thuộc (Ban

công tác nữ Công an tỉnh; Hội phụ nữ Bộ CHQS tỉnh; Hội phụ nữ Biên phòngtỉnh; Hội phụ nữ Cảnh sát PCCC tỉnh và Hiệp hội DN nữ) Tổng số cán bộ

Trang 39

chuyên trách cấp huyện 135 đồng chí, trong đó cán bộ có trình độ Đại học, Caođẳng 112 đồng chí chiếm 83%; trình độ cử nhân, cao cấp chính trị 36 đồng chíchiếm 27%.

+ Cấp cơ sở: gồm 637 Hội LHPN xã/phường/thị trấn, 6.105 chi hội, 7.197

tổ phụ nữ

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tíchcực tham mưu cho cấp ủy lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả phongtrào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội mà Đại hội đại biểu phụ nữ toànquốc lần thứ XI đã đề ra, góp phần xứng đáng vào thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội của tỉnh

1.2.1.2 Chức năng của Hội Liên Hiệp Phụ nữ

Điều lệ Hội LHPN Việt Nam do Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lầnthứ XI năm 2012 thông qua, đã xác định chức năng của các cấp Hội LHPN ViệtNam là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cáctầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước Đoànkết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới” (Điều 1,Điều lệ Hội LHPN Việt Nam)

Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcho phụ nữ Hội LHPN Thanh hóa đã không ngừng đổi mới phương thức hoạtđộng, bám sát nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, không ngừng phát huyvai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đấtnước, sự nghiệp đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

Hội đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chínhquyền, phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức và triển khai có hiệu quảnhiều chương trình, kế hoạch với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp, tạođiều kiện cho phụ nữ Thanh Hóa phát huy tốt khả năng của mình và thực hiện cóhiệu quả chức năng cơ bản sau:

Trang 40

- Chức năng đại diện: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lýNhà nước”

Tổ chức Hội thay mặt hội viên thực hiện quyền dân chủ tham gia xâydựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước và phản ảnh tâm tư,nguyện vọng của hội viên cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángcủa họ khi bị vi phạm Hoạt động của Hội trong những năm qua đã đáp ứng hiệuquả, thiết thực nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, chuyển hướng mạnh từ chủ yếuvận động phụ nữ thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội sang tập trung chăm lo,bảo vệ quyền, lợi ích thiết thực và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ

về nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, xóa đói giảm nghèo, việc làm, thunhập, chăm sóc sức khỏe…

Hội LHPN có trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng thể hiện trong hoạtđộng giới thiệu quần chúng hội viên ưu tú để cấp uỷ phát triển đảng viên nữ, xâydựng nguồn cán bộ nữ, mỗi hội viên phụ nữ xác định trách nhiệm đóng góp ýkiến xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh

Các cấp Hội quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện vai trò đạidiện cho hội viên, phụ nữ về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chốngbạo lực gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em…; Chủ động tham mưuvới cấp ủy đảng thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của BộChính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; kiến nghị thực hiện pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ khi

bị vi phạm và giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách an sinh xã hộiliên quan đến đời sống phụ nữ

- Chức năng đoàn kết, vận động: “Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động

xã hội thực hiện bình đẳng giới”

Ngày đăng: 22/01/2016, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w