1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về sử dụng Đất rừng vào phát triển kinh tế xã hội thực tiễn tại mũi cà mau

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về sử dụng Đất rừng vào phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn tại mũi cà mau
Tác giả Nguyễn Thùy Dung
Người hướng dẫn TS. Phùng Thị Thanh Thủy, PGS.T.S Đồng Thị Thanh Phương
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 0,9 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (13)
  • 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐỀ TÀI (14)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu (14)
    • 2.2. Định hướng nghiên cứu của luận văn (16)
  • 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1. Mục tiêu tổng quát (16)
    • 3.2. Mục tiêu chi tiết (16)
  • 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (16)
  • 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (17)
  • 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
  • 7. Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI (18)
  • 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN (18)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG (19)
    • 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG (19)
      • 1.1.1. Khái niệm, phân loại đất rừng (19)
      • 1.1.2. Khái niệm quản lý về đất rừng (21)
      • 1.1.3. Đặc điểm đất rừng ảnh hưởng đến công tác quản lý (21)
      • 1.1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về quản lý đất rừng (21)
      • 1.1.5. Các nguyên tác về quản lý Nhà nước đất rừng (22)
      • 1.1.6. Các công cụ của Nhà nước về quản lý đất rừng (23)
    • 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ ĐẤT RỪNG (27)
      • 1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản đó (27)
      • 1.2.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng (27)
      • 1.2.3. Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý rừng cho đối tượng dân cư và tổ chức (29)
      • 1.2.4. Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành pháp luật, chính sách về sử dụng đất rừng (32)
      • 1.2.5. Giải quyết tranh chấp đất rừng; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng (33)
      • 1.2.6. Bộ máy quản lý về công tác đất rừng (34)
      • 1.2.7. Hỗ trợ các gia đình các tổ chức trong việc bảo vệ rừng (34)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG (36)
      • 1.3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (36)
      • 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương (37)
      • 1.3.3. Các chính sách của Nhà nước (38)
    • 1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG CHO TỈNH CÀ MAU (38)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm của một nước châu Âu (38)
      • 1.4.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu Phi (39)
      • 1.4.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á (40)
      • 1.4.4. Những kinh nghiệm tham khảo tại tỉnh Cà Mau (40)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU, NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA (43)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT RỪNG CÀ MAU (43)
      • 2.1.1. Tài nguyên đất (43)
      • 2.1.2. TÀI NGUYÊN RỪNG (43)
    • 2.2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU (45)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên (45)
        • 2.2.1.1. Vị trí địa lý (45)
        • 2.2.1.2. Tài nguyên tự nhiên (46)
      • 2.2.2. Điều kiện kinh tế, y tế, giáo dục (47)
      • 2.2.3. Dân tộc, dân cư (48)
      • 2.2.4. Tài nguyên du lịch (49)
    • 2.3. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU (50)
    • 2.4. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (54)
      • 2.4.1. Bất cập trong quy hoạch sử dụng đất rừng (60)
      • 2.4.2. Bất cập trong quy trình giao đất rừng, cho thuê đất rừng (63)
      • 2.4.3. Bất cập trong công tác xử lý vi phạm (65)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU (68)
    • 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (68)
      • 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại Mũi Cà Mau (68)
      • 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển và mục tiêu nhiệm vụ của công tác quản lý và sử dụng đất rừng tại Mũi Cà Mau đến năm 2030 (69)
    • 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI MŨI CÀ MAU (70)
      • 3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản (70)
      • 3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng (72)
      • 3.2.3. Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý rừng cho các đối tượng dân cư và tổ chức (74)
      • 3.2.5. Giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại đi đôi với tuyên truyền giáo dục pháp luật (78)
      • 3.2.6. Hoàn thiện bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất rừng (80)
      • 3.2.7. Hoàn thiện công tác hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức trong bảo vệ rừng (82)
  • KẾT LUẬN (42)

Nội dung

định bắt buộc mà các bên hữu quan có liên quan đến quản lý, sử dụng, phát triển vàbảo vệ rừng phải tuân theo.Việc quản lý, sử dụng đất rừng, nhất là công tác phát triển và bảo vệ rừng là

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐỀ TÀI

Tổng quan nghiên cứu

Liên quan đến chủ đề vai trò của đất rừng nói chung và vấn đề chính sách quản lý NN về sử dụng đất rừng vào phát triển DL, cho đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan như sau:

Tác giả Nguyễn Thanh Huyền có bài viết “Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam” đăng trênTạp chí Khoa học đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học số 27 năm 2011 Qua đó, tác giả đưa ra các quy định pháp luật về việc cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê rừng, đất rừng, bao gồm các trình tự thủ tục cho thuê rừng, rừng đất rừng, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi thuê rừng, đất rừng

[1] Đồng thời, tác giả đã khái quát tình hình tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất rừng, rừng ở nước ta với những vướng mắt, bất cập cần được hoàn thiện.

Tác giả Đỗ Thị Diệu đã có bài viết “Một số ý kiến đánh giá về vai trò của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân” đăng trên tạp chíKhoa học và Công nghệ lâm nghiệp Số 01, Năm 2014 [2] Bài viết nêu lên tầm quan trọng của đất rừng đối với sự phát triển của đất nước, ngoài việc bảo vệ và cân bằng môi trường sống, đất rừng còn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH của đất nước góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống dân cư đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Tác giả Phan Thị Dang, Đào Ngọc Cảnh có bài viết “Nghiên cứu phát triển DL sinh thái tại khu cảnh quan rừng Trà Sư”, đăng trên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 33 Năm 2014 [3] Bài viết này đã nêu ra vấn đề phát triển DL sinh thái rừng tràm Trà Sư, khu rừng ngập nước Tây Sông Hậu, nơi có giá trị về sinh học và văn hóa bản địa gắn với cộng đồng địa phương Qua đó, cũng đã phân tích quá trình phát triển DL sinh thái tại rừng Trà Sư, từ đó đưa ra định hướng để phát triển

DL sinh thái bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Tác giả Vũ Văn Mễ có bài viết “Quy hoạch đất lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch rừng trong dự thảo luật Bảo vệ và phát triển rừng” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 03 năm 2016 Bài viết nêu ra các quy định về nguyên tắc, căn cứ nội dung, trách nhiệm, thẩm định, công bố, điều chỉnh, và thực hiện quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; bài viết trong bối cảnh Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật Quy hoạch, với nội dung quy hoạch lâm nghiệp quốc gia [4].

Ngoài các bài viết đăng trên các bài viết tại hội thảo và tạp chí chuyên ngành đã đề cập trên đây còn có một Luận văn thạc sĩ liên quan chủ đề này như sau:

Luận văn thạc sĩ “Phát triển DL tại khu rừng Ramsar Mũi Cà Mau thực trạng và giải pháp” của Phùng Anh Kiên, bài viết nêu ra cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển DL Phân tích thực trạng phát triển DL và các điều kiện tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau, để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế mang hiệu quả cao, bảo vệ môi trường hệ sinh thái tại khu Ramsar Mũi Cà Mau [5].

Luận văn thạc sĩ “Quản lý NN về sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà

My, tỉnh Quảng Nam” của Hoàng Vi Tin, bài viết đánh giá, phân tích thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng tại huyện Bắc Trà My [6].

Một số báo cáo cáo được thực hiện tại Cà Mau cũng đề cập ít nhiều đến chủ đề này như:

- Tại Báo cáo về quy hoạch tổng thể và bảo tồn, phát triển bền vững VQG Mũi

Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Nội dung của báo cáo nêu lên vấn đề thực thi các quy định về phát triển đất rừng, sự cần thiết phải có sự quy hoạch phát triển rừng, vấn đề còn tồn tại và những định hướng để phát triển bền vững.

- Về quy hoạch tổng thể phát triển khu DL Quốc gia Mũi Cà Mau cũng có nêu lên nét đặc biệt của DL Đất Mũi, trong đó có phát triển DL Đất Mũi gắn với rừng,xây dựng các định hướng phát triển Mũi Cà Mau trở thành khu DL quốc gia.

Định hướng nghiên cứu của luận văn

Từ tổng quan nghiên cứu trước đã ít nhiều đề cập đến vấn đề quản lý và sử dụng đất rừng hoặc về quy hoạch và phát triển đất rừng Tuy nhiên, trực tiếp nghiên cứu và chính sách quản lý NN liên quan đến việc cho phép khai thác đất rừng vào phát triển DL tại Mũi Cà Mau thì vẫn chưa có công trình nào được nghiên cứu. Trong khi đó, thực tiễn tại Cà Mau đã có nhiều hoạt động sử dụng đất rừng một cách hợp pháp lẫn bất hợp pháp, vi phạm quy định về quản lý và sử dụng rừng diễn ra Đồng thời, nhu cầu sử dụng đất rừng và phát triển DL là có thật, góp phần phát triển KT-XH của địa phương Tất cả những đòi hỏi trên cho thấy đề tài nghiên cứu này là cần thiết, có ý nghĩa và không trùng lắp với các nghiên cứu trước đây.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

Chỉ ra được hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về đất rừng vào phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn tại Mũi Cà Mau, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất rừng tại địa phương.

Mục tiêu chi tiết

- Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước về đất rừng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.

- Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về đất rừng của tỉnh Cà Mau vào phát triển kinh tế - xã hội tại Mũi Cà Mau.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất rừng vào phát triển kinh tế - xã hội tại Mũi Cà Mau.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Vì sao phải có cơ chế riêng cho phép sử dụng đất rừng vào phát triển KT - XH tại Mũi Cà Mau?

Pháp luật đã có những quy định như thế nào cho việc sử dụng đất rừng vào phát triển KT - XH?

Thực trạng sử dụng đất rừng vào phát triển KT - XH tại Mũi Cà Mau có những hạn chế, bất cập gì?

Cần hoàn thiện gì trong các quy định của pháp luật liên quan và cơ chế thực thi pháp luật này nhằm tạo điều kiện cho phép sử dụng hợp lý đất rừng để thúc đẩy phát triển KT - XH tại Mũi Cà Mau?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về sử dụng đất rừng vào phát triển KT-XH tại Mũi Cà Mau được sử dụng tại phần 1 của chương 1 Luận văn.

- Phương pháp hệ thống hóa pháp luật và phân tích luật và đánh giá được sử dụng để đánh giá hiện trạng hệ thống pháp luật về sử dụng đất rừng và phát triểnKT-XH được sử dụng tại phần 2 của chương 1 Luận văn.

- Phương pháp phân tích thực tiễn, tình huống điển hình để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về sử dụng đất rừng vào phát triển KT-XH tại Mũi Cà Mau được sử dụng tại phần 1 của chương 2 Luận văn.

- Phương pháp phân tích và dự báo được sử dụng để đưa ra nhận xét thực trạng thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam, kiến nghị hoàn thiện pháp luậtViệt Nam về sử dụng đất rừng và kiến nghị đề xuất tìm ra cơ chế phù hợp cho việc phát triển KT-XH của địa phương Có cơ chế giao đất, cơ chế đầu tư đặc thù và cơ chế sử dụng đất rừng phù hợp Các phương pháp này được sử dụng tại phần 2 của chương 2 Luận văn.

Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở những phân tích Luận văn đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể, gắn liền với những quy định sử dụng đất rừng nhằm mục đích phát triển KT - XH, đồng thời hoàn thiện chính sách pháp lý cho việc áp dụng QLSD đất rừng vào phát triển KT - XH tại Mũi Cà Mau Luận văn mang lại ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tế vấn đề sử dụng đất rừng phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Cà Mau, thấy được tầm quan trọng của việc quy định, thực tế vấn đề thực thi và đưa ra những kiến nghị định hướng phát triển KT - XH.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất rừng.

Chương 2 Thực tiễn QLSD đất rừng vào phát triển KT - XH tại Mũi Cà Mau, những vấn đề pháp lý đặt ra.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về đất rừng vào phát triển

KT – XH tại Mũi Cà Mau.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG

1.1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI ĐẤT RỪNG a Khái niệm

Có nhiều khái niệm khác nhau về rừng Điển hình như:

“Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác”

“Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý” (Morozov, 1930).

“Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài” (M.E Tcachenco, 1952).

“Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu” (Mê lê khôp, 1974). Đất rừng là một bộ phận của đất nông nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên; đất rừng trồng; đất sử dụng vào mục đích trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về đất rừng. b Phân loại đất rừng

* Phân loại theo chức năng sử dụng

- Rừng đặc dụng: là loại rừng đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

- Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường Rừng phòng hộ được chia thành các loại sau:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn, bảo vệ đất Rừng phòng hộ đầu nguồn thường là những rừng đã có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng già, nhiều tầng, không đều tuổi.

+ Rừng phòng hộ ven biển: Là những rừng được trồng và gìn giữ với mục đích ngăn chặn xâm mặn từ biển, chóng sóng lấn biển, chống sạt lở và bảo vệ các công trình ven biển.

+ Rừng phòng hộ với mục đích bảo vệ môi trường sinh thái: Đây là loại rừng được trồng, duy trì với mục đích điều hòa khí hậu, chống lại sự ô nhiễm môi trường ở trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.

- Rừng sản xuất là rừng đƣợc dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản Không có nhu cầu bảo vệ trong đó có sự khác biệt giữa rừng tự nhiên và rừng trồng.

* Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành

- Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên Gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.

- Rừng trồng: là rừng đựợc hình thành do con người trồng, bao gồm: Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.

* Phân loại rừng theo điều kiện lập địa

- Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.

- Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

- Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước.

- Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng Tràm ở Nam Bộ.

- Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ.

- Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.

1.1.2 KHÁI NIỆM QUẢN LÝ VỀ ĐẤT RỪNG

Quản lý về đất rừng là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất rừng; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất rừng; phân phối và phấn phối lại quỹ đất rừng theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất rừng; điều tiết các nguồn lợi từ đất rừng.

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐẤT RỪNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân di cư tự do nhiều, trình độ dân cư sống nhờ rừng thấp, các quy định về quy hoạch đất còn chồng chéo, là những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất rừng tại Mũi Cà Mau hiện nay.

1.1.4 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG

Với đặc trưng riêng có của mình, nhà nước dù ở bất cứ chế độ chính trị nào cũng luôn thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lý (cai trị) và phục vụ xã hội.Trong xã hội hiện đại, hai chức năng này có xu hướng thâm nhập vào nhau; với chức năng cai trị, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết xã hội nói chung nhằm đạt được mục đích là đảm bảo bảo trật tự, ổn định và phát triển của xã hội, trong đó có các hoạt động sản xuất vật chất và cung cấp dịch vụ công; và theo đó quản lý đất rừng cũng chính là một trong những đối tượng nhà nước cần phải quản lý và điều tiết.

Quản lý sử dụng đất rừng thường có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể trong xã hội như: Tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân vào việc thực hiện các hoạt động đầu tƣ, quản lý bảo vệ rừng, gây trồng rừng, khai thác sử dụng rừng và cung cấp các dịch vụ từ rừng trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm, nhưng Nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các hoạt động này Trong quá trình đó, trách nhiệm và vai trò của Nhà nước không những không giảm bớt mà ngược lại Nhà nước cần phải tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi của mình nhƣ xây dựng môi trường pháp lý ổn định, định hướng, dẫn dắt, khuyến khích, hỗ trợ và điều tiết quá trình quản lý sử dụng đất rừng đi đúng hướng và đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

1.1.5 CÁC NGUYÊN TÁC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẤT RỪNG

NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ ĐẤT RỪNG

1.2.1 BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN ĐÓ

Nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp luật thật rõ ràng, cụ thể cũng như hệ thống các thủ tục hành chính cần thiết, đơn giản, để các chủ thể dễ dàng tham gia đầu tư và tiến hành các hoạt động liên quan đến sử dụng đất rừng Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất rừng, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuyên truyền pháp luật cho người sử dụng hiểu và thực hiện đúng.

1.2.2 QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG

Quy hoạch sử dụng đất rừng là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và nước, phương án sử dụng đất rừng và các điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng phương án sử dụng đất rừng tốt nhất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng là việc nhà nước sử dụng hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đất rừng theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác định; đồng thời phân kỳ thời gian phù hợp để thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất rừng đó.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất rừng có tầm quan trọng trong lâu dài Để thực hiện tốt việc quy hoạch đất rừng cần căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng,nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.

Việc quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm bố trí sử dụng đất hiệu quả.

Từ đó, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất rừng, làm cơ sở để giao đất, giao rừng và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh quốc gia và phục vụ các nhu cầu dân sinh Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất rừng còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất rừng theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Nội dung quy hoạch đất rừng phải phù hợp với quy định của pháp luật, các văn bản chính sách của địa phương, phải dựa trên quy trình căn cứ khoa học hợp lý. Quá trình quy hoạch trước hết cần Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng tại chính địa phương đó; Tìm hiểu xem các chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan như quy hoạch về đô thị hóa, quy hoạch là khai thác và chế biến khoáng sản, Từ đó, đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;

Việc quy hoạch đất rừng cần dựa trên những căn cứ lịch sử là tình hình quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất rừng từ những kỳ trước đó Trong nội dung quy hoạch phải thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu phát triển rừng, dự báo về các yếu tố liên quan như nhu cầu về thị trường lâm sản, du lịch gắn với rùng, tác động của biến đổi khí hậu, sự phát triển của khoa học công nghệ, các liên kết ngành, sự phát triển của hạ tầng lâm nhiệp, định hướng phát triển của vùng nguyên liệu theo quy hoạch tổng thể của quốc gia, Nhất là các giải pháp về các nguồn lực để thực hiện các nội dung trong quy hoạch. Để quản lý tốt đất rừng nhất thiết phải có những thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất, phương pháp tiếp cận cần được sử dụng là có sự tham gia của người dân. Quy hoạch sử dụng đất cần làm từ dưới lên: từ cấp cộng đồng ấp, xã đến huyện và tỉnh có như vậy mới bền vững và sát thực với nhu cầu, nguyện vọng và năng lực của người dân địa phương.

Kế hoạch sử dụng đất rừng: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất rừng theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất rừng Hiện nay, theo quy định thời gian của một kỳ kế hoạch là 5 năm Kế hoạch thể hiện cụ thể các nội dung trong quy hoạch, đánh giá quy hoạch có đúng hay không sẽ dựa trên kết quả của từng kỳ kế hoạch.

1.2.3 GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN QUẢN LÝ RỪNG CHO ĐỐI TƯỢNG DÂN CƯ VÀ TỔ CHỨC

Giao đất, giao rừng là một trong những hình thức cơ bản mà nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất và rừng ổn định lâu dài cho các đối tượng trong xã hội và hình thành hệ thống các chủ rừng Nhà nước trao cho các chủ rừng thực hiện quyền sở hữu tài sản công mà không thay đổi hình thức sở hữu Ngoài việc giao đất giao rừng, Nhà nước còn tiến hành cho các tổ chức, cá nhân thuê rừng và đất rừng vào mục đích kinh doanh rừng thông qua hợp đồng có thời hạn và các tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh và sử dụng rừng theo nội dung được quy định trong hợp đồng, không được hưởng các quyền đầy đủ như một chủ rừng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành hiện nay, các đối tượng cụ thể được phép giao đất, giao rừng bao gồm:

Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao đất giao rừng để phát triển rừng;

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất giao rừng, cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất giao rừng để phát triển rừng;

Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao đất giao rừng để phát triển rừng;

Mỗi loại chủ thể trên được pháp luật quy định những nhóm quyền và nghĩa vụ khác nhau Cơ sở để giao đất giao rừng là:

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất rừng kỳ trước;

- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất rừng để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;

- Kế hoạch chuyển diện tích đất có rừng và đất chưa có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp;

- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng;

- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất rừng đến từng năm;

- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất rừng;

- Căn cứ vào quỹ đất rừng và quy hoạch sử dụng đất rừng, quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) của từng địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao.

- Căn cứ vào nhu cầu, khả năng sử dụng đất rừng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận.

- Hạn mức đất giao rừng, thời gian giao rừng cho các đối tƣợng theo đúng quy định của pháp luật.

- Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng.

Tổ chức triển khai công tác giao đất giao rừng là các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương Ở Trung ương, giúp cho Chính phủ quản lý nhà nước về giao đất giao rừng chủ yếu hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ trì và Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ trực tiếp tham mưu và triển khai công tác này Ở địa phương, gồm Ủy ban nhân dân các cấp, giúp cho Ủy ban nhân dân các cấp này là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm) và Sở Tài nguyên và Môi trường đối với cấp tỉnh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm và phòng Tài nguyên và Môi trường đối với cấp huyện; ở cấp xã cũng thành lập các bộ phận tương tự.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG

Việc sử dụng đất rừng luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên do vậy khi sử dụng đất rừng cần chú ý đến việc thích ứng điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất Điển hình như các yếu tố như sau:

- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất rừng. Nơi có vị trí của đất rừng sẽ quyết định rất lớn đến công tác giao đất, giao rừng, quy hoạch thành rừng phòng hộ, rừng sản xuất hay rừng đặc dụng.

- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng đất rừng Sự khác nhau giữa các địa hình các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu; đối với nông nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng; đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Điều kiện khí hậu, thủy văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất rừng và điều kiện sinh hoạt của con người; ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh, mương có vai trò quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất đai, vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa là nơi tiêu, thoát nước cho khu vực khi có ngập úng.

- Yếu tố thổ nhưỡng: Quyết định đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp.

- Thảm thực vật: Là một yếu tố môi trường có vai trò quan trọng Thảm thực vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước sông, suối, chế độ nhiệt, độ ẩm, nước ngầm Trong nhiều trường hợp nó tạo nên cảnh quan thiên nhiên, làm nơi du lịch, nghỉ mát.

- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở tác động mạnh và nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất nói chung và đặt nặng vấn đề hơn cho công tác quy hoạch và phát triển các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ.

1.3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Các yếu tố kinh tế - xã hội bao các yếu tố như dân số và lao động; mức độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế và sự phát triển ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của người dân và chính sách chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi trường, các yêu cầu an ninh quốc phòng ) Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhất là đề phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.

Do đó, việc phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất quan trọng tới việc sử dụng đất do vậy quy hoạch sử dụng đất được đặt ra phải mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế và xã hội cũng như tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch Do vậy đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững Tăng trưởng kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh làn tăng áp lực đối với tài nguyên đất và tài nguyên nước Biến đổi khí hậu cũng đang là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển; Tác động trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ bao phủ của đất rừng Và vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất rừng cho phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường.

1.3.3 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo việc quản lý sử dụng đất rừng bởi tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường của mỗi quốc gia Mỗi quốc gia và địa phương khác nhau, tùy vào đặc trưng mà ban hành các chính sách, văn bản pháp luật để quản lý đất rừng Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến quá trình quản lý đất rừng là:

- Chính sách đầu tư để phát triển và bảo vệ rừng, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng,

- Nhà nước ban hành các quy hoạch chung về tỉ lệ các rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở cấp quốc gia.

- Các chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Các chính sách nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng;

- Các chính sách, văn bản pháp luật làm cơ sở cho thực hiện giao đất, giao rừng và hỗ trợ người dân;

- Các quy hoạch về phát triển các vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm lâm sản, nông nghiệp.

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG CHO TỈNH CÀ MAU

LÝ ĐẤT RỪNG CHO TỈNH CÀ MAU

Ngày nay, nhìn chung ở đa số các nước trên thế giới đều áp dụng phương thức quản lý đất rừng với sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội Điển hình là một số quốc gia sau đây:

1.4.1 KINH NGHIỆM CỦA MỘT NƯỚC CHÂU ÂU

Các nước ở Châu Âu, mô hình quản lý rừng được gọi theo nhiều cụm từ khác nhau như: Sự tham gia của công chúng trong bảo vệ và khai thác rừng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng bền vững Nhưng nhìn chung các mô hình này đều hướng đến sự hợp tác mang tính xây dựng giữa các bên, các quyết định đưa ra được các bên đồng thuận và dễ dàng cam kết thực hiện, cụ thể như sau:

- Gia tăng nhận thức và thừa nhận chung về lợi ích gắn với rừng; khuyến khích tất cả các bên tham gia vào quá trình quyết định các vấn đề liên quan đến rừng và thực hiện;

- Gia tăng tính minh bạch và trách nhiệm báo cáo trong quá trình quyết định;

- Xác định, giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến rừng công bằng, bình đẳng;

- Tối đa hóa lợi ích tổng thể của rừng; chia sẻ chi phí lợi ích một cách công bằng và bình đẳng; gia tăng sự chấp nhận của xã hội về quản lý rừng bền vững.

1.4.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI

Các nước ở Châu Phi có một đặc điểm tương đồng với Việt Nam ở chỗ người dân sống ở gần rừng là những người nghèo, sống phụ thuộc vào rừng Các nước ở Châu Phi như Gambia và Ethiopia đã triển khai cách thức quản lý rừng theo

3 mô hình chủ yếu là: Quản lý rừng cộng đồng, quản lý rừng có sự tham gia và liên doanh quản lý vườn quốc gia JFPM Trong các mô hình này luôn lấy người dân địa phương làm trọng tâm, người dân được tham gia một cách đầy đủ, trọn vẹn trong lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực hiện và quản lý nhằm tạo ra một sự hiểu biết sâu rộng của tất cả những ai liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

Chính phủ đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tham gia; điều chỉnh lại các luật liên quan đến rừng, phân loại rừng cho phù hợp với việc phân quyền quản lý rừng cho chính quyền địa phương và cộng đồng; sửa đổi lại một số nội dung của luật chính quyền địa phương để có thể hình thành các Hội đồng vùng quản lý rừng; tổ chức lại dịch vụ rừng từ Trung ương đến địa phương.

1.4.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Ở Châu Á như Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, rừng phần lớn vẫn do nhà nước trực tiếp quản lý nhưng có xu hướng chuyển sang mô hình cùng quản lý rừng giữa nhà nước và người dân, quan tâm phát triển rừng cộng đồng, diện tích rừng do tư nhân quản lý còn hạn chế Tùy từng giai đoạn lịch sử và sự phát triển của mỗi nước, phân cấp quản lý rừng được thực hiện ở nhiều cấp độ: (1) Nhà nước quản lý hoàn toàn, người dân không được khai thác và sử dụng bất kỳ các sản phẩm nào từ rừng; (2) nhà nước quản lý các sản phẩm chính, người dân được khai thác các sản phẩm phụ; (3) nhà nước ký hợp đồng bảo vệ rừng với người dân và cộng đồng địa phương, người dân và cộng đồng được hưởng các sản phẩm nông lâm kết hợp và được nhà nước trả công bảo vệ; (4) nhà nước và người dân đồng quản lý các khu rừng, các sản phẩm gỗ và lâm sản phụ được phân phối theo tỷ lệ giữa nhà nước và người dân theo hợp đồng thỏa thuận; (5) nhà nước hỗ trợ đầu vào, người dân chăm sóc, bảo vệ rừng, sản phẩm thu được chia theo tỷ lệ đầu tư.

1.4.4 NHỮNG KINH NGHIỆM THAM KHẢO TẠI TỈNH CÀ MAU

Từ những phân tích trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo trong quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Cà Mau.

Một là, để tạo cơ sở nền tảng bền vững chắc công tác quản lý rừng cần có các chính sách tổng thể mang tính quy phạm; quy định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng và đất rừng Các chính sách này phải tạo điều kiện thuận lợi hơn là cấm đoán và cưỡng chế.

Hai là, Cần tạo ra một cơ chế pháp lý để xác định cụ thể quyền chủ rừng đối với đất rừng được giao để hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; cần phải công khai, minh bạch trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tham gia; điều chỉnh lại các luật liên quan đến rừng, phân loại rừng cho phù hợp với việc phân quyền quản lý rừng cho chính quyền địa phương và cộng đồng.

Ba là, phải thay đổi trong cách thức quản lý rừng của các cơ quan quản lý nhà nước, từ sự áp đặt mang tính cưỡng chế sang động viên, khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người dân; luôn lấy người dân địa phương làm trọng tâm, người dân được tham gia một cách đầy đủ, trọn vẹn ở mọi cấp độ trong lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực hiện; càng ở cấp thấp, gần với rừng, càng cần cụ thể và khuyến khích tham gia, hoặc có thể xác định tính đặc thù của từng loại rừng để mở rộng tham gia.

Bốn là, đảm bảo nguồn thu nhập và sinh kế của các người dân và cộng đồng địa phương là một điều kiện tiên quyết để đạt đƣợc quản lý rừng bền vững.

Năm là, cơ chế đồng quản lý đem lại nhiều kết quả trong quản lý rừng đặc dụng, cần đƣợc nghiên cứu áp dụng rộng rãi, trong cơ chế này, hội đồng tư vấn quản lý được thành lập với sự tham gia của nhiều thành phần để phối hợp quản lý và giám sát.

Quản lý đất rừng hiệu quả không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan nhà nước, các chính quyền địa phương mà còn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để tâm đến Có rất nhiều công trình nghiên cứu dạng giáo trình, bài báo, luận án, luận văn, báo cáo khảo sát thực địa, liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Nội dung Chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận liên quan đến công tác quản lý đất rừng từ những giáo trình, luật đất đai, luật đất rừng Nội dung của Chương 1 gồm các các nội dung cơ bản như trình bày các khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản lý đất rừng, các công cụ quản lý đất rừng của cơ quan nhà nước Nội dung quản lý đất rừng gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng; Giao đất, giao rừng; Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về sử dụng đất rừng; Giải quyết tranh chấp đất rừng; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng. Chương 1 còn trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất rừng và kinh nghiệm trong quản lý đất rừng tại một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cà Mau trong quản lý đất rừng.

Nội dung Chương 1 là cơ sở định hướng cho việc phân tích thực trạng ở Chương 2 và xây dựng các giải pháp ở Chương 3.

THỰC TIỄN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU, NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT RỪNG CÀ MAU

Tỉnh Cà Mau có các nhóm đất chính, bao gồm nhóm đất mặn và nhóm đất phèn, trong đó: nhóm đất mặn là 208.496 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên, phân bổ ở 06 huyện và thành phố Cà Mau (huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước, huyện Ngọc Hiển, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau); nhóm đất phèn là 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở 03 huyện (huyện Thới Bình, huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời) Nhóm đất phèn thường nhiễm mặn phân bố ở vùng ven biển, tuy nhiên đối với diện tích đất phèn không nhiễm mặn có thể tận dụng trồng hoa màu, cây ăn trái và lúa vào mùa mưa, tận dụng trồng các loại cây có thể chịu được đất phèn như mía, tràm, chuối, khóm, xoài,… Đất phèn ngập mặn trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp của toàn tỉnh Cà Mau có diện tích 351.355 ha, chiếm 67,63%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 20,18%.

Rừng Cà Mau đặc thù là rừng sinh thái ven biển được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254km, ngoài ra còn có hệ sinh thái rừng tràm sống trong môi trường nước ngọt và lợ, phân bố ở các huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình với diện tích 35.000 ha Theo kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 1999, Cà Mau có tổng trữ lượng rừng là 2.205.701 m 3 , trong đó rừng tràm chiếm 1.435.757 m 3 và rừng ngập mặn là 769.994 m 3 , chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng ĐBSCL.Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 538ha rừng, trữ lượng50.520m 3 Rừng ngập mặn Cà Mau trải dài 06 huyện (huyện Đầm Dơi, huyện Phú

Tân, huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn) với tổng diện tích lên đến 63.017ha, trong danh sách rừng ngập mặn thế giới, rừng ngập mặn Cà Mau chỉ đứng sau rừng Amazon của Nam Mỹ Phần lớn diện tích rừng ngập mặn nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, trong đó có hơn 15.000 ha thuộc VQG Mũi Cà Mau.

Tỉnh có diện tích rừng được quy hoạch lên đến trên 140.000 ha, trong đó, có hơn 94.380 ha rừng tập trung Ðây là cơ sở để có thể khẳng định kinh tế lâm nghiệp là thế mạnh, tiềm năng mang về giá trị kinh tế cao cho người dân trên địa bàn tỉnh. Rừng được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với việc bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng… mà đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trong tổng giá trị hơn 14.243 tỷ đồng mà ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2022 thì giá trị trên lĩnh vực lâm nghiệp chỉ khoảng 1.295 tỷ đồng (giá trị lâm sản đạt trên 287 tỷ đồng) Trong khi đó, nếu so sánh với cả nước thì năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất của ngành gỗ trong

15 năm qua nhưng vẫn đạt con số 17,1 tỷ USD (trong tổng kim ngạch xuất khẩu 53,22 tỷ USD ở lĩnh vực nông nghiệp) Ngành nông nghiệp chiếm 3,36% GDP, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp tăng cao nhất với 6,13%, nông nghiệp tăng 2,88%, thủy sản tăng 4,43% Từ những con số trên có thể thấy, lâm nghiệp là lĩnh vực mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước.

Tuy nhiên, cây rừng chưa mang về giá trị và thu nhập cao cho người dân nên tình trạng người dân lén lút chặt tỉa rừng để phục vụ nuôi trồng thủy sản vẫn còn diễn ra Giá trị rừng chưa được khai thác hết, chủ yếu chỉ khai thác giá trị từ gỗ, củi và nguồn lợi thủy sản Do đó, để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, khai thác tiềm năng từ rừng, người dân đã chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất nuôi trồng thủy sản, vì vậy làm ảnh hưởng đến diện tích rừng.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU

Xã Đất Mũi có diện tích tự nhiên 14.721,69 ha, sông ngòi chằng chịt, phía Bắc giáp với xã Viên An, ba mặt còn lại giáp biển Đông và biển Tây, bờ biển dài 34km, xã cách trung tâm huyện Ngọc Hiển 70km đi theo đường thủy, hơn 37 km theo tuyến đường Hồ Chí Minh, giao thông đi lại giữa xã với bên ngoài và giữa các ấp trong xã chủ yếu bằng đường bộ.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Ngọc Hiển

(Nguồn từ trang web https://www.invert.vn)

- Tài nguyên rừng:Xã Đất Mũi có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 10.406,17ha; về chức năng sử dụng tài nguyên rừng của xã chia thành 02 loại: rừng phòng hộ (4.084,20 ha), rừng đặc dụng (6.321,97 ha) Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chủ yếu được dùng cho mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn gen động thực vật, nghiên cứu khoa học và kết hợp tham quan DL sinh thái. Rừng ngập mặn của xã là một thảm thực vật, trong đó cây đước chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế khá cao Đây cũng là nơi nhiều động vật sinh trưởng, trong đó có nhiều loài ở VQG Mũi Cà Mau được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, rừng ngập mặn là lá phổi xanh của thế giới, đa dạng sinh học, mang lại nhiều giá trị kinh tế, góp phần trong việc phòng, chống sạt lỡ, chống xói mòn ở ven biển và mang lại giá trị kinh tế lớn.

- Tài nguyên nước:gồm có 3 nguồn (nước ngầm, nước mưa và nước biển) Nước biển (nước mặn) là nguồn tài nguyên sẵn có dồi dào và có giá trị rất lớn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ven biển cũng như trong nội đồng, ngoài ra nguồn nước mặn còn phục vụ cho việc trồng và phát triển rừng ngập mặn Từng năm có những cơn triều cường dâng cao làm ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Nước ngầm: Trên địa bàn xã người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, với trữ lượng nước dồi dào và chất lượng tốt, nước ngầm ở đây được khai thác ở độ sâu trung trung bình từ 100m – 130m.

Nước mưa: là nguồn nước người dân sử dụng khá phổ biến trong sinh hoạt, nhất là trong ăn uống Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân ít sử dụng nước mưa trong ăn uống mà chuyển sang sử dụng nước lọc tiện lợi hơn.

- Tài nguyên đất đai: Đất trên địa bàn xã chủ yếu là đất nhiễm phèn và đất nhiễm mặn, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản và phát triển trồng rừng ngập mặn.Đất Phù sa mặn: Chiếm 100% diện tích tự nhiên của xã, được hình thành do phù sa lắng đọng qua nhiều năm Địa hình của đất phụ thuộc vào chế độ ngập triều và cây rừng Đất có biểu hiện phân dị khá rõ về màu sắc, cấu trúc của đất; đất ven bãi bồi do mới lắng đọng nên đất mềm, không chặt thiếu ổn định, vùng có cây rừng do phân hủy cành, lá nên có nền đất cao hơn, vùng đất ven sông nơi có dân cư đông do đào đắp tạo nên đất bờ nuôi trồng thủy sản nên có đất chặt và cao hơn Do đất mới hình thành, nền đất không chặt nên có độ phèn rất lớn tồn tại ở độ sâu khoảng 1,2m Khi đào bới ở độ sâu này, nhất là việc đào các mương phục vụ nuôi trồng thủy sản, không được đào quá sâu để ngăn phèn tiềm tàng ảnh hưởng đến sản xuất. Nhóm đất sét, phù sa mùn thực vật: Nhóm đất này do phù sa bồi đắp, thực vật phân hủy pha trộn tạo thành đất có độ dinh dưỡng rất cao như mùn, hữu cơ, đạm, lân tổng hợp,…rất phù hợp cho trồng các loại cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng phát triển rừng ngập mặn.

Nhóm đất sét pha cát, mùn thực vật: Chủ yếu nằm ven tuyến biển Đông, là vùng đất hỗn hợp rất nhiều đạm phù hợp cho trồng hoa màu và cây ăn trái; nhưng do quy hoạch khu đất này chỉ sử dụng trồng và phát triển rừng phòng hộ nên xã chỉ tổ chức sản xuất nông nghiệp khoảng 32 ha và cho hiệu quả kinh tế cao.

- Tài nguyên sinh vật: Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Minh Hải, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau có thảm thực vật gồm 66 loài, trong đó phổ biến là họ mắm, họ đước, chiếm ưu thế vẫn là cây đước Dưới tán rừng có các loại thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, sò, vọp,….) và các loài động vật khác (chim, khỉ,….) sinh sống và phát triển.

2.2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, Y TẾ, GIÁO DỤC

- Kinh tế: Xã có 8.076,97 ha đất lâm nghiệp trồng rừng kết hợp với nuôi tôm sinh thái cho giá trị kinh tế cao, ngư trường rộng lớn trên 5.000 km 2 thuận lợi cho khai thác và đánh bắt thủy sản, khu bãi Khai Long với 861 ha thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, có khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập nước tiếp giáp với khu vực bãi bồi Mũi Cà Mau với diện tích 26.600 ha là nơi bảo tồn đa dạng sinh học,nơi cư trú sinh sản các loài giống thủy sản, có VQG Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau Nhìn chung, xã có vị trí khá thuận lợi cho phát triển KT - XH và đảm bảo Quốc phòng – An ninh, tiềm năng thế mạnh của xã phát triển DL sinh thái Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Đất Mũi năm 2022 đạt 52 triệu đồng/người/năm.

Trên địa bàn xã có 01 Phòng khám đa khoa khu vực Đất Mũi, đội ngũ nhân viên y tế hoạt động đảm bảo phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ người có sổ khám bệnh điện tử đạt tỷ lệ 0,48% toàn xã; cơ sở vật chất y tế được quan tâm đầu tư. Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp giúp nâng cao chất lượng đào tạo và gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được củng cố và tăng cường; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục của nhà trường trong mọi cấp học Đặc biệt là việc đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giúp người dạy và người học thuận tiện trong việc truyền, nhận kiến thức… Hệ thống trường học trên địa bàn xã được đầu tư phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng có nhiều khởi sắc, có 05 trường học (cấp Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở) đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; xóa mù chữ mức độ 1.

2.2.3 DÂN TỘC, DÂN CƯ Địa giới hành chính của xã gồm 11 ấp, toàn xã có có 3.422 hộ dân với 13.134 nhân khẩu (số liệu theo Chi cục thống kê tỉnh năm 2022), dân cư tập trung tại 06 ấp trung tâm xã, các ấp còn lại dân cư sống khá thưa thớt và phân bố theo các tuyến sông rạch, mật độ dân số 89,2 người/km 2 ; dân số trong độ tuổi lao động của xã là 9.400 người, chiếm 71,56% dân số Lao động được đào tạo và truyền nghề là 2.942 người, chiếm 22,4% dân số.

Xã Đất Mũi hiện có 06 dân tộc anh em sinh sống bao gồm: Kinh, Khmer, Hoa,K’Ho, Tày, Mường, trong đó người Kinh chiếm đại đa số Các dân tộc đoàn kết, hội nhập cùng sinh sống hòa thuận và tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tạo nên những nét văn hóa đa dạng.

Với vị trí là xã cuối cùng của cực Nam Tổ quốc, có cột mốc quốc gia cuối cùng trên đất liền và là điểm cuối cùng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển, đây thực sự là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không chỉ riêng của người dân

Cà Mau mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đặt chân đến đây - điểm cuối cùng của Tổ quốc VQG Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, với diện tích trên 41.000 ha, có 21 loài thực vật trong tổng số 52 loài thực vật ngập mặn trên cả nước Trong đó, các loài như đước, mắm, vẹt, bần,… chiếm ưu thế, đặc biệt ở một số khu vực trong VQG còn được bảo tồn được khu rừng đước già tự nhiên cao tới hơn 30m Phía Tây còn có bãi bồi, biển cạn với diện tích trên 24.000 ha, cùng với tỷ lệ bao phủ rừng đạt 45,34%, kết hợp với nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng và có nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng rất thuận lợi để phát triển DL sinh thái, sản phẩm DL dựa vào cộng đồng, đây cũng là xu thế phát triển DL thu hút được nhiều du khách, mang lại giá trị kinh tế, giải quyết việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người dân nếu biết khai thác đúng mức Thế mạnh nổi bật của xã là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua và một số loài thủy đặc sản khác Đặc biệt xã đã hình thành được vùng nuôi tôm sinh thái rộng lớn, đây cũng là hướng phát triển kinh tế bền vững của xã trong thời gian tới.

Xã tiếp giáp với biển và có ngư trường rộng lớn, nên thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản, đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp phát triển vùng liên kết nuôi tôm dưới tán rừng mang lại giá trị kinh tế Với đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, xã còn có thể khai thác tốt dự án đầu tư năng lượng tái tạo, cụ thể là dự án điện gió ngoài biển Bên cạnh những tiềm năng lợi thế nêu trên, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cơ bản thông suốt, trong đó có tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối đồng bộ với Quốc lộ 1A, góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, DL và thu hút đầu tư. Đây là vùng đất chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều (bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây), chế độ thủy triều đưa nước biển vào sâu trong nội địa theo các tuyến sông rạch và mang theo nhiều phù sa bồi đắp ở những vùng đất trũng và bờ biển phía Tây (bờ phía Đông lở, phía Tây bồi) Chế độ thủy triều phức tạp đã tạo nên mạng lưới sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho phát triển nguồn lợi thủy sản,bồi lắng phù sa và giao thông đi lại bằng đường thủy Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên và chế độ thủy văn nên cũng có những tác động bất lợi cho các hoạt động phát triển KT - XH của xã.

NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU

XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU

Tỉnh Cà Mau được biết đến với 2 VQG nổi tiếng và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009 (VQG Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ) Trong đó, VQG Mũi Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ ban hành thành lập tại Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2003, là nơi có nhiều tiềm năng với hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản phối hợp với Ban quản lý rừng các địa phương và người dân liên kết mở rộng vùng nuôi tôm mang giá trị tôm –rừng tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau Ước tỉnh có khoảng hơn 80.000ha diện tích nuôi tôm – rừng kết hợp, trong đó có hơn 19.000 ha được chứng nhận theo chuẩn quốc tế như (Naturland, EU Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…), các sản phẩm từ nguyên liệu tôm thiên nhiên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng và tin dùng Diện tích tôm rừng doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất sẽ chi trả dịch vụ nuôi trồng rừng từ 250.000 – 500.000ha/năm cho hộ dân và hỗ trợ về con giống thả nuôi Ngoài con tôm sú mang lại giá trị kinh tế thì hộ dân còn tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thêm các loài thủy hải sản khác như cuâ, sò huyết, cá bống mú, tôm tít,…mang lại thêm thu nhập không hề nhỏ cho người dân.

Huyện Ngọc Hiển với ba mặt giáp biển có phần lớn diện tích đất rừng ngập mặn, hiện xây dựng được ba xã trọng điểm về nuôi tôm rừng, là xã Viên An Ðông, xã Viên An và xã Ðất Mũi Tận dụng diện tích mặt nước, nuôi tôm dưới tán rừng là mô hình phổ biến chiếm 30 - 40% diện tích mặt nước, điều này giúp tăng tỷ lệ rừng, chống sạt lở đất và biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, hộ dân được giao đất giao rừng quản lý ngoài việc được hưởng lợi ích kinh tế từ việc nuôi tôm-rừng còn được chi trả dịch vụ rừng và được hưởng lợi từ khai thác rừng.

Bên cạnh đó, VQG Mũi Cà Mau là một trong những điểm DL sinh thái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu DL Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 và theo Chương trình phát triển tổng thể DL Cà Mau giai đoạn 2005-

2010, định hướng đến năm 2020 dựa trên cơ sở Quyết định số 744 ngày 18/6/2018.

DL sinh thái VQG Mũi Cà Mau là loại hình DL chủ đạo, tạo đột phá cho DL của tỉnh Bên cạnh đó, thực hiện một số quy hoạch để bảo tồn và phát triển DL sinh thái ở các điểm như: DL sinh thái VQG U Minh Hạ; DL các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi bồi Khai Long đặc biệt Khu DL sinh thái rừng ngập mặn tại Mũi Cà Mau. Đất Mũi Cà Mau là điểm tận cùng của tổ quốc, có lượng phù sa bồi đắp lấn ra biển từ 80-100 m mỗi năm, với đường bờ biển dài, có dải rừng Đước tự nhiên và vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ được nét đẹp nguyên sơ VQG Mũi Cà Mau là vùng đất ngập mặn đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái lớn và khu bãi bồi giúp cho các loài thủy sản sinh sôi và nuôi dưỡng ấu trùng con, nơi trú ngụ của các loài động quý hiếm và nơi cư trú của các loại chim di cư Rừng nơi đây không chỉ mang giá trị về mặt sinh thái mà có tác dụng làm rừng phòng hộ, cản sức gió, chống xói lở, lũ lụt và biến đổi khí hậu,…bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân.

Năm 2017, để phát triển DL trở thành kinh tế mũi nhọn, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 Đó là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế, đặt ra nền tảng cho cả tư duy nhận thức, hành động, cơ chế chính sách cho

DL phát triển cả trước mắt và lâu dài Năm 2017 Luật DL cũng chính thức được ban hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DL phát triển trong thời kỳ mới Vào ngày18/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạchTổng thể Phát triển Khu DL Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 Bên cạnh đó,tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành nhiều văn bản về DL như: Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030; Nghị quyết số 04- NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các kế hoạch, chương trình hành động liên quan Khi các nội dung đi vào thực tiễn sẽ tạo ra nhiều năng lượng, thành quả vô cùng tích cực cho phát triển KT - XH tỉnh Cà Mau.

DL Mũi Cà Mau trong thời gian qua có những thay đổi và chuyển biến tích cực hơn, trong 05 năm 2018 - 2022, ngành DL Cà Mau đã đón 6.512.658 lượt khách đến tham quan DL, trong đó có 64.729 lượt khách quốc tế, khách nội địa: 6.447.927 lượt, doanh thu đạt gần 9.705 tỷ đồng Tỉnh có 84 cơ sở lưu trú DL, với 2.682 phòng (trong đó có 18 cơ sở được thẩm định xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 1.045 phòng và 41 cơ sở được công nhận đủ điều kiện phục vụ khách DL với 940 phòng); có 24 khu, điểm và hộ DL cộng đồng (02 khu DL cấp tỉnh), 10 doanh nghiệp lữ hành Các cơ sở lưu trú, các điểm DL, các công ty du lịch lữ hành cung cấp được các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống cho khách DL Thông qua việc kết nối tour tuyến, các công ty du lịch lữ hành của tỉnh ngày càng phát triển và kết nối với các công ty lữ hành lớn trong và ngoài tỉnh ngày càng phát triển hơn về sơ lượng lẫn chất lượng Hiện nay, có 35 cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh [7].

Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mục tiêu phát triển DL “xanh”, gắn hoạt động DL với bảo vệ tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, các dự án phát triển DL phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học Do đó DL tỉnh Cà Mau quan điểm coi rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển DL, đồng thời DL có tiềm năng để hỗ trợ trở lại, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững.

Theo quy định Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 trước đây và LuậtLâm nghiệp năm 2017 hiện nay đã khẳng định hình thức DL sinh thái là một trong

03 chức năng nhiệm vụ của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên Do đó các khu VQG đều có khả năng phát triển DL sinh thái Hiện nay, có 25/34 vườn quốc gia (chiếm 74%) đã thực hiện kinh doanh loại hình du lịch sinh thái [8].

Hiện có 03 hình thức tổ chức kinh doanh DL phổ biến tại các VQG là: Tự tổ chức kinh doanh dịch vụ DL sinh thái; Cho các cá nhân, tổ chức thuê môi trường rừng để kinh doanh DL và hình thức liên kết với các cá nhân tổ chức để đầu tư phát triển DL Tuy nhiên loại hình DL này chỉ tập trung chủ yếu vào một số VQG có điều kiện về vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tốt Tính đến nay có 37 khu tự tổ chức du lịch sinh thái; 13 khu cho thuê môi trường rừng và 11 khu tổ chức liên kết, liên doanh; có 15 khu rừng tổ chức kết hợp 02 hình thức.

VQG Mũi Cà Mau nổi bật có các sinh cảnh như các khu bãi bùn lầy, các khu rừng ngập mặn lớn tuổi và các khu rừng mới phát triển, là nơi cư trú và nơi kiếm thức ăn cho các loài chim di cư VQG Mũi Cà Mau cũng được Chính phủ Việt Nam công nhận là VQG vào năm 2003 và VQG Mũi Cà Mau được tổ chức quốc tế công nhận các danh hiệu, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới và là Khu Ramsar Mũi Cà Mau Đây chính là cơ hội rất lớn để du khách trong nước và quốc tế biết đến và cũng là tiềm năng rất quan trọng cho việc phát triển DL đặc biệt là phát triển DL sinh thái, DL cộng đồng trong tương lai.

Ngoài ra nơi đây là vùng đất có truyền thống cách mạng, có nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ, rất cuốn hút du khách Có các làng nghề truyền thống mang bản sắc Nam Bộ: tại xóm Mũi và Rạch Tàu hiện nay có các làng nghề đánh bắt thủy hải sản Nơi đây sản xuất các loại sản phẩm khô, cá khô bằng phương pháp truyền thống, thô sơ không độc hại Tại Mũi Cà Mau có môi trường trong lành:Vùng Mũi Cà Mau khá yên tĩnh do hiện nay, tuy giao thông đường bộ được kết nối nhưng vẫn chưa phát triển mạnh chủ yếu là giao thông đường thủy Trong vùng không có các nhà máy, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm không khí, đây là vùng hầu như không có khói bụi, điều này tạo thuận lợi cho hình thức DL nghiên cứu, tham quan, nghĩ dưỡng.

Do đó, DL Mũi Cà Mau chú trọng phát triển mạnh loại hình DL trải nghiệm tại các điểm DL cộng đồng đi đôi với đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá hiện có gắn với bản sắc văn hóa địa phương đặc biệt là các tuyến DL xuyên rừng VQG Mũi Cà Mau, Ban Quản lý Khu DL Đất Mũi xây dựng các tuyến đi tham quan rừng ngập mặn, bãi bồi, vừa tạo thêm trải nghiệm cho du khách, vừa góp phần nâng cao ý thức của du khách, cũng như chính mỗi người dân Cà Mau về giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá của đất nước. Đối với tỉnh Cà Mau, tài nguyên đất rừng là tài nguyên vô giá cần được bảo tồn, phát triển bền vững Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, bao giờ cũng gắn DL với bảo tồn và với cộng đồng dân cư, để người dân hiểu giữ rừng chính là giữ cuộc sống của chính mình Nếu để mất rừng, hậu quả sẽ khôn lường, trong quá trình phát triển các sản phẩm DL, nhất là sản phẩm DL sinh thái, DL cộng đồng, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp làm DL ở

Cà Mau luôn quan tâm gắn liền với việc tổ chức, tạo sinh kế cho người dân địa phương Do đó sử dụng đất rừng tại Mũi Cà Mau để phát triển DL là một nhu cầu cần thiết trong định hướng phát triển KT - XH và môi trường của tỉnh, với mục đích vừa phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân xóa đói giảm nghèo vừa bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Tài nguyên DL rừng của VQG Mũi Cà Mau được đánh giá là độc đáo, đa dạng, giàu tính nhân văn và tự nhiên Trong đó, tài nguyên đất rừng phát triển KT - XH có liên quan đến phong tục tập quán và các lối sống, văn hóa con người của vùng đất ấy Để tăng cường công tác bảo vệ và quản lý rừng, VQG Mũi Cà Mau thực hiện chính sách giao đất rừng cho cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng theo mô hình giao,khoán Đối tượng rừng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng tự nhiên Đối với các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, do đặc thù của loại hình rừng đặc dụng chỉ áp dụng cơ chế này ở một số VQG.

Việc xây dựng cơ chế quản lý, bảo vệ và phục hồi đất rừng cần phải hợp lý mang lại lợi ích thực tế, công khai, minh bạch và có hiệu quả là một thách thức lớn giữa các ban quản lý rừng và rừng phòng hộ với người dân và cộng đồng dân cư ở các vùng đệm của cảnh quan rừng Trong đó, việc cân bằng hài hòa giữa phát triển

KT – XH và bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng luôn là bài toán khó.

Do đó thực tiễn áp dụng pháp lý về sử dụng đất rừng luôn là một vấn đề Để tiến hành thực hiện dự án sử dụng đất rừng Mũi Cà Mau vào phát triển DL, Chính quyền địa phương đã thực hiện áp dụng một số văn bản: Quy hoạch tổng thể phát triển khu DL Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ cụ thể qua Quyết định số 744/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau được cụ thể hóa tại Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 Vì vậy, việc đầu tư, xây dựng các công trình trong phạm vi đất rừng Mũi Cà Mau tuân thủ theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó,việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, thu hồi đất rừng để thực hiện các dự án thành phần tại Khu

DL Mũi Cà Mau cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đất đai, luật lâm nghiệp và quy định pháp luật liên quan Qua công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã xác định được quyền quản lý và sử dụng đất hợp pháp cho các chủ rừng nhằm thực hiện đúng quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2013 đối với đất rừng đặc dụng, Điều 75, Điều 76, Điều 77, Điều 78 về quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng, tổ chức giao rừng đặc dụng và thực hiện một số quyền theo quy định tại Điều 73, Điều74 Luật Lâm nghiệp, năm 2017.

Việc kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý , giao rừng, thuê rừng vào hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cần phải có sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành, địa phương theo đúng thẩm quyền, để từ đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn không thể phủ nhận một vấn đề là thực tiễn áp dụng pháp luật sử dụng đất rừng vào hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động phát triển DL nói riêng chưa bao giờ dễ dàng Mặt dù pháp luật đã có những quy định tương đối đầy đủ về cơ chế để áp dụng và phương thức xử lý khi có hành vi vi phạm Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà tình trạng sử dụng đất rừng vẫn không đúng quy định pháp luật và mục đích đã quy hoạch của tỉnh Cà Mau vẫn tiếp diễn Thực tế tại Mũi Cà Mau đã có rất nhiều vụ việc vi phạm và xử lý liên quan qua các năm Để làm rõ về nguyên nhân dẫn đến vi phạm, hình thức vi phạm, hậu quả trên thực tế, thẩm quyền xử lý và hình thức xử lý, tác giả xin dẫn chứng một vụ cụ thể để phân tích và chứng minh:

Vụ việc xảy ra đầu năm 2020 của bà Nguyễn Kim Chừng, cư ngụ tại ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Ngày 01 tháng 01 năm 2016 bà Nguyễn Kim Chừng có giao kết hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng đặc dụng với đơn vị VQG Mũi Cà Mau, căn cứ theo Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 và phương án thuê, khoán rừng năm 2015 của VQG Mũi Cà Mau đã được phê duyệt tại Quyết định số: 229/QĐ-SNN của Sở Nông nghiệp tỉnh Cà Mau ngày 17 tháng 02 năm 2016 Nội dung của bản hợp đồng số

217 là VQG thuê, khoáng cho bà Nguyễn Kim Chừng diện tích rừng, đất rừng đặc dụng để quản lý bảo vệ Vị trí và hiện trạng rừng được thể hiện là ở Tiểu khu IVB, khoảnh 4, thửa 217 với tổng diện tích 3,21ha (trong đó có 0,73ha có rừng đước trồng năm 1995, còn lại là kênh, bờ).

Sau thời gian nhận rừng quản lý và bảo vệ đến ngày 06 tháng 12 năm 2019 bà Nguyễn Kim Chừng có đơn yêu cầu đồng gửi đến các đơn vị: VQG Mũi Cà Mau,UBND huyện Ngọc Hiển, Sở Văn hóa Thể thao và DL xin tổ chức điểm DL cộng đồng trên lâm phần được thuê, khoáng Đến ngày 23 tháng 12 năm 2019 Sở Văn hóa Thể thao và DL có Công văn số 3732 về việc xây dựng điểm DL cộng đồng tạiMũi Cà Mau Căn cứ vào Công văn của Sở VQG Mũi Cà Mau có ý kiến xem xét,giải quyết đơn yêu cầu của bà nguyễn Kim Chừng là chưa có cơ sở để cho phép triển khai Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh DL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định pháp luật có liên quan phù hợp với đề án DL sinh thái, đồng thời dự án DL sinh thái phải do chủ rừng xây dựng, phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững VQG Mũi Cà Mau Mặc khác, liên quan đến diện tích sử dụng 2.000m 2 phải chuyển đổi mục đích từ sử dụng đất rừng sang mục đích khác Như vậy VQG Mũi Cà Mau chưa thống nhất để bà Kim Chừng chuyển mục đích sử dụng.

Thế nhưng bà Nguyễn Kim Chừng vẫn cố tình vi phạm về mục đích sử dụng đất rừng vào hoạt động DL sinh thái trái với quy hoạch và ý kiến của cơ quan có thầm quyền Bà Kim Chừng đã vi phạm 04 lần.

“Lần 1, vào ngày 07/01/2020, bà Chừng đã đổ 58 trụ bê tông (xây nhà trên cọc) và đã bị lực lượng chuyên trách quản lý rừng kiểm tra và lập biên bản yêu cầu tạm dừng hoạt động thi công, chờ ý kiến của cơ quan có thầm quyền làm việc Bà Chừng đã làm cam kết ngưng xây dựng chờ chủ trương.

Lần 2, ngày 23/01/2020, bà Chừng tiếp tục đổ 5 đà ngang 10m, lót sàn ván gỗ, dựng khung nhà Lực lượng chuyên trách quản lý rừng tiếp tục lập biên bản.

Lần 3, ngày 10/02/2020, bà Chừng tiếp tục dựng và lợp xong nhà với diện tích 7 x 30m, tại vị trí đất nhận khoán theo hợp đồng số 217/HĐ

Lần 4, ngày 10/03/2020, bà Chừng tiếp tục triển khai thêm 180 trụ bê tông, với diện tích 6 x 50m, đối diện với khu nhà đã 3 lần lập biên bản trước đó và cũng trên phần đất rừng được thuế khoán theo hợp đồng.

Với các hành vi cố ý vi phạm UBND xã Đất Mũi, UBND huyện Ngọc Hiển và Ban quản lý VQG đã có những kết luận và hình thức xử lý thuộc thẩm quyền được giao Hành vi của bà Chừng đã vi phạm pháp luật về QLSD đất rừng trái với quy định, cụ thể:

Thứ nhất, vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ - CP ngày 19/11/2019

(tại điểm b, khoản, Điều 10) chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích khác chưa được cơ quan NN cho phép.

Thứ hai, vi phạm Nghị định số 139/NĐ – CP ngày 27 tháng 11 năm 2017

(điểm a, khoản 7, Điều 15) về xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Thứ ba, thực hiện hoạt động kinh doanh DL sinh thái trái với ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và lực lượng quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác DL, bảo vệ tài nguyên rừng và đâu tư xây dựng công trình tại khu DL Mũi Cà Mau.

Với tính chất hành vi cố ý vi phạm nhiều lần dù đã lập biên bản xử lý và yêu cầu dừng hoạt động xây dựng nhưng bà Chừng vẫn thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và xây dựng các công trình trái với quy hoạch của tỉnh.

Do đó bà Chừng bị xử phạt vi phạm hành chính khắc phục lại hậu quả.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT RỪNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU

CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI MŨI CÀ MAU a Định hướng phát triển

Trong thời gian tới, Mũi Cà Mau ưu tiên phát triển ngành khai thác, đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch Thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế từ Nông Lâm Ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo hướng phát triển bền vững.

Nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố an ninh, quốc phòng tại Mũi Cà Mau. b Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững Tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế “ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại – nông nghiệp” Trung tâm phát triển dịch vụ và nuôi trồng, khai thác thủy sản của cả tỉnh, với cảnh quan thiên nhiên kết hợp với sinh thái phát triển khai thác du lịch.

- Xây dựng và phát triển nông lâm nghiệp địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Quy hoạch quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp hiệu quả, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tác động môi trường, làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tổ chức cam kết và thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và Phát triển rừng,

- Tiếp tục bảo vệ và trồng rừng, tăng diện tích bao phủ rừng.

3.1.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TẠI MŨI CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030 a Quan điểm về quản lý đất rừng

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch phát triển lâm nghiệp của vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt.

- Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế trọng điểm, đa mục tiêu theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hài hòa, phù hợp giữa lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng bền vững nâng cao chất lượng rừng, làm giàu rừng; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh, gắn bảo vệ và phát triển rừng với an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

- Khuyến khích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng sản xuất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao Gắn quy hoạch trồng rừng với quy hoạch chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp và chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh. b Định hướng phát triển

- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; nâng cao chất lượng làm giàu rừng,tăng độ che phủ rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

- Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loài cây phù trợ, cây dược liệu dưới tác rừng Nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đối với rừng sản xuất: Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao; phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ. c Mục tiêu của công tác quản lý rừng

- Về kinh tế:Xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp.

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w