Nguyễn Văn Liền – tỉnh Bình Phước với đề tài: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Điểm mới của đề tài này là đã đi sâu vào lý thuyết về phát triển bền vững,
Trang 1NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỦY
19001085
CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI THỊ XÃ PHƯỚC
LONG - TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
Bình Dương, năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỦY
19001085
CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI THỊ XÃ PHƯỚC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu trong luận văn đều do bản thân tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu và khảo sát ở thực địa Ngoài ra, các số liệu thống kê và bảng biểu sử dụng trong luận văn đều được trích đầy đủ
Bình Dương, ngày tháng năm 2023
Sinh viên thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Hương Thủy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4
3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7
7 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIẺN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU 8
1.1 khái niệm liên quan đến ngành chế biến hạt điều……… 8
1.1.1 Khái niệm ngành chế biến……… 8
1.1.2 Tổng quan chung về tình hình phát triển ngành điều tại Việt Nam …… 9
1.2 Vai trò của ngành chế biến hạt điều trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 12 1.3 Nội dung và tiêu chí phát triển ngành chế biến hạt điều tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 18
1.3.1 Nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, chế biến hạt điều 19
1.3.2 Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt điều 19
1.3.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm hạt điều 21
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều 22
1.4.1 Yếu tố khách quan 22
1.4.2 Yếu tố chủ quan 22
1.4.3 Điều kiện tự nhiên 23
1.5 Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngành chế biến hạt điều 24
Tiểu kết chương 1 24
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC 25
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều 26 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26 2.2 Thực trạng phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 28 2.2.1 Diện tích cây trồng và sản lượng hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 28 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ cho ngành chế biến hạt điều tại Thị xã
Phước Long, tỉnh Bình Phước 29
2.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 30
2.2.4 Chất lượng sản phẩm hạt điều thành phẩm sau quá trình sản xuất và chế biến tại Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước .34
2.3 Những thành tựu của ngành chế biến hạt điều trong quá trình thúc đẩy sự phát triển trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 35 2.3.1 Phát triển ngành chế biến hạt điều đã góp phần hình thành khu vực sản xuất hàng hoá lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển 35 2.3.2 Phát triển ngành chế biến hạt điều góp phần giải quyết vấn đề việc làm, góp phần thay đổi tập quán canh tác của người dân 38 2.3.3 Phát triển ngành chế biến hạt điều góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người lao động 41 2.3.4 Phát triển ngành chế biến hạt điều góp phần thúc đẩy quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất 42 2.3.5 Phát triển ngành chế biến hạt điều góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng 43
Trang 62.3 Những hạn chế trong quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 45 Tiểu kết chương 2 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI THỊ XÃ PHƯỚC LONG,TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay 55 3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành chế biến hạt điều 55 3.1.2 Định hướng ngành chế biến hạt điều 57 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long trong thời gian tới 59 3.2.1 Ổn định diện tích và sản lượng, chú trọng đối với khâu trồng và quy hoạch vùng sản xuất 59 3.2.2 Tăng cường chất lượng sản phẩm hạt điều thành phẩm sau quá trình sản xuất và chế biến , chú trọng đối với khâu tổ chức sản xuất 60
3.2.3 Tăng cường và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt điều, chú trọng khâu chế biến và tiêu thụ 63
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm hạt điều thành phẩm sau quá trình sản xuất và chế biến 70 Tiểu kết chương 3 70 3.3 Một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….79
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cây điều của tỉnh Bình Phước chiếm hơn 50% diện tích và hơn 54% sản lượng hạt điều của cả nước, vì vậy, tỉnh Bình Phước được coi như là “thủ phủ” của cây điều Việt Nam Ngoài có số lượng lớn diện tích cây trồng và sản lượng, thì hạt điều của tỉnh Bình Phước còn được đánh giá cao về chất lượng Mỗi năm, tỉnh Bình Phước có sản lượng hạt điều trung bình trên 100.000 tấn có chất lượng được đánh giá là hàng đầu của Việt Nam Hạt điều của tỉnh Bình Phước được xuất khẩu đến hơn năm mươi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và được đánh giá là có chất lượng tốt hơn so với các nước khác có hạt điều Thị trường tiêu thụ, xuất khẩu của Việt Nam có số lượng hạt điều lớn đó là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU và các nước khác… tỉnh Bình Phước luôn xác định, điều là cây trồng chủ lực của tỉnh nhà, có lợi thế cạnh tranh, hạt điều đang là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị lớn về kinh
tế, đóng góp trong việc tăng trưởng GDP của tỉnh
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, xuất khẩu, ngành điều của tỉnh Bình Phước cũng đang gặp phải những thách thức lớn và nhiều nguy cơ, đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế như những nước có thế mạnh về hạt điều đó là: Ấn Độ, Brazil, các nước Châu Phi đặc biệt là khu vực Tây Phi,… Thêm vào đó, hiện nay tình trạng người nông dân trong tỉnh Bình Phước phá bỏ hàng trăm ha vườn trồng cây điều để chuyển sang trồng cây cao su, nhất là trong những năm gần đây, dẫn đến hiện tượng “phá bỏ” - “trồng” rồi lại “trồng” - “phá bỏ” từ cây trồng này đến cây trồng kia, mục đích là để chạy theo thị trường cho ta thấy sự lúng túng, hoang mang và không chắc chắn trong sản xuất hạt điều và thiếu định hướng trong thời hội nhập Mặt khác, còn có thách thức đó là các cơ sở xuất khẩu hạt điều ngày càng gặp nhiều khó khăn khi họ phải đối mặt với nhiều rào cản trong thương mại, chất lượng, sản lượng hạt điều xuất khẩu không phù hợp các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường nhập khẩu Điều kiện sản xuất của ngành chế biến điều Bình Phước còn ở tầm quy mô vừa và nhỏ, thậm chí chỉ ở quy mô hộ gia đình Ngoài ra, tình hình thu mua của các doanh nghiệp,cơ sở cũng
Trang 8gặp không ít khó khăn bởi sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên trong cùng ngành như cách thức thu mua, giá cả…
Từ những dấu hiệu trên chúng ta nhận thấy rằng ngành điều của tỉnh Bình Phước đang đứng trước nhứng khó khăn trong việc định hướng để phát triển Bên cạnh đó, bài toán về “giá” ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp bởi hiện tượng “ mất mùa”- “được giá” và “được giá” thì lại “mất mùa”
Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và quyết liệt trên khắp mọi lĩnh vực, nhất là thị trường xuất khẩu được coi như là mục tiêu phát triển của mọi ngành nghề kinh tế, trong đó có ngành chế biến hạt điều Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của và sử dụng của khách hàng ngày càng tăng và mục tiêu trong sản xuất của các ngành nghề trên thế giới hướng tới là phát triển bền vững, an toàn, đáp ứng trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh điều ở tỉnh Bình Phước nói riêng và ở Việt Nam nói chung cũng không thể đi ngược xu hướng đó
Thị xã Phước Long là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều, tuy nhiên đây chỉ mới là những cơ sở nhỏ lẻ, bóc tách thủ công Ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long còn phát triển một cách thủ công, phần nhiều là tự phát và chưa có quy hoạch cụ thể từ trước nên vẫn còn tình trạng các nhà máy chế biến hạt điều nằm chung và xen kẽ trong khu dân cư đang sinh sống, công nghệ xử lý chất xả, thải chưa đạt chuẩn kéo theo nhiều tiềm ẩn nguy
cơ không am toàn về vấn đề môi trường Các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động này đã xả, thải ra khối lượng lớn khói bụi, nước thải và tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nhân dân
Với những thực trạng, ý nghĩa và mục đích nêu trên, tác giả mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp và giới thiệu về ngành điều, một thế mạnh của tỉnh Bình Phước nói chung, ngành điều của Phước Long nói riêng và xin được có những
đề xuất giải pháp, góp ý để ngành chế biến hạt điều có thể phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường phát triển kinh tế và môi trường
sống của người dân thị xã Phước Long Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Các giải
Trang 9pháp phát triển ngành chế biến hạt điều tại thị xã Phước Long- tỉnh Bình Phước” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua có một số công trình, luận văn nghiên cứu về ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam cũng như tại Bình Phước đáng chú ý như:
Lê Thành An (2008): Tổng quan nhất về cây điều và ngành sản xuất-chế biến hạt điều Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu ngành điều của Viêt Nam nói chung và đưa ra môt số giải pháp chiến lược cho ngành điều Việt Nam đến năm 2025
*Mai Thị Thùy Trang (2010): “Một số giải pháp góp phần phát triển xí nghiệp chế biến xuất khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước đến năm 2020” Tác giả đã nêu các giải pháp góp phần để phát triển doanh nghiệp chế biến xuất, nhập khẩu hạt điều của tỉnh Bình Phước tới năm 2020
*Tạ Thị Kim Chúc (2012): Tác giả đi sâu vào phân tích lý thuyết về xuất khẩu bền vững để từ đó đưa ra tổng quan một số giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm
từ ngành chế biến hạt điều
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên thì còn nhiều đề tài nghiên cứu, bài báo, luận án khác viết về ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam nói chung cũng như tại tỉnh Bình Phước nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay chưa ít có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước một cách bền vững
*Nguyễn Trọng Nhân ( 2016): “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều của tỉnh Bình Phước” Tác giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực tiễn tình trình phát triển sản xuất và phát triển của ngành chế biến hạt điều Bên cạnh đó, luận văn để xuất một số giải pháp đóng góp vào việc xuất khẩu hạt điều một cách bền vững, duy trì và phát triển vai trò của ngành xuất khẩu hạt điều trong cơ cấu GDP của tỉnh Bình Phước
*Đinh Thị Bích Liên (2012) Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thành phố HCM
Trang 10*Đỗ Thuỳ Trang (2021) đại dịch Covid-19 đã Tác động của đến thị trường
xuất khẩu hạt điều Việt Nam ( tác giả nghiên cứu kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội)
*Tạ Thị Kim Cúc (2012) Giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững cho sản
phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế
TPHCM)
*Nhóm Tác giả: Kha Chấn Tuyền, , Nguyễn Anh Trinh, Dương Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Bảo Việt - Đại học Nông lâm- TPHCM Với đề tài: TIỀM NĂNG CỦA SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ QUẢ ĐIỀU BÌNH PHƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG PHỤ PHẨM
* PGS TS Nguyễn Ngọc Lâm KS Nguyễn Văn Liền – tỉnh Bình Phước với đề tài: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Điểm mới của đề tài này là đã đi sâu vào lý thuyết về phát triển bền vững,
để từ đó đề xuất và tham mưu một số giải pháp có tính khả thi trong hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều trên địa trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030
3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nghiên cứu và để đạt được mục tiêu chính là xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chế biến hạt điều trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng, khó khăn và lợi thế trong việc phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước để từ đó làm rõ những nguyên nhân tác động đến quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều
Trang 11- Đề xuất một số giải pháp đồng bộ, chung nhất và mang tính khả thi để thúc đẩy phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
3 3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã có một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Thực trạng phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước như thế nào?
- Cần những giải pháp nào để phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước?
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nội dung: Một số giải pháp phát triển ngành chế biến hạt điều trên
địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
• Phạm vi không gian: Gồm 7 xã, phường thuộc thị xã Phước Long, tỉnh
Bình Phước bao gồm: Phường Phước Bình, Long Phước, Sơn Giang, Thác Mơ, Long Thủy và 2 Xã Long Giang và Phước Tín
• Phạm vi thời gian: đề tài thực hiện nghiên cứu trong 2 mốc thời gian chính:
+ Kể từ mốc thời gian thành lập thị xã 2009- nay
+ Giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số UBND ngày 08/5/2021 của UBND tỉnh Bình Phước thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
195/KH-5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương phát tiếp cận nghiên cứu
Trang 12Phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính của tác giả là nghiên cứu định tính thông qua nghiên cứu thực địa, nắm bắt thông tin, nắm số liệu, sau đó phân tích – tổng hợp và nghiên cứu lịch sử và so sánh
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập từ sách, giáo trình, một số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học cũng như các công trình nghiên cứu của các học giả cùng chung
chuyên ngành
- Thu thập các báo cáo của UBND thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, báo cáo thường niên của Sở Công thương tỉnh Bình Phước trong vấn đề quản lý và phát
triển ngành chế biến hạt điều
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Đối tượng lấy mẫu: Căn cứ vào các bên tham gia trong quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều và thực trạng phát triển trên địa bàn thị xã Phước Long nên
khảo sát sẽ gồm có 2 nhóm đối tượng và được phân làm 3 mẫu khảo sát:
+ M1: Mẫu khảo sát doanh nghiệp sản xuất và chế biến hạt điều
+ M2: Mẫu khảo sát người nông dân trồng điều tại địa phương
5.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS và phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế- xã hội thông qua xử lý nguồn dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu Phương pháp này dùng để phân tích thực trạng sản xuất hạt điều của thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Phương pháp hồi cứu: là sưu tầm, tra cứu thu thập thông tin và chọn lọc
thông tin từ các sách, báo chuyên ngành; các ông trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan
Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích thống kê: tìm hiểu, sưu tầm,
nghiên cứu các tư liệu, số liệu của các cơ quan quản lý ở địa phương, tham khảo thông tin từ nguồn trên internet, tổng hợp, phân tích và sử dụng các kết quả của các công trình nghiên cứu, các bài bài báo khoa học đã công bố chính thống
Trang 13Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, lĩnh hội các ý kiến của chuyên gia,
nhà quản lý kinh doanh về các nội dung và kết quả nghiên cứu thông qua trao đổi trực tiếp hoặc hội thảo, các buổi báo cáo chuyên đề liên quan đến chế biến hạt điều
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Khi nghiên cứu, mong muốn của tác giả trong đề tài này sẽ mang lại một số
ý nghĩa như sau:
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn trong phát triển
ngành chế biến hạt điều
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng những thành tựu, khó khăn và cơ hội
cũng như thách thức đối với ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước hiện nay
Ba là, đề xuất một số giải pháp mang tính đồng bộ, chung nhất và khả thi,
tham mưu cho các đơn vị liên quan nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển ngành chế biến hạt điều, đóng góp vào quá trình xây dựng kinh tế và an sinh, xã hội của thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
7 Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu các phần như sau: phần mở đầu, phần kết luận,phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, ngoài ra luận văn được kết cấu thành
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển ngành chế biến hạt điều
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành chế biến hạt điều tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Chương 3: Một số giải phát triển ngành chế biến hạt điều tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGÀNH
CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU 1.1 Khái niệm liên quan đến ngành chế biến hạt điều
1.1.1 Khái niệm ngành chế biến
Thực hiện theo Quyết định 10/2007/QĐ –TTg của Chính phủ về việc ban hành
hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định 337/QD-BKH về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì các ngành công nghiệp trước đây, hiện nay được tách ra thành bốn nhóm ngành, trong đó cấp 1 gồm: ngành công nghiệp khai khoáng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và xây dựng Căn cứ vào cách phân loại này, thì ngành công nghiệp chế biến có thể hiểu là một ngành kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp giấy và in, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp luyện kim, chế biến các khoáng sản kim loại, công nghiệp chế tạo máy và công cụ kim khí
Từ khái niệm về công nghiệp chế biến nêu trên, chúng ta có thể hiểu công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung đây là một bộ phận hợp thành của ngành công nghiệp, thực hiện các hoạt động như: bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp, thông qua quá trình cơ nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sơ chế , bảo quản Đây là giai đoạn sẽ được tiến hành thực hiện ngay sau khi thu hoạch, ở ngoài nhà máy chế biến, chủ yếu là sử dụng lao động thủ công với phương tiện bảo quản và chuyên dùng Nó quyết định mức độ tổn thất hay thành công sau thu hoạch và quyết định chất lượng nguyên liệu khi đưa đến nhà máy chế biến Đây là giai đoạn có thể nói rất quan trọng và để quyết định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau Nó bao gồm những công việc cụ thể như: tiến hành phơi, sấy, lựa chọn và lưu kho
- Giai đoạn 2: Chế biến công nghiệp thực phẩm là một bộ phận của ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp này phải dùng nguyên liệu của nông nghiệp, được thực hiện bằng các hoạt động bao gồm như: tiến hành bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng giá trị sử dụng các sản phẩm của nông nghiệp, mục đích là đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 15So với ngành công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến khác, thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có một vài đặc điểm riêng và có khả năng chi phối đến việc xác định vai trò, quan điểm phát triển, quản lý kinh tế cao Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi mỗi ngày càng phải được nâng cao và có nhiều người sử dụng, phát triển của ngành có tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, đến tâm lý, tập quán tiêu dùng, đến thu nhập, tiến bộ khoa học công nghệ và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường cuả người dân Nhưng trong thời gian gần đây, có hai xu hướng của người tiêu dùng đã tác động mạnh tới
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thứ nhất xu hướng tăng cường sử dụng các loại sản phẩm chế biến sạch; thứ hai tăng cường sử dụng các loại thực phẩm qua
chế biến công nghiệp Hai xu hướng trên đang đặt ra cho chúng ta các vấn đề cần phải quan tâm đó là, về vệ sinh, đảm bảo chất lượng, cũng như thời gian sử dụng sản phẩm, về việc sử dụng các loại hóa chất trong quá trình chế biến sản phẩm được chú trọng hơn, người tiêu dùng đã đòi hỏi khắt khe hơn Do đó, sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm theo hướng hiện đại cũng phải phát triển mới hơn để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng
Ngoài ra, tính đồng bộ trong trong liên ngành phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thể hiện rõ hơn, nhất là việc gắn bó giữa các cơ sở chế biến công nghiệp với sự phát triển công nghiệp Nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chê biến thực phẩm là sản phẩm chủ yếu của ngành nông nghiệp như (trồng trọt, chăn nuôi) Mặt khác, về quy mô, về tốc độ phát triển, các cơ cấu của công nghiệp chế biến thực phẩm phụ thuộc phần lớn vào quy mô, tính chất và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp Phần lớn, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất, nên ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lại là ngành phải đảm bảo đầu ra cho sản xuất của nông nghiệp và tạo được động lực cho nông nghiệp phát triển Như vậy, công nghiệp chế biến thực phẩm được coi là thị trường trực tiếp của nông nghiệp và công nghiệp và là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến
Như vậy, Từ quan niệm về ngành công nghiệp chế biến đã nêu, chúng ta khái
quát ngành như sau: công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và công nghiệp chế biến hạt điều nói riêng là một bộ phận hợp thành của công nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
và nó cũng có tính đồng bộ liên ngành trong phát triển
1.1.2 Tổng quan chung về tình hình phát triển của ngành điều tại Việt Nam
Cây điều thuộc loại cây công nghiệp lâu năm, vào khoảng thế kỷ XVIII, người Pháp đưa cây điều về trồng và phát triển ở Việt Nam Tuy nhiên, lịch sử ngành sản
Trang 16xuất và chế biến hạt điều ở Việt Nam (gọi tắt là ngành điều Việt Nam) chỉ mới hình
thành và phát triển được khoảng ba thập niên gần đây Ngành chế biến hạt điều
Việt Nam được chia thành các giai đoạn phát triển chính như sau:
- Giai đoạn 1988 - 1995: đây là giai đoạn hình thành của ngành điều Việt Nam
Năm 1988, ngành sản xuất và chế biến hạt điều tại Việt Nam được hình thành cùng
với sự ra đời của Hiệp hội điều Việt Nam (gọi tắt là VINACAS) ra đời sau đó hai
năm theo quyết định số 346 NN-TCCB/QĐ vào năm 1990 của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn Năm 1992, hạt điều Việt Nam bắt đầu chinh phục thị trường
Trung Quốc với những đơn hàng đầu tiên, đánh dấu bước khởi đầu xuất khẩu ra thị
trường thế giới bằng những bước đi đầu vào thị trường quan trọng với quy mô dân
số đông nhất thế giới Năm 1994, ngành điều Việt Nam bắt đầu xuất những lô hàng
đầu tiên qua thị trường Mỹ, đánh dấu bước ngoặc chinh phục thị trường tiêu thụ
hạt điều nhân lớn nhất thế giới
- Giai đoạn 1996 - 2000: giai đoạn này là giai đoạn hoàn thiện và tiếp tục phát
triển của ngành điều nước ta, một trong những điểm nổi bật của giai đoạn này là
việc Việt Nam chấm dứt xuất khẩu điều thô ra nước ngoài và lần đầu tiên nước ta
phải nhập khẩu hạt điều thô từ các nước châu Phi vào năm 1996
- Giai đoạn 2000 - 2005: đây là giai đoạn đánh dấu những bước tiến nhảy vọt
của ngành điều Việt Nam với thành tựu đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều nhân chỉ sau Ấn Độ nhiều năm liền
- Giai đoạn 2006 - 2010: ngành điều Việt Nam tiếp tục gặt hái những thành
công lớn Năm 2006 đánh dấu bước ngoặc lần đầu tiên ngành điều nước ta đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt điều nhân Cùng với đó, giai đoạn này có sự phát triển mạnh trong cơ cấu công nghệ và kỹ thuật chế biến hạt điều, đặc biệt là sự phát triển công nghệ bóc vỏ lụa thành công vào năm 2007 và máy tách vỏ cứng hạt điều được chế tạo thành công vào năm 2008 Năm 2010, lần đầu tiên ngành hạt điều Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la, trở thành ngành công nghiệp tỷ
đô của Việt Nam và giúp Việt Nam giữ vững vị trí số một thế giới về xuất khẩu hạt điều Cũng trong năm này, lần đầu tiên lễ hội “Quả điều vàng Việt Nam” lần đầu
Trang 17tiên được tổ chức tại thủ phủ hạt điều Bình Phước cùng với sự ra đời của Hội đồng
Điều toàn cầu (viết tắt là GCC) với một trong những thành viên sáng lập là Hiệp
hội điều Việt Nam Vinacas
- Giai đoạn 2011 - 2015: đây là một trong những giai đoạn đánh dấu nhiều
chuyển biến của ngành điều Việt Nam Với những khó khăn do suy thoái kinh tế vào năm 2011, ngành điều nước ta đã vượt qua khó khăn, phát triển mạnh mẽ công nghệ chế biến hạt điều và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu thế giới, đạt mốc 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2013 Song song đó là việc phát triển và cải tạo giống cây điều được đầu tư nghiên cứu và phát triển
- Giai đoạn 2016 - đến nay: đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành
sản xuất và chế biến hạt điều của nước ta Việc tập trung chú trọng phát triển công nghệ chế biến hạt điều đã đem đến những thành công và lợi thế cạnh tranh cho
ngành điều Việt Nam Từ năm 2018 đến nay, giá trị xuất khẩu của hạt điều Việt
Nam luôn đạt trên 3 tỷ USD với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ cả về số
lượng và công suất của các cơ sở chế biến hạt điều Với sự xuất hiện của đại dịch Covid đầu năm 2020, ngành điều nước ta đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên chúng ta vẫn xuất khẩu với tổng giá trị đạt 3,28 tỷ USD (theo tổng cục thống kê) Năm 2021, lần đầu tiên ngành điều nước ta nhập siêu hạt điều, đánh dấu những khó khăn về việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất của ngành, đây cũng là bài toán mà các doanh nghiệp trong ngành phải giải quyết để phát triển trong giai đoạn mới của hạt điều
Như vậy tính đến năm 2023, trải qua hơn 30 năm, ngành chế biến và sản xuất hạt điều Việt Nam đã gặt hái rất nhiều thành công Từ những năm đầu 1990 với giá trị xuất khẩu chỉ vỏn vẹn khoảng 1,4 triệu USD với 286 tấn thì đến nay, ngành điều nước ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD với hơn 450 nghìn tấn nhân (theo thống kê của Vinacas) Thành quả đó đã giúp Việt Nam không ngừng giữ vững vị trí số một thế giới suốt 15 năm qua về xuất khẩu hạt điều từ năm 2006, trở thành trung tâm sản xuất hạt điều của thế giới, xuất khẩu đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên dưới 80% lượng điều nhân xuất khẩu của thế giới
Trang 181.2 Vai trò của ngành chế biến hạt điều trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Trong hơn 10 năm qua, nước ta luôn duy trì vị trí xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,28 tỷ USD tăng 14% về khối lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 8,3% so với năm 2018; Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích cây điều của Việt Nam năm 2021 khoảng 305 nghìn ha, tổng sản lượng hạt điều thô đạt khoảng 367,2 nghìn tấn, năng suất bình quân đạt khoảng 1,18 tấn/ha Theo Hiệp hội Điều Việt Nam - Vinacas đánh giá năm 2021 nước ta đã xuất khẩu hơn 609,26 nghìn tấn nhân hạt điều với tổng kim ngạch gần 3,75 tỷ USD, tăng 16,81% so với năm trong 2020 Đa phần nhân hạt điều được xuất khẩu theo đường chính ngạch và chủ yếu bằng đường biển tới hơn
100 thị trường trên thế giới Song song đó, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 3,149 triệu tấn hạt điều dạng thô của nguyên liệu để xử lý Như vậy, nước ta vẫn giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân hạt điều, chiếm 75% tổng sản lượng nhân hạt điều xuất khẩu của toàn thế giới, chiếm khoảng 90% thị phần tại Mỹ
và Trung Quốc, 80% tại Hà Lan, 60% tại Đức… Năm 2022, ngành điều nước ta tiếp tục đặt ra mục tiêu là giữ ổn định về lượng, tăng chất lượng và giá bán sản phẩm; duy trì được diện tích canh tác nguyên liệu hạt điều , năng suất bình quân sẽ đạt từ 1,25 tấn/ha trở lên, tổng sản lượng điều thô dự kiến đạt khoảng 370 nghìn tấn, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8 tỷ US
Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu sang hơn 90 thị trường trên thế giới, qua đó cho chúng ta thấy hạt điều nước ta ngày càng được thị trường thế giới ưa thích Song song đó, ngành công nghiệp chế biến điều cũng phát triển rất nhanh Ở nước
ta, hạt Điều là một trong những sản phẩm từ nông nghiệp đầu tiên được chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu dạng thô sang xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến Trong thành tựu đó đã có sự đóng góp không nhỏ của ngành điều tỉnh Bình Phước cả về diện tích và sản lượng, năng lực chế biến và năng lực xuất khẩu Hiện nay, cả nước
có khoảng 26 tỉnh, thành phố trồng cây điều với tổng diện tích là khoảng hơn 300 ngàn ha, tổng sản lượng khoảng trên 252 ngàn tấn, riêng tỉnh Bình Phước chiếm
Trang 19khoảng hơn 50% diện tích, tổng diện tích hơn 134 ngàn ha và tổng sản lượng
khoảng 152,6 ngàn tấn Trong tổng cơ cấu cây trồng của tỉnh Bình Phước thì cây
điều đứng thứ hai sau cây cao su về diện tích và cây điều đã đóng góp lớn vào cơ
cấu GDP của cả tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 40-50 ngàn người lao động địa
phương và các tỉnh khác, vì vậy tỉnh đã xác định là cây trồng chủ lực Mặt khác,
Hoạt động thu mua hạt điều và sản xuất chế biến điều tại tỉnh Bình Phước đã hình
thành và phát triển trong nhiều năm qua với khoảng hơn 200 doanh nghiệp và hơn
400 cơ sở chế biến, công nghệ chế biến tiếp tục được đổi mới, sử dụng công nghệ tự
động hóa ngày căng tăng cao Nhiều doanh nghiệp chế biến của địa phương đang
dần theo xu hướng là đa dạng hóa sản phẩm bằng nghiên cứu, áp dụng công nghệ
mới, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, đầu tư phát triển sản phẩm chế
biến sâu hơn Đến nay, có khoảng hơn 31 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu,
kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân của Bình Phước năm 2019 khoảng 98.300 tấn
nhân/ năm, trị giá 765 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu điều thô khoảng 495.000
tấn, giá trị 855 triệu USD Trong tỉnh có khoảng 20 doanh nghiệp chế biến sản
phẩm nhân điều ăn liền với công suất khoảng 4.360 tấn/năm chủ yếu là rang muối.1
Bảng: Năng suất hạt điều toàn quốc giai đoạn 2011-2022
Trang 20Bảng: Năng suất điều bình quân của tỉnh Bình Phước trong năm 2022
2023 ước đạt 1,1 tấn/ha Ngành sản xuất hạt điều được quan tâm thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức tạo sự liên kết phù hợp với điều kiện sản
xuất và nhu cầu của nông dân và có các chuỗi như: Chuỗi điều hữu cơ có khoảng
3.007 ha/152.007 ha (chiếm 1,98%); liên kết sản xuất có 15 hợp tác xã với diện tích
điều khoảng 4.867,3 ha; Hợp tác vùng nguyên liệu có 8 doanh nghiệp tham gia đăng
ký chỉ dẫn địa lý liên kết, Bình Phước là địa phương duy nhất trong nước được công
nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây điều
Từ những lợi thế về vùng nguyên liệu kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
ngành chế biến hạt điều trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực, đã
góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, giải
quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển Tuy
nhiên, hiện nay các cơ sở chế biến hạt điều phân bố không đồng đều, tỷ lệ các
doanh nghiệp lớn không nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở,
kinh doanh hộ gia đình; Năng lực quản lý còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý được đào tạo còn ít; Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung
chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn Các cơ sở chế biến vẫn tập
trung chủ yếu ở khâu chế biến thô, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào khâu chế biến sâu
Trang 21do đó lợi nhuận mang lại chưa cao; Vấn đề xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm ít doanh nghiệp quan tâm Đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP,…
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở CNNT chế biến điều và thực hiện có hiệu quả đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020 theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND và đề án đổi mới công nghệ theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới công nghệ đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu đối với sản phẩm điều Bình Phước Giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030 Hoạt động khuyến công giai đoạn 2010-2020 đã hỗ trợ cho
101 cơ sở CNNT chế biến điều, với kinh phí là 22,3 tỷ đồng, trong đó được Bộ Công Thương phê duyệt đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát triển chế biến hạt điều giai đoạn 2018 – 2020” với tổng kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ: 11,85 tỷ đồng Công tác hỗ trợ tập trung vào một số nội dung như: xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại; nâng cao năng lực quản lý, phát triển sản phẩm, đào tạo lao động và tổ chức các Hội nghị về chuyên ngành điều,…vv Các cơ sở CNNT chế biến điều, đặc biệt là các cơ sở chế biến sâu (hạt điều thành phẩm) với quy mô còn nhỏ, lẻ sau khi được hỗ trợ đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, năng lực quản lý, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đã từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới góp phần phát triển ngành chế biến điều bền vững Sự phát triển của ngành điều góp phần tích cực vào sự phát triển công nghiệp nói chung và CNNT nói riêng theo định hướng của tỉnh, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong GDP của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa nông thôn, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho lao động, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Trang 22Ngoài những kết quả đạt được hoạt động khuyến công hỗ trợ ngành điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn một số hạn chế cụ thể như: Các đề án khuyến công
hỗ trợ ngành điều chưa được đa dạng hóa, mới tập chung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, đào tạo nghề, phát triển sản phẩm; Các doanh nghiệp chế biến điều thường mang tính tự phát, quy
mô hộ gia đình nên hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chính Mặt khác, ảnh hưởng của giá cả thị trường đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình đầu tư của các cơ sở CNNT chế biến điều Vì vậy một số cơ sở CNNT đăng ký hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công đã không triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; Các cơ sở CNNT thường chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh là chính, tâm lý ngại quan hệ với cơ quan Nhà nước, ngại hồ sơ thủ tục rườm rà vẫn còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ các cơ sở CNNT Mức độ trao đổi thông tin hai chiều với cơ quan Nhà nước còn thấp Công tác tuyên truyền chính sách khuyến công ở cấp xã đến các cơ sở sản xuất CNNT vẫn chưa thực sự được chú trọng
Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh tình hình thế giới vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, nên việc tăng trưởng kinh tế trên thế giới có khả năng sẽ phát triển chậm lại hơn giai đoạn trước; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ và đang tiếp tục có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội; mặt khác việc biến đổi của khí hậu ngày càng tăng về tác động và cường độ; trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả của thị trường trong nước cũng như thế giới đối với các sản phẩm của điều; đặc biệt là dịch Covid-19 xảy ra trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Bình Phước, ngành điều Bình Phước đang gặp nhiều trở ngại, thách thức Vì vậy, để phát triển ngành điều bền vững thì trong thời gian tới hoạt động khuyến công tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất chế biến hạt điều như: tập trung đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm điều sau chế biến; Tăng nguồn hỗ trợ kinh phí khuyến công: ưu tiên đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, áp dụng sản xuất sạch hơn; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công
Trang 23nghệ chế biến hạt điều gắn với việc đào tạo công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý; nghiên cứu kỹ thuật công nghệ mới để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm (sản phẩm mới) từ hạt điều phục vụ thị hiếu của từng thị trường Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại, tổ chức “kết nối cung - cầu giữa đơn vị sản xuất với hệ thống phân phối” theo mục tiêu đẩy mạnh phát triển tiêu thụ nội địa Phát triển thương hiệu, gắn với thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
áp dụng tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP, …trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng ngày càng hội nhập sâu và rộng với thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, sự cạnh tranh gay gắt hơn, ngoài những cơ hội, doanh nghiệp còn đứng trước những khó khăn, thách thức Nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi phát triển phải phải bền vững, các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá lại cả quá trình hoạt động từ khi còn đang nghiên cứu cho đến khi sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm như vậy mới xác định được lợi thế cạnh tranh của mình nằm
ở giai đoạn nào và có chiến lược phát triển dựa trên thế mạnh của mình Đối với nhà nước cần có những chính sách cần thiết, quan trọng để cùng tháo gỡ những khó khăn đối với quá trình khởi điểm ban đầu như: bắt đầu ý tưởng nghiên cứu cho đến sản xuất các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm Trước tình hình đó, chuỗi giá trị sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, thế nên nếu chúng ta không xây dựng được chuỗi giá trị sản phẩm sẽ rất khó để cạnh tranh và đưa được các sản phẩm của Việt Nam ra trường quốc tế
Như vậy, mặc dù ngành điều Việt Nam đã phát triển tương đối mạnh, nhưng theo Hiệp hội Điều Việt Nam VINACAS thì ngành điều ở Việt Nam sản xuất hiện vẫn còn rất nhỏ, lẻ nên dễ dẫn bị ép giá ngay trên sân nhà Một số doanh nghiệp có nhà máy chế biến hạt điều có kết quả tốt, nhưng sau đó họ lại chuyển sang làm thương mại thay vì tiếp tục nghiên cứu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho sản xuất chế biến Việc nâng cấp chất lượng cũng như sản lượng nhân điều là điều bắt buộc
Trang 24với ngành điều Phụ thuộc phần lớn vào việc đầu tư vào máy móc chế biến, tăng năng suất chế biến lên gấp nhiều lần, hiện nay, ngành điều nước ta đã trở thành nước 46 đứng đầu về xuất khẩu hạt điều Tỉnh Bình Phước nhờ vậy đã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, chế biến hạt điều ở Việt Nam Qua hơn 30 năm phát triển
và trưởng thành, ngành điều nước ta đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới Ngành điều nước ta vẫn đứng trước sự lựa chọn: tiếp tục đầu tư cho công nghệ, đổi mới thiết bị trong sản xuất nhằm giữ vững vị thế xuất khẩu nhân hạt điều
sơ chế, mặt khác, đầu tư cho nhân điều để tập trung nguồn lực cho phát triển chế biến sâu trong chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh hạt điều toàn cầu Mục tiêu của tỉnh Bình Phước đặt ra, sẽ xây dựng ngành điều phát triển theo chiều hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị cao, phát triển ngành điều Bình Phước có thương hiệu và có chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng Bình Phước cũng sẽ sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến hạt điều theo chiều hướng quy mô lớn hơn, thiết bị và công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng để đủ sức cạnh trạnh trên thị trường của thế giới Tổ chức thực hiện và thực hiện tốt hơn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về các điều kiện để nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp chế biến Kiên quyết xử lý nghiêm túc các doanh nghiệp, cơ sở không đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm Để đạt được các mặt nêu trên, ngành Điều nước ta hiện nay và của tỉnh Bình Phước nói riêng đang đặt ra việc đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực, củng cố hạ tầng cơ sở, phát triển công nghệ hiện đại để sản xuất và phát triển theo hướng bền vững
1.3 Nội dung và tiêu chí phát triển ngành chế biến hạt điều
1.3.1 Giữ ổn định về lượng, tăng chất và giá
Giữ ổn định về sản lượng và đẩy mạnh việc phát triển chất lượng hạt điều và giữ bình ổn giá là tiêu chí hàng đầu, đặt ra cho ngành sản xuất và chế biến hạt điều
Để làm được điều này đòi hỏi có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng mới và sửa đổi các tiêu chuẩn liên quan, tổ chức tuyên truyền và thực hiện tốt nhằm góp phần bảo vệ chất lượng và thương hiệu của ngành điều tỉnh Bình Phước
Trang 25nói chung và tại thị xã Phước Long nói riêng; đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước
1.3.2 Nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, chế biến hạt điều
“Để giữ được tốc độ phát triển bảo đảm tính ổn định và bền vững, ngành điều Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề xem xét và cần được quan tâm giải quyết Trong đó, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao sản lượng sản phẩm điều nhân nội địa; hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật các công nghệ mới; tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
và các cơ sở sản xuất điều bảo đảm chất lượng”
Ngoài ra, cần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng lao động, trình độ tay nghề công nhân tại các cơ sở chế biến điều; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm từ điều
và nhân điều; áp dụng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần không nhỏ để giải chi phí trong chế biến hạt điều
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong chế biến hạt điều; giới thiệu dây chuyền công nghệ trong sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu; áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến hạt điều và tiết kiệm năng lượng trong chế biến hạt điều
1.3.3 Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt điều theo chiều sâu và chiều rộng
- Chú trọng phát triển vùng nguyên liệu ổn định theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị, tạo thế mạnh cho ngành chế biến hạt điều, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng và chế biến điều Tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học
- công nghệ cùng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hạt điều như: hỗ trợ các kỹ thuật, triển khai các mô hình thâm canh, rải vụ, thu hoạch nhiều lần trong cùng một năm để phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Phước; thực hiện việc tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng làm tỷ lệ ra hoa, đậu quả, áp dụng phương pháp tưới chủ động ở những nơi có nguồn nước thuận lợi ; hỗ trợ cây giống để tái canh thay thế các vườn điều già, năng suất thấp bằng những giống điều địa phương đợc tuyển chọn có chất lượng, năng suất Bước đầu tiên là tập trung phát triển các vùng trồng điều chung, không manh mún,, canh tác hữu cơ, đảm bảo an toàn, đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường, sản xuất xanh gắn với lợi ích cộng đồng
Trang 26- Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết chuỗi giá trị, phát huy hiệu quả chuỗi liên kết, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm ổn định đầu ra và ổn định trên thị trường Tạo sự liên kết các hộ dân trồng điều trên địa bàn để cùng áp dụng kỹ thuật thâm canh, cùng mua vật tư đầu vào, cùng bán sản phẩm, nhà nước hỗ trợ thông qua các mô hình liên kết sản xuất Đặc biệt tạo sự liên kết giữa những cơ sở thu mua, chế biến với hợp tác xã, tổ hợp tác trồng điều để ổn định vùng nguyên liệu Mặt khác, tạo sự liên kết giữa các cơ sở chế biến hạt điều , thu mua thương mại, nhằm tăng hơn nữa sức mạnh và khả năng cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điều toàn thế giới, tổng hợp đa dạng giá trị dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng cường chuyển đổi số, kết tinh tài nguyên địa phương với các kỹ thuật, công nghệ chế biến tiên tiến và cả bản sắc văn hoá - xã hội, tạo thành thương hiệu cho sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước
- Ứng dụng khoa học và công nghệ để tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của thị trường trong nước và ngoài nước, thúc đẩy ngành điều phát triển bền vững hơn, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị hạt điều toàn cầu Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ nhân hạt điều phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có yếu tố tăng cường bảo vệ môi trường nhằm gia tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thương hiệu điều của tỉnh Bình Phước trên thị trường quốc tế
- Nhà nước tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xúc tiến thương mại,
có kế hoạch dự báo và nghiên cứu thị trường xuất khẩu ở các nước và trên thế giới
để phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, gắn sản phẩm chế biến với chỉ dẫn địa lý của tỉnh Bình Phước
- Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm Ưu tiên đào đạo nguồn nhân lực, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân tiên phong, đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến hạt điều Tăng cường áp dụng chuyển đổi số, tự động kết nối điện thoại thông minh, xây dựng các phần mềm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
- Ban hành các chính sách: Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người trồng điều, chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu trồng điều tập trung; tăng cường ưu đãi hơn về vốn vay để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để đầu tư đổi mới trong công nghệ chế biến điều; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến điều có công nghệ hiện đại và thị trường tiêu thụ lớn vào các cụm công nghiệp của tỉnh để tạo thành khu, cụm liên kết chế biến tập trung, đạt chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, có khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Phước và các tỉnh, vùng
Trang 27lân cận, đảm bảo đủ năng lực, giữ vai trò trụ cột dẫn dắt chuỗi giá trị ngành điều; chính sách liên kết tiêu thụ sản phẩm điều
1.3.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm hạt điều
Kiểm nghiệm chất lượng hạt điều là vô cùng quan trọng với những ý nghĩa sau:
– Đánh giá chất lượng sản phẩm 1 cách trung thực và khách quan, nâng cao giá trị hạt điều, giúp sản phẩm luôn giữ được giá bán cao trên thị trường
– Tạo ra thương hiệu chất lượng và uy tín cho nhà sản xuất , đầu tư dù ở trong nước hay thế giới
– Mang lại cho thị trường tiêu thụ hạt điều có sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng, chống được những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất
xứ, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng
Để có được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm hạt điều chất lượng chúng ta đều phải trải qua những đánh giá tiêu chuẩn khác nhau dưới đây:
• Tiêu chuẩn về ngoại quan
Đối với sản phẩm hạt điều chất lượng thì khi nhìn vào chúng ta sẽ đánh giá ngoại quan qua mắt về: màu sắc, trạng thái, mùi vị
Màu sắc : hạt điều đã qua sơ chế có thể sử dụng được ngay thì thường có màu vàng nhạt, hạt bóng và mượt Tuy nhiên hạt điều cũng được phân chia theo cấp độ màu khác nhau bao gồm màu trắng, vàng và nâu Màu sắc này sẽ phụ thuộc theo từng cấp độ mà nhà sản xuất muốn phân loại
Trạng thái : Hạt điều phải còn nguyên hạt, không bị vỡ nát, tùy vào quy trình sản xuất hạt điều còn nguyên lớp vỏ mỏng hay đã được làm sạch tuy nhiên khi sờ vào hạt điều khô, giòn và không dập nát
• Tiêu chuẩn về dinh dưỡng
Một trong những bước kiểm nghiệm hạt điều cực kỳ quan trọng, nó đánh giá được khả năng dinh dưỡng của sản phẩm sau khi được chế biến có chất lượng và an toàn vệ sinh hay không là : Chất béo, Protein, Carbohydrate, Năng lượng, Độ ẩm, Tạp chất
Trang 28• Chuẩn về vi sinh học
Trong thực phẩm , bộ Y Tế đã đưa ra một số giới hạn nhất định về ô nhiễm sinh học và hóa học mà bản thân nó được phép và không được phép với các tiêu chí:
Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Cl.perfringens, B.cereus, Salmonella, Tổng số bào tố nấm mốc – men, Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng số
Ngoài ra còn 1 số tiêu chuẩn về hạn mức kim loại có trong thực phẩm bao gồm:
Hàm lượng asen (As), Hàm lượng chì (Pb)
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều
1.4.1 Yếu tố khách quan
Dây chuyền sản xuất hiện đại:
Như chúng ta đã biết, thế giới đang chịu sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng công nghệ và thành tựu khoa học kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành, nghề nào trên thị trường Ngành điều Việt Nam cũng không ngoại lệ, hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hạt điều đang thực hiện áp dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ cao trong loạt quy trình sản xuất thành phẩm Nhiều doanh nghiệp đã vay vốn của ngân hàng chính sách và lấy tiền vốn của đơn vị để mua sắm, làm mới lại hệ thống vật tư phục
vụ sản xuất như: máy rang hạt điều, tách hạt điều tự động, máy bắn màu các động thái này đã hạn chế sức lao động và hạn chế số lượng người lao động trong doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất về lâu, dài Như vậy, cho thấy ngành điều Việt Nam đang rất chú trọng áp dụng công nghệ cao, hiện đại trong tất cả các khâu, nhằm cho ra năng suất và sản lượng điều cao nhất phục vụ xuất khẩu
1.4.2 Yếu tố chủ quan
Hạt điều chất lượng cao là một trong số những tiêu chí giúp hạt điều nước ta nhận được sự hài lòng của người tiêu dùng đến từ nhiều quốc gia khác nhau Hạt điều Việt Nam có mùi vị đặc trưng: thơm nồng, vị béo, ngậy, thơm bùi Mặn, ngọt, béo và hậu của vị là độ ngọt thanh, đây chính là những mùi vị tập hợp trong hạt
Trang 29điều Việt Nam Nói đến đến chất lượng hạt điều của nước ta thì không thể không nói đến chất lượng hạt điều của tỉnh Bình Phước Mặt khác, Bình Phước có thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù nên hạt điều còn được đánh giá cao hơn so với điều loại A
cồ (còn gọi là điều cao sản ) của Campuchia, mặc dù kích thước nhỏ hơn nhưng hạt điều Bình Phước lại có vị ngậy, béo, thơm bùi trong khi hạt điều loại A cồ to hơn nhưng chất lượng không thể so sánh với hạt điều của tỉnh Bình Phước
Từ những ưu việt của chất lượng, mùi, vị của hạt điều nêu trên, thì ngành điều của thị xã Phước Long nói riêng vẫn còn các khó khăn như: các đề án khuyến công hỗ trợ ngành điều chưa được đa dạng hóa, mới tập chung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, đào tạo nghề, phát triển sản phẩm; Các doanh nghiệp chế biến điều thường mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình nên hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chính Mặt khác, ảnh hưởng của giá cả thị trường đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình đầu tư của các cơ sở CNNT chế biến điều
1.4.3 Điều kiện tự nhiên
Với điều kiện tự nhiên vốn có, cây điều thích hợp trồng tại những nơi có khí hậu nhiệt đới Ở nước ta, cây điều được trồng chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên Tuy nhiên, với điều kiện sinh thái, địa hình đồi núi có đất đỏ bzan màu mỡ, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt cùng nhiệt độ khá ổn định thì nơi rất phù hợp cho việc trồng điều chính là vùng Đông Nam Bộ - vùng trồng điều
có quy mô và chất lượng đứng đầu cả nước, nơi mà có “thủ phủ” điều Bình Phước Bình Phước được biết đến như một vùng đất cực kì thuận lợi cho sự phát triển của cây điều Với đất đỏ, đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh Vùng đất này rất thuận lợi cho sự phát triển tốt nhất của cây điều, mang lại năng suất và chất lượng rất cao Theo đánh giá của người dân tại thị xã Phước Long khả năng kháng bệnh cây điều do hệ thống miễn dịch và cơ chế tự bảo vệ thấp hơn các loại cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, cà phê,…chiếm tỷ lệ cao đến 49.3% Nguyên nhân do điều kiện thời tiết thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu,
Trang 30bệnh phát tán gây hại cho cây điều Vì vậy cần chú ý các giai đoạn sinh trưởng và sâu, bệnh hại chủ yếu để có những biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh một cách có hiệu quả, kịp thời và nhanh chóng
1.5 Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển ngành chế biến hạt điều
Bài toán mất mùa - được giá luôn là vấn đề nan giải đối với việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và ngành điều nói riêng
Bài học kinh nghiệm từ Tây Nguyên- một trong những khu vực có diện tích cây công nghiệp lớn nhất cả nước để thấy rõ điều này
Ngoài giảm năng suất, giá hạt điều cũng giảm hơn 5.000 đồng/kg Trong vụ
2021, giá bình quân hạt điều tươi đạt 30.000 đồng/kg, đầu niên vụ 2022 giảm xuống mức 22.000-25.000 đồng/kg Trong khi đó, giá cả vật tư, phân bón, công lao động đều tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao Thực tế, do mất mùa, rớt giá, người trồng điều ở Tây Nguyên đang phải bù lỗ từ 20 đến 30 triệu đồng/ha Hiện nay, toàn vùng Tây Nguyên đang sản xuất 83.900ha điều Phần lớn diện tích cây điều của Tây Nguyên hiện nay đã trồng trong hơn 20 năm trước và thuộc chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc Do trồng ở vùng đất cằn cỗi, thiếu nguồn nước, thiếu các quy trình sản xuất phù hợp nên sản lượng hạt điều thu được ở các tỉnh Tây Nguyên thường thấp hơn các vùng khác
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, ngành quản lý nông nghiệp và từ thực tiễn sản xuất của người nông dân, năm nay cây điều ở Tây Nguyên mất mùa là do
số lượng lớn diện tích điều đã bước sang giai đoạn già cỗi Mặt khác, vào thời điểm điều ra hoa (khoảng đầu năm âm lịch), thời tiết ở khu vực này thay đổi bất thường,
có nhiều trận mưa trái mùa khiến một phần hoa bị rụng, số khác thì bông khô không đậu quả
Diện tích lớn cây điều hiện có ở các tỉnh Tây Nguyên đa số tập trung trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Vì vậy, khi cây điều mất mùa và rớt giá như năm nay, người trồng thua lỗ sẽ kéo theo những khó khăn như đời sống của hàng trăm nghìn hộ nông dân ở Tây Nguyên thua lỗ, thậm chí lâm cảnh nợ nần do vay mượn đầu tư cho vườn điều trước đó Đứng trước thực trạng
Trang 31điều mất mùa, rớt giá, nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đang tính đến việc cưa, chặt vườn điều, chuyển sang cây trồng khác
Hiện nay, cả nước đang sản xuất 300.000ha điều, trong đó hơn 280.000ha đã cho thu hoạch với sản lượng bình quân đạt 350.000 tấn hạt tươi/năm, năng suất trung bình 1,25 tấn hạt tươi/ha Từ thực tế, khi sản lượng điều ở các tỉnh Tây Nguyên mất mùa,rớt giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điều chung của cả nước Trong khi đó, hằng năm, nước ta đang phải nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn hạt điều thô cho các doanh nghiệp chế biến điều nhân xuất khẩu Vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với ngành trồng điều nói riêng, chính quyền địa phương, nông dân
và Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cần phảo làm gì để phát triển cây điều bền vững, từng bước hướng đến mục tiêu chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước cho các nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu hiện có; giữ vững vị thế của nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới
Như vậy có thể thấy, bài học kinh nghiệm lớn nhất đặt ra cho ngành điều tại Thị xã Phước Long, Bình Phước là duy trì ổn định về giá cho nguồn hạt điều thô
Để có nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất bền vững thì đòi hỏi cần phải nguồn nguyên liệu đầu vào được chọn lọc kỹ càng và bình ổn về giá Tuy nhiên đây
sẽ là bài toán lớn cho ngành điều Phước Long và đòi hỏi cần có sự chung tay của nhiêu cơ quan liên ngành phối hợp để giữ ổn định giá điều
Tiểu kết chương 1
Chương 1 Khái quát về ngành công nghiệp chế biến chung để từ đó cho ta
thấy ngành chế biến hạt điều là một ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, có thể hiểu công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và công nghiệp chế biến hạt điều nói riêng là một bộ phận hợp thành của công nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nó cũng có tính đồng bộ liên ngành trong phát triển
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành chế biến hạt điều
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Phước Long cách thành phố Đồng Xoài khoảng 40 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 145 km.Thị xã Phước Long có diện tích 118,83 km², dân
số năm 2019 là 54.160 người ( Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2019),
quy đổi tương đương 81.200 người Diện tích Thị xã Phước Long nằm trên thềm địa chất phun trào mắc ma xâm thực lộ thiên vào kỷ Kanozoi, địa hình Phước Long thuộc miền núi thấp chuyển tiếp lên cao nguyên có địa hình dốc và bị chia cắt mạnh
mẽ với nhiều dãy đồi đất đỏ bazan uốn lượn tiếp nối những dãy đồi bazan là vùng đất trũng mạnh như thung lũng, bưng, bàu Nghiêng từ Đông Bắc sang Tây nam, độ cao từ khoảng 110m - 263m Cao nhất là núi Bà Rá với độ cao là 736m Có 3 dạng chính như sau:
Phước Long có khí hậu nhiệt đới gió, ít có gió bão, có nền nhiệt cao đều quanh năm trung bình khoảng 26 - 27 °C Thị xã Phước Long có 2 mùa đặc trưng: Mùa khô và mùa mưa; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 giảm nhanh vào tháng 11, Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và tháng 4 năm sau, lượng mưa dồi dào trung bình khoảng 2700mm Từ thực tế, điều kiện tự nhiên từ địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng đang rất ưu ái cho thị xã Phước Long Chính vì vậy Phước Long cũng là một trong những khu vực trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất tại Đông Nam
Bộ
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị xã Phước Long được coi là “chợ” mua bán, trao đổi hàng hóa, và cái
“nôi” chế biến nông sản của khu vực lân cận
Cây điều đã trở thành cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh và Bình Phước và đặc biệt là thị xã Phước Long vẫn đang là thủ phủ cây điều của cả nước
Trang 33Đầu tiên, cây điều được trồng chủ yếu dùng để ăn trái, sau đó chuyển sang trồng điều cao sản để lấy hạt xuất khẩu Khi sản lượng tăng lên đáng kể, bán ra ngoài một
số tỉnh khác của Miền Đông Nam bộ và Miền Tây Nam bộ Cây điều có nguồn gốc
từ Braxin, du nhập vào miền Nam Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, nhưng đến năm
1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, cây điều mới chính thức
có tên trong danh mục cây trồng ở tỉnh Sông Bé, nay là Bình Phước
Tuy vậy, cây điều chỉ bắt đầu chú trọng ở cuối thập niên 1980 khi người dân được khuyến khích trồng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và lấy hạt để xuất khẩu Đến năm 1990, cây điều trên địa bàn mới phát triển mạnh, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm thì ngành điều ở Việt Nam cũng như của tỉnh Bình Phước mới có bước phát triển mạnh vào năm 2010
Năm 1991 có 19.651 ha thì năm 1996 là 54.148 ha, năm 2010 tăng lên 155.745 ha, diện tích tăng nhanh Do tính toán kinh tế hiệu quả, người dân đã chuyển đổi cây trồng từ trồng điều sang trồng cao su nên diện tích điều giảm dần: Năm 2012 giảm xuống còn 140.128 ha và năm 2013 còn 134.912 ha Sản lượng năm 1991 từ 5.000 tấn tăng lên 13.452 tấn năm 1996 và 150.593 tấn của 2011, sau
đó giảm còn 123.278 tấn vào năm 2013
Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 230 doanh nghiệp, trong đó có 229 doanh nghiệp ngoài nhà nước; 1.249 hộ cá thể chế biến hạt điều nhân, thu hút 33.687 lao động tham gia, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước có 19.795 lao động; tập trung
ở một số huyện, thị như: Thị xã Phước Long (553 cơ sở, 14.269 lao động); huyện
Bù Gia Mập (538 cơ sở, 11.481 lao động); huyện Bù Đăng (111 cơ sở, 2.646 lao động); huyện Đồng Phú (83 cơ sở, 2.121 lao động); thành phố Đồng Xoài (29 cơ sở,
545 lao động); huyện Chơn Thành (2 cơ sở, 325 lao động) và tập trung nhiều nhất tại Thị xã Phước Long (553 cơ sở, 14.268 lao động)
Sản lượng điều nhân chế biến trên địa bàn tỉnh tăng từ 26 tấn trong năm 1993 lên đến 743 tấn năm 1996 và năm 201372.445 tấn Sản lượng xuất khẩu 25.855 tấn,
Trang 34kim ngạch 172,7 triệu USD vào năm 2013, góp phần đưa ngành điều Việt Nam vươn lên hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ
Đến nay, nhiều công đoạn trong quy trình chế biến điều nhân đã được thực hiện theo công nghệ hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị chế tạo trong nước và kết hợp với thủ công Năm 2013, ngoài các doanh nghiệp còn có 1.247 cơ sở kinh tế cá thể với 13.709 lao động (tập trung phần lớn ở thị xã Phước Long) tham gia vào các công đoạn của quy trình chế biến điều nhân
Trước đây, nghề chế biến hạt điều được hình thành một cách tự phát, dễ làm, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều, không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao Nhưng đến nay, ngành điều đang đối mặt với những khó khăn về kinh phí để thu mua, dự trữ điều thô, trong khi giá cả nguyên liệu và sản phẩm để xuất khẩu không ổn định, công nghệ chế biến còn lạc hậu, khó cạnh tranh
Thị xã Phước Long là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều, tuy nhiên đây chỉ mới là những cơ sở nhỏ lẻ, bóc tách thủ công Ngành chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã còn phát triển một cách tự phát và chưa
có quy hoạch từ trước nên vẫn còn tình trạng các nhà máy nằm xen kẽ trong khu dân cư, công nghệ xử lý chất thải chưa đạt chuẩn kéo theo nhiều hệ lụy về vấn đề môi trường Các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động này đã xả, thải ra khối lượng lớn khói bụi, nước thải và tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nhân
Hiện nay các cơ sở chế biến điều phân bố không đồng đều, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn không nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở kinh doanh hộ gia đình; Năng lực quản lý còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý được đào tạo còn ít; Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn Các cơ sở chế biến vẫn tập trung chủ yếu ở khâu chế biến thô, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào khâu chế biến sâu do đó lợi nhuận mang lại chưa cao; Vấn đề xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm ít doanh nghiệp quan tâm Đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP,…
Trang 35Mặt khác thị xã Phước Long vẫn còn những khó khăn chung như: các đề án khuyến công hỗ trợ ngành điều chưa được đa dạng hóa, mới tập chung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, đào tạo nghề, phát triển sản phẩm; Các doanh nghiệp chế biến điều thường mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình nên hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chính Mặt khác, ảnh hưởng của giá
cả thị trường đối với nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình đầu tư của các cơ sở CNNT chế biến điều Vì vậy một số cơ sở CNNT đăng ký hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công đã không triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; Các cơ sở CNNT thường chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh là chính, tâm lý ngại quan hệ với cơ quan Nhà nước, ngại hồ sơ thủ tục rườm
rà vẫn còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ các cơ sở CNNT Mức độ trao đổi thông tin hai chiều với cơ quan Nhà nước còn thấp Công tác tuyên truyền chính sách khuyến công ở cấp xã đến các cơ sở sản xuất CNNT vẫn chưa thực sự được chú trọng
2.2 Thực trạng phát triển ngành chế biến hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.2.1 Diện tích cây trồng và sản lượng hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Thị xã Phước Long đến nay có tổng diện tích cây điều khoảng 5.120 ha
(theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước công bố) và đang có xu hướng giảm Từ năm 2010 đến nay năng suất điều chỉ dao
động khoảng 1,2 đến 1,6 tấn/ha, có thời điểm năng suất cao nhất cũng chỉ đạt trung bình 1,8 tấn/ha Có nhiều nguyên nhân dẫ đến sự suy giảm của diện tích trồng điều, một trong số đó là do sự tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa Diện tích đất nông nghiệp trong đó có diện tích đất trồng điều ngày càng suy giảm
Trang 36Hecta 5,564 5,244 5,192 5,158 5,135 5,130 5,125 5,120 Tấn 6,477 5,754 4,066 6,521 7,026 6,780 6,570 6,502
(Bảng thống kê diện tích và sản lượng hạt điều tại thị xã Phước Long theo từng năm, theo Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước)
Song chất lượng hạt điều của thị xã Phước Long có chất lượng dinh dưỡng cao, thơm, ngon được các thị trường lớn trên thế giới công nhận Điển hình là liên tục từ năm 2010 đến năm 2020, chất lượng sản phẩm và tổng sản lượng hạt điều tại Phước Long nói riêng và ngành điều tại Bình Phước nói chung luôn lọt top đầu của cả nước
Ban thường vụ Thị ủy Phước Long đã lãnh đạo UBND thị xã, phòng kinh tế
đề ra nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong điều từ nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội; năm 2020 giải ngân 20.933 triệu đồng/430 hộ; năm 2021 giải ngân 16.128 triệu đồng/316 hộ và đến 30/6/2022 giải ngân 19.792 triệu đồng/342 hộ Đồng thời đã hỗ trợ nông dân tái canh vườn điều già cỗi, năng suất thấp
Theo mục tiêu của nghị quyết 11 do Ban thường vụ Thị ủy Phước Long ban hành thì năng suất trồng triều phải phải đạt từ 2,5 tấn đến 4,5 tấn/ha, điều này cho thấy chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể luôn sát sao quan tâm đến
sự phát triển của ngành chế biến hạt điều- một trong những ngành kinh tế chủ lực của Thị xã Phước Long nói riêng cũng như của tỉnh Bình Phước nói riêng
Ngành điều thị xã Phước Long cũng như của tỉnh Bình Phước nói chung đang tồn tại nhiều khó khăn như: năng suất thấp; khả năng cạnh tranh kém, giá cả không ổn định; diễn biến thời tiết bất thường dẫn đến việc người dân ít quan tâm đầu tư thâm canh để tăng năng suất; sản xuất điều manh mún, lại phân bố chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa nơi có cơ sở hạ còn yếu kém nên làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm; liên kết phát triển vùng nguyên liệu mới chỉ dừng lại
ở các tổ hợp tác, hợp tác xã; và thu mua ở các vùng nguyên liệu khác, chưa thực sự
Trang 37ứng dụng triệt để thành tựu khoa học - kỹ thuật… đã ảnh hưởng tới năng suất, sự phát triển ngành điều của thị xã Phước Long
2.2.2 Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ cho ngành chế biến hạt điều tại Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Thị ủy Phước Long nói riêng và các ban ngành khác tại địa phương nói chung luôn tích cực xúc tiến và thi hành những chính sách nhằm khuyến khích và gia tăng áp dụng công nghệ kỹ thuật cao đối với ngành chế biến hạt điều
Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp nhỏ
Hộ kinh doanh
1,200 người 1,350 người 800 người 705 người
( Bảng thống kê cơ sở hạ tầng phục vụ ngành chế biến hạt điều tại Phước Long năm
2021, Số liệu do tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
Trong năm 2020, Thị ủy đã ban hành nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển ngành Điều giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Sau khi Nghị quyết 11-NQ/TU được ban hành, Ban Thường vụ Thị ủy đã kịp thời chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân
để tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện Qua triển khai nghị quyết từng bước
đã làm thay đổi về nhận thức, tư tưởng của một bộ phận nhân dân trong việc tham gia liên kết sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến hạt điều chất lượng cao, tăng giá trị sản phẩm, phát triển thị trường nội địa gắn với xuất khẩu…
Trang 38Ban thường vụ Thị ủy Phước Long đã quan tâm lãnh đạo UBND thị xã thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo nông dân lựa chọn các giống điều có chất lượng địa phương phương như BP 18; BP27; BP 43…để thay thế, cải tạo các giống điều già cỗi cho năng suất thấp Từ năm 2020 đến nay đã triển khai chuyển giao khoa học kỹ thuật cải tạo được 16 vườn điều già cỗi; tư vấn hỗ trợ đưa vào trồng các dòng điều ghép năng suất cao với diện tích trồng mới khoảng hơn 300ha
Bên cạnh đó trong năm 2021 Thị xã Phước Long đã thành lập mới được 03 Hợp tác xã nông nghiệp nhằm xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị có quy mô lớn Cũng qua giám sát cho thấy BTV Thị ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo UBND thị xã phối hợp với Sở KH&ĐT ( Sở kế hoạch và đầu tư) trong việc rà soát,
đề xuất UBND Tỉnh điều chỉnh chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào ngành điều trên địa bàn Tuy nhiên do diện tích điều của thị xã Phước Long chỉ còn khoảng hơn 5.120 ha do đó nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã mà phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ ngoài địa bàn và nhập khẩu
Cũng trong niên độ giám sát thị xã Phước Long đã tổ chức tôn vinh 02 doanh nghiệp chế biến điều tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam; đề xuất Sở NN&PTNT xếp hạng “ Thương hiệu uy tín ngành nông nghiệp” cho 01 doanh nghiệp chế biến điều Qua giám sát cũng cho thấy, Ban thường vụ Thị ủy Phước Long đang nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp chế biến điều ra khỏi khu dân cư
2.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt điều trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước, mặc dù, niên vụ
2021 – 2022 mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa
và đậu trái dẫn đến sản lượng giảm, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều vẫn đạt
1 tỷ USD (tăng khoảng 100 triệu USD so với niên vụ trước), chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Trong đó chỉ riêng Thị xã Phước Long đã chiếm gần ½ tổng sản lượng điều xuất khẩu của toàn tỉnh
Trang 39Niên vụ 2021 – 2022 diện tích cây điều trên địa bàn là hơn 151.000 ha chiếm hơn 30% tổng diện tích cây nông nghiệp lâu năm và chiếm 30,22% so với tổng diện
Hiện nay, trên địa bàn Phước Long có hơn 500 cơ sở chế biến hạt điều Ngành điều của Phước Long giải quyết việc làm cho khoảng 5000 lao động nông thôn, gồm thu hái điều và làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp chế biến hạt điều Theo ngành nông nghiệp Phước Long, nguyên nhân khiến sản lượng điều niên vụ 2021 – 2022 giảm (niên vụ 2020 – 2021 đạt 9.400 tấn) là do mùa mưa kết thúc muộn, mưa rải rác nhiều đã ảnh hưởng quá trình ra hoa, đậu trái dẫn đến năng suất, sản lượng điều giảm.Hiện nay, Phước Long đang có khoảng 5.000 ha giống điều ghép, gồm giống PN1, AB 29, AB 0508
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU là thị trường lớn thứ 2, trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 122,6 nghìn tấn, trị giá 734,38 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Về cơ cấu thị trường : 11 tháng năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU Trong đó, ngành điều đã hai thị trường tốt đó là Hà Lan và Đức Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 63,43 nghìn tấn, trị giá 345,72 triệu USD, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% về trị giá Mặt khác, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 19,4 nghìn tấn, trị giá 122,65 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá Đức và Hà Lan hiện là những đối tác thương mại quan trọng của hạt điều nhập khẩu để tái xuất Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại
EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha
Trang 40Cơ cấu chủng loại: Cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Liên minh châu Âu nhìn chung có sự biến động, bên cạnh tập trung xuất khẩu chủng loại hạt điều chính W320 và W240, ngành điều Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều có giá trị cao như hạt điều W180 Trong 11 tháng qua, hạt điều W320 là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, chiếm tới 60,7% tổng lượng và 67,9% tổng kim ngạch, đạt 74,24 nghìn tấn, trị giá 497,71 tỷ USD, tăng 9,9% về lượng, nhưng giảm 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Hạt điều W320 được xuất khẩu sang hầu hết các thị trường thành viên EU Giá xuất khẩu bình quân hạt điều W320 sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt 6.705 USD/tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2020 (giai đoạn từ tháng 1 – tháng 10/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt điều W320 sang EU giảm 11,2%) Như vậy, giá xuất khẩu hạt điều W320 sang EU có xu hướng tăng trở lại 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhiều chủng loại hạt điều sang EU tăng cao, gồm: Hạt điều W240, W180, DW, W210 Ngược lại, xuất khẩu một số chủng loại hạt điều WS/WB, W450, LP và SP giảm Như vậy, ngành điều Việt Nam đang cố gắng đẩy mạnh những chủng loại hạt điều có giá trị gia tăng cao vào EU Tuy nhiên, việc xuất khẩu các chủng loại hạt điều W240, W180 vẫn ở mức thấp, mới chỉ ở dạng tiềm năng
Với kết quả đạt được trong năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang
EU đã có một năm khá thành công trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trong khâu sản xuất, thông quan và giá cước phí tăng Triển vọng xuất khẩu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá
so với năm 2021, đạt trên 155 nghìn tấn, trị giá 900 triệu USD Nhận định trên dựa trên thực tế cung - cầu, giá xuất khẩu có xu hướng có tiến triển tốt từ cuối năm
2021 Theo số liệu của Eurostat, nhập khẩu hạt điều của EU trong quý III/2021 đạt 57,8 nghìn tấn, trị giá 346,97 triệu EUR, tăng 2,7% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá Tính chung 9 tháng năm 2021, lượng nhập khẩu hạt điều của EU đạt 161,17 nghìn tấn, trị giá 955,79 triệu EUR, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2020