LỜI CAM ĐOAN Tôi đã học hiểu quy định về sự trung thực khách quan trong nghiên cứu học thuật của Học viện Ngân hàng Tôi i đ ô tr h về “Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá
Trang 1ĐINH HỮU ĐẠT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ,
CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP
KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2ĐINH HỮU ĐẠT
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ,
CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP
KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã học hiểu quy định về sự trung thực khách quan trong nghiên cứu học thuật của Học viện Ngân hàng
Tôi i đ ô tr h về “Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên” là ô tr h hi ứu h họ ủ ri tôi C t i iệu đ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Đỗ Thị Vân Trang là người
đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành công trình
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa sau đại học Học viện Ngân Hàng đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên – Kim Động, KBNN thành phố Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng ă 2024
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ 8
1.1 Khái quát về hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 8
1.1.1 Khái niệm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 8
1.1.2 Đặc điểm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 10 1.1.3 Vai trò hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 12
1.1.4 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 13
1.1.5 Phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 15
1.2 Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố 16
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố 16
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố 18
1.2.3 Lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 20
1.2.4 Tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 22
Trang 61.2.5 Đánh giá, thanh tra, kiểm soát về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp khoán 27
1.3 Tiêu chí đánh giá quản lý thuế của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 28
1.3.1 Tiêu chí định tính 28
1.3.2 Tiêu chí định lượng 29
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố 30
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 30
1.4.2 Các nhân tố khách quan 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN 35
2.1 Khái quát về thành phố Hưng Yên và Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên – Kim Động 35
2.1.1 Khái quát về thành phố Hưng Yên 35
2.1.2 Khái quát về Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên – Kim Động 38
2.2 Thực trạng hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và kết quả thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 42
2.2.1 Thực trạng hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 42
2.2.2 Thực trạng kết quả thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 44
2.3 Thực trạng quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên 45
2.3.1 Thực trạng xây dựng bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 45
Trang 72.3.2 Thực trạng lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp khoán 47
2.3.4 Thực trạng đánh giá, thanh tra, kiểm soát về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 64
2.4 Thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên 67
2.4.1.Thực trạng các nhân tố chủ quan 70
2.4.2.Thực trạng các nhân tố khách quan 712
2.5 Đánh giá chung về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên 72
2.5.1 Kết quả đạt được 72
2.5.2 Một số hạn chế 713
2.5.3 Nguyên nhân hạn chế 734
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN 77
3.1 Định hướng tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên đến năm 2025 77
3.1.1 Mục tiêu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên đến năm 2025 77
3.1.2 Phương hướng tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên đến năm 2025 78
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên 3.2.1 Tăng cường xây dựng bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 80
Trang 83.2.2 Tăng cường xây dựng kế hoạch quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 82
3.2.3 Tăng cường tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 84
3.2.4 Tăng cường đánh giá, thanh tra, kiểm soát về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán 87
3.2.5 Một số giải pháp khác 89
3.3 Một số kiến nghị 93
3.3.1 Kiến nghị Tổng cục Thuế 93
3.3.2 Kiến nghị đối với Chi cục thuế khu vực TP Hưng Yên – Kim Động 94
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020
- 2022 36 Bảng 2.2 Tình hình thực hiện thu Ngân sách của Chi cục Thuế khu vực thành phố
Hưng Yên – Kim Động giai đoạn 2020– 2022 41 Bảng 2.3: Số lượng hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên
địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 42 Bảng 2.4: Kết quả thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 44 ảng 2.5: Kế hoạch quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (so với thực hiện)
trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 50 Bảng 2.6: Tình hình kê khai thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2022 53 Bảng 2.7 Tình hình quản lý doanh thu, mức thuế hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
2020-theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020- 2022 55 Bảng 2.8 Kết quả điều chỉnh thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020- 2022 59 Bảng 2.9 Kết quả thu thuế và tỷ lệ nợ thuế của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 59 Bảng 2.10: Kết quả miễn, giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán trên địa bàn Thành phố Hưng Yên giai đoạn 2022 61 Bảng 2.11: Đánh giá của đại diện hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
2020-pháp khoán về hoạt động quản lý thuế do CQT địa phương thực hiện 63
Trang 10ảng 2.12 Tỷ lệ vi phạm quy định về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên được phát hiện giai đoạn 2020-2022 65
Hình
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên –
Kim Động 39 Hình 2.2 Cơ cấu ngành nghề hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên năm 2022 43 Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên 46
Trang 11DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
10 NTTPPK Nộp thuế theo phương pháp khoán
12 TT – HT Tuyên truyền - Hỗ trợ
Trang 12
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành thuế đã có những bước tiến bộ trong việc cải cách cơ chế quản lý thuế theo hướng tạo hành lang pháp luật trong chính sách thuế, nâng cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, đồng thời từng bước điều chỉnh các sắc thuế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Nhờ
đó, số thu từ thuế tăng đều qua các năm, luôn trở thành nguồn thu chủ yếu của đất nước Thực tế những năm qua, với một cơ chế đơn giản, năng động, lực lượng hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán của cả nước đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ vi phạm khác nhau, trong khi thực trạng quản lý hộ, cá nhân kinh doanh cũng còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả thuế ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao
Cùng với nỗ lực của ngành thuế trong cả nước, công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nói riêng trên địa bàn thành phố Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng Tuy nhiên quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nói riêng trên địa bàn thành phố Hưng Yên vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: (1) ộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên chưa được xây dựng hợp
lý với số lượng cán bộ có chất lượng, trình độ, thâm niên công tác còn thấp (2) Kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên được Chi cục thuế lập dựa theo kết quả năm trước
và theo quy định, ít điều tra phân tích những biến động kinh tế xã hội trên địa bàn được quản lý nên tính toán phân bổ nguồn lực theo mô hình chức năng chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế
và tính tự giác của nhân dân nói chung và NNT nói riêng còn thấp dẫn đến kết quả
Trang 13khi thực hiện chênh lệch rất lớn vói chỉ tiêu kế hoạch đề ra (3) Quản lý đối tượng nộp thuế là hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán chưa đạt hiệu quả, số hộ thống kê và số cá nhân, hộ đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD còn chênh lệch khá lớn Chủ yếu nhất là những hộ ở lĩnh vực vận tải tư nhân, hộ cho thuê nhà, xây dựng tư nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sáng tối, hộ, cá nhân kinh doanh thời vụ, vãng lai Tỷ lệ hộ đưa vào quản lý thuế so với số hộ thống kê được vẫn ở mức thấp vào khoảng 81% Như vậy số hộ bị thất thu thuế do không quản lý được là khoảng 19% (4) Việc kiểm tra thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên chưa được thực hiện toàn diện, xử lý vi phạm chưa đúng mức Yêu cầu đặt ra là phải tăng cường chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý thuế
đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên” làm luận văn nghiên cứu tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàì
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã tìm hiểu nhiều tài liệu có liên quan tới quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nói riêng Tiêu biểu là một số tài liệu liệt kê dưới đây:
Phan Minh Thông (2017), Quả ý thuế đ i hộ h i h h ộp thuế the ph ơ ph p h tại Chi thuế Th h ph Vi h tỉ h N hệ A , Luận văn
thạc sĩ, Học viện Ngân Hàng, Hà Nội Từ việc hệ thống hóa lý luận về quản lý thuế đối hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh; phân tích thực trạng, làm rõ ưu, nhược điểm của quản lý thuế đối hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục Thuế thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An những năm vừa qua, trong đó nhấn mạnh vào quản
lý thuế đối hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; luận văn đưa
ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ở Chi cục Thuế thành phố Vinh trong thời gian tới Tuy nhiên trong các giải pháp đề xuất vẫn còn phân tích khắc phục các hạn chế về cơ
Trang 14chế quản lý của ngành thuế nói chung mà chưa đi sâu vào những đặc thù tồn tại trong thực tiễn mà Chi cục Thuế thành phố Vinh đang gặp phải
Nguyễn Thị Xuyến (2018), Tă ờ quả ý thuế đ i với hộ h i h
h ộp thuế the ph ơ ph p h tại Chi thuế Hò V Th h ph Đ
Nẵ Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng Luận văn đã hệ thống hóa
các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Hòa Vang, TP
Đà Nẵng; chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Hòa Vang, TP Đà Nẵng trong thời gian tới Tuy nhiên, các giải pháp được tác giả đề xuất chưa thật sự bám sát các hạn chế và nguyên nhân đã rút ra trong đánh giá thực trạng, trong đó chưa có giải pháp khắc phục bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Hòa Vang
Đặng Thị Thùy Trang (2019), Tă ờ quả ý thuế đ i với hộ h
i h h ộp thuế the ph ơ ph p h tại Chi thuế Quế V tỉ h Bắ Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội Luận văn đã nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản về thuế và quản lý thuế; hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và quản lý hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Quế Võ, tỉnh ắc Ninh;
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Quế Võ, tỉnh ắc Ninh trong thời gian tới Tuy nhiên, trong phân tích thực trạng, các dữ liệu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Quế
Võ chưa được cấp nhật đầy đủ từng năm mà chỉ tổng hợp chung đến 31/12/2018, thiếu dữ liệu về kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
Trang 15theo phương pháp khoán trên địa bàn quản lý
Trần Thị Song (2019), “Tă ờ quả ý thuế đ i với hộ h i h
h ộp thuế the ph ơ ph p h tại Chi thuế Th i Th y tỉ h Th i
B h”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thương mại Nội dung chủ yếu
của luận văn là hệ thống hóa các sơ sở lý luận dựa trên phân tích thực tế quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế Thái Thụy, Thái ình Tuy nhiên, tác giả chưa xây dựng được hệ thống khái niệm về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cũng như chưa xây dựng quy trình quản lý thuế đối với
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại Chi cục thuế dẫn đến kết quả nội dung phân tích thực trạng còn chưa có sự chi tiết và khoa học để làm căn cứ để xuất giải pháp
Đặng Hữu Hiếu (2021), “N hiệu quả quả ý thuế đ i với hộ h
i h h ộp thuế the ph ơ ph p h huyệ Bắ H L C i i i đ ạ 2016-2020 tầ h đế ă 2025”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà
Nội Tác giả nghiên cứu về phân cấp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại huyện Lào Cai, kết luận về thực trạng phân cấp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
ở huyện ắc Hà, Lào Cai về cơ bản giống như luật định Tuy nhiên, trong các nhóm giải pháp và kiến nghị lại chưa đề cập đến phương hướng khắc phục các hạn chế trong phân cấp quản lý đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đã được rút ra trong nội dung đánh giá chung
Có thể nói các đề tài trên đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý thuế chung và quản thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nói riêng, tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập sâu và nghiên cứu chuyên hoạt động thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, đặc biệt là chưa có
Trang 16công trình nào viết hay nghiên cứu về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán của trên địa bàn thành phố Hưng Yên Với đặc thù
là một vùng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế tỉnh Hưng Yên và đang có nhiều hoạt động kinh tế sôi động, do vậy hoạt động quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cũng như việc thực thi luật thuế trên địa bàn thành phố Hưng Yên cũng có rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt Chính vì thế, việc nghiên
cứu đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên” là cấp thiết, có
tính mới, không trùng với những nghiên cứu trước đó
3 Mục tiêu nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên Đề xuất được các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các nội dung trình bày theo quy trình quản lý thuế đối với
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Trang 17- Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phố Hưng Yên
- Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn trong giai đoạn từ 2020-2022, giải pháp đề xuất đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập tài liệu và nghiên cơ sở lý luận để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và thống kê mô tả
Đồng thời thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo nghiệp vụ thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên của bộ phận quản lý khu vực thành phố Hưng Yên thuộc Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên – Kim Động về tình hình thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên giai đoạn 2020-2022 Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp tài liệu và quy nạp diễn dịch
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phiếu phỏng vấn sẽ được gửi đến 5 lãnh đạo và cán bộ quản lý thuế tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Hưng Yên – Kim Động, để thu thập ý kiến đánh giá của họ về hiệu quả thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên
Đồng thời tác giả cũng lập một phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn về hoạt động quản
lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do CQT địa phương thực hiện Phiếu khảo sát được phát cho 100 đại diện hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và nhận được 90 phiếu trả lời hợp lệ (đạt
tỷ lệ 90%) (Nội dung phiếu khảo sát dự kiến đính kèm phụ lục 2)
Tác giả đã thiết kế thang đo mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức
Trang 18độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý
Về quy ƣớc điểm trung bình, tác giả thiết kế nhƣ sau:
+ Điểm trung bình từ 2,5 điểm đến dưới 4,0 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức khá
+ Điểm trung bình từ 4,0 điểm đến 5,0 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức tốt
Thời gian khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát trong tháng 9/2023 Sử dụng phương pháp thống kê khảo sát, phương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát thống kê ý kiến, quan điểm để phản ánh thực trạng cần nghiên cứu
5.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi tổng hợp các dữ liệu, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê mô tả….để xử lý, phân tích và đưa ra các đánh giá và các kết luận chung nhất
6 Kết cấu luận văn
Ngoài chương mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Ch ơ 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
Ch ơ 2: Thực trạng quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên
Ch ơ 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố Hưng Yên
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
1.1 Khái quát về hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.1.1 Khái niệm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
- Kh i iệ hộ h i h h:
Thuật ngữ “hộ, cá nhân kinh doanh (HKD)”, “Cá nhân nhân kinh doanh” chính thức được sử dụng tại các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2006 Trước đây, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH), HKD được gọi dưới các tên gọi khác nhau như “tổ chức tiểu sản xuất hàng hóa”; “hộ cá thể”, “hộ tiểu công nghiệp”;
“hộ, cá nhân kinh doanh cá thể”…
Theo Điều 66, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
thì“Hộ h i h h ột h h ặ ột h ời h
ô Việt N đủ 18 tuổi ă ự h h vi sự đầy đủ h ặ ột hộ
i đ h hủ hỉ đ đă ý i h h tại ột đị điể s ới ời
độ v hịu tr h hiệ bằ t bộ t i sả ủ h đ i với h ạt độ i h doanh
Hộ i đ h sả uất ô hiệp u i v h ời b
h r qu vặt buô huyế i h h u độ ị h v thu hập thấp hô phải đă ý trừ tr ờ h p i h h h hề điều iệ
Ủy b h tỉ h th h ph trự thuộ Tru ơ quy đị h ứ thu hập thấp p tr phạ vi đị ph ơ
Hộ h i h h s từ ời độ trở phải đă ý th h
ập h hiệp the quy đị h”
Theo Quốc hội (2014): “Hộ h i h h h y ò ọi hộ h kinh doanh thể (Hộ KDCT) h h ặ hộ i đ h đ ấp iấy hứ
hậ đă ý i h h để tiế h h h ạt độ i h h Hộ h i h
Trang 20doanh đị điể i h h đị h hô th ờ uy thu độ hô
ấu hịu tr h hiệ bằ t bộ t i sả đ i với h ạt độ i h h ”
(Trích Luật doanh nghiệp 2014)
Như vậy, trong luận văn sử dụng khái niệm: Hộ, cá nhân kinh doanh là một tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc một h ời tr đ ột hộ i đ h chủ, có tên riêng, có tài sản, có tr sở giao dịch ổ đị h đ đă ý i h h the quy định của pháp luật nhằm m đí h thực hiện các hoạt động kinh doanh Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên t c, một s hoặc tất cả ô đ ạn của quá trình đầu t từ sản xuất đến tiêu th sản phẩm hoặc cung ứng dịch v trên thị tr ờng nhằm
m đí h để sinh l i Trong quá trình hoạt độ đ i t ng với t h ph p h của hộ i h i h h hĩ v bắt buộc phải thực hiện nộp thuế vào ngân
s h h ớ the quy định
- Nộp thuế the ph ơ ph p h :
Theo Quốc hội Việt Nam (2019): “Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên CQT có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của NNT, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của CQT.” (Luật Quản lý thuế 2019)
Theo ộ Tài chính (2021) quy định trong khoản 7, 9 Điều 3 Thông tư
40/2021/TT-BTC: “Ph ơ ph p h ph ơ ph p tí h thuế the tỷ ệ tr doanh thu khoán do CQT đị h để tí h ứ thuế h the quy đị h Mứ thuế
h tiề thuế v h ả thu h thuộ s h h ớ phải ộp ủ hộ
cá nhân kinh doanh h i h h ộp thuế the ph ơ ph p h CQT
đị h the quy đị h ”
Dựa vào các quy định trên, nộp thuế theo phương pháp khoán thuế khoán có
thể được hiểu là ại h h ộp thuế đ tí h the tỷ ệ tr h thu h CQT đị h p đ i với hộ h i h h, cá nhân kinh doanh có
hĩ v ộp thuế
- Kh i iệ hộ h i h h ộp thuế the ph ơ ph p h :
Từ khái niệm hộ, cá nhân kinh doanh và khái niệm nộp thuế theo phương pháp
Trang 21khoán thuế khoán, có thể rút ra khái niệm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán như sau: Hộ h i h h ộp thuế the ph ơ ph p khoán ột tổ hứ i h tế ột h h ặ ột h ời tr đ ột
1.1.2 Đặc điểm hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có những đặc điểm như sau:
Thứ hất hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do một
cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ:
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ, cá nhân kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ, cá nhân kinh doanh
có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ, cá nhân kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ Hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài
Thứ h i hộ, cá nhân kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ:
So với doanh nghiệp thì hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ thể hiện qua các tiêu chí: hộ, cá nhân kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh và
sử dụng không quá 10 lao động Hộ, cá nhân kinh doanh không có tư cách pháp nhân của doanh nghiệp dù hộ, cá nhân kinh doanh được tổ chức khá chuyên nghiệp
Và không có những quyền sau: không văn phòng đại diện, không mở chi nhánh, không có con dấu ngoài ra cũng không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như thực hiện Luật phá sản khi hộ hoạt động kinh doanh thua lỗ và hoạt
Trang 22động xuất nhập khẩu
Hộ, cá nhân kinh doanh cũng có đặc điểm khác với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp vì hộ, cá nhân kinh doanh thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh Có nghĩa là kinh doanh là nghề nghiệp chính của hộ, cá nhân kinh doanh nên hộ, cá nhân kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng ký hộ, cá nhân kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện
U ND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Thứ b chủ hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt
động kinh doanh:
ản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ, cá nhân kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ, cá nhân kinh doanh để trả nợ Thời điểm để trả nợ là thời điểm
hộ, cá nhân kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ Cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán có thể được thực hiện theo quy định của pháp luật phá sản nhưng hộ, cá nhân kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản
Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ, cá nhân kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ
Nếu hộ, cá nhân kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ, cá nhân kinh doanh Nếu hộ, cá nhân kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành
Trang 23viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thỉ các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng
để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới)
1.1.3 Vai trò hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Thứ hất, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có đóng
góp lớn trong tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo trực tiếp cho chính chủ sở hữu, người quản lý khu vực này còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, người nghèo ở thành thị và nông thôn Nhờ có hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, người nghèo mới được tiếp cận các hàng hoá, dịch vụ nhanh hơn với giá cả bình dân Hơn nữa, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán còn là nơi tiếp nhận người lao động không đủ kỹ năng làm việc cho khu vực DN, khu vực hành chính sự nghiệp chuyển sang
Thứ h i hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là một trong những động lực thúc đẩy tinh thần kinh doanh và phát triển kinh tế thị trường Với rào cản tham gia thị trường thấp hơn đáng kể so với rào cản của khu vực DN,
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có thể là bước trung gian tốt hơn để các cá thể khởi nghiệp vững chắc, đặc biệt là ở những ngành, lĩnh vực kinh doanh truyền thống Thực tế cho thấy, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là mô hình khởi sự kinh doanh phổ biến nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít ràng buộc về tổ chức quản lý, phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, vùng miền và không quá đòi hỏi cao về năng lực tài chính, chi phí vốn thấp
Thứ b hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có nhiều
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho
xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ngày càng nâng cao,
Trang 24tác động tích cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế
Thứ t một bộ phận không nhỏ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán đang hoạt động tại các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống - một phần của văn hoá dân tộc Việt Nam
1.1.4 Các sắc thuế chủ yếu áp dụng cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Hiện nay các khoản thuế chủ yếu các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, cùng một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…Trong đó cụ thể:
a) Thuế ô b i
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh Thuế môn bài được thu hàng năm Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương
Theo quy định pháp luật hiện hành, Thuế môn bài là một loại thuế trực thu, được tính và thu vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể quy định đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu Thuế môn bài là doanh thu của năm trước năm tính Thuế môn bài
Cách tính Thuế môn bài hiện nay dựa theo thu nhập hàng năm của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
b) Thuế Giá trị i tă
Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT của từ tiếng Anh Value Added Tax), trước đây còn gọi là Thuế trị giá gia tăng, là một dạng của thuế thương vụ Tại một
Trang 25số quốc gia, như Úc, Canada, New Zealand, Singapore thì thuế này được gọi là
"goods and services tax" (viết tắt GST) nghĩa là thuế h h v ị h v ; còn
tại Nhật ản thì nó được biết đến dưới tên gọi "thuế tiêu thụ" VAT là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho
cơ quan thu là các doanh nghiệp Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại
Theo quy định pháp luật hiện hành, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
c) Thuế thu hập h :
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân Trong trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân nó được gọi là thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu Thuế thu nhập là trường hợp điển hình của việc chính quyền dùng thuế để điều tiết thu nhập vì mục đích công bằng Thông qua
áp dụng thuế suất lũy tiến, chính quyền buộc người có thu nhập cao hơn phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn (đánh thuế theo khả năng) Cơ quan thu sẽ đặt ra các bậc thuế; mỗi bậc tương ứng với một phạm vi thu nhập Đối với mỗi bậc sẽ có một thuế suất riêng Chính quyền còn dùng thuế thu nhập để điều tiết thu nhập bằng cách khấu trừ (trừ vào tổng số thuế phải nộp thông thường) khi người đóng thuế là người tàn tật dẫn tới khả năng lao động kiếm thu nhập của anh ta bị hạn chế, khi người đóng thuế có con nhỏ hơn một độ tuổi nhất định Ở một số nước, nếu vợ hoặc chồng của người đóng thuế không đi làm, người đóng thuế cũng được chính quyền khấu
trừ Khoản thu nhập không phải đóng thuế này gọi là thu hập iễ thuế
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của các
cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập
d) Các loại thuế khác
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán còn có thể phải nộp các loại thuế khác như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng
Trang 26chịu thuế của các luật này
1.1.5 Phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp; mức thuế khoán do CQT quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ, cá nhân kinh doanh
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của hộ, cá nhân kinh doanh được tính theo phương pháp khoán, cách tính như sau:
- Nếu hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ
12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);
- Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh
Công thức tính thuế hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo phương pháp khoán:
Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp trong kỳ = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó: Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết
Trang 27khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì CQT có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
1.2 Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
1.2 1 1 Kh i iệ quả ý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
Theo Mary Parker Follett (1936): “Quả ý hệ thuật h th h ô việ thô qu h ời h Nh vậy thể hiểu quả ý qu tr h ập ế
h ạ h tổ hứ ã h đạ v iể tr ô việ ủ th h vi tr tổ hứ s
u ự sẵ để đạt đ ti u ủ tổ hứ ”
Võ Hồng Phúc (2007) trong “ Gi tr h quả ý h ớ ” cho rằng “Quả
ý sự t độ hủ đí h ủ hủ thể quả ý tới đ i t quả ý ột h
i t tổ hứ i ết th h vi tr tổ hứ h h độ hằ đạt tới
ti u với ết quả t t hất.”
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, được phân cấp từ trung ương đến địa phương, được thực hiện theo pháp luật và chính sách hiện hành Quá trình thực hiện thu và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: CQT, cơ quan ban hành chính sách thu, cơ quan quản lý thuế
Như vậy có thể hiểu: Quản lý thuế đ i với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
Trang 28the ph ơ ph p h qu tr h h ớc s d ng hệ th ng các công c chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thuế đ i với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế the ph ơ ph p h hằ đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển
Phần lớn các khoản thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đều đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ để bắt buộc chủ thể kinh tế phải tuân thủ thực hiện theo pháp luật Quản lý thuế thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được thực hiện theo pháp luật và kê khai Quá trình thực hiện thu và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: CQT, cơ quan ban hành chính sách thu, cơ quan quản lý thuế
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu nghiên cứu nội dung quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hoạt động của cơ quan quản lý thuế là chi cục thuế cấp huyện thực hiện
1.2.1.2 Mục tiêu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Trong các hoạt động quản lý, người quản lý đều hướng đến hoàn thành những mục tiêu nhất định Cũng như vậy, trong công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, các nhà quản lý hướng tới mục tiêu tổng quát là hoàn thành công tác thu thuế được giao, chống thất thu thuế Mục tiêu cụ thể được xác định là:
Thứ hất quả ý đầy đủ đ i t ộp thuế v s thuế phải ộp: Hộ, cá
nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là đối tượng hoạt động kinh doanh đa dạng và số lượng đông đảo, diễn biến vô cùng sôi động dẫn đến nguồn thu thuế ổn định Để thu thuế đủ đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, CQT phải có các biện pháp nắm bắt thông tin về thu nhập, kê khai, kịp thời thu thuế đầy đủ các khoản thuế theo quy định
Thứ h i đả bả h ả thuế đ i với hộ h i h h ộp thuế the ph ơ ph p h đ thu đú đ i t đú đí h đú đị h ứ
Trang 29ti u huẩ quy đị h v đả bả ô bằ i hộ h i h h ộp thuế the ph ơ ph p h : Hành vi trốn, tránh nộp thuế không những làm thất
thoát NSNN mà còn ảnh hưởng lan toả xấu đến các NNT chấp hành tốt pháp luật thuế, làm giảm hiệu lực của công tác quản lý thuế do vậy cần có các biện pháp phát hiện và ngăn chặn kịp thời Việc các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán kê khai không trung thực cũng làm thất thu NSNN, vì vậy Chi cục thuế cần có các biện pháp phối hợp với các cơ quan, bộ phận liên quan để động viên, đôn đốc NNT kê khai đúng và đầy đủ Thông qua việc phát hiện các trường hợp kê khai không trung thực, đầy đủ về các khoản thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, hoặc phát hiện việc NNT cố tình kê khai sai các nhân
tố quan trọng trong việc miễn giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, Chi cục thuế sẽ truy thu các khoản thuế còn thiếu
Mục tiêu này được thể hiện qua kết quả chấp hành nộp thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán với số tiền CQT thu được và số lượng các khoản thu, số đối tượng NNT chấp hành đúng quy định thông qua việc thực hiện dự toán thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán của các CQT
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
Mỗi Chi cục thuế sẽ tổ chức một bộ máy quản lý phù hợp với cơ cấu, nguồn nhân lực và địa bàn hoạt động của mình Tuy nhiên về tổng quan, bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn
Trang 30huyện, thành phố được tổ chức như sau:
Hình 1.1: Khái quát tổng thể về sơ đồ bộ máy quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn huyện, thành phố
N u : T iả tổ h p
Trong đó, Chi cục trưởng và Chi cục Phó có nhiệm vụ quản lý chung và quản
lý trực tiếp Đội Hành chính – nhân sự - tài vụ - quản trị - ấn chỉ và Đội Kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị
Các bộ phận phối hợp gồm Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT, Đội Kê khai -
Kế toán thuế, Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường, Đội Kiểm tra thuế tuy theo phân công nhiệm vụ chuyên môn sẽ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn và
hỗ trợ nghiệp vụ, chính sách về thuế, kê khai thuế, quản lý thu thuế và thanh tra giám sát hoạt động thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Để thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì các cán bộ quản lý phải đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu
và có năng lực thực hiện nhiệm vụ thỏa mãn các yếu tố cơ bản sau:
+ Về kiến thức: Am hiểu sâu sắc về lĩnh vực quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Đây không phải là yếu tố duy nhất tạo nên năng lực nhưng có một vai trò đặc biệt quan trọng Trong quá trình thực thi công vụ, kiến
Chi cục trưởng
Chi cục phó quản lý chuyên môn thuế
Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường
Đội Kiểm tra Thuế
Trang 31thức là nền tảng để phát triển kỹ năng, hành vi và thái độ của cán bộ công chức
+ Về kỹ năng: Có khả năng làm chủ và áp dụng thành thạo các kiến thức, công cụ, kỹ thuật về QL thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nói riêng
+ Về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp: Cán bộ công chức QL thuế phải làm việc có thái độ nghiêm túc, có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp; trung thực trên mọi khía cạnh; hướng tới hình ảnh người cán bộ thuế liêm chính - minh bạch – đổi mới và chuyên nghiệp
1.2.3 Lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Xây dựng kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, là bước đầu tiên trong những nội dung quản lý thuế; có tính quyết định, trọng yếu đối với công tác triển khai thu thuế Bởi lẽ với hệ thống kế hoạch được xây dựng hợp lý, triển khai kịp thời sẽ giúp công tác thu thuế đối với
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đạt hiệu quả
Hộ, cá nhân kinh doanh là thành phần kinh tế năng động, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động Thành phần tham gia hộ, cá nhân kinh doanh phức tạp, có hộ kinh doanh chuyên nghiệp, có người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nông dân lúc nông nhàn, các đối tượng chính sách kinh doanh, thậm chí có cả cán bộ, công chức nhà nước kinh doanh để cải thiện đời sống Bộ phận này không chỉ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho NSNN mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh xã hội Vì vậy, kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo đồng thời hai mục tiêu: tăng thu NSNN và khuyến khích phát triển kinh tế hộ Kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hiện nay theo nhiệm vụ hàng năm tại địa phương, kế hoạch này do CQT của địa phương lập theo chỉ đạo hoặc tham mưu cho chính quyền, hướng đến việc thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo nhiệm vụ
và quy định đã có sẵn của Trung ương ban hành
Lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đảm bảo có đầy đủ
cơ sở pháp lý và thực tiễn; tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng sắc
Trang 32thuế; lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn quy định; kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán Để đảm bảo chủ động trong hoạt động của mình, các cơ quan liên quan phải lập kế hoạch thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán dựa trên các căn cứ sau:
Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh;
các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch; đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, tốc độ tăng trưởng của từng ngành và từng lĩnh vực kinh tế - xã hội là căn
cứ vừa để xác định yêu cầu và vừa để xác định khả năng về nguồn thu tập trung vào thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Hai là, các chính sách chế độ về thuế và thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như Quy định thuế suất đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Lập kế hoạch thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đòi hỏi phải nắm vững các chính sách chế độ hiện hành về thuế và thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; đồng thời, phải dự báo được những thay đổi về chính sách có ảnh hưởng đến số thu trong năm kế hoạch
Ba là, các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá
nhân kinh doanh nói chung và nộp thuế theo phương pháp khoán nói riêng của CQT Đây là căn cứ định hướng cho các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan trong lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Lập kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh cần phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn chủ yếu sau: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về thuế suất đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; Văn bản của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố về xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và kê khai ngân sách địa phương; Các văn bản
về lập kế hoạch thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, kê khai ngân sách địa phương;
Số kiểm tra kê khai thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán của Bộ Tài chính
B n là, tình hình thực hiện thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phương pháp khoán một số năm liền kề, đặc biệt là năm liền kề trước năm kế
Trang 33hoạch Kết quả phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán các năm liền kề đó cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó trong lập kế hoạch thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán của các năm báo cáo; đây là những thông tin cần thiết không thể thiếu được giúp cho việc lập kế hoạch thuế đối với hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm kế hoạch được tốt hơn Xây dựng kế hoạch quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được thực hiện phân công từng bước theo nhiệm vụ chức năng của các bộ phận chức năng tại Chi cục thuế Trong đó bao gồm những nội dung như sau:
- Kế hoạch điều tra doanh thu gồm dự kiến lập kế hoạch điều tra doanh thu, thực hiện điều tra doanh thu, tổng hợp kết quả điều tra doanh thu
- Kế hoạch dự toán thuế thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và lập sổ bộ thuế
Mỗi nội dung kế hoạch đều dự kiến bộ phận và nhân lực lực thực hiện cũng như thời gian, địa điểm và hình thức thực hiện tương ứng cơ cấu bộ máy và địa bàn quản lý của Chi cục thuế
1.2.4 Tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.2.4.1 Tổ chức kê khai thuế đ i với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
Trang 34Đội Kê khai - Kế toán thuế lập danh sách hộ kinh doanh phải nộp và không phải nộp thuế chuyển đội thuế liên xã để niêm yết công khai
- Niêm yết công khai, dự kiến doanh thu, mức thuế phải nộp của hộ, cá nhân kinh doanh và tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
- Duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm
Đội thuế liên xã tổng hợp các biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường, tổng hợp ý kiến hộ kinh doanh phản hồi khi niêm yết công khai về doanh thu và tiền thuế phải nộp của của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán , làm cở sở điều chỉnh tiền thuế khi duyệt Sổ bộ cho phù hợp
Lãnh đạo Chi cục chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội Kê khai - Kế toán thuế, các Đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường để duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm Đội Kê khai - Kế toán thuế thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp theo kết quả họp duyệt bộ và lập sổ bộ thuế, trình lãnh đạo Chi cục ký duyệt Việc duyệt sổ bộ thuế ổn định năm
- Công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế
Đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và hội đồng tư vấn thuế của các xã, thị trấn để điều tra số
hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để nắm bắt tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh Kịp thời cập nhật số hộ mới ra kinh doanh, số hộ nghỉ kinh doanh, số hộ di chuyển địa điểm kinh doanh để đôn đốc đăng ký thuế Đối với hộ mới ra kinh doanh, đội thuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách
kê khai để NNT kê khai đăng ký thuế với CQT Đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường có trách nhiệm nhận tờ khai đăng ký thuế của NNT Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với NNT chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi Qua kiểm tra tờ khai đăng ký thuế, nếu phát hiện NNT chưa có giấy phép đăng
ký kinh doanh thì đề nghị NNT lập thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử phạt hành chính Đối với hộ mới ra kinh doanh lần đầu thì các Đội thuế lập bảng kê kèm theo tờ khai chuyển về Đội Kê khai - Kế toán thuế soát xét lại trước khi cấp mã số thuế Đối với các tờ khai đăng ký thuế đã có mã số
Trang 35thuế Đội Kê khai - Kế toán thuế ghi bổ sung sổ danh bạ để đưa vào danh sách lập
bộ thuế Đội Kê khai - Kế toán thuế của Chi cục thuế căn cứ vào danh sách của NNT được cấp mã số thuế để lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định Sổ này được cập nhật thường xuyên khi có phát sinh các hộ kinh doanh được cấp MST và các hộ nghỉ, bỏ kinh doanh Đội Kê khai - Kế toán thuế có trách nhiệm lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế của NNT theo từng địa bàn và Đội thuế Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của NNT, chỉ hủy sau khi NNT nghỉ kinh doanh trên 5 năm Đội Kê khai - Kế toán thuế chuyển các giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng bảng
kê danh sách các đối tượng được cấp MST cho các đội thuế để làm cơ sở thu thuế Các Đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường có trách nhiệm lập sổ theo dõi phát giấy chứng nhận đăng ký thuế, sau đó tiến hành phát giấy chứng nhận đăng
ký thuế cho NNT Khi phát giấy chứng nhận cho NNT, cán bộ các Đội quản lý thuế xã, phường có trách nhiệm hướng dẫn NNT các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng MST
Thông qua các thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế, CQT tiến hành việc quản lý thông tin về NNT Các thông tin về NNT được CQT cập nhật vào CSDL để phục vụ cho công tác quản lý thuế
1.2.4.2 Quản lý doanh thu
Dựa trên số liệu kê khai của các hộ, hàng năm CQT lập kế hoạch điều tra doanh thu trọng điểm của một số hộ, một số ngành hàng; Căn cứ vị trí kinh doanh thuận lợi hay không thuận lợi, quan sát quy mô lớn hay nhỏ, công suất sản xuất, các chi phí phục vụ cho SXKD như điện, nước, tiền lương….; quan sát thực tế kinh doanh xem bán hàng nhiều hay ít; đồng thời công khai mức thuế để lấy ý kiến tham vấn của ban quản lý chợ, tổ dân phố, hộ kinh doanh cùng ngành hàng, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
Căn cứ ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế và ý kiến phản hồi của người dân, CQT sẽ chính thức thông báo doanh thu, mức thuế phải nộp của từng hộ Doanh thu và mức thuế khoán được xác định 1 lần ngay từ đầu năm và ổn định cả năm Trường hợp có thay đổi ngành nghề quy mô kinh doanh thì doanh thu và mức thuế khoán sẽ được xác định lại cho phù hợp theo thực tế cho thời gian còn lại trong năm
Trang 361 2 4 3 Đô đ c và tổ chức thu nộp thuế
Đội thuế liên xã căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để thực hiện đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo thuế Cán bộ Đội Kiểm tra thuế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn hộ kinh doanh lưu giữ các Thông báo thuế, Giấy nộp tiền, Biên lai thu thuế… để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu và chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh
Trường hợp CQT trực tiếp quản lý và thu thuế:
- Đối với hộ kinh doanh tại khu vực trung tâm, nơi có điểm thu thuế của Ngân hàng Thương mại, Kho bạc thuận lợi, Đội thuế liên xã hướng dẫn, đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc đúng thời hạn quy định
- Đối với hộ kinh doanh tại các xã xa khu vực trung tâm có phát sinh tiền thuế hàng tháng, hàng quý thì cán bộ thuộc Đội thuế liên xã trực tiếp thu thuế bằng biên lai:
+ Trường hợp thực hiện in sẵn biên lai từ máy tính: Cán bộ trực tiếp thu thuế sau khi nhận tiền thuế, ghi ngày tháng nhận tiền, ký tên vào biên lai và giao biên lai cho hộ kinh doanh
+ Trường hợp thu bằng biên lai quyển: Cán bộ trực tiếp thu thuế thực hiện viết biên lai, ghi rõ tên, mã số thuế của hộ kinh doanh, loại thuế, số tiền từng loại thuế mà hộ kinh doanh đã nộp, ngày tháng nhận tiền, ký tên và giao biên lai cho
hộ kinh doanh
- Cán bộ trực tiếp thu thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu vào Ngân sách tại Kho bạc nhà nước Khi nộp tiền thuế vào KBNN, cán bộ thuế phải lập bảng kê chứng từ thu và lập giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt
Trường hợp ủy nhiệm thu thuế:
- Việc thu nộp thuế đối với trường hợp thuộc diện uỷ nhiệm thu thuế được thực hiện theo hợp đồng uỷ nhiệm thu
- Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế thông qua nhân viên uỷ nhiệm thu thì Đội
Trang 37thuế liên xã có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc nhân viên uỷ nhiệm thu thực hiện
công tác thu nộp tiền thuế, báo soát biên lai và theo dõi nợ thuế của uỷ nhiệm thu
Đội Kê khai - Kế toán thuế nhận dữ liệu từ Kho bạc và biên lai thu thuế của cán bộ thuế thuộc các Đội thuế liên xã hoặc nhân viên ủy nhiệm thu để chấm bộ thuế; đối chiếu và xử lý sai lệch; theo dõi tình hình thu nộp thuế của hộ kinh doanh; tiến hành xử lý phạt chậm nộp đối với hộ kinh doanh nộp chậm tiền thuế
Việc xác định nợ thuế và đôn đốc nợ thuế đối với hộ kinh doanh thực hiện theo quy trình của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đội Kiểm tra thuế có trách nhiệm phối hợp với Đội Quản lý nợ thuế thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế của các hộ kinh doanh có nợ thuế
Kho bạc, ngân hàng thu thuế của NNT trực tiếp và của cán bộ thuế bằng tiền mặt hoặc ngân hàng thực hiện trích chuyển từ tài khoản của NNT tại ngân hàng để nộp thuế vào NSNN Kho bạc có trách nhiệm ghi ngày nộp tiền, số tiền nộp và hạch toán chương loại, khoản mục tương ứng với từng nội dung của khoản thuế trên giấy nộp tiền Đồng thời xác nhận vào giấy nộp tiền và chuyển một liên cho CQT để làm
cơ sở theo dõi và tổng hợp báo cáo
Hàng ngày Đội kiểm tra nội bộ nhận bảng kê và giấy nộp tiền từ Kho bạc để chấm sổ bộ thuế, theo dõi tình hình nộp thuế và nợ đọng thuế Lập báo cáo số thu trình Lãnh đạo Chi cục và cung cấp cho các đội thuế và Đội quản lý nợ để nhắc nhở, đôn đốc hoặc kiểm tra NNT chưa nộp hoặc nộp thiếu tiền thuế
Định kỳ theo quy định Đội kiểm tra nội bộ lập các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ để gửi lãnh đạo Chi cục và cấp trên để phục vụ cho công tác chỉ đạo thu
Trường hợp nợ thuế:
CQT phải có những biện pháp đôn đốc NNT nộp các khoản thuế còn nợ vào ngân sách theo quy định của pháp luật Đảm bảo công bằng khi NNT phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng thời hạn
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có trách nhiệm nộp
số tiền thuế đã kê khai vào NSNN; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Khi hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán quá thời hạn vẫn chưa nộp mà không có trả lời, báo cáo lý do chính
Trang 38đáng theo quy định Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế có nhiệm vụ theo dõi, nhắc nhỡ và tiến hành cưỡng chế thu hồi nợ thuế thuế theo quy định
CQT phải có những biện pháp đôn đốc NNT nộp các khoản thuế còn nợ vào ngân sách theo quy định của pháp luật Đảm bảo công bằng khi NNT phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng thời hạn
Trong quá trình quản lý thuế, theo dõi tình hình thu nộp thuế, đội kiểm tra phối hợp với các đội thuế lựa chọn các cá nhân kinh doanh nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc nghi ngờ về trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt
và tiến hành kiểm tra cá nhân, hộ kinh doanh Việc kiểm tra có thể được tiến hành tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của NNT
1.2.4.4 Thực hiện miễn, giảm thuế đ i với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế the ph ơ ph p h
Trong quá trình quản lý thông tin và kê khai thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa phương Đội Kê khai - Kế toán thuế tiến hành lập danh sách, kế toán các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nộp thuế Các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuộc diện được miễn, giảm thuế sẽ có danh sách và thông báo theo quy định Trong những trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có thể được miễn thuế theo quy định của pháp luật Theo đó, các hộ kinh doanh dựa trên căn cứ này đối chiếu với cơ quan quản lý thuế để được miễn, giảm thuế theo quy định Quy trình, thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải được thông báo và niêm yết công khai tại chi cục thuế và K NN nơi giao dịch trực tiếp với đối tượng nộp
1.2.5 Đánh giá, thanh tra, kiểm soát về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Thực hiện luật quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, CQT đã xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát hồ sơ kê khai thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế trong việc thực
Trang 39hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế
Trong quá trình quản lý thuế, theo dõi tình hình thu nộp thuế, đội Kiểm tra phối hợp với các đội thuế lựa chọn các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc nghi ngờ về trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt và tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh
Về nguyên tắc, việc kiểm tra không làm cản trở hoạt động bình thường của hộ,
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, đồng thời phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quản lý thuế
Về nội dung kiểm tra, bao gồm kiểm tra hồ sơ thuế, kiểm tra doanh thu, kiểm tra công tác nộp thuế và kết quả cưỡng chế nợ thuế của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức Quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết
Về phương pháp kiểm tra, việc kiểm tra có thể được tiến hành tại trụ sở cơ quan Quản lý thuế hoặc tại cơ sở kinh doanh của theo hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế phương pháp khoán Việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan Quản lý thuế được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT
Việc xử lý vi phạm tùy theo mức độ được xử lý theo quy định của pháp luật
1.3 Tiêu chí đánh giá quản lý thuế của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.3.1 Tiêu chí định tính
Thứ hất mức độ quản lý chặt chẽ thông tin về pháp thân, địa chỉ, thu nhập
của đối tượng nộp thuế:
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là đối tượng hoạt động kinh doanh đa dạng và số lượng đông đảo, diễn biến vô cùng sôi động dẫn đến nguồn thu thuế ổn định Để thu thuế đủ đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, CQT phải có các biện pháp nắm bắt thông tin về thu nhập,
Trang 40kê khai, kịp thời thu thuế đầy đủ các khoản thuế theo quy định Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý thông tin về hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn quản lý của CQT
Thứ h i, mức độ chính xác và khoa học trong tổ chức tính thuế và miễn giảm
thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Việc tổ chức tính thuế và miễn giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán càng chuẩn xác, khoa học và tuân thủ quy định càng phản ánh hiệu quả trong quản lý thuế của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Chỉ tiêu này thể hiện qua kết quả tính thuế (tính đúng, tính đủ)
và kết quả thực hiện miễn giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được thực hiện hàng năm so với tổng số đối tượng thuộc diện miễn giảm thếu theo quy định
Thứ b , kết quả truy thu và phạt trung bình sau mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra:
Kết quả truy thu và phạt sau thanh tra thể hiện mức độ vi phạm pháp luật về thuế của của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được CQT thanh tra, kiểm tra Trung bình số thuế truy thu và phạt của một hộ, cá nhân càng lớn thì mức độ vi phạm pháp luật về thuế càng cao, phản ánh mục tiêu phòng ngừa
và răn đe các hành vi vi phạm về thuế chưa được đảm bảo, thanh tra thuế chưa hoàn thiện Tỷ lệ này càng cao cho thấy tính tuân thủ pháp luật về thuế của của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn càng thấp, công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng càng yếu kém
1.3.2 Tiêu chí định lượng
Thứ hất, tỷ lệ thực hiện thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán/ kế hoạch dự toán pháp lệnh được giao:
Mục đích sử dụng của chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của CQT, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm