1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài quy Định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo pháp luật việt nam và giải pháp

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm trọng tài thương mại Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận.. Các tr

Trang 1

BÀI TẬP GIỮA KÌ LUẬT DOANH NGHIỆP

Đề bài: “Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo pháp

luật Việt Nam và giải pháp.”

Hà Nội, tháng 6/2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ

ĐẦU

PHẦN II NỘI

DUNG

1 Trọng tài thương

mại………

1.1 Khái niệm trọng tài thương

mại………

1.2 Đặc điểm của trọng tài thương

mại………

1.3 Phân loại trọng tài thương

mại………

2 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng

Trang 3

tài………

3 Thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương

mại………

3.1 Thực

trạng………

3.2 Giải

pháp………

….

PHẦN III KẾT

LUẬN

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM

KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 4

Để phù hợp với đặc điểm của cơ chế thị trường, yêu cầu khách quan của việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, Luật Trọng tài năm 2010 đã được Quốc hội ban hành Đại hội năm 2010 nhằm thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại ở nước ta có lợi cho sự phát triển của đất nước giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại và giảm bớt gánh nặng cho toà án Trọng tài thương mại đã trở thành một trong những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến , góp phần vào môi trường kinh tế lành mạnh, hợp tác và phát triển Không chỉ ở trong nước, mà còn ở nước ngoài Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị định 63/2011/NĐ -CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật trọng tài thương mại Để hiểu rõ hơn

về trọng tài thương mại, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và giải pháp” qua 3 phần dưới đây

Phần 1: Trọng tài thương mại

Phần 2: Pháp luật trọng tài thương mại

Phần 3: Thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trang 5

NỘI DUNG

1 Trọng tài thương mại

1.1 Khái niệm trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Phương thức giải quyết bằng trọng tài đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng Trung tâm trọng tài thường tổ chức theo cơ cấu bao gồm ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm

Bộ máy của trung tâm trung tài đơn giản, gọn nhẹ Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký do chủ tịch trung tâm trọng tài cử Chủ tịch trung tâm trọng tài

là trọng tài viên Trung tâm trọng tài có danh sách trọng tài viên Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định

1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại

Trang 6

Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp Theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này” Trọng tài thương mại có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, trọng tài thương mại là một tổ chức phi

Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và

cơ sở vật chất…

Thứ hai, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa

thuận và tài phán Trước tiên, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp

Thứ ba, pháp luật của nhiều nước trên thế giới

cũng như pháp luật Việt Nam đều ghi nhận sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại Tòa án hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài thương mại…

Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình

thức cơ bản đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế

Trang 7

Thứ năm, phán quyết của trọng tài có giá trị

chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức nào Trọng tài chỉ xét xử một lần, phán quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết sẽ được chuyển sang Cơ quan thi hành án

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên

Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận

1.3 Phân loại trọng tài thương mại

Hiện nay, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực

Thứ nhất, trọng tài vụ việc

Đây là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:

Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp

Trang 8

Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất

kỳ một trung tâm trọng tài nào

Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác

Thứ hai, trọng tài thường trực

Đây là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường

có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ

và quy tắc tố tụng riêng Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài

2 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài

 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

Trang 9

 Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài

có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp

 Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài

là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa

kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người

đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

 Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài

là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Hình thức thỏa thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh

Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

 Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

 Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

 Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

Trang 10

 Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác

 Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 Khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động

về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà

án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp

 Việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế

về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp

 Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn

bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực

hiện không công khai (khác với nguyên tắc Tòa

án xét xử công khaitrong tố tụng tòa án), nhờ đó,

các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường

 Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn (cho phép sử dụng tiếng

Trang 11

nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài…) phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài

 Phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành Nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 Vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp Nếu các bên quá cứng nhắc thì rất khó để làm việc và dẫn đến đưa ra Tòa để giải quyết

 Đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài

 Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao, việc thực thi phán quyết trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên

 Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tòa án xem xét lại Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp

 Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng… Do trọng tài

Trang 12

không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành; cưỡng chế như Tòa án nên có rất nhiều trường hợp; Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác

3 Thực trạng và giải pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

3.1 Thực trạng

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là một phương thức rất phổ biến và được ưa chuộng trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức này vẫn chưa được áp dụng nhiều và hoạt động của trọng tài chưa quen dùng trọng tài thương mại và khi có tranh chấp xảy ra họ thường đưa nhau ra toà án để giải quyết Thông tin từ Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay cả nước có 6 trung tâm trọng tài thương mại Đây là con số không hề ít và thậm chí còn nhiều hơn các nước nhưng năng lực hoạt động của các trung tâm còn nhiều hạn chế

Trước hết, các trung tâm còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi, cơ sở vật chất còn yếu nên hoạt động không hiệu quả

Trong 6 trung tâm trọng tài hiện có thì chỉ có Trung tâm trọng tài thương mại Quốc tế bên cạnh VCCI là hoạt động khá hơn cả với khoảng 30 - 40 vụ được giải quyết mỗi năm Các trung tâm còn lại chỉ 5 - 7 vụ mỗi năm, thậm chí có trung tâm không hề giải quyết một vụ nào Tuy nhiên, theo như nhận định của Trung tâm thì con số

30 - 40 vụ kiện thụ lý mỗi năm vẫn không phải là nhiều nếu so với các nước trong khu vực, chưa tương xứng với

số lượng các giao dịch thương mại đang diễn ra tại Việt Nam và vẫn chưa có sự gia tăng đột biến như mong đợi,

vì vẫn nằm trong phạm vi bình quân 30 vụ/năm Hiện

Trang 13

nay, Bộ Tư pháp đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để tìm các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam Đây là | một điều cần thiết vì trong cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vấn

đề xây dựng các Cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong những cam kết của Việt Nam Trong nhiều hiệp định, Việt Nam và các đối tác khuyến khích các bên tranh chấp giải quyết thông qua trọng tài thương mại 3.2 Giải pháp

Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại

Các trung tâm Trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách Trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao, bồi dưỡng nâng cao trình độ của các Trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của trung tâm Bên cạnh đó, mỗi Trung tâm cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết, thường xuyên

tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình

Nếu làm được như vậy, chắc chắn hoạt động trọng tài theo quy định của LTTTM năm 2010 sẽ có những chuyển biến tích cực, những kết quả đáng kể hơn trong thời gian tới

Nâng cao sự tin tưởng của các doanh nghiệp trong nước vào việc sử dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại

Việc hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, chất lượng của các trung tâm trọng tài thương

Ngày đăng: 01/10/2024, 21:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w