1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và thực tiễn áp dụng pháp luật cùng những đề xuất hoàn thiệnpháp luật

29 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Việt Nam Về Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Và Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Cùng Những Đề Xuất Hoàn Thiện Pháp Luật
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Mai Trang
Trường học Trường Đại Học Lao Động - Xã Hội
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 238,32 KB

Nội dung

Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬNMÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp tín chỉ: D16LK03 HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024

Tên chủ đề: Chủ đề 3 Tên đề tài: Pháp luật Việt Nam về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và thực tiễn áp dụng pháp luật cùng những đề xuất hoàn thiện

pháp luật.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo

Mã SV: 1116080163 Ngày/tháng/năm sinh: 24/04/2002

Họ và tên giảng viên: Th.S Phạm Thị Mai Trang

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí

1.1 Khái niệm về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm

môi trường không khí

1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

1.3 Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

2 Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

2.1 Những ưu điểm khi áp dụng quy định của pháp luật về bảo vệ môi

trường không khí

2.2 Những nhược điểm khi áp dụng các quy định của pháp luật vào vấn đề

bảo vệ môi trường không khí

2.2.1 Về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi

trường không khí2.2.2 Về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

2.2.3 Về hiệu quả thực thi pháp luật

3 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU Lựa chọn mô hình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước là quyết

tâm chính trị cao, quan điểm chỉ đạo quan trọng và nhất quán của Đảng, Nhànước ta Trên cơ sở định hướng đó, trước những vấn đề môi trường phát sinhtrong thực tiễn, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng,thiết lập hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường, kiến tạo cho pháttriển, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Trong đó, Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2020 có nhiều chủ trương, chính sách thể chế hóa chủ trương phát triển hàihòa dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường Thông qua triển khai nhiềucông cụ, biện pháp quản lý đồng bộ, công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạnvừa qua tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực Xu hướng giảm nhanh chấtlượng môi trường đã được ngăn chặn Các chỉ số về bảo vệ môi trường đã đónggóp quan trọng đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam ở vị trí 51/165 quốcgia và vùng lãnh thổ tăng 37 bậc so với năm 2016 Thông qua kết quả điều tra xãhội học đối với Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh ở Việt Nam chothấy mức độ hài lòng của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường đã đượccải thiện rõ rệt

Trong bối cảnh hiện nay, những khó khăn, thách thức ngày càng lớn, đặt ra

áp lực không nhỏ về yêu cầu hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môitrường, giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu, thiên tai,dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng tác động mạnh,nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới,khu vực và đất nước Mới đây, tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V,Báo cáo Tổng kết công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2022 và địnhhướng giai đoạn 2022-2025 đã đưa ra nhiều đánh giá, nhận diện những nguy cơ

và thách thức mà công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang phải đối

Trang 4

mặt, trong đó có vấn đề về tốc độ ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí ở ViệtNam hiện nay Ở các thành phố lớn thì vấn đề ô nhiễm không có diễn biến phứctạp, nhất là bụi mịn, sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượngthời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí Với

những lý do trên, em xin chọn đề tài “Lựa chọn một trong những vấn đề môi trường đã và đang trở thành thách thức lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay để phân tích Bình luận về các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành đối với vấn đề đó Cụ thể là vấn đề về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần

môn Luật Môi trường của mình

Trang 5

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường không khí

1.1 Khái niệm về môi trường không khí, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta Khôngkhí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó

có con người Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triểncủa tất cả các sinh vật trên trái đất

Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học củathành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêuchuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tựnhiên

Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí: là sự thay đổi lớn trong thànhphần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gâynên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu Chúng ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất

1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

a Từ nguồn tự nhiên

- Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo mộtlượng lớn chất dinh dưỡng cho đất Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưuhuỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến khôngkhí bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ.Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào khôngkhí

Trang 6

- Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếpnhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí.Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiêntai, đi xa và lan rộng Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.

- Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra mộtlượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong khôngkhí

- Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóngbiển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngkhông khí

b Từ nguồn nhân tạo

- Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp:

Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, khôngriêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tìnhtrạng này Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu côngnghiệp làm đen ngòm một khoảng trời Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2,NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao

Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí

mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư”được hình thành

Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệpkhông xử lý thải đúng cách gây nên

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốtrừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí

- Giao thông vận tải:

Trang 7

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay Với một

số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khíthải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp Đặc biệt, đối với những

xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn Cácphương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC,NO2, SO2, với nồng độ cực cao và liên tục

Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải

từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn Theo báo cáo Cơ quannăng lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbonmỗi năm

- Hoạt động quốc phòng, quân sự:

Các chất độc chiến tranh, các nghiên cứu quân sự đã và đang ảnh hưởng rấtlớn đến sức khỏe con người Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những nạnnhân chất độc màu da cam vẫn còn rất lớn

Ngoài ra các mối đe dọa từ bom hạt nhân vẫn luôn thường trực mỗi ngày, nếuchúng bị rò rỉ thì hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng:

Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường luôn luônmang đến sự ô nhiễm môi trường không khí nặng nề Tiêu điểm là ở Hà Nội vàonhững ngày giữa tháng 12/2020 bụi mịn bao phủ hoàn toàn Hà Nội, làm giảmtầm nhìn và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người dân

Khi vận chuyển vật liệu, cho dù được che chắn kỹ lưỡng thì các bụi bẩn cũng

sẽ vương vãi ra môi trường và gây ô nhiễm Chưa kể, đối với những trường hợpkhông được che chắn sẽ bị rơi vật liệu ra đường, gây nguy hiểm và sản sinhlượng khói bụi khổng lồ có thể cản trở các phương tiện cùng lưu thông trênđường Do vậy, việc chú ý che chắn đúng cách khi vận chuyển vật liệu là bắtbuộc phải làm

Trang 8

- Thu gom xử lý rác thải:

Việc rác thải được thải ra quá nhiều khiến cho các khu tập kết rác không xử

lý được hết khiến cho mùi hôi thối bốc ra Hay các phương pháp xử lý thủ côngnhư đốt khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng

- Hoạt động sinh hoạt:

Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than,củi, sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí quá trìnhnày sẽ sản sinh một lượng lớn khí CO, CO2, NOx, SOx, rất độc hại và ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống con người

1.3 Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường không khí hiện nay được quy định

cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Luật này đã xây dựng riêng tạiMục 2 về “bảo vệ môi trường không khí” với 3 điều (Điều 12, 13, 14) thuộcChương II; Mục 6 về “quản lý bụi, khí thải và các chất ô nhiễm khác” với 02điều (Điều 88, 89) thuộc Chương VI Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổsung các điều khoản quy định về bảo vệ môi trường không khí Đặc biệt, Luật đã

có các quy định về bảo vệ môi trường đối với những ngành có hoạt động gây ônhiễm môi trường không khí cao như giao thông vận tải, xây dựng, côngnghiệp,

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể tại Điều 12, 13, 14 và Điều

88, 89 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

Điều 12 Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí

1 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phátthải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và

xử lý theo quy định của pháp luật

Trang 9

2 Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thườngxuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

3 Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báokịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng

4 Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soáttheo quy định của pháp luật

Điều 13 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí

1 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia

về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môitrường không khí cấp tỉnh Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trườngkhông khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia Kế hoạchquản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạchquốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ

để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí

2 Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí

là 05 năm Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấptỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải phápquản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương

3 Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trườngkhông khí bao gồm:

a) Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhậnđịnh các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;

b) Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;

c) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

Trang 10

d) Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựngquy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng,liên tỉnh;

đ) Tổ chức thực hiện

4 Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấptỉnh bao gồm:

a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;

b) Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môitrường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm

kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;

c) Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;

d) Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;

đ) Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;

e) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;

g) Tổ chức thực hiện

5 Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản

lý chất lượng môi trường không khí

Điều 14 Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí

1 Thủ tưởng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia vềquản lý chất lượng môi trường không khí, chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấptrong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trênphạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới

2 Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

Trang 11

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lýchất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;

b) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấptỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí

3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường khôngkhí cấp tỉnh;

b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường khôngkhí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trongtrường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sứckhỏe cộng đồng;

c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môitrường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn

4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 88 Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1 Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khíthải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môitrường Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theoquy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại

2 Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi,khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biệnpháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường

3 Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòngngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí

Trang 12

Điều 89 Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu

1 Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử

lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ

2 Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ,mùi khó chịu phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đếncộng đồng dân cư

3 Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giaothông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu,đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

4 Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ Việcsản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiệntheo quy định của Chính phủ

Song song với các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến môi trường không khí cũng đang tiếp tụcđược rà soát, bổ sung và ban hành mới Đó là các quy chuẩn kỹ thuật về môitrường không khí xung quanh, khí thải phương tiện giao thông và các quy chuẩn

kỹ thuật về khí thải công nghiệp

Đối với các văn bản dưới luật, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng đềcập tới quy định về nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môitrường không khí; trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chấtlượng môi trường không khí; nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trườngkhông khí cấp tỉnh; trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môitrường không khí cấp tỉnh; thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất

Trang 13

lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng Quy định cụ thể tại cácĐiều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2017 Việt Nam cũng đã chính thức áp dụng tiêuchuẩn khí thải Euro 4 đối với phương tiện giao thông Ngoài ra, tại Quyết định985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kếhoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020 tầmnhìn 2025

Như vậy, có thể đánh giá rằng cho đến nay, Việt Nam đã ngày càng hoànthiện hơn các quy định về môi trường không khí, được thể hiện rõ qua việc sửađổi, điều chỉnh và ban hành các quy định mang tính chuyên sâu và phổ cập hơn.Điều này là vô cùng cần thiết bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phầnnâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường không khí trong bối cảnh hiện nay

2 Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

2.1 Các ưu điểm khi áp dụng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trườngkhông khí nói riêng đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đốiđầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường, trong đó, hệ thống văn bản quy phạmpháp luật tương đối đầy đủ về bảo vệ môi trường không khí, những quan hệ xãhội cơ bản phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí đã được quyđịnh khá đầy đủ và toàn diện

Cụ thể, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngkhông khí cũng đã được ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc xác định tráchnhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường không khí Các quy

Trang 14

định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường Chứcnăng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí đã được tập trung vàomột đầu mối thống nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường Điều này dẫn đến giảiquyết và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường không còn rườm

rà Ưu điểm tiếp theo là thiết lập được một cơ chế công khai hoá, dân chủ hoátrong hoạt động bảo vệ môi trường không khí Hiện nay, Luật Bảo vệ môitrường năm 2020 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, quy định tại Điều 153 vàĐiều 154 thể hiện rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dânchứ không phải là trách nhiệm riêng của Nhà nước

Việt Nam đã xây dựng được hệ thống chế tài xử lý vi phạm pháp luật môitrường không khí tương đối đầy đủ Có 3 loại biện pháp chế tài cơ bản mà phápluật thường sử dụng để điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân trong xã hội, đó

là chế tài dân sự, chế tài hành chính và chế tài hình sự Cho đến nay, có thể nói,pháp luật về bảo vệ môi trường đã có đủ 3 loại chế tài này

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khínói riêng có một “dấu ấn” đặc biệt của quy định pháp luật về vấn đề trên, đó là

sự kiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/ 2020,bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 Cụ thể, trong lĩnh vực bảo vệmôi trường không khí, có một số quy định thay đổi như sau:

Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm 16 chương, 171 điều, được bố cục lại sovới Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa quy định về bảo vệ các thành phầnmôi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phầnmôi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyếtđịnh cho những chính sách bảo vệ môi trường khác Bên cạnh đó, Luật đồng bộ

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w