1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

101 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Việt Nam Về Người Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp
Tác giả Lê Thụy Tường Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 694 KB

Nội dung

Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpPháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THUỴ TƯỜNG VY

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi – Lê Thuỵ Tường Vy xin cam đoan rằng luận văn này là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứmột trường đại học nào, được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc,nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh Đào Các kết quả nêu trong luận văn chưađược công bố trong bất kỳ tác phẩm nào khác hoặc các nội dung do các tác giả khácthực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn này Nhữngtài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này đều đảm bảo chínhxác và đáng tin cậy

Tác giả luận văn

Lê Thụy Tường Vy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, được Quýthầy cô giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm; đặc biệt là các thầy cô Khoa Luậtkinh tế và Khoa Sau đại học, tôi đã tích luỹ được những kiến thức quý báu từ lýthuyết đến thực tiễn để có thể hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới người hướng dẫn khoa học làTS.Nguyễn Ngọc Anh Đào đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trongsuốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn

Đồng thời, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu TrườngĐại học Ngân hàng TP.HCM, Lãnh đạo Khoa sau Đại học, các thầy cô giảng viên

đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong cả quá trình học tập, nghiên cứu

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, các anhchị em lớp CH2LKT và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu,hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn

Sau cùng, mặc dù đã cố gắng hết sức, được TS.Nguyễn Ngọc Anh Đàohướng dẫn tâm huyết, đóng góp tận tình, song luận văn chắc hẳn vẫn còn hạn chế,thiếu sót nhất định, kính mong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ trường Đại họcNgân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đến đề tài này đóng góp ý kiến phản hồi

để tôi hoàn thiện bài luận văn tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Thụy Tường Vy

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.Tiếng Việt

1.1 Tiêu đề: “Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp"

1.2 Tóm tắt:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một trong những cá nhânquan trọng nhất trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp Tuy phápluật hiện nay đã quy định khá nhiều về người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục Do đó, mục tiêucủa đề tài là nghiên cứu, phân tích những nội dung của pháp luật Việt Nam quyđịnh về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Từ đó đưa ra những đánhgiá nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế của các quy định của pháp luật hiện hành

về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Qua thực tiễn áp dụng các quyđịnh của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tác giả chỉ ranhững tồn tại, hạn chế trong những quy định của pháp luật và tìm ra nguyên nhân

để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về ngườiđại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu chủ yếu: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh luật học; phươngpháp diễn giải, quy nạp Những kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoànthiện hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đồngthời có giá trị và ý nghĩa nhất định trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và xâydựng pháp luật về doanh nghiệp nói chung và về người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp nói riêng Thông qua luận văn, tác giả đưa ra một số kiến nghị có thểgiúp giải quyết từng bước nhiều khó khăn, gút mắc trong việc áp dụng những quyđịnh pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hướngtới xây dựng hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpphù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam nhưng cũng tiếp thu những góc nhìn

đa dạng của luật pháp các nước, lãnh thổ khác nhau về quan hệ đại diện

1.3 Từ khóa: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp

Trang 6

9 NĐDTPL Người đại diện theo pháp luật

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu của đề tài 6

3.1 Mục tiêu tổng quát 6

3.2 Mục tiêu cụ thể 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8

7 Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.1 Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 10

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 10

1.1.1.1 Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp 10

1.1.1.2 Khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 14

1.1.1.3 Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 16

1.1.2 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp 17

1.1.3 Bản chất pháp lý của việc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 19 1.1.3 Phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp .22

1.1.4 Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 26

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 29

1.2.1 Nguyên tắc cân bằng 29

Trang 8

1.2.2 Nguyên tắc minh bạch 30 1.2.3 Nguyên tắc tự chủ 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 34 2.1 Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 34 2.2 Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 35

2.2.1.chuẩn chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp35

2.2.2. Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mỗi loại doanh nghiệp 36

2.2.2.1. Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 36

2.2.2.2. Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 37

2.2.2.3. Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần 38

2.2.2.4. Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Hợp danh 39

2.2.2.5. Đối với người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân 39

2.3 Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2.6.1. Những ưu điểm 54 2.6.1 Những hạn chế 56

Trang 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 66

3.1 Thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 66

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 73

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 10

1. Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU

Trang 11

Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giaiđoạn 10 năm 2021-2030, nhiệm vụ phát triển kinh tế luôn là một trong những ưutiên hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện Trong đó, trọng tâmcủa vấn đề phát triển kinh tế đó chính là thúc đẩy sự phát triển của các doanhnghiệp trong nước, gia tăng cả về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp, thểhiện tinh thần “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, huy động mọi nguồn lựcphát triển nhanh và bền vững” Có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta hầunhư luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở cho doanh nghiệp.Đặc biệt, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện, tạo hànhlang pháp lý để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm tham gia thành lập cácloại hình doanh nghiệp Trong đó có không ít quy định pháp luật về người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp, đối tượng được xem như “bộ mặt” của doanhnghiệp, là một thành phần không thể thiếu trong cơ cấu nhân sự của bất kỳ doanhnghiệp nào

Doanh nghiệp là chế định pháp lý đặc thù trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, là chủ thể của quan hệ pháp luật với tư cách là pháp nhân.Tương tự như cá nhân, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng phát sinh cácgiao dịch, quyền lợi và nghĩa vụ với các chủ thể khác như Nhà nước, đối tác, vớikhách hàng Tuy doanh nghiệp là một thực thể pháp lý độc lập nhưng bản thândoanh nghiệp lại không thể đích thân hành động vì đây là thực thể mang tính trừutượng, phi vật lý Do vậy, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phảithông qua hành vi cụ thể của con người, đó là người đại diện theo pháp luật Theo

đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người được chủ sở hữu củadoanh nghiệp cử ra thay mặt doanh nghiệp để xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp,giao dịch với bên ngoài vì sự phát triển của doanh nghiệp

“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện chodoanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanhnghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dânsự,

Trang 12

nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án

và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” (Khoản 1 Điều 12 LDNnăm 2020) Đối với những chủ thể không thể tự mình tham gia quan hệ dân sự nhưdoanh nghiệp thì đây là chế định pháp lý không thể thiếu, là chế định quan trọngbậc nhất đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Mặc dù doanh nghiệp làchủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhưng mọi hoạt động của doanh nghiệpđều phải thông qua người đại diện kể từ khi được đăng ký kinh doanh cho đến khiphá sản hoặc giải thể Với địa vị pháp lý quan trọng như vậy nên trong các văn bảnquy phạm pháp luật như BLDS năm 2015 và LDN năm 2020, Luật Phá sản năm

2014 đều có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Các quyđịnh này hình thành nên một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn

đề liên quan về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Việc áp dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpvẫn còn có một số điểm vướng mắc cần làm rõ, chưa thống nhất, thậm chí gây khókhăn cho chính các cơ quan Nhà nước và ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanhcủa doanh nghiệp Đặc biệt khi Việt Nam đang trên đà hội nhập như hiện nay,nhiều quy định pháp luật liên quan người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpvẫn chưa bắt kịp được xu hướng chung của thế giới, chưa phù hợp với một số quanđiểm pháp lý phổ biến, được nhiều nước trên thế giới ghi nhận và thực hiện Cáctranh chấp liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trongquan hệ hợp đồng rất phổ biến, cần có những giải pháp pháp lý phù hợp, kịp thời đểgiải quyết và hạn chế phần nào các tranh chấp liên quan

Việc tiếp tục nghiên cứu về chế định này có ý nghĩa cả về mặt lý luận vàthực tiễn, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng, tôn trọng tính tự chủ, tiến bộ của xã hội;hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; góp phần hạn chế những bản

án, quyết định của các cấp xét xử bị hủy liên quan đến người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp từ đó tạo điều kiện để các tổ chức, pháp nhân kịp thời bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm được chi

phí tham gia vào tố tụng dân sự Do vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam

về người đại diện

Trang 13

theo pháp luật của doanh nghiệp" làm Luận văn tốt nghiệp, nhằm làm rõ thực

trạng, nguyên nhân, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quyđịnh của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thêm đầy đủ

và đúng đắn từ đó có thề đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần giải quyết nhữngvấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong phạm vi và các cấp độ khác nhau, chế định về người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa họcquan tâm, phân tích thông qua những công trình nghiên cứu, bài viết khoa học tiêubiểu sau đây:

Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội: “Đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị

Thanh Điểm mới của công trình khoa học này là hệ thống hóa những lý thuyếtpháp lý hiện nay ảnh hưởng đến việc xác định mô hình đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp; đánh giá các ưu điểm và tồn tại của quy định của pháp luật về đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân tích thực trạng quy định của pháp luậtViệt Nam hiện nay về các khía cạnh liên quan đến đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp như: điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp, thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, cơ chế giám sát

và trách nhiệm pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhất làlàm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp và doanh nghiệp đối với bên thứ ba ngay tình

Luận văn Thạc sỹ Luật kinh tế năm 2020, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội: “Đại diện theo pháp luật của

doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”

của tác giả Trần Thị Kiều Hạnh Luận văn nghiên cứu các quy định của LDN năm

2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng thựchiện pháp luật đối với chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

áp dụng tại

Trang 14

Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế năm 2021, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội: “Người đại diện

của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020” của tác giả Vũ Thị Hoài

Thương Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học về các quy định pháp lý

về người đại diện của doanh nghiệp trong đó có người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện đối với doanhnghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020 Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp

để góp phần hoàn thiện Luật doanh nghiệp, giúp cho việc quản lý người đại diệntrong công ty minh bạch, hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu, nhà đầu

tư và các bên liên quan đến doanh nghiệp

Một số bài viết cũng có đề cập về các khía cạnh khác nhau về người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp như:

Bài viết “Hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp nhìn từ thực tiễn” của tác giả Bùi Đức Giang đăng trên Tạp chí Ngân hàng

ngày 18/08/2021 Bài viết phân tích khái niệm, thẩm quyền của người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp, về vấn đề chỉ định người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp Song song đó, tác giả bình luận về chế độ nhiều người đại diện theopháp luật, so sánh với pháp luật các nước khác Nói chung, trong bài viết này, tácgiả tập trung phân tích các ưu điểm và hạn chế của các quy định này dưới góc nhìn

từ thực tiễn, đồng thời đánh giá một số tác động tới hoạt động cấp tín dụng của các

tổ chức tín dụng

Bài viết “Một số hạn chế của quy định về người đại diện theo pháp luật của

doanh nghiệp” của tác giả Mai Thị Ngọc Oanh đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam

ngày 27/06/2021 Trong bài viết này, tác giả phân tích những hạn chế của quy định

về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm

2020 như về quy định xác lập người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; vềquy định tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Trang 15

về số lượng người đại diện; quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp Đồng thời, tác giả đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các quy định

về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bài viết “Hoàn thiện quy định của luật doanh nghiệp về người đại diện

theo pháp luật của doanh nghiệp” của tác giả Phạm Thị Lệ Xuân đăng trên Tạp chí

Tòa án Nhân dân ngày 01/08/2022 Bài viết chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quyđịnh của Luật DN năm 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.Tác giả tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế của quy định về người đại diệntheo pháp luật của doanh nghiệp ở các khía cạnh cụ thể là về việc ủy quyền chongười khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp; về người đại diện theo pháp luật đối với Cty TNHH hai thành viêntrở lên và về trường hợp DNTN có người đại diện theo pháp luật bị mất tích Bêncạnh đó, bài viết cũng đề xuất hướng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi chohoạt động của doanh nghiệp nói chung, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp phápcủa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói riêng

Bài viết “Một số rủi ro pháp lý từ quy định cho phép doanh nghiệp có

nhiều người đại diện theo pháp luật” của tác giả Lê Thảo Nguyên đăng trên Tạp chí

Pháp luật và thực tiễn số 44/2020 Tuy trong bài viết tác giả phân tích các quy địnhcủa LDN năm 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp song nhữngnhận định của tác giả vẫn có nhiều giá trị tham khảo để hoàn thiện hơn quy địnhpháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Xét về góc độ của bên thứ ba liên quan thì không thể không nhắc đến bài

viết “Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao kết hợp đồng với người không

phải đại diện theo pháp luật của công ty” của Phạm Văn Cường đăng trên Tạp chí

Tòa án Nhân dân ngày 17/5/2019 Trong bài viết, tác giả phân tích các quy định củapháp luật về việc xác định trách nhiệm của công ty đối với những giao dịch, hợpđồng không do người đại diện theo pháp luật của công ty ký kết Đồng thời, tác giảcũng đề cập đến hạn chế trong quy định pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba ngay tình khi giao kết hợp đồng với người không được công nhận làngười đại

Trang 16

diện theo pháp luật của công ty

Các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trên thật sự có ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và có giá trị lớn đốivới luận văn của bản thân tác giả Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưathực sự bao quát, toàn diện hết các vấn đề liên quan đến người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp mà thực tiễn đặt ra Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệthống về vấn đề này mang tính thời sự sâu sắc nhằm bổ sung, làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về chế định người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 Đây chính là “khoảng trống nghiêncứu” để người viết lựa chọn thực hiện luận văn về đề tài này ở cấp độ thạc sỹ

3. Mục tiêu của đề tài

Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp, tác giả sẽ chỉ ra được các vấn đề còn vướng mắc, hạnchế của pháp luật và tìm ra nguyên nhân để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiệnquy định pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trang 17

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định pháp luậtViệt Nam về chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

+ Đối với phần thực trạng pháp luật, tác giả tập trung bình luận, đánh giácác quy định cơ bản nhất của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp của từng loại hình doanh nghiệp

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam về người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp, trên cơ sở có sự tham khảo pháp luật một sốnước về đại diện từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội, pháp luậtViệt

Trang 18

Nam từ năm 2018 đến nay

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lê nin Ngoài ra, luận văn còn sử dụngnhững phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, phương phápluật học so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp tiếpcận liên ngành để tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn vềngười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luậnpháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Trong đó, có nêu vềkhái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, vai trò của người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài

ra, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp được trình bày tại luận văn cũng là một nội dung mà tác giả rất mong muốnkiến nghị đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn sắp tới thực hiệnviệc quy định cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhằmbảo đảm đúng quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

- Với những đóng góp như trên, luận văn có thể được xem làm tài liệu thamkhảo cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo Luật chuyênngành kinh tế

7. Bố cục của luận văn

Luận văn được kết cấu theo 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung gồm 3chương và Phần kết luận Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 19

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 20

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO

PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp

“Đại diện” là một từ Hán – Việt vừa là động từ vừa là danh từ, hàm nghĩa là

“thay mặt” Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, “Đại diện là một người (ngườiĐD), một tập thể (ban ĐD) hoặc một cơ quan (cơ quan ĐD) được uỷ quyền nhândanh chủ thề trong quan hệ giao dịch.” ĐD là một quan hệ pháp luật Chủ thể củaquan hệ ĐD bao gồm người ĐD và người được ĐD Trong những hoàn cảnh cụ thể,quan hệ ĐD có thể phát sinh một cách đương nhiên giữa chủ thể ĐD và chủ thểđược ĐD, từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ví dụ như nhân viênbán hàng lẽ dĩ nhiên sẽ đại diện cho cửa hàng, công ty trong giao dịch với kháchhàng; Bộ trưởng Bộ ngoại giao thay mặt quốc gia trong quan hệ đối ngoại Ngoài

ra, một chủ thể cũng có thể được xác định là ĐD cho một chủ thể khác căn cứ theoquy định cụ thể của pháp luật chẳng hạn những quy định về người giám hộ, hoặcthông qua các hình thức uỷ quyền

Đối với đa số các nước trên thế giới, dù là áp dụng hệ thống pháp luật Dânluật (Civil Law) hay theo hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law), thì ĐD làmột chế định pháp lý khá phổ biến Đơn cử như tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật Dân sựNhật Bản năm 2005 quy định về người ĐD: “Một người đại diện biểu hiện ý địnhhoặc hành động thay mặt người được đại diện trong phạm vi thẩm quyền của mình

sẽ ràng buộc trực tiếp người được đại diện”.1 Trong khi đó, ở nước Anh, nhà làmluật đã định nghĩa về chế định “đại diện (agency)” là một chế định thường dùng khingười ta muốn nói đến tư cách pháp lý của một người (người ĐD) có đủ thẩmquyền hoặc

1 Nguyên văn: “ 第九十九条代理人がその権限内において本人のためにすることを示してしたがその権限内において本人のためにすることを示してした権限内において本人のためにすることを示してしたにおいて本人のためにすることを示してした本人がその権限内において本人のためにすることを示してしたの権限内において本人のためにすることを示してしたためにすることを示してした示してしたして本人のためにすることを示してしたした 意思表示してしたは、本人に対して直接にその効力を生ずる。本人がその権限内において本人のためにすることを示してしたに対して直接にその効力を生ずる。して本人のためにすることを示してした直接にその効力を生ずる。にその権限内において本人のためにすることを示してした効力を生ずる。を示してした生ずる。ずる。 ”,民法(明治二十九年法律第八十九 号

)最終更新:平成二十九年法律第四十四号,

https:// www.japaneselawtranslation.go.jp/en/laws/view/3494/ja

Trang 21

khả năng trong việc giúp hình thành quan hệ giữa một người khác (người được ĐD)với người thứ ba Quan hệ ĐD có thể hình thành bất cứ lúc nào miễn là một ngườiđược quyền thay mặt người khác mà hành động, với điều kiện là bản thân người

ĐD đó bằng lòng hành động như vậy.2 Ngoài ra, tại Điều 797 Bộ luật Dân sự vàThương mại Thái Lan, chúng ta có thể thấy một định nghĩa khác về đại diện, đó là:

“Đại diện là một hợp đồng mà theo đó, một cá nhân, được gọi là người ĐD, cóquyền hành động thay cho cá nhân khác, được gọi là người được ĐD, và đồng ýhành động như vậy Đại diện có thể là minh thị hoặc ngầm định ”.3

Ngoài ra, nhắc đến chế định đặc biệt như chế định ĐD thì không thể khôngnhắc đến Học thuyết về ĐD của Hoa Kỳ Học thuyết này được trình bày trong Bảnphát biểu số 3 về ĐD (Nguyên gốc tiếng Anh là “Restatement of agency 3rd”) Cụthể, trong bản phát biểu, phần § 1.01 định nghĩa ĐD như sau: “ĐD là mối quan hệ

ủy thác phát sinh khi một người (người được ĐD) thể hiện sự đồng ý với một ngườikhác (người ĐD) rằng người đó sẽ hành động thay mặt cho người được ĐD và chịu

sự điều chỉnh, kiểm soát của người được ĐD, và người ĐD thể hiện sự đồng ý hoặcbằng cách khác thể hiện sự đồng ý thông qua hành động.”4

Mặc dù có lịch sử trải qua quá trình xây dựng và sửa đổi không dài tuynhiên pháp luật về dân sự của nước ta dần dần học hỏi thêm những kinh nghiệmtiên tiến mà các nước khác đang áp dụng trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp,đặc biệt là đối với chế định ĐD, cũng như tham khảo các lý thuyết kinh điển về ĐD

đã xuất hiện và được công nhận ở các nước mà nền kinh tế thương mại đã phát triểnrực rỡ hàng trăm năm nhằm từng bước hoàn thiện tương đối đầy đủ Bộ luật dân sự(BLDS) và Luật DN (LDN) Tại Việt Nam, chế định ĐD được quy định trongChương IX Bộ

2 Lord Hailsham of St Marylebone, Lord High Chancellor of Great Britain (1973) Halsbury’s Laws of England, Fourth Edition, Volume I, Administrative Law, Amiralty, Affiliation and Legitimation, Agency, Agriculture, Butterworths, London, p 418.

Trang 22

ประมวลกฎหมายแพ่งและพาณิชย , ์ ป ร ะมว ล ก ฎหม า ย แพ่งแ ละ พาณช ย ์ (krkr i s dika g o th ) , truy cập ngày 10/11/2022

4 Nguyên văn: “Agency is the fiduciary relationship that arises when one person (a ‘‘principal’’) manifests assent

to another person (an ‘‘agent’’) that the agent shall act on the principal’s behalf and subject to the principal’s control, and the agent manifests assent or otherwise consents so to act.”, § 1.01 Restatement of agency 3rd

Trang 23

Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 Việc Quốc hội dành cả một chương trong BLDS

để ban hành các quy định về ĐD cho thấy tầm quan trọng của chế định ĐD đối vớipháp luật dân sự của nước ta Cụ thể, khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 đưa rađịnh nghĩa về ĐD, theo đó, một chủ thể (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) đượcxác định là người ĐD cho một chủ thể khác (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đượcgọi là người được ĐD) khi thay mặt người được ĐD xác lập, thực hiện giao dịchdân sự vì lợi ích của chính người được ĐD

Thông qua tìm hiểu một số quy định của các quốc gia về đại diện, có thểthấy rằng quan điểm chung của đa số nền kinh tế trên thế giới khi tiếp cận ở góc độpháp lý vấn đề ĐD là tương đối giống nhau Thứ nhất là đều ghi nhận những chủthể tham gia vào quan hệ ĐD bao gồm bên ĐD, bên được ĐD và bên thứ 3 liênquan Thứ hai, nhấn mạnh về phạm vi thẩm quyền của người ĐD, trong đó, ngườiđược ĐD chỉ chịu trách nhiệm pháp lý khi và chỉ khi người ĐD có hành động trongkhuôn khổ thẩm quyền được trao, dù là theo quy định của pháp luật hay theo sự uỷquyền của người được ĐD Cụ thể, BLDS Pháp năm 1803, vào năm 2016 sửa đổi,

bổ sung vào năm 2016 quy định: “Người đại diện theo pháp luật, tư pháp hoặcthông thường chỉ được quyền hành động trong giới hạn quyền hạn được trao chomình.”5 Thứ ba, yếu tố ý chí, nhận thức của những đối tượng trực tiếp tham giatrong mối quan hệ ĐD quyết định hiệu lực của hành vi ĐD Bởi theo nguyên tắc tự

do ý chí (principe de I’autonomie de la volonté) đã hình thành và phát triển từ thế

kỷ 18 thì “các cá nhân được quyền hoàn toàn tự do kết lập các khế ước theo ý chícủa mình”6 Khi cả hai bên: đại diện và được đại diện đều tự nguyện và đồng ýtham gia vào quan hệ đại diện thì rõ ràng là hành vi đại diện được công nhận vàràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan

Trong giao dịch dân sự, các chủ thể có thể tự mình xác lập, thực hiện giaodịch dân sự nhưng trong một số trường hợp nhất định có thể thông qua hành vi của

5 Nguyên Văn: “Le représentant légal, judiciaire ou conventionnel n'est fondé à agir que dans la limite des pouvoirs qui lui ont été conférés.”, Article 1153 Code civil,

https:// www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LEGITEXT000006070721/LEGISCTA000032008382/#LEGIS

CTA000032008382

6 Vũ Văn Mẫu (1963) Việt Nam Dân luật lược khảo (Quyển II Khế ước và nghĩa vụ), Luật khoa Đại học quốc

gia Sài Gòn, Sài Gòn.

Trang 24

người khác là người ĐD theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của mình, nhất là trongcác giao dịch trong suốt quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Bởi lẽ, tuy DN

là một chủ thể pháp lý riêng biệt được công nhận bởi pháp luật Việt Nam: “ Doanhnghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lậphoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”,theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật (LDN) năm 2020, nhưng lại là chủ thểmang tính trừu tượng, phi lý tính Thế nên DN cần có chủ thể pháp lý khác, cụ thể

là cá nhân, làm ĐD cho mình để thực hiện các giao dịch

Tại Việt Nam, khái niệm “người đại diện của doanh nghiệp” được nhắc đếntrước hết trong Điều 9 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước năm1989: “Người ký hợp đồng kinh tế phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặcngười đứng tên đăng ký kinh doanh.” Tuy nhiên, do đây là văn bản quy phạm phápluật được ban hành vào thời kỳ nền tư pháp nước ta mới bước đầu cải cách sau khi

cơ chế bao cấp bị bãi bỏ nên chưa có quy định cụ thể về chế định người ĐD củadoanh nghiệp

Đến cuối năm 1990, kết thúc giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, khi mànền kinh tế Việt Nam dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bướcphát triển đáng ghi nhận, Quốc hội đã ban hành hai luật quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là Luật Công ty năm

1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 Song ngoài một số quy định vềquyền hạn điều hành, quản lý doanh nghiệp, quyền nhân danh công ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật của người quản lý thì hai luật trên vẫn chưa có điều luật chitiết về người ĐD cho doanh nghiệp

Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung của BLDS và LDN, hành lang pháp lý

về người ĐD của DN được hình hành và ngày càng hoàn thiện Tuy nhiên, phápluật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp vẫn chưa thực sự có một định nghĩachính thức nào về người ĐD của DN Vì thế, những quy định về ĐD của pháp nhântheo BLDS năm 2015 thường được áp dụng chung cho các loại hình DN.Tóm lại,

từ những quy định về ĐD và ĐD của pháp nhân của BLDS, có thể đưa ra một địnhnghĩa khái quát

Trang 25

về người đại diện của doanh nghiệp như sau: Người đại diện của doanh nghiệp là

người có quyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện.

1.1.1.2 Khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trong giai đoạn bắt đầu có sự phân hóa giữa ngành luật dân sự và ngànhluật kinh tế, cùng với sự ra đời của BLDS năm 1995 và sau đó là LDN năm 1999,chế định NĐDTPL nói chung và NĐDTPL của DN nói riêng đã chính thức đượccác nhà làm luật định nghĩa một cách rõ ràng Mặc dù vậy, các quy định vềNĐDTPL của DN mới chỉ dừng lại ở những điểm cơ bản nhất và còn mang tínhnguyên tắc Ngay cả BLDS năm 2005 và LDN năm 2005 được ban hành sau đócũng chưa thật sự có nhiều sự quan tâm đến chế định NĐDTPL của DN Pháp luậtnước ta về NĐDTPL của DN thời kỳ này còn sơ khai và xuất hiện rải rác trong một

số quy định về mỗi loại hình doanh nghiệp

LDN năm 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 đã đánh dấu bướcngoặc mới trong cách nhìn nhận của các nhà làm luật Việt Nam về chế địnhNĐDTPL của doanh nghiệp Khác với LDN năm 2005, pháp luật về NĐDTPL của

DN được quy định cụ thể thành Điều 13 và Điều 14 LDN năm 2014 Những điềuluật về NĐDTPL của DN trong LDN năm 2014 được đánh giá là khá chi tiết nhưngcũng rất linh hoạt đối với doanh nghiệp Điểm nổi bật của LDN năm 2014 so vớiLDN năm 2005 là khẳng định NĐDTPL của DN phải là cá nhân Ngoài ra, LDNnăm 2014 còn cho phép CTTNHH và CTCP có thể có nhiều NĐDTPL và điều lệcông ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ củatừng NĐDTPL của DN (Khoản 2, LDN năm 2014) Những thay đổi tích cực củaLDN năm 2014 được LDN năm 2020 tiếp tục kế thừa và phát triển

Khác với quan niệm của các nước khác về người ĐD của DN, pháp luậtViệt Nam có sự phân biệt giữa NĐDTPL của DN và người ĐD theo ủy quyền của

DN do sự khác biệt nhất định về thể chế luật pháp, văn hóa, mức độ phát triển củanền kinh tế và đặc biệt là về cấu trúc quản trị nội bộ Cụ thể, Điều 85 BLDS năm

2015 nêu rõ người ĐD của pháp nhân có thể là ĐD theo pháp luật hoặc ĐD theo ủyquyền và phải

Trang 26

tuân theo quy định về ĐD của BLDS năm 2015 Đối với người ĐD theo ủy quyềncủa DN, mặc dù việc ĐD theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền giữaNĐDTPL của DN và người được uỷ quyền nhưng lại vì lợi ích của DN chứ khôngphải vì lợi ích của người uỷ quyền và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của DN Songsong đó, BLDS năm 2015 cũng không còn quy định NĐDTPL của pháp nhân phải

là người đứng đầu pháp nhân như Điều 141 BLDS năm 2015 đã quy định Thayvào đó, DN được trao quyền tự quyết định ai sẽ là NĐDTPL của mình

Điều 137 BLDS 2015 quy định về ĐD theo pháp luật của pháp nhân lại vôhình chung thừa nhận pháp nhân chỉ có ĐD theo pháp luật là cá nhân khi quy địnhpháp nhân có thể có nhiều NĐDTPL, cụ thể: “Người đại diện theo pháp luật củapháp nhân bao gồm: người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩmquyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quátrình tố tụng tại Tòa án Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo phápluật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều

140 và Điều 141 của Bộ luật này.”

Về quan điểm NĐDTPL của DN phải là cá nhân, sở dĩ có quan điểm nhưvậy là do xuất phát từ sự tin tưởng của các nhà làm luật Việt Nam, một cá nhân cụthể làm NĐDTPL của DN vẫn đáng tin cậy hơn là một chủ thể trừu tượng như tổchức “Do đó, quy định một thể nhân với thông tin rõ ràng, khả năng thực hiện hành

vi cụ thể khi đại diện cho doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin cho bên thứ ba khigiao dịch.”7 Quan điểm này của pháp luật Việt Nam gần như tương đồng với quanđiểm của Luật Công ty của Trung Quốc năm 2018 về NĐDTPL Theo Điều 13 củaLuật này quy định: “Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc ngườiquản lý của công ty là người ĐD theo pháp luật của công ty theo các điều khoảnliên kết của công ty và thủ tục đăng ký phải được hoàn thành theo quy định củapháp luật Trường hợp có sự thay đổi về người ĐD theo pháp luật của công ty thìthủ tục đăng ký thay đổi

7 Nguyễn Thị Thanh (2021) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà

Nội.

Trang 27

sẽ được thực hiện.”8

Theo pháp luật Việt Nam về DN hiện hành, ngay từ khi thành lập và đăng

ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, DN phải đồng thời đăng ký cá nhân đảmnhiệm chức danh NĐDTPL 9Trừ những việc do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hộiđồng quản trị quyết định, các quyền và nghĩa vụ còn lại của công ty cổ phần sẽ domột hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật trực tiếp hoặc ủy quyền cho ngườikhác thực hiện Do đó, pháp luật quy định trường hợp công ty chỉ có duy nhất mộtngười đại diện nhưng người này xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền chongười khác thực hiện nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật, nếu người đạidiện theo pháp luật duy nhất của công ty vắng mặt khỏi Việt Nam quá 30 ngày màkhông ủy quyền cho người khác đại diện hoặc trường hợp người đại diện theo phápluật chết, mất tích, bị tạm giam, bị kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vidân sự; từ chức hoặc bị bãi miễn thì công ty phải cử người đại diện khác

Tóm lại, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân được

doanh nghiệp cử ra để hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên danh nghĩa doanh nghiệp và được doanh nghiệp đăng ký thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

1.1.1.3 Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Từ khái niệm trên, có thể rút ra đặc điểm của NĐDTPL của DN như sau:

Thứ nhất, NĐDTPL của DN phải là cá nhân 10 : Bản thân doanh nghiệp là

chủ thể pháp lý nhưng mang tính trừu Ý chí của doanh nghiệp phải được thể hiệnthông qua một hoặc nhiều cá nhân nhất định được doanh nghiệp công nhận thôngqua các văn bản chính thức Do đó, NĐDTPL của doanh nghiệp phải là cá nhân.Đây là một đặc điểm phân biệt với đại diện theo ủy quyền vì người đại diện theo ủyquyền có thể cá nhân hoặc tổ chức, chẳng hạn, doanh nghiệp có thể ủy quyền chomột doanh

Trang 28

nghiệp khác nhân danh và vì lợi ích của mình để xác lập, thực hiện giao dịch theo

cơ chế đại diện cho thương nhân theo Luật Thương mại Một số loại hình DN cóthể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều cá nhân làm NĐDTPL như CTNHH, CTCP.11

Thứ hai, NĐDTPL của DN phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Bởi vì

NĐDTPL của DN là người thay mặt DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh

từ giao dịch của DN nên một người không có đủ năng lực hành vi dân sự sẽ khôngthể đảm nhận vai trò NĐDTPL của DN Khi NĐDTPL nhân danh doanh nghiệp đểthực hiện giao dịch trong phạm vi cho phép thì các quyền và nghĩa vụ từ giao dịchphát sinh cho doanh nghiệp chứ không phát sinh cho cá nhân NĐDTPL đó LDNnăm 2020 cũng quy định rõ khi NĐDTPL của DN không còn đầy đủ năng lực hành

vi dân sự thì DN buộc phải đăng ký người khác thay thế.12

Thứ ba, NĐDTPL của DN nhân danh và vì lợi ích của DN khi thực hiện chức trách của mình: Vì đặc thù của DN là chủ thể phi lý tính nên không thể tự

thực hiện các giao dịch mà phải thông qua đối tượng cụ thể là NĐDTPL Vớicương vị là người được DN ủy quyền thực thi các quyền, nghĩa vụ của DN,NĐDTPL của DN lẽ dĩ nhiên phải luôn hướng tới lợi ích của DN trong các hoạtđộng nhân danh DN Trong quá trình hoạt động, bằng các thủ tục pháp lý, doanhnghiệp có thể thay NĐDTPL, nhưng người mới làm NĐDTPL của doanh nghiệpvẫn tiếp tục kế thừa việc tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp củacông ty mà NĐDTPL trước đó đã và đang thực hiện

1.1.2.Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp

LDN năm 2020 quy định về những chủ thể có thể làm NĐDTPL cho từngloại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

NĐDTPL của CTTNHH hai thành viên trở lên là người giữ một trong các

chức danh: Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc một cá nhân khác tuỳtheo Điều lệ công ty quy định nhưng công ty phải đảm bảo có ít nhất một người giữchức danh trên đảm nhiệm vị trí NĐDTPL của công ty Nếu trong Điều lệ của công

11 Khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020

12 Khoản 5,6 Điều 12 LDN năm 2020

Trang 29

ty không quy định cụ thể thì NĐDTPL đương nhiên của công ty là Chủ tịchHĐTV.13

NĐDTPL của CTTNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu là Chủ

tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc trừ trườnghợp Điều lệ công ty có quy định khác Trong trường hợp Điều lệ công ty không quyđịnh về NĐDTPL của công ty là ai thì Chủ tịch HĐDTV hoặc Chủ tịch công ty làNĐDTPL của công ty.14

NĐDTPL của CTTNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Tuy

LDN năm 2020 không quy định về NĐDTPL của CTTNHH một thành viên do cánhân làm chủ sở hữu nhưng căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý CTTNHH một thànhviên do cá nhân làm chủ sở hữu đươc quy định tại Điều 85 LDN năm 2020, có thểhiểu rằng NĐDTPL của CTTNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu sẽ doĐiều lệ công ty quy định tuy nhiên tối thiểu công ty phải có một NĐDTPL là mộttrong các cá nhân giữ các chức danh sau: Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giámđốc/Giám đốc Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch công ty đươngnhiên giữ vai trò là NĐDTPL của công ty vì Chủ tịch công ty là người nhân danhcông ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty.15

NĐDTPL của CTCP là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc trong trường hợp CTCP chỉ có một NĐDTPL Trong trường hợp Điều lệ chưa

có quy định thì Chủ tịch HĐQT đương nhiên là NĐDTPL của công ty Trường hợpCTCP có hơn một NĐDTPL thì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốcđương nhiên là NĐDTPL của công ty.16

NĐDTPL của CTHD là tất cả các thành viên hợp danh 17 Tuy nhiên, thànhviên hợp danh là Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì có nghĩa vụđại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với

tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trongcác vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác, người yêu cầu giảiquyết việc dân sự hoặc đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác dotheo quy định

13 Khoản 3 Điều 54 LDN năm 2020

14 Khoản 3 Điều 79 LDN

15 Khoản 1 Điều 81 LDN năm 2020

16 Khoản 2 Điều 137 LDN năm 2020

17 Khoản 1 Điều 184 LDN năm 2020

Trang 30

của pháp luật hoặc do Điều lệ công ty quy định.18

NĐDTPL của DNTN là Chủ DNTN19 Riêng đối với DNTN, do đặc thù củaDNTN là doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu đồng thời cá nhân

đó phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của DN bằng tất cả tài sản của

mình20 nên LDN năm 2020 quy định chủ DNTN cũng chính là NĐDTPL của

DNTN Tóm lại: Từ những quy định trên có thể thấy NĐDTPL của doanh nghiệp,

ngoài các chức danh quản lý như Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốchoặc Giám đốc thì có thể do người khác đảm nhiệm tuỳ theo Điều lệ công ty quyđịnh Tuy nhiên, người đó được ngầm hiểu phải đáp ứng các yêu tố được xem làcần thiết như sau: phải là người thứ ba và không đồng thời nắm giữ các vị trí có thểxảy ra xung đột với quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL như kế toán, kiểm sát viên…

1.1.3.Bản chất pháp lý của việc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bản chất pháp lý của việc ĐD theo pháp luật của DN là quan hệ ủy quyềngiữa NĐDTPL của DN và chủ sở hữu DN Trong đó, chủ sở hữu DN đóng vai tròngười uỷ quyền, còn NĐDTPL là người được uỷ quyền để thay mặt chủ sở hữuquản lý công việc kinh doanh của công ty cho họ, có thể bao gồm cả việc định đoạttài sản của công ty trong phạm vi thẩm quyền được trao21, mục đích chính là nhằmtối đa hóa lợi nhuận mà chủ sở hữu hướng đến.22

Tuy nhiên cần phân biệt rằng, quan hệ uỷ quyền này mang tính chất hoàntoàn khác ĐD theo ủy quyền Bởi vì, NĐDTPL của DN xuất hiện cùng lúc với việcthành lập DN và có toàn quyền nhân danh DN trong mọi hoạt động kinh doanhcũng như trong các hoạt động pháp lý, gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp.Trong khi đó, người ĐD theo uỷ quyền chỉ được xác lập tư cách thông qua văn bản

ủy quyền của NĐDTPL của DN hoặc văn bản ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên,

cổ đông công ty là tổ chức Ở cả hai trường hợp ủy quyền này, người ĐD có thẩmquyền bị

18 Khoản 1 Điều 184 LDN năm 2020

19 Khoản 3 Điều 190 LDN năm 2020

20 Khoản 1 Điều 188 LDN năm 2020

21 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2008) Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp theo luật DN 2005,

NXB Tri Thức, Hà Nội

22 Nguyễn Ngọc Thanh (2010) “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện- Một số gợi ý về chính sách cho Việt

Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, ISSN 2734-9845, 26 (2010), 30-36.

Trang 31

giới hạn về phạm vi và hiệu lực bởi các điều khoản được nêu rõ trong văn bản uỷquyền Khác với người đại diện theo ủy quyền, NĐDTPL của DN lại đương nhiên

có thể thay mặt DN trong tất cả các hoạt động, giao dịch mà DN tham gia Tư cáchđại diện của NĐDTPL của DN được công bố thông qua Giấy đăng ký kinh doanhcủa doanh nghiệp, còn tư cách của người đại diện theo ủy quyền thì được xác lậpkhi văn bản ủy quyền có hiệu lực

Ngoài ra, việc ĐD theo pháp luật của DN cũng không giống với việc ĐDcủa các thành phần khác xuất hiện trong quá trình phát triển của DN như: đại lýthương mại, người quản lý, thừa hành hoặc nhân viên của công ty khi thực hiệnhoạt động nhân danh doanh nghiệp Nguyên do những chủ thể này không phải là

ĐD bắt buộc theo quy định của pháp luật, không gắn liền với sự tồn tại của DN như

là NĐDTPL của doanh nghiệp Tương tự người ĐD theo ủy quyền, thẩm quyền củanhững thể nhân này bị hạn chế bởi chức danh, nhiệm vụ mà họ đảm nhận

Nếu xét về bản chất thì việc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vàhoạt động đại diện cho thương nhân, ở đây là doanh nghiệp, gần như là không khácnhau Thực chất, cả hai hoạt động này đều mang ý nghĩa là một bên (bên đại diện)nhân danh một bên khác (bên được đại diện) thực hiện các công việc cụ thể vì lợiích và nhu cầu của bên được đại diện Tuy vậy, giữa hai việc này có không ít sựkhác biệt cần làm rõ Tại Điều 141 Luật Thương mại năm 2005, đại diện chothương nhân được định nghĩa là: “việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bênđại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạtđộng thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và đượchưởng thù lao về việc đại diện.” Như vậy, về chủ thể và mục đích, đối với hoạtđộng ĐD cho thương nhân, cả bên đại diện và bên được đại diện đều phải là thươngnhân; và mục đích chính là để sinh lời Trong khi đó, việc ĐDTPL của DN đượcquy định là việc một cá nhân nhân danh DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ đượcphát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, nghĩa là không nhất thiết cả hai bên,NĐDTPL và DN đều phải là thương nhân Mục đích của việc ĐDTPL của DN cũngkhông chỉ là để thu về lợi nhuận hay vì lợi ích thương mại mà nó bao gồm cả việcđảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối tác, khách hàng Về mặt hìnhthức, Luật Thương mại năm 2005 quy

Trang 32

định khi thực hiện hoạt động đại diện cho thương nhân thì bên được đại diện và bênđại diện phải lập hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lýtương đương23.Nghĩa là phải có sự đồng thuận từ cả hai phía đại diện và bên đượcđại diện Sự đồng thuận đó thể hiện thông qua hợp đồng Ngược lại, khi DN đăng

ký một người làm NĐDTPL cho DN thì việc đại diện theo pháp luật của DN đượcxác lập thông qua Điều lệ, Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định của chủ sở hữu(HĐQT, HĐTV, Chủ tịch công ty) Qua đây, có thể thấy việc đại diện theo phápluật của DN hình thành từ ý chí chủ quan của bên được đại diện là DN NgườiĐDTPL của DN không thể chủ động trong mối quan hệ đại diện này, từ lúc hìnhthành cho đến khi kết thúc đều do bên được đại diệnlà DN, chủ sở hữu DN quyếtđịnh

Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, bản chất của việc ĐD theo pháp luật của DNkhác biệt với công tác quản trị, quản lý doanh nghiệp Một người có thể vừa đảmnhiệm vị trí ĐD theo pháp luật của DN vừa tham gia quản lý doanh nghiệp Tuynhiên, nội hàm cũng như tính pháp lý của hai công việc đó là không giốngnhau.“Người quản lý DN là người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quản lý

DN như tổ chức triển khai giải pháp do HĐQT chỉ đạo, tổ chức kế hoạch kinhdoanh và kế hoạch đầu tư hàng năm của doanh nghiệp.”24 Đó là những công việcmang tính chất nội bộ của doanh nghiệp, người đảm nhiệm chức vụ này chịu tráchnhiệm trước chủ sở hữu doanh nghiệp Ngược lại, ĐD theo pháp luật là việc hànhđộng thay DN, đảm nhận các tư cách của DN trước Tòa án, Trọng tài đồng thờiphải chịu trách nhiệm trước DN, trước pháp luật về các hoạt động đã thực hiệntrong phạm vi ĐD Có thể thấy được rằng, việc ĐD theo pháp luật cho DN mangtính đối ngoại, là “bộ mặt pháp lý” của doanh nghiệp NĐDTPL của DN chịu tráchnhiệm trước chủ DN và trước pháp luật về những hoạt động của mình

Tóm lại, bản chất pháp lý của việc ĐD theo pháp luật cho DN là một quan

hệ uỷ quyền có tính chất bắt buộc mà pháp luật quy định DN phải thiết lập, giữachủ sở hữu DN và người được chọn làm NĐDTPL của doanh nghiệp Từ đó, làmnảy

23 Điều 142 Luật Thương mại năm 2005

24 Nguyễn Thị Thanh (2021) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà

Nội, tr.48

Trang 33

sinh quyền nhân danh DN một cách toàn diện của NĐDTPL của doanh nghiệp.Đồng thời cũng ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ đối với NĐDTPL của DN vớitrạng thái pháp lý của doanh nghiệp Nhất là đối với những DN có chủ sở hữu cũngchính là NĐDTPL của DN như DNTN Thí dụ khi người chủ DNTN không thểthực hiện chức trách của NĐDTPL của DNTN thì DNTN lẽ dĩ nhiên cũng phải tạmdừng hoạt động hoặc giải thể Bên cạnh đó, chính vì là một quan hệ ủy quyền chonên mọi hoạt động của NĐDTPL của DN cũng làm nảy sinh trách nhiệm pháp lýđối với chủ doanh nghiệp Nghĩa là NĐDTPL của DN có hành vi vi phạm pháp luậttrong lúc nhân danh DN thì chủ DN cũng đồng thời liên đới chịu trách nhiệm.

1.1.3 Phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo khái niệm về ĐD được quy định tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm

2015, người ĐD là người thực hiện hành vi nhân danh người được ĐD và vì lợi íchcủa người được ĐD Để đảm bảo người ĐD luôn hành động vì lợi ích của ngườiđược ĐD và không hành động gây bất lợi cho người được ĐD như vậy thì cần thiếtphải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó Giới hạn này thể hiện ở phạm vi vàthẩm quyền ĐD, là giới hạn về quyền, nghĩa vụ mà căn cứ theo đó người ĐD nhândanh người được ĐD xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba Cũng bởigiới hạn này mà khi có hành vi vượt quá phạm vi ĐD thì thẩm quyền ĐD của người

ĐD cũng không còn Do vậy có thể nói rằng phạm vi ĐD là giới hạn cho các thẩmquyền của người ĐD trong việc thực hiện công việc dưới danh nghĩa đại diện Khinhắc đến thẩm quyền ĐD cũng chính là nói đến phạm vi ĐD.25

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015, phạm vi đại diện củaNĐDTPL của pháp nhân được xác định dựa theo quyết định của một trong nhữngđối tượng là các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án; pháp nhân hoặc theo quy địnhkhác của pháp luật Riêng trường hợp không xác định được phạm vi ĐD theo cáccăn cứ nêu trên thì NĐDTPL có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vìquyền lợi hợp pháp của người được ĐD, ngoại trừ có quy định pháp luật khác.Ngoài ra,

25 Hồ Ngọc Hiển (2011) “Phạm vi đại diện, thẩm quyền đại diện nhìn từ góc độ lý luận và thực trạng pháp luật”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, ISSN: 0866-7446, số 11/2011, trang 48-54

Trang 34

một cá nhân, pháp nhân có thể ĐD cho nhiều cá nhân, pháp nhân khác nhau nhưngkhông được nhân danh người được ĐD để xác lập, thực hiện giao dịch với chínhbản thân hoặc với bên thứ ba mà bản thân cũng là người ĐD, ngoại trừ trường hợppháp luật có quy định khác.

Phạm vi đại diện mang ý nghĩa then chốt trong việc xác định trách nhiệmcủa các bên trong quan hệ đại diện Theo đó, người ĐD phải có đủ thẩm quyền ĐD

để có tư cách nhân danh người được ĐD trong phạm vi ĐD đó thì mới làm phátsinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được ĐD Trường hợp người ĐDgiao dịch nhưng lại không có thẩm quyền ĐD hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền

ĐD thì lẽ dĩ nhiên về nguyên tắc người ĐD phải tự chịu trách nhiệm về giao dịch

đó, theo quy định tại Điều 142 và Điều 143 BLDS năm 2015 Ngoại trừ các trườnghợp sau: người được ĐD đã công nhận giao dịch; người ĐD biết mà không phảnđối trong một thời hạn hợp lý; người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết vềviệc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền ĐDhoặc vượt quá phạm vi ĐD do lỗi của người được ĐD; người được ĐD đồng ý chongười ĐD thực hiện giao dịch đó

Qua đây thấy được rằng pháp luật Việt Nam đang tiệm cận với pháp luậtcác nước khác trên thế giới Một số nước theo hệ thống pháp luật Dân luật (CivilLaw) cũng có quy định tương tự Điển hình như, theo Điều 91a Luật thương mạicủa Đức quy định rằng: “Trong trường hợp một đại diện thương mại, người chỉđược ủy quyền thực biện các giao dịch có trong thỏa thuận, đã ký kết một giao dịchvới danh nghĩa của bên được đại diện và bên thứ ba không biết về việc người đókhông có quyền đại diện, giao dịch này sẽ được coi là được bên được đại diện phêchuẩn nếu sau khi được người đại diện hoặc bên thứ ba thông báo về việc ký kếtgiao dịch đó và các điều khoản quan trọng của giao dịch đó, anh ta không từ chốigiao dịch đó ngay lập tức đối với bên thứ ba Điều tương tự cũng được áp dụng nếumột đại diện thương mại được ủy thác giao dịch đã ký kết một giao dịch đứng tênđược đại diện mà người đó không được ủy quyền giao kết.”26

26 Bản dịch tiếng Anh: “(1) Where a commercial agent who is entrusted only with negotiating transactions has concluded a transaction in the principal’s name, and the third party did not know of the lack of power of agency, the transaction shall be deemed to be ratified by the principal if, after having been informed by the commercial

Trang 35

Đối với NĐDTPL của doanh nghiệp, phạm vi ĐD được xác định cụ thểtheo điều lệ của DN hoặc theo quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyềnhoặc theo quy định pháp luật khác Về mặt thủ tục, NĐDTPL của DN được PhòngĐKKD ghi nhận thông qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đây cũng là vănbản pháp lý xác nhận tư cách ĐD của NĐDTPL của DN cũng chính là công bốthẩm quyền ĐD cho DN của người đó Nếu DN không quy định cụ thể trong điều lệcủa mình, NĐDTPL của DN có toàn quyền ký kết, triển khai mọi hoạt động kinhdoanh hướng tới quyền lợi của DN, trừ trường hợp pháp luật quy định khác hoặc cơquan nhà nước có thẩm quyền có quyết định khác.

Pháp luật Việt Nam cho phép một số loại hình DN có thể có nhiềuNĐDTPL, Điều lệ công ty sẽ phải quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của mỗiNĐDTPL Nếu Điều lệ công ty không nêu rõ thì từng NĐDTPL của công ty sẽ là

ĐD có đầy đủ thẩm quyền trước bên thứ ba và đồng thời chịu trách nhiệm liên đớivới nhau khi DN bị thiệt hại do bất cứ NĐDTPL gây ra theo quy định của pháp luật

về dân sự và những quy định khác có liên quan (Khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020)

Có thể thấy, LDN năm 2020 khá thông thoáng khi trao toàn quyền cho DN có thểthoải mái lựa chọn số lượng, phạm vi thẩm quyền của NĐDTPL Tuy nhiên, nhữngđiều luật quy định về phạm vi và thẩm quyền ĐD, nhất là đối với NĐDTPL củadoanh nghiệp, vẫn chưa phân biệt rõ về các loại hình ĐD đã được pháp luật cácnước công nhận như27:

(i) ĐD do có sự thoả thuận (agency by agreement): sự thoả thuận này có thể

thể hiện rõ bằng văn bản hay thông qua phát ngôn (expressed agency) hoặc ngầmđịnh (implied agency) Cụ thể, ở trường hợp ĐD rõ ràng(expressed agency), phạm

vi đại diện được thể hiện rõ thông qua các văn bản, phát ngôn chính thức của bênđược đại diện Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL, Điều lệcủa DN quy định chi tiết phạm vi thẩm quyền đại diện của từng NĐDTPL nên mỗiNĐDTPL sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi đã được quy định Nếu NĐDTPL kýkết các hợp

agent, or by the third party, of the conclusion of such transaction and the material terms thereof, he fails to repudiate it without undue delay vis-à-vis the third party.

(2) The same shall apply if a commercial agent entrusted with concluding transactions has concluded a transaction in the principal’s name which he is not authorised to conclude.”, Section 91a, German Commercial Code, https:// www.gesetze-im-internet.de/englisch_hgb/englisch_hgb.html#p0413

27 Eric Bennett Rasmusen (2003), “Agency Law and Contract Formation”, American Law and Economics Association, Online ISSN: 1465-7260, 6(2), 369-409, DOI:10.2139/ssrn.271692

Trang 36

đồng vượt quá phạm vi đại diện thì DN sẽ không bị ràng buộc pháp lý trong việcthực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ phần ngoài phạm vi đại diện của hợp đồng đó.Ngoài ra, bên cạnh ĐD rõ ràng, ĐD ngầm định (implied agency) cũng được xếpvào loại ĐD do có thoả thuận, mặc dù sự thoả thuận đó có thể không rõ ràng Mộttrong những ví dụ về ĐD ngầm định thường thấy trong các công ty là ở những công

ty lựa chọn mô hình nhiều NĐDTPL, có thể thấy dù công ty không quy định nhưngđối với những hợp đồng cần có sự tham gia của không chỉ một NĐDTPL thì nhữngNĐDTPL đó đều có thẩm quyền và trách nhiệm giống nhau trừ khi có quy địnhkhác

(ii) ĐD do phê chuẩn (agency by ratification): là loại đại diện được công

nhận trong trường hợp bên đại diện xác lập, thực hiện giao dịch mà không có thẩmquyền nhưng sau đó, bên được đại diện đã đồng ý công nhận giao dịch đó thì giaodịch đó có giá trị pháp lý ràng buộc bên được đại diện Ví dụ: Ông A là Tổng GĐđồng thời là NĐDTPL của công ty B, ông C là Phó Tổng GĐ của công ty B Điều

lệ công ty quy định Tổng GĐ là NĐDTPL của công ty Đến thời điểm ông A nghỉhưu, công ty B vẫn chưa hoàn thành các thủ tục để xác định NĐDTPL mới củacông ty thì do nhu cầu kinh doanh của công ty, ông C đã ký kết một số hợp đồng.Tuy nhiên sau đó công ty đã đăng ký một người khác là ông D làm Tổng GĐ kiêmNĐDTPL của công ty nhưng công ty vẫn công nhận và phê chuẩn tiếp tục thực hiệnnhững hợp đồng mà ông C đã ký kết trong giai đoạn công ty tạm thời không cóNĐDTPL Trường hợp này có thể hiểu là mặc dù Điều lệ không quy định và công

ty không đăng ký nhưng ông C được xem như là NĐDTPL trong thời gian này

(iii)ĐD không thể phủ nhận hay còn gọi là ĐD mặc nhiên (agency by

estopel): một người không được uỷ quyền đại diện bởi người được đại diện nhưng

vì một lý do nào đó, người được đại diện làm cho bên thứ ba tin rằng người đại diện

có đủ thẩm quyền để thay mặt mình thực hiện giao dịch và không kịp thời đínhchính dẫn đến hệ quả là nếu huỷ bỏ giao dịch sẽ gây thiệt hại cho bên thứ ba hoặckhông thể huỷ bỏ giao dịch nữa Vì sự nhầm lẫn này xuất phát từ sai sót chủ quancủa người được đại diện nên người được đại diện không thể phủ nhận quan hệ đạidiện này Ví dụ: Theo Điều lệ công ty A, Chủ tịch HĐQT là NĐDTPL của công ty.Trong công ty A, ông B là Chủ tịch HĐQT kiêm NĐDTPL của công ty, còn ông

C đảm nhận

Trang 37

chức vụ Tổng GĐ Sau đó, công ty thay đổi Điều lệ, quy định Tổng GĐ làNĐDTPL của công ty Nhưng công ty không kịp thời thông báo cho cơ quan đăng

ký kinh doanh và thông báo cho phía đối tác biết Dẫn đến phía đối tác vẫn tin rằngông B là NĐDTPL có đủ thẩm quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng Do lỗi củacông ty nên công ty không thể phủ nhận tư cách đại diện của ông B Và mặc nhiên,hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý Eric Rasmusen (1995) đã phát biểu về loại đạidiện này như sau: “Người được đại diện không thể phủ nhận thoả thuận do ngườiđại diện đưa ra nếu người được đại diện có thể can thiệp để ngăn chặn sự nhầm lẫn

về thẩm quyền đó nhưng lại không thực hiện.” Việc công nhận loại đại diện này sẽràng buộc trách nhiệm đối với cả hai phía, bên đại diện và bên được đại diện trongnhững tình huống gây thiệt hại hoặc tạo ra hiểu lầm với bên thứ ba ngay tình

1.1.4 Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển

“Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và thứ 2 trong khu vực ASEAN về tốc

độ tăng trưởng GDP; là một trong 30 nước có mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu cao

và là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu thứ 22 trên thế giới.”28 Đi đôi với sự pháttriển của nền kinh tế là sự gia tăng cả về số lượng và quy mô của các loại hìnhdoanh nghiệp Tuy nhiên, DN lại là một chủ thể pháp lý đặc biệt Tự bản thân DNkhông thể trực tiếp thực hiện tất cả mọi công việc mà phải thông qua người ĐD.Mọi hoạt động của một DN đều có sự tham gia của NĐDTPL, là một cơ chế pháp

lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp Bằng cách công khai đăng ký danhtính của NĐDTPL, DN xác nhận tư cách hợp pháp của người được thay mặt cho

DN thực hiện các giao dịch thương mại

NĐDTPL của DN nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, là

“đầu tàu” của cả doanh nghiệp Theo khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020, NĐDTPLcủa DN sẽ thay mặt DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quá trình kinhdoanh của DN, bao gồm cả những giao dịch bên ngoài và trong nội bộ doanhnghiệp Đồng thời, NĐDTPL còn thay mặt cho DN khi làm việc trước Toà án,Trọng tài với

28 Nguyễn Thị Hương (2020) “Những dấu ấn quan trọng về KT-XH trong hành trình 75 năm thành lập và phát

triển đất nước qua số liệu thống kê”,Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 25/2020.

Trang 38

tư cách nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người yêucầu giải quyết việc dân sự Có thể nói, NĐDTPL của DN sẽ là người chịu mọi tráchnhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Thậm chí Chủ tịchhay Tổng Giám đốc của công ty nếu không phải là NĐDTPL của công ty thì chữ kýcủa họ trong các hợp đồng giao dịch cũng sẽ không có giá trị vì người ký không cóthẩm quyền.

Có thể khẳng định rằng, trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lậpđến khi chấm dứt hoạt động hoặc giải thể hoặc tuyên bố phá sản hay bị chia tách,sáp nhập, DN không thể không có NĐDTPL.“Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có

ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam” (Căn cứ khoản 3Điều 12 LDN năm 2020) Và NĐDTPL của DN cũng là người có nghĩa vụ nộp đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN không thể hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán(Theo khoản 3 Điều 5 LPS năm 2014)

NĐDTPL của DN đóng vai trò rất quan trọng và quyền lực trong cơ cấu tổchức của DN Với vai trò là hiện thân của DN, NĐDTPL hành động dựa trên nềntảng quyền và nghĩa vụ mà DN có Thực tế cho thấy NĐDTPL của DN chính làngười chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của DN, là người quản lý tài chính cho

DN, đứng tên và sử dụng tài khoản mở tại ngân hàng của DN, sử dụng con dấu của

DN Mọi hợp đồng ký kết nhân danh DN đều phải được ký bởi NĐDTPL hoặcngười được ủy quyền từ NĐDTPL.29

Nhấn mạnh vai trò pháp lý quan trọng NĐDTPL của doanh nghiệp, phápluật Việt Nam quy định khi DN chỉ có một NĐDTPL mà người này rời khỏi ViệtNam quá ba mươi ngày thì bắt buộc người đó phải thực hiện việc ủy quyền cho mộtngười khác đang sinh sống ở Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm chức trách củaNĐDTPL Hoặc trường hợp DN không còn NĐDTPL do một số nguyên nhân thìchủ sở hữu công ty, HĐTV, HĐQT cử người khác làm NĐDTPL của DN (khoản 5Điều 12 LDN năm 2020)

29Nguyễn Thị Thanh (2021) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà

Nội.

Trang 39

Vì vậy, khi DN vi phạm pháp luật thì cũng đồng thời NĐDTPL của DN làngười phải thi hành hình phạt Cụ thể, nếu DN bị phạt về hành chính thì NĐDTPL

có trách nhiệm thực hiện hoặc uỷ quyền cho cá nhân khác thay mình thực hiệnđóng phạt, thi hành các biện pháp phạt bổ sung nếu có Thậm chí nếu vi phạm của

DN đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chính NĐDTPL sẽ phải thi hànhcác án phạt hình sự sau khi tòa án công bố quyết định bản án

Song song đó, NĐDTPL của DN còn đóng vai trò người gìn giữ quyền lợichính đáng theo luật định của chủ sở hữu DN, đảm bảo DN có thể phát triển mộtcách vững chắc và ngày càng mở rộng Bởi NĐDTPL là người được chủ sỡ hữu

DN thuê, ngoại trừ loại hình DNTN có chủ sở hữu cũng chính là NĐDTPL, nhằmthay mặt DN, hay nói đúng hơn là thay mặt chủ sở hữu quản lý việc kinh doanh của

DN, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của doanh nghiệp Có thểnói, tương quan giữa chủ sở hữu DN và NĐDTPL của DN là mối quan hệ tương

hỗ Trong đó, NĐDTPL của DN giúp chủ sở hữu phát triển DN, ngược lại chủ sởhữu cũng trao nhiều quyền lợi, lương thưởng xứng đáng cho NĐDTPL

Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn tồn tại hạn chế Đó là NĐDTPL của DN dùsao cũng không phải chủ sở hữu, vẫn có xu hướng cá nhân hóa lợi ích có được từviệc kinh doanh của DN, không hoàn toàn vì lợi ích của chủ sở hữu Như vậy, mâuthuẫn thường xuất hiện trong mối quan hệ giữa NĐDTPL và chủ sở hữu xuất phát

từ vấn đề lợi ích nhận được của hai bên Nếu không cân bằng, hài hòa được lợi íchgiữa hai phía thì hậu quả là mối quan hệ đại diện này sẽ có nguy cơ bị phá vỡ, kéotheo thiệt hại không nhỏ cho DN, thậm chí DN có thể không thể tiếp tục hoạt động.Nhất là khi so sánh vai trò của NĐDTPL của DNTN với NĐDTPL của các loạihình DN còn lại Bởi vì đối với DNTN thì NĐDTPL cũng chính là chủ DN nên cácmối xung đột về lợi ích gần như không có Các nhà làm luật đã thấy được kẻ hởtrong mối quan hệ giữa NĐDTPL của DN và chủ sở hữu nên đã đưa quy định vềtrách nhiệm luôn bảo đảm lợi ích hợp pháp của DN vào LDN năm 2020, nhằm hạnchế, ngăn ngừa một phần việc NĐDTPL thực hiện các giao dịch tư lợi (khoản 1Điều 13 LDN năm 2020)

Trang 40

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Để NĐDTPL của DN có thể phát huy tốt vai trò của mình thì cần thiết xácđịnh các nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ ĐD giữa NĐDTPL của DN với chủ sởhữu, với các cơ quan ban ngảnh có thẩm quyền của Nhà nước, với đối tác, vớikhách hàng, với nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp

1.2.1.Nguyên tắc cân bằng

Nguyên tắc cân bằng là nguyên tắc chủ đạo cần quan tâm khi điều chỉnhquan hệ ĐDTPL của DN Cụ thể, ở đây không thể không nhắc đến sự cân bằnggiữa quyền lợi và nghĩa vụ của NĐDTPL Bởi vì NĐDTPL của DN về pháp lý vẫn

là cá nhân riêng lẻ Dù đại diện cho DN nhưng lợi ích của NĐDTPL sẽ không đồngnhất với lợi ích của doanh nghiệp Việc chủ sở hữu DN là một người còn NĐDTPLlại là người khác dẫn đến quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành tách biệt vớinhau Hệ quả là NĐDTPL của DN sẽ có chiều hướng hành động nghiên về lợi íchcủa chính bản thân họ hơn là ưu tiên cho quyền lợi của những người khác như DN,chủ sở hữu hay cổ đông.30 Đây chính là mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ ĐDTPLcủa DN, còn được gọi là nghịch lý đại diện

Trong các DN, chủ sở hữu hoặc người ĐD theo uỷ quyền của các chủ sởhữu thường đảm nhận chức vụ Chủ tịch công ty; HĐTV hoặc Chủ tịch HĐTV hayĐại hội đồng cổ đông hoặc Chủ tịch HĐQT Trong khi đó, để điều hành hoạt độnghằng ngày của DN cần có chức danh Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Sẽ không cómâu thuẫn phát sinh nếu chủ sở hữu công ty đồng thời là NĐDTPL như trong phầnlớn các Cty TNHH và Cty CP như hiện nay, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT đềukiêm chức danh Giám đốc Tuy vậy, mô hình này lại có một nhược điểm lớn là tậptrung mọi quyền lực vào một cá nhân, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổicòi” trong quản lý, điều hành công ty Dĩ nhiên tình trạng như thế tiềm ẩn nhiều rủi

ro trong quản trị doanh nghiệp, nhất là đối với những DN có quy mô lớn

Ngược lại, trường hợp Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐTV hay Chủ tịchHĐQT

30 Nguyễn Ngọc Thanh (2010) “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện- Một số gợi ý về chính sách cho Việt

Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, ISSN 2734-9845, 26 (2010), 30-36.

Ngày đăng: 28/02/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w