1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo 2 (1) Phân tích làm rõ thêm về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch tại Việt Nam.

14 272 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 33,38 KB

Nội dung

Phân tích làm rõ thêm về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch tại Việt Nam.Phân tích làm rõ thêm về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch tại Việt Nam.

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1

2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3

3 Cơ cấu của bài báo cáo 3

II NỘI DUNG 4

1 Một số khái niệm chung về công chứng và quy trình công chứng 4

1.1 Khái niệm công chứng 5

1.2 Khái niệm quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch 5

2 Quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam 5

2.1 Tiếp nhận yêu cầu công chứng 5

2.2 Nghiên cứu xử lý hồ sơ 5

2.3 Soạn thảo, kiểm tra dự thảo hợp đồng, văn bản công chứng 5

2.4 Ký công chứng 5

2.5 Hoàn tất thủ tục công chứng 5

3 Thực trạng quy trình công chứng và hướng hoàn thiện pháp luật 6

3.1 Thực trạng quy trình công chứng 5

3.1 Hướng hoàn thiện pháp luật 5

III Kết luận 6

IV Danh mục tài liệu tham khảo 9

Trang 2

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao kết hợp đồng giao dịch ngày càng tăng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó thì các Văn phòng công chứng được thành lập nhiều hơn ở khắp các tỉnh thành trên cả nước Để nhằm hoàn thiện và nâng cao pháp luật về công chứng thì Luật công chứng 2014 đã phần nào khắc phục được những thiếu sót, bất cập của Luật công chứng 2006, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng Luật công chứng ra đời để đảm bảo tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch Để đảm bảo tính an toàn pháp lý và phòng ngừa được tranh chấp thì không chỉ Công chứng viên mà tất cả mọi người có nhu cầu giao dịch cần phải tuân theo trình tự, thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật

Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch và để có cơ sở

để đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về công chứng hiện hành, học viên xin chọn đề tài “Quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam –

đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật”

2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

2.1 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích làm rõ thêm về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch tại Việt Nam

2.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các quy định pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch

- Kỹ năng cần thiết để thực hiện quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch

3 Cơ cấu bài báo cáo

Bài báo cáo gồm 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận

- Phần I: Mở đầu

- Phần II: Nội dung

+ Quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật

+ Thực trạng quy trình công chứng và hướng hoàn thiện pháp luật

- Phần III: Kết luận

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG

1 Một số khái niệm chung về công chứng và quy trình công chứng

1.1 Khái niệm công chứng

Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật công chứng năm 2014 có quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” Theo đó công chứng là hành vi của công chứng

viên chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch đối với những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật buộc phải công chứng hoặc đối với những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định bắt buộc nhưng người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu Hiểu một cách đơn giản nhất, đây là hành vi người đại diện cho cơ quan công quyền xác nhận và kiểm chứng các hợp đồng giao dịch, đem lại sự an toàn pháp lý cho các quan hệ dân sự, góp phần ngăn chặn giao dịch bất hợp pháp, phòng ngừa hành vi

vi phạm

1.2 Khái niệm quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch

Quy trình công chứng hiểu theo nghĩa khoa học pháp lý bao gồm cách thức, các bước, các hành vi mà người yêu cầu công chứng và Công chứng viên phải tiến hành nhằm xác lập một việc thuộc thẩm quyền và phạm vi công chứng của tổ chức hành nghề công chứng

Hiện nay trong Luật công chứng năm 2014 không có quy định cụ thể về quy trình công chứng hợp đồng giao dịch mà chỉ đề cập đến thủ tục công chứng được quy định tại Mục 1 Chương V, cụ thể là tại Điều 40 và Điều 41 Theo đó, quy trình công chứng có thể được phân chia thành các bước sau:

- Tiếp nhận yêu cầu công chứng

- Nghiên cứu, xử lý hồ sơ

- Ký công chứng

- Hoàn tất thủ tục công chứng

2 Quy trình công chứng hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật

Quy trình công chứng hợp đồng giao dịch có thể được phân chia thành các bước sau đây:

Trang 4

2.1 Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng trong hoạt động công chứng vì nó là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo nhanh chóng, thuận lợi và đúng pháp luật

Công chứng viên phải có sự tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu công chứng để làm rõ được 3 vấn đề:

- Ý chí chủ quan của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch nhằm xác định được chính xác yêu cầu công chứng, làm rõ loại hợp đồng, giao dịch mà các bên đề nghị công chứng

- Xác định việc yêu cầu công chứng có thuộc thẩm quyền của tổ chức hành nghề

đó không hay nội dung công chứng đó có bảo đảm không vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội hay không

- Nội dung yêu cầu công chứng có đảm bảo an toàn pháp lý và không trái đạo đức xã hội hay không Sau đó, Công chứng viên mới có cơ sở để thực hiện việc công chứng đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị

hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ

Thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 bao gồm:

“a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch (đối với trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch được soạn thảo sẵn);

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền

sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

Trang 5

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

2 Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực”

Khi người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công chứng thì bản sao được hiểu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có đầy đủ nội dụng, chính xác như bản chính và không phải chứng thực

- Phiếu yêu cầu công chứng: Điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014

quy định phiếu yêu cầu công chứng phải đảm bảo thể hiện được các nội dụng: có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận

hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

So với những quy định trước đây thì quy định của Luật Công chứng 2014 cụ thể và chặt chẽ hơn Ngay trong Luật Công chứng 2006, Điều 35 chỉ quy định mang

tính liệt kê, theo đó thành phần gồm “Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu” Trong các văn bản hướng dẫn Luật Công chứng 2006 không đưa ra mẫu

Phiếu yêu cầu công chứng, hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng sử dụng mẫu Phiếu yêu câu công chứng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 hướng dẫn Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ

về công chứng, chứng thực Điều này khiến việc các tổ chức hành nghề công chứng tự xây dựng mẫu riêng, khiến nội dung không đầy đủ Việc Luật Công chứng 2014 không quy định về mẫu mà chỉ quy định các nội dung cần phải có trong Phiếu yêu cầu công chứng làm tăng tính chủ động trong việc xây dựng mẫu áp dụng tại tổ chức của mình

mà vẫn đảm bảo thông tin cần thiết

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch: Tùy theo việc công chứng thuộc trường hợp hợp

đồng, giao dịch đã soạn thảo sẵn hay trường hợp công chứng viên soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì hồ sơ sẽ có sự khác biệt rõ rệt Đối với những trường hợp mà pháp luật có quy định về mẫu của hợp đồng giao dịch thì hợp đồng, văn bản phải tuân thủ đúng mẫu đó

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: Giấy tờ tùy thân là

một căn cứ quan trọng giúp công chứng viên xác thực được về chủ thể tham gia giao

Trang 6

dịch Thông qua giấy tờ tùy thân công chứng viên cũng xác định được người yêu cầu công chứng có đáp ứng được quy định của pháp luật về độ tuổi khi xác lập giao dịch hay không

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng: Đây chính là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền giao kết

hợp đồng, giao dịch của người yêu cầu công chứng và cũng là để công chứng viên xác định được đối tượng hợp đồng, giao dịch đối với những hợp đồng, giao dịch có đối tượng là tài sản Thông qua giấy tờ này, người yêu cầu công chứng mới có thể chứng minh được mình là chủ sở hữu, chủ sử dụng đối với tài sản là đối tượng giao dịch

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có: chỉ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng

thì không đủ để Công chứng viên nhận định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch Vì vậy, việc đưa ra các loại giấy tờ khác này là hoàn toàn hợp lý

2.2 Nghiên cứu, xử lý hồ sơ

a Kiểm tra, xem xét các giấy tờ, tài liệu người yêu cầu công chứng cung cấp

Khi tiếp nhận các giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu công chứng cung cấp, công chứng viên phải tiền hành việc định tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu này

Cơ sở cho xác định được hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ, hợp lệ hay chưa chính

là hoạt động xác định yêu cầu công chứng và thành phần hồ sơ cần thiết tương ứng với yêu cầu công chứng đó

Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 40 Luật Công chứng thì:

“3 Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý

và ghi vào sổ công chứng.

4 Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.”

Trang 7

Kết quả của việc kiểm tra, xác định tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ yêu cầu công chứng có thể có 03 trường hợp:

- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng không đủ điều kiện thể thực hiện việc công chứng thì công chứng viên từ chối công chứng

- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, hợp lệ thì công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung hồ sơ cho đầy đủ

- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, hợp lệ thì công chứng viên tiếp nhận hồ

sơ yêu cầu công chứng và vào sổ công chứng

Trường hợp người yêu cầu công chứng đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết, công chứng viên phải hướng dẫn các bên tham gia giao dịch tuân thủ đúng các quy định pháp luật có liên quan đến việc công chứng; giải thích rõ quyền, nghĩa vụ

và lợi ích hợp pháp của họ và những hậu quả pháp lý phát sinh từ việc giao kết hợp đồng, giao dịch

b Nghiên cứu hồ sơ

Cùng với việc nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên cần có biện pháp trao đổi với các bên tham gia giao dịch để làm rõ được ý chí của họ khi tham gia giao dịch, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, xác định làm rõ đối tượng của hợp đồng giao dịch

Căn cứ khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì: “Trong trường hợp có căn

cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.”

Với quy định nêu trên thì công chứng viên có quyền yêu cầu người yêu cầu công chứng làm rõ/tiến hành xác minh/yêu cầu giám định nếu có căn cứ cho rằng giao dịch

có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của đối tượng giao kết hợp đồng giao dịch

Trang 8

2.3 Soạn thảo, kiểm tra dự thảo hợp đồng

Soạn thảo văn bản công chứng có hai trường hợp theo luật định:

- Trường hợp 1: Người yêu cầu công chứng tự soạn thảo hợp đồng, giao dịch

theo quy định tại Khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng 2014: “Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản

vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng” Người yêu cầu công chứng tự soạn

thảo hợp đồng giao dịch nhưng không được trái với quy định pháp luật, không trái với đạo đức xã hội thì công chứng viên mới xem xét để ký hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng Trong trường hợp có những nội dung không phù hợp với quy định pháp luật, công chứng viên đã chỉ rõ và yêu cầu người yêu cầu công chứng sửa chữa cho phù hợp nhưng người yêu cầu công chứng không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng

- Trường hợp 2: Người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên soạn giúp thì công chứng viên tiến hành soạn thảo dự thảo hợp, văn bản Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được quy định

tại Khoản 2 Điều 41 Luật Công chứng 2014: “Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch” Trong trường hợp này, sau khi

Công chứng viên đã thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014, nếu người yêu cầu công chứng không tự soạn thảo hợp đồng mà có yêu cầu Công chứng viên soạn thảo hợp đồng giao dịch thì Công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch đó theo nội dung mà người yêu cầu công chứng yêu cầu, nhưng không được trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội Sau khi Công chứng viên soạn thảo hợp đồng thì người yêu cầu công chứng sẽ tự đọc lại nội dung hợp đồng giao dịch hoặc Công chứng viên sẽ đọc lại nội dung cho người yêu cầu công chứng nghe Đồng thời, Công chứng viên sẽ giải thích để người yêu cầu công chứng hiểu rõ về

Trang 9

quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia giao dịch

2.4 Ký công chứng

Khoản 7, khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

“7 Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

8 Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng, văn bản, Công chứng viên cho các bên đọc, trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được thì công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe để đảm bảo các bên tham gia giao dịch hiểu rõ tất cả các điều khoản, nội dung của hợp đồng giao dịch Quy định này đảm bảo sự tôn trọng tối đa đối với ý chí của người yêu cầu công chứng, cũng như đảm bảo người yêu cầu công chứng thật sự hiểu và đồng ý toàn bộ nội dung của hợp đồng, giao dịch mà họ sẽ giao kết Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý tất

cả nội dung của hợp đồng giao dịch thì công chứng viên hướng dẫn họ ký vào từng trang của hợp đồng, văn bản công chứng Điều này được quy định rõ tại Khoản 1 Điều

48 Luật Công chứng 2014

Bước tiếp theo, công chứng viên phải yêu cầu các bên tham giao hợp đồng, giao dịch xuất trình bản cính các giấy tờ bản sao đã nộp theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 để đối chiếu xem có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng, giao dịch hay không trước khi ghi lời chứng Lời chứng của Công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch được quy định theo mẫu tại Thông tư 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ tư pháp

2.5 Hoàn tất thủ tục công chứng

Trang 10

Sau khi thực hiện xong các bước theo quy định tại Điều 40 Luật công chứng, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện các bước tiếp theo để hoàn tất thủ tục công chứng một hợp đồng, giao dịch Các bước đó bao gồm:

- Thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác theo quy định tại Điều 66, 67, 68 Luật công chứng

- Đóng dấu, phát hành văn bản công chứng hợp đồng, giao dịch

- Tiến hành lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định tại Điều 64 Luật công chứng

3 Thực trạng quy trình công chứng và hướng hoàn thiện pháp luật về quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch

3.1 Thực trạng quy trình công chứng hiện nay

Trong quy trình công chứng hợp đồng giao dịch tại các văn phòng công chứng hiện nay vẫn còn những bất cập, chưa được tuân thủ triệt để Trong quá trình công chứng tại các văn phòng công chứng thì Thư ký nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng; soạn thảo hợp đồng, giao dịch, lời chứng của công chứng viên, cho các bên đọc lại hợp đồng, nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong

dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Sau đó thư

ký nghiệp vụ trình hồ sơ cho Công chứng viên đối chiếu và ký Có thể thấy tình trạng hầu như người yêu cầu công chứng không được hướng dẫn các thủ tục, quy định của pháp luật hay quyền và nghĩa vụ của họ, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch do vậy rất dễ xảy ra hiểu nhầm, chứng thực hợp đồng không chính xác theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng Ngoài ra có thể thấy được Công chứng viên cũng chỉ xem xét hồ sơ rồi ký mà không hướng dẫn, giải thích

cho người yêu cầu công chứng dẫn đến những hiểu nhầm cho người yêu cầu công chứng

Hiện nay, quy định của pháp luật về các giấy tờ cần nộp trong hồ sơ yêu cầu công chứng còn một số điểm còn chung chung, dẫn đến khi áp dụng trong thực tiễn còn nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất giữa các tổ chức hành nghề công chứng Luật công chứng không có quy định cụ thể về giấy tờ tùy thân, điều này đem lại không ít khó khăn cho những người hành nghề công chứng trong quá trình tác nghiệp

Ngày đăng: 26/10/2021, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w