1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập học kỳ Luật tố tụng hình sự (9 điểm) - Đề bài: “Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bắt bị can, bị cáo để tạm giam - so sánh với quy định của BLTTHS năm 2015”

25 76 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 40,54 KB

Nội dung

Trong Nhà nước pháp quyền, việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể tham gia tố tụng hình sự nói riêng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác tố tụng cũng như ngăn ngừa tội phạm, nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tuy việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự là cần thiết khách quan, tuy nhiên nó đã vô tình xâm phạm nhiều nhất vào cuộc sống tư của công dân, hạn chế quyền tự do hiến định của họ. Điều này đòi hỏi luật pháp phải có quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho những người chịu tác động của các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã có những thay đổi nhất định để điều chỉnh các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nói riêng và các hoạt động tố tụng nói chung. Trong những sự đổi mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự, nổi bật nhất có các thay đổi liên quan đến biện pháp ngăn chặn bắt bị can bị cáo để tạm giam. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang:

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 1

I Một số vấn đề lý luận chung về biện pháp ngăn chặn, biện pháp bắt người, bắt bị can, bị cáo để tạm giam 1

1 Biện pháp ngăn chặn 1

2 Biện pháp bắt người 2

3 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 4

II Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bắt bị can, bị cáo để tạm giam và so sánh với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 5

1 Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng 5

2 Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam 8

3 Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam 11

III Đánh giá chung và đề xuất giải pháp hoàn thiện 13 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong Nhà nước pháp quyền, việc bảo đảm quyền con ngườinói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thểtham gia tố tụng hình sự nói riêng là vô cùng quan trọng Tuynhiên, để phục vụ cho công tác tố tụng cũng như ngăn ngừa tộiphạm, nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế.Tuy việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình

sự là cần thiết khách quan, tuy nhiên nó đã vô tình xâm phạmnhiều nhất vào cuộc sống tư của công dân, hạn chế quyền tự dohiến định của họ Điều này đòi hỏi luật pháp phải có quy địnhchặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho những người chịu tác độngcủa các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã có những thayđổi nhất định để điều chỉnh các biện pháp cưỡng chế trong tốtụng hình sự nói riêng và các hoạt động tố tụng nói chung.Trong những sự đổi mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

về các biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự, nổi bật nhất cócác thay đổi liên quan đến biện pháp ngăn chặn bắt bị can bịcáo để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặntrong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2003 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắtngười đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyếtđịnh đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáotiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điềutra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Trang 3

Để tìm hiểu rõ hơn về biện pháp ngăn chặn này trong Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 và thay đổi ra sao trong Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2015, em xin chọn đi vào tìm hiểu đề bài

số 04: “Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bắt

bị can, bị cáo để tạm giam - so sánh với quy định của BLTTHS năm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ môn luật

tố tụng hình sự của mình

Trang 4

Tội phạm về bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây

ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho những quan hệ xã hội

quan trọng được Luật hình sự bảo vệ Chỉ thị số 48/CT-TW, ngày

22 tháng 10 năm 2010 về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối

với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã chothấy Đảng và Nhà nước ta coi việc đấu tranh phòng, chống tộiphạm, ngăn chặn kịp thời, xử lí nghiêm minh nhằm tiến tới loạitrừ hiện tượng phạm tội ra khỏi xã hội là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng nhất và phải được tiến hành một cách kiên

Trong Từ điển Luật học, “biện pháp ngăn chặn: là biện pháp

cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” 2

Để tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta quy định nhiều biện

chống tội phạm trong tình hình mới.

Nội, tr 69.

1

Trang 5

pháp ngăn chặn khác nhau Các biện pháp ngăn chặn trong tố

tụng hình sự được quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003:

“Điều 79 Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ

bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành

án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.”

1.2 Ý nghĩa của những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Quy định và áp dụng những biện pháp ngăn chặn để thểhiện sự chuyên chính của nhà nước Xã hội chủ nghĩa trong việcđấu tranh phòng chống tội phạm

Thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

về biện pháp ngăn chặn bảo đảm cho việc giải quyết vụ án của

cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp phần quan trọngnâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tộiphạm; bảo đảm dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của côngdân được ghi nhận trong Hiến pháp như bất khả xâm phạm vềthân thể, quyền tự do cư trú, đi lại… thể hiện tính ưu việt củachế độ xã hội chủ nghĩa

2

Trang 6

2 Biện pháp bắt người

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sựđược áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã vàtrong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng

cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngănchặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh phápluật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và

Bắt người là biện pháp hạn chế quyền bất khả xâm phạm vềthân thể của con người – một trong những quyền quan trọngđược Hiến pháp quy định

Tại Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam giữ người do luật định” Như vậy, Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, một mặt khẳng định quyền bất

khả xâm phạm về thân thể của con người là quyền hợp phápcủa công dân, được pháp luật bảo vệ, mặt khác, nội dung điềuluật lại là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quy định bắt ngườitrong luật tố tụng hình sự

Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp 2013 cũng nhấn mạnh: “Người

bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,

Nội, tr 202.

3

Trang 7

thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”.

Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn ngừa sự viphạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía

các cơ quan, cán bộ nhà nước Các quy định tại Điều 20 và Điều

31 Hiến pháp năm 2013 cũng là cơ sở để xây dựng Bộ luật tố

tụng hình sự trong việc bảo vệ quyền con người, quyền côngdân trong thực tiễn

Nếu việc bắt người được tiến hành đúng pháp luật thì cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng, tạođiều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hànhán; hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạmđược nâng cao Ngược lại, nếu bắt người trái pháp luật sẽ gâytác hại nghiêm trọng về nhiều mặt như: quyền và lợi ích củacông dân bị xâm phạm, hiệu lực của pháp luật bị giảm sút, uytín của Nhà nước nói chung và của các cơ quan bảo vệ phápluật nói riêng bị suy giảm, gây hoang mang trong dư luận, dễ bịcác thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạcnói xấu chế độ, chống lại Nhà nước

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bắt người như vậycho nên, Nhà nước ta đã coi chế định bắt người là một chế địnhpháp lý quan trọng không những trong luật luật tố tụng hình sự

mà cả trong tố tụng hành chính Chế định bắt người trong tốtụng hình sự do đó luôn có một vị trí xứng đáng trong Bộ luật tốtụng hình sự Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranhphòng chống tội phạm, cũng như yêu cầu về tăng cường phápchế Xã hội chủ nghĩa và việc đảm bảo các quyền dân chủ của

4

Trang 8

công dân, kế thừa có chọn lọc các quy định về bắt người trongcác quy định về bắt người trong các văn bản pháp luật trướcđây, nhất là quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 quy định ba trường hợp bắt ngườisau:

- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;

- Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

3 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

“Bị can” là người đã bị khởi tố về hình sự do đã có đủ căn cứxác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội Kịp thời bắt bịcan để tạm giam sẽ hạn chế khả năng bị can thông cung, chegiấu, tiêu hủy chứng cứ, trốn tránh việc điều tra Do vậy, bắt bịcan để tạm giam là biện pháp bảo đảm cho công tác điều tra,truy tố bị can

“Bị cáo” là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Kịpthời bắt bị cáo để tạm giam sẽ hạn chế khả năng bị cáo thôngcung, che giấu, tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, trốn tránhviệc xét xử, bồi thường thiệt hại Do vậy, bắt bị can để tạmgiam là biện pháp bảo đảm hữu hiệu cho công tác xét xử và thihành án

Từ những sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bắt bịcan, bị cáo để tạm giam như sau: Bắt bị can, bị cáo để tạmgiam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa

án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị

5

Trang 9

can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợicho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.4

Hiện nay, có quan điểm cho rằng, việc bắt bị can, bị cáo đểtạm giam và tạm giam là một biện pháp ngăn chặn bởi vì muốntạm giam trước hết phải bắt người Nói cách khác, bắt người chỉ

là một bước trong thủ tục tạm giam bị can, bị cáo Tuy nhiên,những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (cụ thể là

Điều 80 và 88) cho thấy, bắt người và tạm giam là hai biện

pháp ngăn chặn khác nhau Bắt bị can, bị cáo để tạm giam làmột trường hợp của biện pháp bắt người, còn tạm giam là biệnpháp ngăn chặn được áp dụng liền sau việc bắt người

II Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bắt

bị can, bị cáo để tạm giam và so sánh với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

1 Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định trực tiếp

biện pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trongcác trường hợp nào Tuy nhiên, có thể thấy biện pháp bắt bịcan, bị cáo để tạm giam có mối quan hệ chặt chẽ với biện pháptạm giam và thường được áp dụng liền trước biện pháp tạmgiam; bắt bị can, bị cáo trong trường hợp này là để tạm giam,cho nên căn cứ bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn

các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam tại Điều 88 Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003 Vì vậy, theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì căn cứ áp dụng bắt bị can, bị

cáo để tạm giam phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Nội, tr 204.

6

Trang 10

Thứ nhất, về đối tượng Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có

thể là bị can hoặc bị cáo Những người chưa bị khởi tố về hình

sự hoặc người chưa bị tòa án quyết định đưa ra xét xử khôngphải là đối tượng bắt để tạm giam;

Thứ hai, không phải đối với tất cả bị can, bị cáo đều bị áp

dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam Biện pháp ngănchặn này có thể được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tộirất nghiêm trọng Bị can, bị cáo phạm tội trong các trường hợpnày thì việc bắt tạm giam là cần thiết vì trước hết, các tội phạmtrên pháp luật quy định việc xử lý rất nghiêm khắc, mức độnguy hiểm cao của chúng, mặt khác, phần lớn người phạm tộicũng nhận thức được trách nhiệm pháp lý mà họ phải chịu vì đãthực hiện hành vi đó là rất nặng nề cho nên thường tìm cáchtrốn tránh, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án

- Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sựquy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng, người

đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc cóthể tiếp tục thực hiện tội phạm

Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việcđiều tra, truy tố xét xử được thể hiện qua việc bỏ trốn, làm giảchứng cứ hoặc tiêu hủy chứng cứ, có sự câu kết, bàn bạc giữanhững người đồng phạm với nhau nhằm trốn tránh pháp luật,mua chuộc, đe dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại…Những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội

có thể xác định trên các phương diện sau:

7

Trang 11

+ Về nhân thân bị can, bị cáo: Bị can, bị cáo là những đối

tượng có nhân thân xấu Ví dụ: bị can, bị cáo là người có ý thức

chống đối, những phần tử thuộc diện lưu manh, côn đồ, hunghãn… Bị can, bị cáo đã có nhiều tiền án, tiền sự hoặc những đối

tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Ví dụ: Bị can, bị cáo

là người chuyên sống bằng các nghề như trộm cắp, lừa đảo…

+ Về hành vi của bị can, bị cáo: Bị can, bị cáo đã có những

biểu hiện tiếp tục phạm tội thể hiện như: Đe dọa trả thù người

tố giác, người bị hại, người làm chứng và đã có sự chuẩn bị công

cụ, phương tiện hoặc các điều kiện cần thiết cho việc thực hiệntội phạm và xét thấy bị can, bị cáo có khả năng thực hiện được

sự đe dọa đó

Thứ ba, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang

nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, ngườibệnh tật mà nơi cư trú rõ ràng thì không bắt để tạm giam mà ápdụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc

cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằngnếu không bắt để tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến

an ninh quốc gia thì sẽ bắt để tạm giam

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, khi có căn cứnêu trên thì bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam mà Bộ luật tốtụng hình sự quy định cơ quan có thẩm quyền có thể bắt chứkhông bắt buộc phải bắt để tạm giam

Đối chiếu với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Các quy

định về đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng biện pháp bắt

bị cáo, bị can để tạm giam của Bộ luật tố tụng hình sự năm

8

Trang 12

2015 cũng không có nhiều thay đổi, tuy nhiên lại được quy định

chi tiết hơn ở một số điểm:

Về đối tượng áp dụng, tương tự Bộ luật hình sự năm 2003,

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng không quy định trực tiếp biện

pháp tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong cáctrường hợp nào Tuy nhiên, có thể thấy biện pháp bắt bị can, bịcáo để tạm giam có mối quan hệ chặt chẽ với biện pháp tạmgiam và thường được áp dụng liền trước biện pháp tạm giam;bắt bị can, bị cáo trong trường hợp này là để tạm giam, cho nêncăn cứ bắt người trong trường hợp này phải thỏa mãn các căn

cứ áp dụng biện pháp tạm giam tại Điều 119 Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2015 Các điều kiện về tạm giam trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã có một số thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 2003 như sau:

Ngoài căn cứ bỏ trốn và tiếp tục phạm tội như bộ luật Bộ

luật hình sự năm 2003, Bộ luật hình sự năm 2015 đã được bổ

sung thêm “có dấu hiệu bỏ trốn” (Điểm c Khoản 2 Điều 119 Bộ

luật hình sự năm 2015), hoặc “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” (Điểm d Khoản 2 Điều 119 Bộ luật hình sự năm 2015), bỏ những

căn cứ rất chung như “cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử”, “cố

ý gây cản trở đến việc điều tra, truy tố, xét xử” và thay vào đó

là những căn cứ cụ thể như: “đã bị áp dụng những biện pháp

ngăn chặn khác nhưng vi phạm” (Điểm a Khoản 2 Điều 119 Bộ luật hình sự năm 2015), “không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can” (Điểm b Khoản 2 Điều

119 Bộ luật hình sự năm 2015); “có hành vi mua chuộc, cưỡng

ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai

sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án;

đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố

9

Ngày đăng: 24/03/2021, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w