1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài học kỳ tố tụng Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bị hại so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

18 898 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 38,67 KB

Nội dung

Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại. Người bị hại là con người cụ thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là đối tượng của tội phạm. Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì người đó không được coi là người bị hại.

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục

MỞ ĐẦU ………

NỘI DUNG………

I.Khái niệm người bị hại………

1.Khái niệm người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện

hành………

2 Khái niệm bị hại quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015………

3.So sánh khái niệm bị hại giữa Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố

tụng hình sự 2015………

II Quyền và nghĩa vụ của bị hại thông qua quy định của bộ luật tố tụng hình

sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015………

1.Quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015………

1.1.Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;………

1.2.Được thông báo về kết quả điều tra………

1.3.Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự………

1.4.Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường ……

1.5.Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình;………

1.6 Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi

thường cũng như về hình phạt với bị cáo………

1.7.Trình bày lời buộc tội tại phiên tòa………

Tr an g 1 1 1

1 2

2

3

3 3 5

5 6

7

Trang 2

1.8 Đối với kết luận giám định……….

1.9.Nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi

cho mình………

1.10.Yêu cầu khởi tố vụ án………

1.11.Rút yêu cầu khởi tố………

1.12.Một số quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

2015………

2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và

Bộ luật tố tụng hình sự 2015………

2.1.Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa

án………

2.2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015

KẾT LUẬN………

DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Nhà xuất bản Công an nhân

dân

2.Bộ luật tố tụng hình sự 2003 – Nhà xuất bản Lao động

3.Bộ luật tố tụng hình sự 2015 – Nhà xuất bản Lao động

4 Trang: Tòa án nhân dân tối cao

Link: http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?

p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=149092562&article_detai ls=1

5 Trang : 123doc

Link:

http://123doc.org/document/263022-quyen-va-nghia-vu-cua-nguoi-bi-hai-trong-to-tung-hinh-su-va-viec-hoan-thien-phap-luat.htm?page=4

6 Trang : hỏi đáp pháp luật – Tổng đài tư vấn pháp luật

8 10 10

11 12 13

13

14

14 15 15

Trang 3

Link :

http://m.boluathinhsu.com/bo-luat-to-tung-hinh-su/phan-3-xet-xu-so-tham/chuong-xx-thu-tuc-xet-hoi-tai-phien-toa_t12-c004003-a101-m9.html

7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-H ĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án Nhân dân Tối cao

8 Bộ luật hình sự - Nhà xuất bản

MỞ ĐẦU

Bộ luật tố tụng hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác , nhanh chóng và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm , không làm oan người vô tội…Theo quá trình thay đổi và phát triển của xã hội, có nhiều điều luật không còn phù hợp với thực tiễn đời sống, cũng có điều luật chưa hợp lý cần sửa đổi bổ sung, chính vì thế mà có những Bộ luật mới ra đời thay thế cho Bộ luật cũ.Để thể hiện rõ những đổi mới , em xin so sánh phần quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 với Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và chọn Đề

số 2 “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của

Trang 4

người bị hại- so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015” làm bài tiểu luận học kỳ của mình

NỘI DUNG I.Khái niệm người bị hại

1.Khái niệm người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Khoản 1 Điều 62 của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 quy định:

“Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.”

Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi là người bị hại Người bị hại là con người cụ thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là đối tượng của tội phạm Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tế, nếu thể chất, tinh thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì người đó không được coi là người bị hại

Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan

có thẩm quyền công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập họ đến khai báo tư cách người bị hại Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và

xử lí hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù trên thực tế

có người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần , tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong vụ án hình sự

2 Khái niệm bị hại quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trang 5

Khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “ Bị hại là cá nhân trực

tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”

Như vậy, bị hại có thể là cá nhân và có thể là pháp nhân (cơ quan, tổ chức) Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức đó phải bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Đe dọa gây ra tức là chưa có hậu quả thiệt hại về tài sản xảy ra, nhưng có thể có thiệt hại về uy tín

3.So sánh khái niệm bị hại giữa Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã dùng “bị hại” thay cho “người bị hại” và thêm

từ “trực tiếp” vào khái niệm ( người bị hại theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự

2003 cũng bị trực tiếp xâm phạm).Sử dụng cụm từ “người bị hại” nên quy định của BLTTHS hiện hành đã bị hạn chế về đối tượng bị thiệt hại, do “người bị hại” chỉ một con người cụ thể trong xã hội.BLTTHS 2015 đã tháo gỡ được hạn chế ấy khi

sử dụng khái niệm “bị hại” thay cho “người bị hại” và thêm pháp nhân (cơ quan, tổ chức ) là đối tượng của bị hại nếu “bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.” Điều này đã nới rộng hơn phạm vi đối tượng của bị hại, bảo

về lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, hoàn thiện hơn pháp luật nước ta.Tuy nhiên, việc quy định cơ quan, tổ chức bị thiệt hại uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra có tính trừu tượng, khó phân định chính xác uy tín bị thiệt hại đến mức

độ nào và trong các tội phạm cũng không coi thiệt hại về uy tín là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt

II Quyền và nghĩa vụ của bị hại thông qua quy định của bộ luật tố tụng hình

sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trang 6

1.Quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

1.1.Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “ Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;”

Người bị hại hoặc đại diện có quyền đưa ra những đồ vật, tài liệu để chứng minh hành vi pham tội, chứng minh những thiệt hại mà họ đã phải chịu do hành vi phạm tội gây ra… ( Người bị hại trong nhiều trường hợp là người chứng kiến vụ việc xảy ra, biết các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, cho nên những đồ vật, tài liệu mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ đưa ra thường có độ chính xác và có ích trong quá trình điều tra vụ án).Người bị hại cũng có quyền yêu cầu người làm chứng, yêu cầu giám định mức độ thương tật

Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu cảu người bị hại.Sự đảm bảo này được luật hóa tại Điều 122 BLTTHS 2003 “Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.” Ý nghĩa của điều luật này là nhằm đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 BLTTHS 2003) và nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ( Điều 19 BLTTHS 2003) Qua

Trang 7

đó, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người bị hại, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

 khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:

b)Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;”

So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 quy định thêm quyền đưa ra chứng

cứ của bị hại Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn

vụ án hình sự.Do đó, chứng cứ có thể không phải là đồ vật hay tài liệu nhưng lại phục vụ cho việc giải quyết vụ án ( ví dụ chứng cứ có thể là những thông tin liên quan đến vụ án, ).VÌ vậy, việc thêm quyền đưa ra chứng cứ cho bị hại là cần thiết

1.2.Được thông báo về kết quả điều tra

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

b)Được thông báo về kết quả điều tra;”

Người bị hại được thông báo về kết quả điều tra để họ biết được những vấn

đề thuộc nội dung vụ án, trên cơ sở đó họ chuẩn bị chứng cứ, lí lẽ hoặc yêu cầu để buộc tội bị cáo hoặc để chứng minh những thiệt hại mà bị can gây ra cho mình.Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ là cơ quan điều tra bắt buộc phải thông báo kết quả điều tra cho người bị hại hay chỉ khi nào người bị hại yêu cầu thì mới thông báo cho họ Mặt khác, việc thông báo điều tra bằng hình thức nào cũng cần nói đến

Trang 8

 khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

So với BLTTHS hiện hành, BLTTHS 2015 quy định thêm bị hại được thông báo kết quả giải quyết vụ án.Việc này cũng nhằm để họ biết rõ hơn thông tin

về vụ án và xác định những việc mình cần phải làm

1.3.Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thao quy định của Bộ luật này;”

Khi có chứng cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch không vô tư trong giải quyết vụ án thì người bị hại có quyền đề nghị thay đổi họ.Cụ thể Điều 42, 44,45,46,47, 60, 61 BLTTHS 2003 quy định rõ các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tham gia tố tụng

Việc pháp luật quy định quyền này cho người bị hại, trước hết là trong vụ án hình sự, quyền lợi của người bị hại luôn đối lập với quyền lợi của người phạm tội, vì vậy, họ rất cần người tiến hành tố tụng phải vô tư, khách quan.Mặt khác, quyền này chính là cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự vô tư khách quan của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng được quy định tại Điều 14 của Bộ luật này

 khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:

Trang 9

e)Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;”

So với BLTTHS hiện hành, BLTTHS 2015 quy định thêm hai chủ thể là người định giá tài sản, người dịch thuật có thể bị bị hại hoặc người đại diện của họ đề nghị thay đổi

1.4.Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;”

Người bị hại rất quan tâm đến việc quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào, họ không những có quyền đề nghị mức bồi thường cho thỏa đáng mà còn có quyền đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo bồi thường như kê biên tài sản hoặc các biện pháp khác.Tuy nhiên, việc đưa ra mức bồi thường như thế nào cho thỏa đáng và được Tòa án chấp nhận hiện là một vấn đê khó khăn cho người bị hại

 khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;”

Điểm mới của BLTTHS 2015 là quy định cho bị hại hoặc người đại diện của

họ quyền đề nghị hình phạt.Do bị hại trực tiếp bị thiệt hại về tinh thần, thể chất, tài sản, nên họ có quyền đề nghị hình phạt đối với tội phạm

1.5.Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

Trang 10

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

đ) Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;”

Phiên tòa chính là nơi kiểm tra công khai các chứng cư có trong hồ sơ vụ án

để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và các phán quyết đối với bị cáo Người bị hại có quyền tham gia phiên tòa để thực hiện các quyền của mình.Người bị hại có thể đưa ra các yêu cầu, các tài liệu chứng minh thiệt hại để đề nghị mức bồi thường.Đồng thời việc tham gia cũng đảm bảo cho người bị hại biết được các quyết định của Tòa án để xem xét có nên kháng cáo và thời hạn kháng cáo Tòa án phải trao giấy triệu tập cho người bị hại

để họ có mặt tại phiên tòa và thực hiện quyền lợi của mình Trong nhiều trường hợp, sự có mặt hay không của người bị hại là căn cứ để hõa phiên tòa.Đây cũng là sự đảm bảo hóa quyền bình đẳng trước Tòa án được quy định tại Điều 19 BLTTHS 2003

 khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo

và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa

So với BLTTHS 2015 quy định thêm cho bị hại quyền đề nghị chủ phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa, quyền xem biên bản phiên tòa.Việc quy định cho bị hại quyền đề nghị chủ phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa nhằm làm sáng tỏ một số tình tiết của vụ án.Quyền xem biên bản phiên tòa là để đảm bảo yếu tố khách quan

Trang 11

1.6 Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt với bị cáo.

 khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt với bị cáo.”

Người bị hại là người có quyền lợi liên quan trong vụ án, nếu các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có căn cứ hoặc trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì

họ có quyền khiếu nại.Thời hạn khiếu nại đối với quyết định , hành vi tố tụng mà người bị hại cho là có vi phạm là mười lăm ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng đó Trong một số trường hợp khách quan mà người bị hại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngai đó không được tính vào thời hạn khiếu nại

Người bị hại cũng có quyền kháng cáo bán án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo.Đây là một quyền quan trọng của người bị hại Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) vê Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư: “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS về thành phần những chủ thể được quyền kháng cáo thì không chỉ người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại mà còn có người được người bị hại ủy quyền có quyền kháng cáo Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan

hệ giữa nhà nước và người phạm tội, còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và

Ngày đăng: 14/05/2016, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w