1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài học kỳ tm1 Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

14 2,2K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 32,68 KB

Nội dung

có thể kết luận chuyển nhượng cổ phần là việc thay đổi chủ sở hữu của cổ phần mà không làm thay đổi cấu trúc vốn của công ty cổ phần.. Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục

MỞ ĐẦU ………

NỘI DUNG………

I.Khái niệm công ty cổ phần………

II.Chuyển nhượng cổ phần………

1.Khái niệm chuyển nhượng cổ phần………

2.Điều kiện chuyển nhượng cổ phần………

3.Cách thức chuyển nhượng cổ phần ………

4.Thủ tục chuyển nhượng cổ phần………

5.Chuyển nhượng cổ phần trong những trường hợp đặc biệt………

6 Đánh giá những quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần… KẾT LUẬN………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật doanh nghiệp 2015 – Nhà xuất bản Lao động

2 Trang :Đại học Luật Hà Nội- Bài tập –Tài liệu – Giáo trình –

Tran g 1 1 1 3 3 5 8 9 10 11 12

Trang 2

Luận văn

Link:

http://www.dhluathn.com/2015/01/phan-tich-quy-inh-cua-phap-luat-ve-cach.html

3 Hỏi đáp Pháp luật

Link :

http://hoidapphapluat.org/chuyen-nhuong-co-phan-trong-cong-ty-co-phan-theo-quy-dinh-moi-nhat

4 Trang: Wikipedia

Link : https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_c

%E1%BB%95_ph%E1%BA%A7n

5 Tại sao cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần

Link :

https://www.wattpad.com/1505292-t%E1%BA%A1i-sao-

c%E1%BB%95-%C4%91%C3%B4ng-%C6%B0u-

%C4%91%C3%A3i-bi%E1%BB%83u-quy%E1%BA%BFt-ko-%C4%91c-chuy%E1%BB%83n

6 Chuyển nhượng cổ phần không thông qua giao dịch chứng khoán Link : https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/chuyen-nhuong-co-phan-khong-thong-qua-giao-dich-chung-khoan-.aspx

7 Bộ luật dân sự 2005 – Nhà xuất bản Lao động

8 Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần

Link :

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-doanh-nghiep/dieu-kien-va-thu-tuc-chuyen-nhuong-von-trong-cong-ty-co-phan.aspx

9 Tư vấn về thừa kế cổ phần

Link:

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-doanh-nghiep/tu-van-ve-nhan-thua-ke-la-co-phan-cua-cha-me.aspx

MỞ ĐÂU

Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta đã từng bước chuyển sang kinh tế thị trường

Trang 3

như một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển.Trong điều kiện cơ chế quản lí thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã bộc lộ đầy đủ những yếu kém, lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Sự tồn tại và phát triển của chúng trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, là xu hướng phù hợp với thời đại.Mà trong đó, quy định về chuyển nhượng cổ phần là một trong những điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này

Để tìm hiểu rõ hơn, em xin chọn đề số 3 “ Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần ’’ làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận học kỳ của mình

NỘI DUNG I.Khái niệm công ty cổ phần

Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 quy định :

1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp nhà nước, trong đó :

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần ;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân ; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa ;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp ;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho những người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này

Trang 4

2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn

Về nguyên tắc cơ cấu, Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Các cá nhân hay tổ chức sở hữu

cổ phần được gọi là cổ đông Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu

cổ phần gọi là cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một

cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán

Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động

có hiệu quả

Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc

tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát

Về cơ cấu thể chế, Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân

Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị,

Trang 5

các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm) Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và Giám đốc điều hành Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này

Ưu điểm của công ty cổ phần là nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty.Quy mô hoạt động lớn và khả năng

mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần.Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý

và sở hữu

Nhược điểm của công ty cổ phần là mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế

mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp.Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém.Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định

II.Chuyển nhượng cổ phần

1.Khái niệm chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty hay nói khác đi vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

Trang 6

Có hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty

Cổ phần ưu đãi gồm có :

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014)

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng,cổ tức cố định không phụ thuộc và kết quả kinh doanh của công ty Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (khoản 1 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014)

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.(khoản 1 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014)

Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Chuyển nhượng là nhượng lại cho người khác cái thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền lợi minh đang được hưởng (theo từ điển tiếng Việt)

Do đó, có thể kết luận chuyển nhượng cổ phần là việc thay đổi chủ sở hữu của cổ phần mà không làm thay đổi cấu trúc vốn của công ty cổ phần Điều

126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần

2.Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Trang 7

Điểm d khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 quy định : “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho những người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.’’

Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này

và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng

Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó

khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp quy định: “Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập của công ty.” Đối với cổ phần phổ thông : Cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông Tuy nhiên, đối với cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm

kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, họ được tự

do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người

Trang 8

không phải cổ đông sáng lập nếu có sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó Trường hợp điều lệ công

ty quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì họ cũng không được chuyển nhượng Sau 03 năm kể từ khi được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông mà không còn bị hạn chế.Ngoài ra, cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp ( không phải 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền cháo bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp mà các cổ đông sáng lập cùng nhau đăng ký mua) cũng không bị hạn chế chuyển nhượng trong 03 năm kể từ khi được cấp Giấy đăng ký kinh doanh

Quy định trên nhằm bảo vệ các nhà đầu tư Đối với những công ty mới thành lập trong vài năm đầu, khi công ty mới đi vào hoạt động và chưa có nền tảng vững chắc,nếu công ty làm ăn thô lỗ và có nguy cơ không hoạt động tiếp được, nếu cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông mà

họ đã cùng nhau đăng lý mua trong 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền cháo bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp có thể biến người được chuyển nhượng thành cổ đông sáng lập Khi đó cổ đông sáng lập ban đầu có thể tự ý bỏ công ty và rũ bỏ trách nhiệm của mình Người chịu thiệt haik rủi ro khi ấy tất nhiên là các nhà đầu tư Vì vậy, có thể nói đây chính là một quy định mang tính rang buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm chống tình trạng lừa đảo

Đối với cổ phần ưu đãi:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết:

khoản 3 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi

Trang 9

biểu quyết Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

Theo như các điều khoản này thì người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần biểu quyết đó cho người khác Nếu muốn chuyển nhượng, họ phải đợi hết 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Khi đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

Quy định như trên là do các cổ đông sáng lập có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Thế nên nếu họ tùy tiện chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình sẽ ảnh hưởng đến công ty Hơn nữa chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết Việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của họ có thể biến người được chuyển nhượng trở thành cổ đông sáng lập, người đó sẽ có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Điều đó chẳng khác gì việc họ bán đi ý tưởng và công sức gây dựng công ty

Cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định:

điểm c) khoản 1 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông ưu đãi cổ tức có “các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

Trang 10

khoản 2 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

điểm d khoản 1 Điều 144 Luật doanh nghiệp 2014 quy định quyền của cổ đông phổ thông: “Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;” Như vậy, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này, tức là trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,hai loại cổ phần này được tự do chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác, khi chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập thì phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.Ngoài ra, hai loại cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng nếu Điều lệ công ty quy định (quy định có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng) Về cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định thì tùy công ty cũng sẽ quy định về vấn đề chuyển nhượng khác nhau

3.Cách thức chuyển nhượng cổ phần

khoản 2 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Việc chuyển

nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện bên ủy quyền của họ ký Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng thông thường nếu chuyển nhượng là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ phần

Ngày đăng: 14/05/2016, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w