Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc cụ thể sau: Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A” để hoàn thành bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn bản pháp luật là văn bản được ban hình thức thể hiện ý chí Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu,
có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu quả quản lý của Nhà nước, để thể chế hóa và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước ta quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Không thể quản lý xã hội tốt, nếu thiếu nguồn thông tin này
Chính vì vậy, để soạn thảo một văn bản pháp luật hoàn chỉnh cần xác định rõ thẩm quyền, chủ thể ban hành, hình thức cũng như nội dung của văn bản Một trong các loại văn bản pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật với kết cấu nghị luận Đây là loại văn bản khá phổ biến trong thực tế cuộc sống khi cần phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hện văn bản cảu cấp trên; đề ra các biện pháp thực hiện cho tổ chức, cá nhân; chỉ đạo, đôn đốc, giao nhiệm vụ cho cấp dưới,…
Nhận thức được vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc cụ thể sau:
Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A”
để hoàn thành bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật
Trang 2GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để thực hiện việc Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A thì cần sử dụng loại văn bản là Chỉ thị, chủ thể ban hành là Chủ tịch UBND tỉnh A, các căn cứ pháp lý là Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Luật An toàn vệ sinnh thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ
1 Chủ thể ban hành
Chủ thể để giải quyết công việc “Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm trên địa bàn tỉnh A” là Chủ tịch UBND tỉnh A Vì:
Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật gồm:
Cơ quan Nhà nước
Các cá nhân có thẩm quyền: (1) Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch UBND, Tổng kiểm toán Nhà nước, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân, chánh án Tòa án nhân dân ; (2) Thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc; (3) Nhân viên Nhà nước thi hành công vụ trong một số lĩnh vực (cảnh sát giao thông, kiểm lâm ); (4) Cá nhân được nhà nước ủy quyền trong một số trường hợp nhất định
Trang 3Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là giới hạn quyền lực do pháp luật quy định cho chủ thể ban hành văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bao gồm: (1) Thẩm quyền nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định; (2)Thẩm quyền hình thức là các chủ thể ban hành văn bản pháp luật đúng tên gọi do pháp luật quy định Mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức văn bản pháp luật do luật định
Để “Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A” là công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền của UBND
Theo khoản 1 Điều 94 Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND thì UB
ND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn “Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương”, khoản 8 Điều 96 Luật này
cũng quy định UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị” Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND quy định “Chỉ thị của UBND cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc hoạt động kiểm tra hoạt động của
cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND cũng cấp và quyết định của mình”
Trang 4Từ những căn cứ trên có thể khẳng định để giải quyết công việc “Triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A” lựa chọn chủ thể
ban hành là Chủ tịch UBND tỉnh A hoàn toàn chính xác theo quy định của pháp luật
2
3
4 Loại văn bản
Hình thức văn bản để giải quyết công việc “Triển khai công tác đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A” là Chỉ thị Vì:
Theo Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Chủ tịch UBND có quyền ban hành quyết định, chỉ thị
Theo Điều 13Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND năm
2004 quy định nội dung quyết định của UBND cấp tỉnh “để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực… trên địa bàn tỉnh quy định tại các điều
82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94 và 95 của và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên”
Theo Điều 14 Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND năm
2004 quy định nội dung chỉ thị của UBND cấp tỉnh “để quy định các biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND và UBND cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và quyết định của mình” Khoản 8 Điều
96 Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND năm 2003 cũng quy định UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp q
uản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị”
Trang 5Như vậy, trong trường hợp này, công việc cần giải quyết là triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A , nên loại văn bản cần sử dụng là chỉ thị Vì chỉ thị được dử dụng để giải quyết ba loại công việc chủ yếu: (1) Phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện văn bản của cấp trên; (2) Đề ra biện pháp thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; (3) Chỉ đạo, đôn đốc, giao nhiệm
vụ cho cấp dưới
5 Căn cứ pháp lý
Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Luật An toàn vệ sinnh thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành mô ̣t số điều của Luâ ̣t An toàn thực phẩm , vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
Tóm lại, căn cứ cảu một văn bản pháp luật là: căn cứ thẩm quyền và căn cứ nội dung Mỗi loại căn cứ có thể có một hoặc một số văn bản quy phạm pháp luật đang
có hiệu lực pháp luật
II SOẠN THẢO VĂN BẢN HOÀN CHỈNH ĐỂ CHỦ THỂ CSO THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC “TRIỂN KHAI CÔNG TÁC III ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH A”
Trang 6ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ /CT-CT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
CHỈ THỊ
Về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh A
Kể từ khi có luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội XII về An toàn thực phẩm cùng với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh A đã được cải thiện đáng kể: Vấn đề mất
an toàn vệ sinh thực phẩm đã được kiểm soát chặt chẽ, số người chết do ngộ độc thực phẩm có chiều hướng giảm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được kiểm soát trên thị trường Tình trạng thực phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học vượt quá tiêu chuẩn cho phép đang có chiều hướng giảm, chất lượng thực phẩm được cải thiện đáng kể
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề vệ sinh an toàn thực thẩm (VSATTP) vẫn còn diễn biến khá phức tạp ở địa phương Đó là, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn tiếp diễn, số người chết do ngộ đốc thực phẩm giảm nhưng số vụ ngộ độc lại có chiều hướng gia tăng Nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm như kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc rõ ràng, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm không
an toàn, hàng nhập lậu; Chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh; sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, rượu pha chế từ cồn công nghiệp
Tình trạng đó làm ảnh hưởng trưc tiếp tới sức khỏe của người dân cũng như tác động xấu tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Để khắc phục tình trạng trên và chủ động, tăng cường triển khai các biện pháp bảo đảm VSATTP theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 và Công văn số 3659/BYT – ATTP ngày
Trang 731 tháng 5 năm 2007 của Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các
sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận – huyện, phường – xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1 Sở Y tế
- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, điều hành: việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp từ thành phố đến quận, huyện, phường, thị trấn,
xã, tổ dân phố; Hướng dẫn ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp, đề xuất phân công lĩnh vực và địa bàn phụ trách cho các thành viên
- Chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các bếp ăn tập thể về việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm các cơ sở chế biến, các bếp ăn tập thể vi phạm quy định về VSATTP, kiên quyết đình chỉ các cơ sở không đáp ứng quy định
- Tăng cường công tác giám sát mối nguy thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt, ăn uống
- Chỉ đạo đến các đơn vị điều trị, dự phòng trong ngành đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, vật tư,… sẵn sàng ứng phó khi có ngộ độc xảy ra
- Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở điều trị xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo tiếp nhận, điều trị khi có ngộ độc xảy ra
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
2 Sở Giáo dục và Đào tạo