1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xã hội học pháp luật

36 1.1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và trộm cắp tài sản tại các khu phòng trọ sinh viên nói riêng đã xâm hại đến quyền sở hữu về tài sản – một trong các quyền cơ bản của mọi công dân được pháp luật bảo vệ. Điều 58 Hiến pháp hiện hành nước CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác…”.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 • Lí do chọn đề tài 1 • Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 • Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG 2 I.Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm trộm cắp 2 • Khái niệm 2 1.1Khái niệm tội phạm. 2 1.2 Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản 3 1.3 Khái niệm phòng chống tội phạm 3 • Chủ thể pháp luật 4 • Nội dung chính của pháp luật 5 • Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp 7 II. Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong công tác phòng chống tội phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên 7 • Giới thiệu cuộc khảo sát 7 • Thực trạng nhận thức của các bạn sinh viên về thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên 8 • Nhận xét chung 15 III.Giải Pháp phòng chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên 16 • Về mặt chủ quan 16 • Về mặt khách quan 16 KẾT LUẬN 18 PHỤ LỤC 1 19 PHỤ LỤC 2 32 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và trộm cắp tài sản tại các khu phòng trọ sinh viên nói riêng đã xâm hại đến quyền sở hữu về tài sản – một trong các quyền cơ bản của mọi công dân được pháp luật bảo vệ. Điều 58 Hiến pháp hiện hành nước CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác…”. Sự xâm phạm về quyền sở hữu đến một bộ phận sinh viên như đã trở thành thói quen của các “đạo chích” và những nơi sinh viên ở đã trở thành “điểm ghé thăm” của các vị khách không hẹn mà tới này. Chính điều đó đã dấy lên sự bức xúc của một bộ phận sinh viên về những tài sản của mình “không cánh mà bay” cũng có lẽ vậy mà, tình hình trộm cắp tài sản tại nơi sinh viên sống trở thành đề tài nóng hơn bao giờ hết. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề đồng thời có thể đưa ra được những giải pháp ngăn ngừa cũng như khắc phục được tình trạng trên thì nhóm em xin được chọn đề tài : “Công tác phòng chống tình trạng trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên: Thực trạng và giải pháp”. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm bổ sung và hoàn thiện lý luận, đánh giá thực trạng về tình hình trộm cắp tại các phòng trọ sinh viên và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trộm cắp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của sinh viên nói riêng và của cả xã hội nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ vụ thể sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện lý luận về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp. Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình trộm cắp tài sản ở các phòng trọ sinh viên: tình hình diễn ra, nguyên nhân, hậu quả. Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm ngăn ngừa trộm cắp nhằm đảm bảo cuộc sống cho sinh viên. 3.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, bài làm của nhóm em sử dụng phương pháp An-két là chủ yếu. Ngoài ra chúng em còn sử dung thêm các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm trộm cắp. • Khái niệm 1.1Khái niệm tội phạm Trong khoa học Luật Hình sự ( viết tắt LHS), trước đây và hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung lẫn nội hàm khái niệm tội phạm. Nhưng xét trên góc độ khoa học LHS Việt Nam, khái niệm tội phạm được nghiên cứu dưới phương diện “tĩnh” và có thể được hiểu ngắn gọn như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ LuậtHình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, vốn là một khái niệm được biết đến nhiều nhất mỗi khi nhắc đến luật hình sự, tội phạm được định nghĩa khái quát đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. Theo đó, chúng ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản sau: Một là, tính nguy hiểm cho xã hội của hành; hai là, tính có lỗi; ba là tính trái pháp luậtt hình sự và cuối cùng là phải chịu hình phạt. 1.2 Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản Theo từ điển Tiếng Việt thì “trộm cắp” là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chém đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật , đối tượng tác động có thể là tiền, thông tin hoặc dịch vụ mà không có sự cho phép của người sở hữu của nó. Nói cách khác, mục đích trộm cắp là nhằm tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của chủ sở hữu đối với món đồ. Về phương diện lý luận , tội “trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm có dấu hiệu hành vi khách quan khá đơn giản: “Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.”. Tuy nhiên, trên thực tế, hành vi “lén lút” diễn ra rất đa dạng, biến hóa gây nhiều tranh cãi trong vấn đề định tội danh giữa các nhà áp dụng luật. 1.3 Khái niệm phòng chống tội phạm . Phòng ngừa tội phạm là việc mà các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội đồng thời tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau: Hướng thứ nhất: phát hiện, khắc phục, hạn chế và tiến tới thủ tiêu các hiện tượng tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội. Đây là phương hướng cơ bản mang tính chiến lược, lâu dài. Hướng thứ hai, Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xảy ra. Đây là phương hướng quan trọng không thể xem nhẹ. Bởi trong thực tế những nguyên nhân , điều kiện phát triển của tội phạm vân hoạt động trong khi đó hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện điều tra, truy tố và đưa ra xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội, giúp họ trở thành người công dân lương thiện. Tóm lại, phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội từ đó, làm giảm và từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi xã hội. • Chủ thể pháp luật Bất kể một ngành luật hay một quy định nào khi đưa ra cũng đều có chủ thể thực hiện và hương tới một hay một nhóm đối tượng cụ thể. Và pháp luật về phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản cũng vậy,nó được thể hiện bởi chủ thể là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phòng chống,quản lý và xét xử tội phạm như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án Nhân dân,…và một số bộ phận đông đảo là tất cả người dân,họ đều có những quyền và nghĩa vụ cụ thể.được quy định trong luật với mọi trường hợp như bắt tội phạm trộm cắp quả tang tại chỗ Những phương thức và hành vi thực hiện pháp luật đó đều hướng chung một đối tượng chịu tác động đó chính là tội phạm trộm cắp. Ở đây ,tội phạm trộm cắp có thể là những người mắc vào các tệ nạn xã hội.người dân bình thường hay có cả những người có giáo dục và bằng cấp điều đó còn phụ thuộc vào mục đích và khác thể của tội phạm. 3.Nội dung chính của pháp luật. Trộm cắp tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật hình sự xuất hiện rất sớm trong đời sống xã hội.Điều này được thể hiện qua các văn bản của nhà nước phong kiến điều chỉnh các hành vi trộm cắp tài sản.Tiếp nối các quy định của thời phong kiến. Bộ Luật Hình Sự năm 2009 quy định tội trộm cắp tại điều 138 cụ thể: “Tội trộm cắp tài sản: • Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” Để cụ thể hóa quy định về tôi trộm cắp tài sản tại điều 138 BLHS năm 2009,Liên ngành trung ương gồm Tòa á nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao,Bộ công an,Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XIV “ các tội phạm sở hữu” của BLHS và Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao còn ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS (mục 6 và mục 7) quy định chi tiết tại một số nội dung nhằm áp dụng một cách linh hoạt,thống nhất tội này trong thực tiễn. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp. Dù đã dược quy định cụ thể và cá cơ quan ban hành phòng chọn tội tội phạm vào cuộc ,nhưng tình trạng trộm cắp trên phạm vi cả nước vẫn không có dấu hiệu giảm đi mà còn xảy ra với tần xuất ngày càng tăng lên với những thủ đoạn .hành vi, phương thức tinh vi, phức tạp hơn.Thực trạng này do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới. Trước hết là do việc hiểu và áp dụng quy định của BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn về phòng cống trộm cắp còn chưa thống nhất trong thực tiễn. Bên cạnh đó, một số quy định của bộ luật hình sự và các văn bản hướng dân thi hành còn bộc lộ một số bất cập nhất định. Chính vì vậy, việc hiểu thấu đáo quy định của pháp luật hình sự về thực trạng trộm cắp tài sản là nhu cầu cấp thiết. Ngoài ra, sự ý thức bảo vệ tài sản hay phối hợp phòng chống tội phạm trộm cắp với cơ quan công an của người dân còn nhiều mâu thuẫn và hạn chế. Đây là một trong những lý do khiến cho công tác phòng chống tội phạm chưa đạt được kết quả cao. II. Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong công tác phòng chống tội phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên. • Giới thiệu cuộc khảo sát Cuộc khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện công tác phòng chống tội phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên được tiến hành bởi tất cả các thành viên trong nhóm 01- NO4-TL3 chúng em đối với 100 bạn sinh viên, bao gồm các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội và các bạn sinh viên của một số trường khác như trường Đại học Nội Vụ, Giao Thông Vận Tải Cuộc khảo sát này chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà trọ, khu vực trọ và hiện tượng tình trạng trộm cắp tại các khu phòng trọ mà các bạn sinh viên đang thuê trọ. Đồng thời, khi thực hiện các cuộc khảo sát này, chúng em cam đoan tính bảo mật của các bạn khi tham gia và được thực hiện trên cơ sở tự nguyện( các bạn có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia cuộc khảo sát này) Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày bắt đầu từ ngày 05/05/2015 đến hết ngày 15/05/2015 tại các phòng học của trường Đại học Luật Hà Nội và một số trường Đại học khác xung quanh khu vực với kết quả thu về là 100/100 phiếu trả lời của các câu hỏi khảo sát. • Thực trạng nhận thức của các bạn sinh viên về thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên. Thực trạng nhận thức thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp của các bạn sinh viên được thể hiện thông qua các bảng số liệu được thiết lập sau khi tiến hành cuộc khảo sát như sau: Với câu hỏi thứ nhất : Bạn thấy vấn đề trộm cắp tài sản ở các khu phòng trọ sinh viên hiện nay như thế nào?( chỉ chọn một phương án trả lời) Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn • Rất nghiêm trọng 86 86.00 86.000 • Nghiêm trọng 11 11.00 97.000 • Bình thường 3 3.00 100.000 Tổng cộng 100 100.00 Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ sinh viên cho rằng vấn đề trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên mức độ rất nghiêm trọng là cao nhất với 86%. Trong khi đó, tỷ lệ nghiêm trọng chiếm có 11% và cuối cùng là mức bình thường là 3%. Từ đây, ta có thấy, đa số các bạn sinh viên trường luật nói riêng và các trường đại học nói chung đều nhận thấy rằng hiện tượng trộm cắp tài sản ở các khu phòng trọ sinh viên có mức độ rất nghiêm trọng. Điều đó cho thấy sự quan tâm và ý thức được mức độ phản ánh của tình trạng này gây ra. [...]... điều tra của chúng tôi! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • Bộ Luật Hình sự 2009 • Giáo trình Xã Hội Học Pháp Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Lao Động, 2014 • Tập Bài Giảng Xã hội học, trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân • Giáo trình Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ Công an Nhân Dân, trang 50 • Bình luận khoa học bộ luật hình sự, phần các tội phạm Tập 2, Đinh Văn Quế, NXB TPHCM... trọ KẾT LUẬN Thông qua cuộc điều tra xã hội học về : “Công tác phòng chống tình trạng trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên: Thực trạng và giải pháp không những giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình thực trạng sinh viên bị mất trộm tại nơi mà mình đang sống diễn ra phổ biến như thế nào trong thời đại kinh tế trên đà hội nhập toàn cầu Từ đó đưa ra những giải pháp thuyết phục mọi người phòng chống... viên cho rằng cần thiết Tuy nhiên có 17% cho rằng biện pháp này khó có thể thực hiện được và cũng khá cao sinh viên cho rằng biện pháp này là không hợp lý, chiếm tới 21% Có thể thấy, phần lớn sinh viên cho rằng việc lắp đặt các thiết bị như trên là rất cần thiết và cần thiết Do đó, có thể nhận thấy, sinh viên trường Đại học Luật Và các trường Đại học khác rất quan tâm đến việc sử dụng thiết bị hiện đại... những người sinh viên như chúng ta phải được hưởng Bên cạnh đó, phải nghiêm khắc trừng trị những kẻ phạm tội, các cơ quan tổ chức phải trừng trị theo đúng pháp luật, một mặt để giáo dục những tên trộm cải tạo chúng trở thành người có ích cho xã hội, thứ hai, là để làm gương cho những kẻ luôn có ý định trở thành " đạo chính" mượn đồ của người khác vĩnh viễn Thế nên, việc tố giác những kẻ tội phạm đã... nhau đoàn kết chung tay cùng thực hiện các biệ pháp phòng chống hiện tượng trộm cắp ở khu trọ sinh viênNghiêm khắc trừng trị những đối tượng trộm cắp Đồng thời đề nghị lực lượng công an phường, xã cần tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, cần siết chặt hoạt động đăng ký tạm vắng, tạm trú ở địa phương…Thiết nghĩ đã đến lúc cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ để đấu tranh phòng chống nạn trộm... lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn • Rất cần thiết 39 39.00 39.000 • Cần thiết 23 23.00 62.000 • Khó thực hiện 17 17.00 79.000 • Không cần thiết 21 21.00 100.000 100 100.00 Tổng số PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRỘM CẮP Ở CÁC KHU NHÀ TRỌ SINH VIÊN Họ tên: và ………………………………………………………………………… MSSV: ………………………………………………………………………… Lớp: …………………………………………………………………………... thứ sáu: Bạn đã có biện pháp khắc phục cho tình trạng mất trộm tại khu phòng trọ bạn đang ở chưa? Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn • Rồi 58 58.00 58.000 • Chưa 42 42.00 42.000 100 100.00 Tổng Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ những bạn sinh viên đã có biện pháp khắc phục tình trạng trộm cắp chiếm tỷ lệ lớn 58%, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên chưa có biện pháp khắc phục còn khá cao... trong thời đại kinh tế trên đà hội nhập toàn cầu Từ đó đưa ra những giải pháp thuyết phục mọi người phòng chống , ngăn chặn dần bài trừ tệ nạn này trong thời gian gần nhất có thể, giúp cho cộng đồng xã hội phát triển và bình yên cho những bạn sinh viên sống xa nhà như chúng ta PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THEO BẢNG HỎI VÀ BIỂ ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA • Bạn thấy vấn đề trộm cắp tài sản ở các... trộm cắp thường là: Bảng 5 Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn • Sinh viên 11 11.00 11.000 • Những thành phần dân cư ở khu vực sinh viên trọ 32 32.00 43.000 • Những thành phần mắc các tệ nạn xã hội 45 45.00 88.000 • Ý kiến khác 12 12.00 100.000 Tổng số 100 100 6 Qua những gì bạn biết hay thấy được thì đồ đạc bị mất thường là? Bảng 6 : Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn 11 12.00... 92.000 4.Ý kiến khác 8 8.00 100.000 100 100.00 Tổng số Câu 19: Bạn đã có biện pháp khắc phục cho tình trạng mất trộm tại khu trọ mình đang ở chưa?(chỉ chọn một phương án trả lời) 1 Rồi 2 Chưa Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn • Rồi 58 58.00 58.000 • Chưa 42 42.00 100.000 Tổng số 100 100.00 Câu 21: Các biện pháp (đặt camera, sử dụng chuông báo động, thuê người giám sát, …) có thiết thực

Ngày đăng: 05/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w