1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đề bài quy định pháp luật về tài sản quyền sở hữu và thực tiễn thực thi tại việt nam

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thực Tiễn Thực Thi Tại Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thu Huyền, Dương Quang Huy, Trần Khắc Quang Huy, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Chí Thành, Đinh Anh Thư, Trần Thị Hoài
Người hướng dẫn Phạm Đức Chung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3 MB

Cấu trúc

  • 1.2. Sở hữu (0)
  • 1.3. Quyền sở hữu (0)
  • Chương 2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT (5)
    • 2.2. Căn cứ theo thuộc tính vật lý (9)
    • 2.3. Căn cứ vào sự hình thành và sở hữu (11)
  • Chương 3. NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA QUYỀN SỞ HỮU (0)
    • 3.1. Quyền chiếm hữu (12)
    • 3.2. Quyền sử dụng (13)
    • 3.3. Quyền định đoán (14)
  • Chương 4. CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (15)
    • 4.1. Xác lập quyền sở hữu (15)
    • 4.2. Chấm dứt quyền sở hữu (15)
  • Chương 5. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU (17)
    • 5.1. Các hình thức sở hữu của một chủ thể (0)
    • 5.2. Sở hữu chung (21)
  • Chương 7. THỰC TIỄN THỰC THI Ở VIỆT NAM (25)
  • Kết luận (27)
  • Tài liệu tham khảo (28)
  • Phụ lục (29)

Nội dung

CÁC HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN SỞ Theo bộ luật dân sự thì tài sản bao gồm những vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản và có quyền chuyển giao t

PHÂN LOẠI TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT

Căn cứ theo thuộc tính vật lý

Dựa vào tính chất vật lý không thể di dời được về mặt cơ học, tài sản được chia thành: Bất động sản và Động sản.

Theo Điều 107 Bộ luật dân sự 2015, khái niệm bất động sản được quy định

Bất động sản bao gồm: Đất đai;

Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

Tài sản khác theo quy định của pháp luật;

Theo đó, bất động sản thường được hiểu là những tài sản mà về đặc tính vật lý là không thể di dời, hoặc gắn liền với những tài sản có tính chất không thể di dời, bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; một số tài sản khác theo quy định của pháp luật Đất đai: Bộ phận cấu thành lãnh thổ, thuộc chủ quyền quốc gia vì vậy không thể là đối tượng của giao dịch dân sự Khi con người thực hiện hành vi chiếm hữu, khai thác, sử dụng thì đất trở nên có giá trị…và trở thành một loại tài sản quan trọng trong giao lưu dân sự, đầu tư, thương mại.

Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai: Những tài sản được liệt kê tại Điểm b Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Dân sự 2005 đều có đặc điểm gắn liền với đất về mặt vật lý và không dễ dàng di dời được Tức là chúng phải được xây dựng cố định trên đất và phục vụ cho mục đích khai thác sử dụng lâu dài Các tài sản khác gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng là bất động sản như hệ thống điện, nước…đây là những tài sản công dụng gắn liền với bất động sản là nhà, công trình xây dựng nếu thiếu chúng thì nhà, công trình xây dựng không khai thác được bình thường. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng: Thuộc nhóm đối tượng này phải kể đến các loại tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nằm trong lòng đất: than, dầu khí, vàng bạc… Khi được sinh ra từ đất, nằm trong đất, gắn liền với đất và chưa được khai thác đến thì các loại tài nguyên thiên nhiên này là bất động sản Nhưng nếu đã được khai thác và vận chuyển ra khỏi khuôn viên của mảnh đất, chúng lại trở thành động sản và chịu sự điều chỉnh của quy chế pháp lý dành cho động sản.

Tài sản khác do pháp luật quy định: Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên: sinh ra từ đất, hoặc gắn liền với đất Bộ luật dân sự 2005 liệt kê một số đối tượng được coi là bất động sản Để có thể bao quát và dự liệu khả năng xuất hiện các loại bất động sản mới trong tương lai, Bộ luật đưa ra quy định: “các loại tài sản khác do pháp luật quy định”

Bộ luật dân sự 2015 đã định nghĩa "Động sản là những tài sản không phải là bất động sản", bao gồm nhiều loại tài sản có số lượng lớn và thường được giao dịch trong các hoạt động dân sự Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhiều đối tượng động sản mới có giá trị cao đã ra đời như cổ phiếu, chứng khoán, tài sản trí tuệ, đòi hỏi các quy định điều chỉnh riêng để phân biệt chúng với các loại động sản thông thường khác.

Việc xác định một tài sản là động sản hay bất động sản chỉ mang tính chất tương đối, gắn với một khoảng thời gian và không gian xác định Ví dụ cây trồng trong vườn được xem là bất động sản, nhưng khi cây được đưa vào chậu cây cảnh thì lại được xem xét với tư cách là động sản Bên cạnh yếu tố “không thể di dời” thì yếu tố “gắn liền” cũng là một tiêu chí để xác định tài sản là động sản hay bất động sản Nội dung này đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể để có cách hiểu thống nhất, do đó việc xác định tài sản nào là tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên có thể hiểu tài sản được coi là gắn liền với nhà, công trình xây dựng theo hướng nếu tháo rời, dỡ bỏ tài sản ra khỏi nhà, công trình xây dựng thì sẽ làm thay đổi kết cấu hoặc giảm sút nghiêm trọng giá trị của nhà, công trình xây dựng đó.

Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản mang những ý nghĩa pháp lý trong việc:

Thiết lập quy chế pháp lý đặc thù đối với mỗi loại tài sản.

Xây dựng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Xây dựng các quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

Thiết lập các quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.Xây dựng các quy định luật hình thức (luật tố tụng).

Căn cứ vào sự hình thành và sở hữu

Theo đó, tài sản bao gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có: Tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm giao dịch theo khoản 1 Điều

Theo Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản được chia làm hai loại chính: tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai Tài sản hiện có là tài sản đã hoàn thiện và chủ thể được sở hữu ngay sau khi giao dịch được thực hiện Ví dụ, căn hộ chung cư đã hoàn thiện, bên mua sẽ nhận nhà ngay sau khi hợp đồng mua bán có hiệu lực Ngược lại, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hoàn thiện hoặc chưa có tại thời điểm giao dịch được thực hiện Ví dụ, căn hộ chung cư đang trong quá trình xây dựng sẽ được coi là tài sản hình thành trong tương lai.

Việc xác định và phân loại tài sản trong hiện tại và tài sản hình thành trong tương lai có vai trò quan trọng để:

NỘI DUNG PHÁP LÝ CỦA QUYỀN SỞ HỮU

Quyền chiếm hữu

Theo điều 186 Bộ luật dân sự về Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Có 2 trường hợp về quyền chiếm hữu được quy định tại điều 187 và điều 188 Bộ luật dân sự như sau: Điều 187 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Điều 188 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1 Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2 Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3 Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

(Điều 236 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.)

Quyền sử dụng

Điều 189 Bộ luật dân sự quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.” Như vậy, với tư cách là một trong những nội dung của quyền sở hữu, quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng của tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản “Khai thác công dụng” nghĩa là chủ sở hữu tự mình thụ hưởng các lợi ích vật chất từ một tài sản không sinh lợi hoặc không được khai thác về phương diện kinh tế “Thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản” được hiểu là việc chủ sở hữu được thụ hưởng những kết quả từ khai thác sự sinh lợi của tài sản mà vẫn bảo tồn chất liệu của tài sản.

Chủ sở hữu có quyền quyết định phương thức sử dụng tài sản (dùng hay không dùng tài sản) cũng như cách thức thu hoa lợi, lợi tức (trực tiếp khai thác hoa lợi, tự nhiên của tài sản, hoặc để cho người khác khai thác thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn) Tài sản có thể được sử dụng hoặc được khai thác trực tiếp bằng chính chủ sở hữu hoặc bởi một người khác không phải là chủ sở hữu (khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định) Điều này được quy định tại điều 190 và điều 191 của Bộ luật dân sự

(Điều 190 Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý chí, tuy nhiên không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Đây là giới hạn đối với quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.)

Quyền định đoán

Theo điều 192 Bộ luật dân sự: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” Việc định đoạt phải tuân theo điều kiện được quy định tại điều 193 Bộ luật dân sự: “Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.”

Chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản về phương diện vật chất (tiêu dùng, thiêu hủy, chuyển hóa thành một hình thức tồn tại khác ), hoặc về phương diện pháp lý (chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, góp vốn kinh doanh ). Cũng như quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể do chính chủ sở hữu hoặc do một người khác thực hiện

(Điều 194 Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Điều 195 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.)

Mọi trường hợp tự ý định đoạt tài sản vượt quá quyền tự định đoạt của chủ sở hữu và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác đều không có hiệu lực pháp lý, được xem là những giao dịch vô hiệu.

CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Xác lập quyền sở hữu

Theo Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở các căn cứ pháp lý quy định cụ thể, bao gồm: do tạo lập, do chuyển giao, do thừa kế, do hợp đồng, do hợp pháp hóa tài sản không có chủ sở hữu và những căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thu hoa lợi, lợi tức.

Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. Được thừa kế.

Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.Trường hợp khác do luật quy định.

Chấm dứt quyền sở hữu

4.2.1 Khái niệm chấm dứt quyền sở hữu

Chấm dứt quyền sở hữu là kết thúc quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản nhất định Khi có sự kiện pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản đó không còn nữa

Theo Điều 237 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

1 Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

2 Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

3 Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

4 Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

5 Tài sản bị trưng mua.

6 Tài sản bị tịch thu.

7 Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu

4.2.2 Các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu

Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác:

Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình:

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu. o Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. o Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật. o Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó. o Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tài sản bị trưng mua.

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Tài sản bị tịch thu.

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung Tài sản chung là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản không thể phân chia thành các phần khác nhau và các chủ sở hữu chỉ có thể khai thác được công dụng vốn có của tài sản nếu giữ nguyên kết cấu ban đầu của nó Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất

5.2.1 Sở hữu chung theo phần

Theo Bộ luật dân sự, Điều 209 khoản 1, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung

Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các nguyên nhân làm hình thành sở hữu chung theo phần khá đa dạng như hai người cùng mua một tài sản; một người bán hoặc tặng cho một người khác một phần quyền sở hữu tài sản của mình; nhiều người cùng thừa kế một di sản; một công ty đã giải thể và tài sản công ty đang chờ được phân chia giữa các thành viên, Ở nước ta, sở hữu chung theo phần đối với di sản chưa chia là hình thức sở hữu chung rất phổ biến, có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và đạo đức

5.2.1.1 Các nguyên tắc do luật định

Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản (chiếm hữu tài sản) theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ bị loại bỏ trong một số trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích chung của các chủ sở hữu (chẳng hạn như: kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; bán tài sản dễ hư hỏng; sửa chữa tài sản theo định kỳ; khắc phục sự cố ) Các chủ sở hữu chung không nhất thiết tự mình quản lý tài sản chung Họ có thể uỷ quyền cho một chủ sở hữu chung (thậm chí một người thứ ba) để quản lý và sử dụng tài sản hoặc để xác lập một giao dịch nào đó liên quan đến tài sản

Theo Bộ luật dân sự Điều 217 khoản 1, mỗi chủ sở hữu chung theo phần hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Ta có thể hiểu điều luật đó theo một trong hai nghĩa

Thứ nhất, hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tạo thành một khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần, độc lập với khối sở hữu chung theo phần gồm có các tài sản gốc, và sẽ được chia cho các chủ sở hữu chung theo phần theo đúng các tỷ lệ phần quyền sở hữu của mỗi người trong khối tài sản gốc.

Hai là, hoa lợi, lợi tức sẽ được chia ngay sau khi thu hoạch cho các chủ sở hữu chung theo phần theo tỷ lệ phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung.

Dù hiểu điều luật vừa dẫn theo nghĩa nào, thì rõ ràng hoa lợi, lợi tức chưa thu hoạch vẫn là một phần không tách rời của tài sản gốc và, do đó, là một bộ phận của khối sở hữu chung theo phần Nếu toàn bộ khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được đem chia trong lúc hoa lợi, lợi tức chưa được thu hoạch, thì phần hoa lợi, lợi tức ấy nằm trong khối tài sản chia Quy tắc này có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn

5.2.2 Sở hữu chung hỗn hợp

Một biểu hiện đặc biệt của sở hữu chung theo phần trong lĩnh vực kinh tế, tồn tại nhằm phục vụ cho việc đạt tới một mục đích kinh tế chung nào đó là sở hữu chung hỗn hợp Thông thường, chủ thể của sở hữu hỗn hợp là một pháp nhân được thành lập theo ý chí của các thành viên góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận

“Các tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp được hình thành từ vốn góp của các thành viên, lợi nhuận hợp pháp do sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật” (Bộ luật dân sự Điều 215 khoản 2).

“Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp phải tuân theo các quy định về sở hữu chung và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành,trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận” (Bộ luật dân sự Điều 215 khoản 3).

5.2.2 Sở hữu chung hợp nhất

Khoản 1 Điều 210 Bộ luật dân sự quy định: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.”

Những người đồng sở hữu hợp nhất có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản đồng sở hữu Sở hữu chung hợp nhất gồm có sở hữu chung hợp nhất chia được và sở hữu chung hợp nhất không chia được Các biểu hiện phổ biến của sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung của cộng đồng.

Ví dụ: Hai vợ chồng anh chị C, D có một mảnh đất chung, xuất hiện trong thời kỳ anh chị kết hôn, dành dụm tiền để mua được Đây là phần tài sản chung hợp nhất vì khi bán tài sản hay quyết định việc gì liên quan đến tài sản thì phần quyền không được phát sinh nếu chỉ cá nhân một trong hai người quyết định, mà phải cả hai người ‘Hợp nhất’ ý nói từ hai hay nhiều chủ thể cùng chung một phần sở hữu trong phần sở hữu chung hợp nhất này Do đó, khi mua bán nhà của anh chị C, D nếu anh A vắng mặt và không thể đi ra văn phòng công chứng để ký hợp đồng mua bán thì phải làm hợp đồng ủy quyền có công chứng, xác nhận việc ủy quyền cho vợ mình mua bán và làm hợp đồng mua bán xe.

5.2.2.1 Sở hữu chung của vợ chồng

Chủ thể của sở hữu chung của vợ chồng là vợ và chồng trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp

THỰC TIỄN THỰC THI Ở VIỆT NAM

Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản cho thấy, những bất cập trong quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện;

Mặt khác, thực tiễn thi hành pháp luật cũng đã và đang chỉ ra nhiều vấn đề bất cập, chưa bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền KTTT hiện đại và hội nhập, quản lý, điều hành, áp dụng pháp luật còn chồng chéo, nhiều tr ờng hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạngƣ khó thực hiện và dẫn đến những chủ trương của Đảng, pháp luật còn có sự gãy khúc trong quá trình áp dụng trên thực tế Còn khoảng cách khá lớn giữa mục tiêu xây dựng chính sách, pháp luật và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực; tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, rườm rà, phức tạp

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập trung thống nhất của Trung ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa phương.

Ví dụ còn điều tồn tại ở một số quyền sau:

Quyền sử dụng đất o Nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. o Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi tr ờng đầu t kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗƣ ƣ trợ phát triển doanh nghiệp.

Dữ liệu cá nhân trên môi trường số o Thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy nhận thức pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số của cả chủ thể dữ liệu cũng như các tổ chức, cá nhân kiểm soát dữ liệu còn rất thấp o Vi phạm về dữ liệu cá nhân như mua bán dữ liệu cá nhân, tiết lộ thông tin cá nhân của người nổi tiếng trên báo chí, mạng xã hội, kể cả nhóm xã hội dễ bị tổn thương như trẻ em, người có HIV/AIDS, thu thập thông tin dân cư không được bảo mật và trái quy định của pháp luật, tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng trong giao dịch thương mại trực tuyến, thu thập thông tin cá nhân trái phép bằng mã độc… diễn ra tràn lan, công khai o Theo nhận định của Bộ Công an thì “ngày càng nhiều chủ thể thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích khác nhau nh ng không thông báoƣ cho khách hàng hoặc để xảy ra hành vi vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân.Nhiều dịch vụ trên không gian mạng mới xuất hiện, có hoạt động thu thập,khai thác, phân tích thông tin, dữ liệu cá nhân như mạng xã hội, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến…”.

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w