1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tương quan giữa pháp luật việt nam và pháp luật quốc tế trong thời kỳ việt nam hội nhập quốc tế

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tương Quan Giữa Pháp Luật Việt Nam Và Pháp Luật Quốc Tế Trong Thời Kỳ Việt Nam Hội Nhập Quốc Tế
Tác giả Hán Ngọc Bảo Trân
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn: Hoàng Thị Ngọc Anh, Giảng Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Hải Duyên
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNEm xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Hải Duyên và cô Hoàng Thị Ngọc Anh là hai giảng viên hướng dẫn môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của lớp LQT49C1, đã hướng

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC

TẾ TRONG THỜI KỲ VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Ngọc Anh

Nguyễn Hải Duyên

Sinh viên thực hiện : Hán Ngọc Bảo Trân

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Hải Duyên và côHoàng Thị Ngọc Anh là hai giảng viên hướng dẫn môn Phương pháp nghiên cứukhoa học của lớp LQT49C1, đã hướng dẫn chi tiết và cụ thể trong quá trình học đểgiúp em nắm được các bước khi bắt đầu thực hiện viết một bài nghiên cứu khoa học

và ra được sản phẩm đầu tay

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của bộ môn Lýluận về nhà nước và pháp luật, môn Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước, mônCông pháp quốc tế, môn Luật dân sự và môn Luật doanh nghiệp đã cho em nhữngcái nhìn tổng quan về khơi dậy trong em sự tò mò trong việc nghiên cứu chi tiết hơn

về đề tài “Tương quan giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong thời kỳViệt Nam hội nhập quốc tế”

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do nghiên cứu 3

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: CÁC HỌC THUYẾT TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 5

1 Các học thuyết trong luật quốc tế 5

2 Hệ thống pháp luật của Việt Nam 5

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 9

1 Thực trạng 9

1.1 Thống kế các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia 9

1.2 Thực trạng thi hành các điều ước quốc tế và hướng đi của Việt Nam 9

1.2.1 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong nước 9

1.2.2 Nội luật hoá điều ước quốc tế 10

2 So sánh pháp luật việt nam và pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực 12

2.1 Lĩnh vực lập hiến 12

2.2 Lĩnh vực thương mại, kinh tế 13

2.3 Lĩnh vực hình sự 14

2.4 Trong các lĩnh vực khác 15

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN CHUNG 16

1 Đánh giá 16

2 Kết luận 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có ngành lập pháp còn khánon trẻ so với các nước có bề dày lịch sử về lập pháp như Pháp, Hoa Kỳ, v.v Dovậy, ngành lập pháp Việt nam đã học hỏi rất nhiều từ các nước có ngành lập phápphát triển để đưa vào thực tiễn và áp dụng tại Việt Nam Hơn nữa, Việt Nam sau Đạihội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành toàn diện công cuộc Đổimới và hiện đại hoá đất nước trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, trong đó khôngthể thiếu ngành Luật Việt Nam đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các tổ chức liênchính phủ, các công ước trên thế giới và ký kết các hiệp định với các quốc gia khác.Các khái niệm về “hội nhập kinh tế quốc tế” hay “toàn cầu hoá” đã đượcĐảng và Nhà nước xây dựng từ đầu những năm thập niên 2000 thông qua kỳ Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X nhằm đưa ra các định hướng phát triển cho Việt Nam.Đến năm 2013, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tếnhư một dấu mốc về việc Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập toàn diện hơn trêncác lĩnh vực không chỉ riêng về kinh tế khi Việt Nam đã bắt đầu đạt được các thànhtựu lớn

Từ đó, nhắm thuận tiện cũng như thế hiện sự hội nhập và phát triển của đấtnước, Việt Nam đã đem áp dụng một số những điều khoản thích hợp của các hiệpđịnh, công ước mà Việt Nam đã tham gia, vào thực tiễn các bộ luật trong nước Bài nghiên cứu này sẽ tổng hợp và phân tích những thay đổi nổi bật mà ViệtNam đã học hỏi từ pháp luật quốc tế và áp dụng vào trong các bộ Luật, các văn bảnquy phạm pháp luật đến văn bản dưới luật Và bên cạnh đó, các đánh giá về nhữngthay đổi trong pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế để từ đó, đưa nhữngđiểm cần cải thiện của hệ thống pháp luật trong nước

Trang 5

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Mục tiêu: So sánh, chỉ ra mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam vàpháp luật quốc tế kể khi Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, bắt đầu xây dựngkhái niệm hội nhập quốc tế Từ đó, rút ra được những điểm mạnh và hạn chếtrong xây dựng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lập pháp

- Đối tượng nghiên cứu: pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã ban hành

và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên kể từ khi gia nhập Liênhợp quốc năm 1977

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu trên sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp Pháp luật trên mỗi lĩnh vực được phân tích riêng biệt rồi sau đó tổng hợp đưa ra những đánh giá và so sánh giữa pháp luật quốc tế từ mốc thời Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế

Sau đó, so sánh với chính các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam đã ban hành (nhưng không còn hiệu lực) với các văn bản hiện hành để chỉ ra những điểm tiến bộ và đồng thời, cần cải thiện những điểm yếu còn tồn đọng trong hệ thống pháp quốc gia

Trang 6

CHƯƠNG I: CÁC HỌC THUYẾT TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH

PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

1 Các học thuyết trong luật quốc tế

Hiện nay, trên thế giới đang có hai học thuyết chính và phổ biến trên thế giới

là thuyết Nhất nguyên luận (Monism) và thuyết Nhị nguyên luận (Dualism) Theo

đó đó, thuyết Nhất nguyên nhấn mạnh sự thống nhất giữa hệ thống luật quốc gia và

hệ thống luật quốc tế Cả nguyên tắc pháp lý quốc gia và nguyên tắc pháp lý quốc tế

mà một nước đá thông qua, như thông qua một hiệp ước, nhằm xác định xem điều

đó có phải vi phạm pháp luật hay không Hay nói cách khác, các hiệp định, các1điều ước quốc tế mà quốc gia này tham gia sẽ trở thành một nguồn chính thức củapháp luật quốc gia Trong khi đó, thuyết Nhị nguyên lại cho rằng hệ thống pháp luậtquốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống tách biệt với nhau Điều này là do sự2khác biệt giữa cách thức hình thành, đối tượng điều chỉnh và và phương pháp điềuchỉnh giữa hai hệ thống pháp lý này Tuỳ vào từng góc độ, ta sẽ thấy cái còn lại thấphơn như từ góc nhìn của luật quốc tế, luật quốc gia sẽ ở dưới luật quốc tế và ngượclại Hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ có theo một học thuyết nhất định để ápdụng và xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật quốc gia của riêng quốc gia đó.Vậy thì, Việt Nam có theo một học thuyết nhất định nào không? Câu trả lời làkhông

4 Hệ thống pháp luật của Việt Nam

Sau khi khái quát về khái niệm của hai học thuyết Nhất nguyên luận và Nhịnguyên luận, tôi sẽ phân tích vì sao hệ thống pháp luật Việt Nam không theo mộttrong hai học thuyết trên

Trước tiên, “Điều ước quốc tế” là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhândanh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên

1 Pieter Kooijmans, Internationaal publiekrecht in vogelvlucht, Wolters-Noordhoff, Groningen, 1994, tr 82

2 Malcolm N Shaw, International Law, 6 edition, 2008, tr 131.th

Trang 7

ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vàotên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bảnghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.3

Theo Điều 6 Luật điều ước quốc tế năm 2016 do Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành quy định về “Điều ước quốc tế và quy địnhcủa pháp luật trong nước” :4

1 Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùngmột vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp

2 Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủtịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tếđồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đóđối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế

đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏhoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.Như vậy, Điều 6 không quy định rõ rằng điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên sẽ trở thành một phần chính thức của hệ thống pháp luật quốc gia mà căn

cứ vào yêu cầu, tính chất, nội dung của từng điều ước quốc tế để áp dụng vào hệthống pháp luật sao cho hợp lý

Nếu như theo Khoản 1 điều này cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tếnhư một nguồn của luật quốc gia, khi xảy ra xung đột giữa pháp luật Việt Nam vàđiều ước quốc tế thì Việt Nam sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế Có thể thấyrằng, khi này điều ước quốc tế mang tính giá trị pháp lý cao hơn so với văn bản quyphạm pháp luật của Việt Nam Ngoài ra, các bộ luật khác tại Việt Nam cũng có

3 Luật điều ước quốc tế năm 2016, Điều 2(1)

4 Luật điều ước quốc tế năm 2016, Điều 6

Trang 8

những quy định tương tự, ví dụ như Khoản 4 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 vàKhoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015 6

Hơn nữa, trong Khoản 3 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015, sửa đổi 2020 quy định về việc Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bảnquy phạm pháp luật ghi rằng: “Bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường,không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”.Điều này đặt ra những quy định nhằm đảm bảo độ tương thích giữa pháp luật quốcgia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Điều này, có thể suy ra rằng,pháp luật Việt Nam phần nào coi điều ước quốc tế có tính pháp lý cao hơn các vănbản quy phạm pháp luật và tương lai, khi xây dựng hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật phải phù hợp cũng như vận hành song song với những điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã tham gia Cho thấy, Việt Nam đã và đang rất tuân theo nguyên tắcpacta sunt servanda trong luật quốc tế, trong đó, các nước thành viên khi tham giamột điều ước quốc tế phải đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tựnguyên và thiện chí

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, các điều ước quốc tế chưa thực sựđược coi là có tính pháp lý cao hơn so với hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtquốc gia Vì theo khía cạnh pháp luật, điều ước quốc tế chỉ được “ưu tiên áp dụng”hơn so các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam, ngoại trừ Hiến pháp 7

5 Bộ luật Dân sư năm 2015, Điều 4(4) quy định về Áp luật Bộ luật dân sự: “Trường hợp có

sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”

6 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 5(2) quy định về Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quánquốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi năm 2020, Điều 156(5)

Trang 9

Hơn nữa, điều ước quốc tế chỉ được áp dụng khi có sự xung đột hay khác nhau giữavăn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế đó , chứ không áp dụng cho mọi8trường hợp Do dó, vẫn tồn tại một số quan điểm cho rằng pháp luật Việt Nam chưacoi điều ước quốc tế có tính giá trị pháp lý cao hơn.

Như vậy, có thể kết luận rằng, vào thời điểm hiện tại, rất khó để xác định hệthống pháp luật Việt Nam có theo một học thuyết nhất định và theo quan điểm của

cá nhân tôi, pháp luật Việt Nam đang có những linh hoạt trong việc áp dụng hai họcthuyết của luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Namngày nay

8 Xem lại Luật điều ước quốc tế năm 2016, Điều 6(1)

Trang 10

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

1 Thực trạng

1.1 Thống kế các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia

Theo thống kê của trang thông tin tương trợ tư pháp của Tòa án Nhân dân tốicao, Việt Nam đã tham gia 132 điều ước quốc tế, bao gồm cả song phương và đaphương về tương trợ tư pháp quốc tế Và Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên9đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy 15 hiệp định thương mại

tự do (FTA) với các nước và liên minh trên thế giới Ngoải ra, Việt Nam còn chủ10động tích cực tham gia vào các cuộc gặp mặt mặt thượng đỉnh G&, G20 hay cácdiễn đàn hay tổ chức đa phương và song phương không chỉ về kinh tế mà các cáclĩnh vực khác trên thế giới, điển hình như Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO(2006) Điều này cho thấy Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hội nhập quốc tế, thựchiện đúng các đường lối, chủ trương mà Đại hội Đảng đề ra về “hội nhập quốc tế”

1.2 Thực trạng thi hành các điều ước quốc tế và hướng đi của Việt Nam 1.2.1 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong nước

Hằng năm, Quốc hội và Chính phủ luôn yêu cầu báo cáo hằng năm về việcthực thi các hoạt động tương trợ tư pháp cũng như các hiệp định thương mại tự do.Ngoài ra, bên cạnh việc thực thi, Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ ngành cùng phốihợp với nhau để thể chế hoá và xây dựng các văn bản pháp luật sao cho tạo điềukiện hết mức cho việc thực hiện các nhiệm vụ về tương trợ tư pháp, hiệp địnhthương mại tự do Một ví dụ điển hình như việc xây dựng Luật Ký kết, gia nhập vàthực hiện điều ước quốc tế 2005 Luật này được phát triển dựa trên Pháp lệnh về kýkết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ

9 Toà án Nhân dân Tối cao, Điều ước quốc tế,

https://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/dieu-uoc?mucHienThi=1102

10 Trung tâm WTO và Hội nhập, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5 năm

2023, thang-112018

Trang 11

https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-IX của Đảng về “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” cũng như chuẩn bị cho việcgia nhập WTO vào năm 2006 của Việt Nam Những nỗ lực và chỉ đạo sát sao này11nhằm tăng mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam khi tham gia vào các điềuước quốc tế để thực hiện đúng với nghĩa vụ của một quốc gia là thành viên Hơnhết, việc đã và đang tích cực tham gia các điều ước quốc tế và các hiệp định thươngmại tự do khiến pháp luật Việt Nam được phát triển hơn trong quy trình và cáchthức xây dựng luật pháp hiện đại đúng đắn Điều đó được chứng minh khi Việt Nam

đã có những những báo cáo đánh giá trong 10 năm thực hiện Luật ký kết, gia nhập

và thực hiện điều ước quốc tế 2005 Báo cáo cũng chỉ ra rằng quy trình gia nhậpcũng như thực hiện các điều ước quốc tế còn rườm rà, chưa hiệu quả và đối tượngđiều chỉnh của luật trên còn quá rộng khiến cho quá trình cải cách tư pháp trongnước khi tham gia các điều ước quốc tế gặp nhiều hạn chế và bất cập Kết quả làViệt Nam đã tiếp thu những đánh giá đó và cho ra đời Luật điều ước quốc tế 2016với nhiều điểm mới và hoàn thiện hơn

1.2.2 Nội luật hoá điều ước quốc tế

Ngoài xây dựng Luật điều ước quốc tế hay các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan, Việt Nam cũng đang chủ trương thực hiện nội luật hoá các điều ước quốc

tế và các hiệp định thương mại quốc tế Trước đó, “nội luật hoá” có thể hiểu làchuyển hóa các điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước và thi hànhcác điều ước quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong nước vốn là quyphạm của điều ước quốc tế Tuy nhiên, pháp luật quốc tế chưa có một định nghĩa12

rõ ràng về khái niệm nội luật hoá và ràng buộc điều này với quốc gia thành viên.Theo Công ước Viên 1969 về luật điều quốc tế, không quy định cụ thể về cách thức

11 Mạnh Hùng, Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và thực hiện các camkết quốc tế, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25 tháng 8 năm

2006

12 Trần Thị Thu Hằng, Một số vấn đề liên quan đến việc nội luật hoá điều ước quốc tế, 2015

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w