1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở việt nam hiện nay

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Quản Lý Di Sản Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Hà Quỳnh Trang
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Di Sản Văn Hóa
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị di sản càng trở nê

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Khoa: Tuyên Truyền

Môn : Quản Lý Di Sản Văn Hóa

Sinh viên : Hà Quỳnh Trang

Lớp : Văn Hóa Phát Triển K39

Mã sinh viên : 1955350046

Đề tài: Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam

hiện nay

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nguyên cứu/ lý do chọn đề tài.

Về lý luận, khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủlực của đất nước thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn giá trị

di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chínhtrị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm:

“Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…” Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp

lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những

cơ quan quản lý du lịch và di sản Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, về mặt vĩ mô, mô hình phát triển du lịch quốc gia cần được hoạch định dài hơn, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu màcòn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại Trong Luật di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi rất rõ:

"Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

và là bộ phận của cộng đồng văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Có thể thấy nhà nước ta đã dành một sự quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch

Về mặt thực tiễn, với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Kho tàng đó

là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa .

và phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát

Trang 3

triển Có thể nói nếu du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với các giá trị văn hoá ở mỗi địa phương Nhưng nếu du lịch chỉ khai thác mà không chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hoá thì các giá trị văn hoá dễ dàng xuống cấp hoặc biến dạng Do đó, việc quan tâm đầu tư về nhân lực, tài lực, vật lực góp phần bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung

là một vấn đê vô cùng cấp thiết hiện nay Nhận thức được vai trò tầm quan trọng của vấn đề này em xin chọn vấn đề “mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu tiểu luận

1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1 Mục đích, ý nghĩa

Chứng minh mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch Làm sáng tỏ những nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên tiểu luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch

- Phân tích vai trò của quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch.

- Tổng quan của thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển

du lịch

Trang 4

- Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn

liền với phát triển du lịch ở Việt Nam

2 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu và chia thành các chương như sau:

- I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch

- II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

- III: Một số giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quản lý di sản văn hóa gắn liềnvới phát triển du lịch ở Việt Nam

I: Cơ sở lý luận về quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm quản lý di sản văn hóa

Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị của chúng Đây là lợi ích to lớn nhiều mặt, lâu dài trong cộng đồng dân cư, chủ nhân của các di sản văn hóa đó

1.1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch.

Trang 5

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc,

từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụtại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định”

1.2 Nguyên tắc quản lý di sản văn hóa.

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, công tác quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam phải đảm bảo 5 nguyên tắc căn bản sau đây:

- Phải quản lý có trọng tâm, trọng điểm

- Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có

- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn

- Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn

- Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất, bao trùm lên toàn bộ mọi mặt hoạt động của công tác quản lý di sản văn

Trang 6

hóa Thực tế luôn biến đổi và phát triển không ngừng, điều đó khiến cho công tác quản lý cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế Trong quản lý di sản, việc bám sát thực tế vận động và phát triển chính là những động thái tích cực đem sự sống cho di sản, “thổi hồn vào di sản” chứ không tách rời di sản khỏi cuộc sống vốn có của nó Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế, nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển đúng hướng chứ không chạy theo biến đổi của thực tế một cách thụ động Có thể khẳng định rằng: Công tác quản lý di sản văn hóa vừa là khoa học vừa là một hoạt động nghệ thuật sự

1.3 Vai trò của công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch

Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thế giới Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên

cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc

tế Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị văn hóa, tuy nhiên du lịchđược xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc

tế Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ

Trang 7

hội không chỉ được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các

di sản văn hóa nơi mình đến du lịch Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được Và chỉ có

du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động Công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v trong lĩnh vực bảo tồn Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước

và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá, Trong bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá Như vậy có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa bảo tồn với phát huy di sản văn hóa và gia bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển

du lịch Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách kháchquan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản vănhóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa

1.4 Mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du lịch

Du lịch có mối quan hệ mật thiết đến các hoạt động kinh tế – xã hội Du lịch khôngthể đơn phương tồn tại và phát triển Do đó quản lí du lịch cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành văn hoá, kinh tế trong chiến lược phát triển du lịch bền vững

là môi trường, di tích, di sản Cũng cần thừa nhận một thực tế khách quan là du lịch là một ngành công nghệ nhằm phục vụ cũng như chịu ảnh hưởng của mức sống và khả năng thẩm mĩ của con người, mà những yếu tố này là thường xuyên

Trang 8

thay đổi Văn hoá luôn vận động và phát triển Di sản văn hoá là cơ sở quan yếu của du lịch văn hoá Ngoài những di tích và di vật là những bằng có vật chất và tinh thần của quá khứ, lối sống của cộng đồng và môi trường thiên nhiên cũng là những khía cạnh văn hoá quan trọng của di sản Để đạt được sự bền vững, du lịch phải duy trì được khả năng thu hút về lâu dài phải hấp dẫn đối với khách du lịch Trong các đối tượng của hoạt động du lịch thì các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có nhiều đối tượng nhất, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về nội dung và hình thức Chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ rất gắn bó giữa du lịch và các hoạt động bảo tồn di tích Hoạt động bảo tồn di tích ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành du lịch nước ta Điều đó thể hiện ở những điểm sauđây:

Một là, di tích là đối tượng và nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch Trên thực tếrất nhiều những “tour” du lịch có hoạt động tại các di tích Thiếu những đối tượng

đó, tức là thiếu đi nội dung và địa chỉ của du lịch dù ở dưới hình thức nào Ví dụ: nhờ di tích danh thắng mà có du lịch văn hoá, du lịch hang động, du lịch sông suối,thác nước… nhờ di tích lịch sử mà hình thành được các chủ đề du lịch tìm hiểu vềlịch sử Việt Nam như sản phẩm du lịch “ hành trình di sản miền Trung”, “ con đường đi qua các kinh đô cổ ”, du lịch về các nơi xảy ra các trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm như: sông Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gấm, Xoài Mút, Điện Biên Phủ, sông Bến Hải… , du lịch về tìm hiểu về các danh nhân, anh hùng dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… Ngoài ra còn có các chủ đề du lịch khác như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội gắn với các hoạt động văn hoá truyền thống khác

Hai là, hoạt động của di tích là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động

du lịch Đây là một thực tế trong rất nhiều năm qua Những nhà khoa học lịch sử, khoa học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích đã xây

Trang 9

dựng nên những cơ sơ cho ngành du lịch phát triển Bởi chính họ là những người nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích, khám phá và khẳng định được những danh thắng có giá trị và cũng chính họ từ thế hệ này sang thế hệ khác công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng nên các bảo tàng, bảo vệ cho sự tồn tại của làng nghề, dựng lại các lễ hội truyền thống, các trò diễn dân gian … để du lịch đứng nên cái nền đó mà phát triển Mặt khác, với hàng ngàn người đang làm công tác thuyết minh ở các di tích thật là con số không nhỏ, đội ngũ này hiện nay đang đảm nhiệm một phần rất quan trọng vai trò của các hướng dẫn viên du lịch, chính họ là những người cung cấp những thông tin về lịch sử, xã hội, văn hoá cho

du khách, chính họ mang đến cho khách du lịch cảm tình, những hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước ta và con người Việt Nam Và cũng chính họ là người khơi dậy được sự hấp dẫn vừa đáp ứng đến nhu cầu văn hoá và nghiên cứu khoa học … và đặt cho du khách niềm hy vọng gặp lại những lần sau

Ba là hoạt động du lịch làm cho di tích thêm sống động, phát huy được các giá trị tiềm năng Hoạt động du lịch mang lại nguồn lợi nhuận cho di tích để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, cho các cơ quan và ngành quản lý chức năng; tạo điều kiện để tái đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Tuy nhiên, các ảnh hưởng tiêu cực cũng không hề nhỏ Về khách quan, hoạt động du lịch làm cho

di tích chịu những tác động mạnh mẽ làm xâm hại đến cảnh quan, môi trường, đến các kiến trúc, di vật, cổ vật trong các di tích Về chủ quan, việc khai thác du lịch trên các di tích một cách bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch và nhất là không quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo sẽ làm cho di tích và bảo tàng có nguy cơ

bị đe doạ, bị xuống cấp

Bốn là, theo xu hướng phát triển của thời đại từ đối đầu sang đối thoại hội nhập và cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu du lịch nhân văn

Trang 10

đòi hỏi thoả mãn cả trí thức, đạo đức và tình cảm Các di tích sẽ giữ vai trò chủ yếutrong hình thức du lịch này.

Với tất cả những đặc điểm trên, có thể nói về góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hoá nói về cả mặt văn hoá thì đây

là một hoạt động văn hoá có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước Xét về mục tiêu hoạt động của ngành văn hoá cũng như ngành du lịch có điểm chung là thu hút được nhiều khách nhất, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân cả trong nước và quốc tế Chính vì có sự tương đồng trong mục đích hoạt động của cả một số mặt có tính chất kĩ thuật khác nữa, mà ngành du lịch và ngành hoá thông tin nói chung và bảo tồn di tích nói riêng cần có một sự phối hợp hoạt động thật chặt chẽ Về mặt khoa học, đây là sự phối hợp liên ngành, còn xét về mặt kinh tế phải xem đây như là một

sự liên kết vì lợi ích kinh tế xã hội chứ không phải là sự hợp tác hỗ chợ theo kiểu

hô hào khẩu hiệu Sự phối hợp này cần được phản ánh qua các hoạt động cụ thể, đólà:

Sự phối hợp chặt chẽ trong khâu đào tạo bao gồm cả việc xây dựng lý luận chuyên ngành văn hoá du lịch, nhằm khắc phục tình trạng hiện nay: cán bộ du lịch chỉ thuần tuý về kỹ năng phục vụ du lịch, thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về những vấn đề văn hoá, về lịch sử, về di tích là những đối tượng cơ bản của nội dung du lịch thời hiện đại Ngược lại, các cán bộ hoạt động du lịch mà không biết mình đang làm du lịch, họ thiếu những kĩ năng, kĩ xảo và thao tác nghề du lịch cần thiết Sự phối hợp cụ thể và có nghiên cứu một cách nghiêm túc trên các lĩnh vực lịch sử, xã hội, văn hoá và môi trường … để xây dựng được các điểm, tuyến du lịch, vừa có địa hướng rõ ràng cho chương trình du lịch cụ thể, phù hợp với yêu cầu đối tượng cũng như thời gian, sở thích, tình cảm, phong tục, tập quán, … Lấy

đó làm điều kiện để quyết định những vấn đề xây dựng hạ tầng không phù hợp với

Trang 11

điều kiện khai thác của hoạt động du lịch Đặc biệt là khác phục tình trạng xâm phạm làm xuống cấp nhanh chóng các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật hay danhthắng do khai thác di tích thiếu khoa học.

Giữa ngành du lịch và ngành văn hoá cần có sự phối hợp thường xuyên và lâu dài trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn và khai thác các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các danh nam thắng cảnh cũng như các làng nghề truyền thống, gắn liền với

lễ hội, các vấn đề dân tộc học, khảo cổ học, môi trường và sinh thái Như trên đã nói, đây vừa là đối tượng khai thác chủ yếu của du lịch vừa thực sự là nguồn lực lâu dài phục vụ cho ngành du lịch phát triển Vì vậy nếu chỉ mình nhìn thấy lợi ích trước mắt, chỉ coi trọng vấn đề khai thác để thu lợi nhuận thì nguồn lực nào cũng

sẽ cạn kiệt nhanh chóng Cần phải có sự đầu tư thích đáng để vừa nghiên cứu khai thác vừa có sự bảo tồn và bản quản lâu dài vốn quý của dân tộc mà du lịch được thừa hưởng trực tiếp Khắc phục tình trạng hiện nay nguồn thu từ du lịch khá lớn nhưng chủ yếu đầu tư vào khách sạn, nhà hàng là chưa thoả đáng, mà cần thiết phải

có đầu tư vào việc nghiên cứu, bảo tồn và bảo quản các di tích, xây dựng các làng văn hoá bao gồm cả việc đầu tư để bảo tồn các sinh hoạt văn hoá truyền thống của

cơ cấu làng xã truyền thống Việt Nam …

II: Tổng quan của thực trạng quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

2.1 Thành tựu

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử, văn hóa có nhiều tiến bộ Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cũng như các quy định của pháp luật về di sản văn hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân dân Do đó, nhận thức và ý thức

Trang 12

trách nhiệm đối với việc bảo vệ, gìn giữ các di tích được nâng lên rõ rệt Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý di tích được nâng cao Công tác chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn sát sao, cụ thể, có hiệu quả Việc xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ di tích đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và bảo tồn các di tích ở địa phương Công tác tu bổ, tôn tạo từng bước đi vào nề nếp Nguồn kinh phí cho hoạt động này đã được xã hội hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt trong trong lĩnh vực bảo tồn giá trị di tích lịch sử – văn hóa luôn được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đáng chú ý Nhiều di tích lịch sử đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa và là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước Điều này có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, làm thay đổi

cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống Nhân dân Cụ thể:

Trong năm 2019, với bối cảnh du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu có xu hướng tăng chậm lại, thì ngành Du lịch nước ta vẫn đạt những kết quả ấn tượng: Việt Namnằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao hàng đầu thế giới, trong khu vực ASEAN có khả năng vượt qua In-đô-nê-xi-a và bám sát Xinh-ga-po

về lượng khách quốc tế

Tổng hợp từ năm 2015 – 2019, du lịch Việt Nam có những thăng tiến vượt bậc về các chỉ số quan trọng: khách quốc tế đến đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên khoảng 18triệu lượt, tăng bình quân khoảng 22% mỗi năm Chỉ số năng lực cạnh tranh của dulịch Việt Nam theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới tăng 12 bậc, từ 71/141 năm 2015, lên 63/140 năm 2019 Trong đó, các chỉ số về tài nguyên văn hóa và tài nguyên tự nhiên được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới Điều này, chứng tỏ Việt

Trang 13

Nam là quốc gia có nhiều di tích, danh thắng; công tác phát huy giá trị di tích đượckhai thác tốt và là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Theo thống kê, năm 2018 đã có khoảng 3,5 triệu lượt khách đã đến tham quan các điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế Còn tại Hội An, năm 2018 đón tổng lượt khách tham quan, lưu trú lên tới 5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt Doanh thu vé tham quan phố cổ đạt hơn 266 tỷ đồng Doanh thu vé tham quan Cù Lao Chàm đạt gần 27 tỷ đồng Mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch nơi đây đang tiếp tục phát triển về số lượng và đa dạng loại hình Hội An cũng đã được vinh danh là "Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á" trong hệ thống Giải thưởng du lịch thế giới năm 2019 Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho du lịch Quảng Ninh Năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long-Quảng Ninh là năm "bội thu" khi ngành du lịch đón 12,2 triệu lượt khách, trong đó hơn 5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 23.600 tỷ đồng Riêng Vịnh Hạ Long đón khoảng 4,1 triệu lượt khách, tăng 4%, trong đó 2,82 triệu lượt khách quốc tế, tăng 4% so với năm 2017 Khách quốc tế đến Quảng Ninh đã chiếm 30% lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2018, đã góp phần khẳng định Hạ Long-Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn du khách

Có thể khẳng định di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, quốc tế đến tham quan Với ngành du lịch, di sản văn hóa, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để xây dựng sản phẩm, các địa phương khai thác để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về

hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu

du lịch Việt Nam Ở nhiều nơi, một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa đã được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản Điều này có

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w