- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ tại Tòa trong quá trình giải quyết vụ án HN&GĐ cũng như lị
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ
Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình
Chứng cứ có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự Để tiếp cận sự thật khách quan và làm sáng tỏ nội dung vụ việc dân sự thì phải có chứng cứ Đương sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi làm phát sinh vụ việc dân sự và trong quá trình chứng minh có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ Tòa án nhân dân khi quyết định về hướng giải quyết vụ việc dân sự phải căn cứ vào chứng cứ do các chủ thể chứng minh cung cấp để làm cơ sở chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các bên trong các tranh chấp hoặc yêu cầu 2 Chứng cứ là nền tảng cơ bản để giải quyết các vụ việc dân sự 3
Theo Từ điển Tiếng Việt, chứng cứ được hiểu “là cái được dẫn ra để làm căn cứ xác định chứng minh điều gì là có thật” 4 Chứng cứ “là cái cụ thể (lời nói, việc làm, vật làm chứng, tài liệu ) tỏ rõ điều gì đó là có thật” 5 Trong khoa học pháp lý, một số tác giả cũng đã đưa ra định nghĩa về chứng cứ Theo đó, “Chứng cứ là một sự kiện giả định có thật, sự kiện ấy được coi như là một sự kiện đương nhiên có lý do để tin tưởng việc có hay không một sự kiện khác” 6 hoặc “Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định được Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự” 7 Một quan điểm khác cũng cho rằng “Chứng cứ là những gì chứa đựng các sự kiện của vụ án để dựa vào đó làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự” 8
2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 207
3 Nguyễn Minh Hằng (2009), Hoạt động chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.45
4 Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẳng, Trung tâm Từ điển học, tr 309
5 Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2013), Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.210
6 Đỗ Văn Đương (2011), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.8
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, tr.155
8 Tống Công Cường (2006), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, nghiên cứu và so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.242
Xuất phát từ tầm quan trọng của chứng cứ trong giải quyết vụ việc tại Tòa án, các văn bản pháp luật về tố tụng đều có quy định về chứng cứ Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại Điều 93 quy định: “chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Toà án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp” Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đưa ra khái niệm chứng cứ tại Điều 86, theo đó, “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” Tương tự, Điều 80 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Để giải quyết một vụ án dân sự, Tòa án cần các bên tham gia tố tụng phải thu thập và nộp chứng cứ liên quan đến vụ việc cho Tòa án Các chứng cứ này sẽ được sử dụng để củng cố cho các lập luận, làm cơ sở cho các yêu cầu hoặc chứng minh các tình tiết liên quan đến vụ việc Chứng cứ cung cấp thông tin về các sự việc liên quan đến vụ việc và giúp Tòa án đưa ra quyết định công bằng và chính xác Từ điển Black's Law (phiên bản 11, 2019) đưa ra định nghĩa “chứng cứ” (Evidence) là
“something (including testimony, documents, ADN tangible objects) that tends to prove or disprove the existence of an alleged fact” 9 (tạm dịch: Một thứ (bao gồm lời khai, tài liệu và vật hữu hình) có xu hướng chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của một sự cáo buộc) Từ điển Bryan A Garner's Dictionary of Legal Usage (phiên bản thứ 3, 2011) định nghĩa chứng cứ là “something (such as testimony, documents, or tangible objects) that tends to prove or disprove the existence of an alleged fact” (tạm dịch: Một thứ (chẳng hạn như lời khai, tài liệu hoặc vật hữu hình) có xu hướng chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của một sự thật) 10
9 Garner, B A, & Black, H C (2019), Black's law dictionary 11th ed, St Paul MN West, tr 743
10 Garner, B A (2011), Garner's dictionary of legal usage, Oxford University Press, tr 1632
Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chứng cứ nhưng về cơ bản đều nhìn nhận chứng cứ được hình thành dựa trên ba đặc tính quan trọng là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp
Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ
Theo Từ điển Tiếng Việt, thu thập đồng nghĩa với thu nhặt là “gom góp từng lượng nhỏ lại 11 , góp nhặt và tập hợp lại 12 ” “Thu thập” là một dạng hoạt động của một chủ thể nhất định trong đời sống xã hội nhằm, tập hợp các đối tượng được xác định để phục vụ cho một mục đích nhất định “Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự” 13 Hoạt động thu thập chứng cứ trong TTDS là một dạng hoạt động trong đời sống xã hội nhưng mang mang tính chất pháp lý do các chủ thể có thẩm quyền, nghĩa vụ tiến hành thực hiện
Theo Từ điển Black's Law (phiên bản 11, 2019) “thu thập chứng cứ” (Collection of evidence) là “The process of gathering evidence in a criminal case, which may include search AND seizure, interviews, lineups, AND photo arrays” 14
(tạm dịch: Quá trình thu thập chứng cứ trong một vụ án hình sự, có thể bao gồm khám xét và thu giữ, tra hỏi và chụp ảnh) Từ điển Bryan A không định nghĩa cụ thể về “thu thập chứng cứ” nhưng có đưa ra định nghĩa của động từ “thu thập” (to collect) là “to gather together; to accumulate; to amass; to assemble or bring together in one place or group” 15 (tạm dịch: tập hợp lại; tích lũy; tập hợp hoặc tập hợp lại ở một nơi hoặc một nhóm) Chen, Y., & Guo, S (2019) cho biết quá trình thu thập chứng cứ là một quá trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kỹ năng chuyên môn Các chứng cứ thu thập được phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính xác thực và hợp pháp, và phải được bảo vệ và lưu trữ một cách an toàn và đúng quy định 16
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động thu thập chứng cứ do Tòa án và các chủ thể khác thực hiện trong quá trình Tòa án giải quyết VADS nhằm “phát hiện, ghi nhận,
11 Tạ Minh Ngọc (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, tr.1441
12 Hoàng Phê (chủ biên) (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr 1213
13 Trường Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, (Tái bản lần thứ 8 có sửa đổi, bổ sung), Nxb Công an nhân dân, tr 164
16 Chen, Y, & Guo, S (2019), “A study on the collection ADN review of evidence in civil litigation”,
Journal of Evidence-Based Law ADN Practice, 19(3), tr 228 thu giữ và bảo quản chứng cứ” 17 Chuỗi hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định pháp luật TTDS để giải quyết vụ việc dân sự 18 Hoạt động thu thập chứng cứ là tiền đề để Tòa án kết luận, quyết định về việc giải quyết vụ việc dân sự
Từ phân tích trên, hoạt động thu thập chứng cứ là tổng hợp những hành vi phát hiện, tìm kiếm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc tập hợp thông tin, tài theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định để giải quyết vụ việc dân sự
Khái niệm vụ án hôn nhân và gia đình
Quyền con người là một quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và cụ thể hóa tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Một trong những quyền luật định cơ bản của con người là quyền được bảo vệ trước pháp luật, khởi kiện và tranh tụng trước Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
Vụ việc dân sự là cách gọi chung của vụ án dân sự và việc dân sự 19 Khi nói đến vụ án dân sự là nói đến tranh chấp dân sự nói chung (bao gồm tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) Tranh chấp là tình trạng xung đột về lợi ích giữa ít nhất từ hai chủ thể trở lên Khi có sự xung đột về lợi ích giữa các chủ thể mà các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, được Tòa án thụ lý thì làm phát sinh vụ án dân sự Vụ án dân sự là đối tượng của thủ tục thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án
17 Trần Quang Tiệp (2009), Chế định chứng cứ trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
Theo Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì “vụ việc dân sự phát sinh tại TANDtrong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu gửi đơn tới Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự” 20
Ý nghĩa của quy định về hoạt động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình
Quy định về hoạt động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình có các ý nghĩa như sau:
Một, là cơ sở để các chủ thể tham gia tố tụng bảo vệ quyền của mình hay của người khác
Hoạt động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình trước hết làm rõ sự mâu thuẫn giữa các chủ thể trong vụ án, xác định sự thật khách quan, bản chất của sự việc và là căn cứ để Tòa án kết luận về nội dung vụ việc Hoạt
32 Trương Việt Hồng (2014) “Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr.12
33 Điều 5 BLTTDS năm 2015 động thu thập chứng cứ còn có ý nghĩa giúp Tòa án xác định tính chất của tranh chấp, căn cứ và cơ sở để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Trên cơ sở thừa nhận quyền tự định đoạt của đương sự, quyền, nghĩa vụ về thu thập chứng cứ, đương sự có nghĩa vụ chủ động thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án Bởi đương sự là người biết rõ về các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu mà mình đưa ra cũng như các yêu cầu do các chủ thể khác đề xuất Do đó, để có cơ sở chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, đương sự có nghĩa vụ thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ
Các đương sự đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự khác, có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu, phản đối của mình Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho tính hợp pháp của các yêu cầu đó Nếu đương sự đưa ra yêu cầu mà không cung cấp được các chứng cứ thì sẽ không được Tòa án chấp nhận và gánh chịu các hậu quả pháp lý khác Trong phạm vi, quyền hạn của mình, pháp luật quy định Tòa án thực hiện hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án để giải quyết vụ án hôn nhân gia đình 34
Hai, là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án hôn nhân gia đình kịp thời, đúng đắn, toàn diện, khách quan
Hoạt động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hôn nhân gia đình do các chủ thể chứng minh thực hiện để làm rõ các tình tiết, sự kiện trong vụ án hôn nhân gia đình Hoạt động thu thập chứng cứ là cơ sở để Tòa án xác định yêu cầu của đương sự, phạm vi chứng minh và những vấn đề cần phải làm rõ trong vụ án hôn nhân gia đình Trong một số trường hợp, nếu đương sự thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ chưa đủ, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hôn nhân gia đình có quyền yêu cầu đương sự giao nộp, cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ
Về nguyên tắc, khi giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, Tòa án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do các đương sự tham gia tố tụng cung cấp Khi xét xử, Tòa án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên họp, kết quả xét hỏi, xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, của Kiểm sát viên
34 Khoản 2 Điều 97 Bộ luật TTDS năm 2015 để quyết định Để giải quyết vụ án hôn nhân gia đình một cách đúng đắn, toàn diện, khách quan thì chứng cứ của vụ án phải được thu thập đầy đủ, nhằm làm cơ sở để quyết định về nội dung vụ án
Khi giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, Tòa án phải dựa vào những gì có thật, khách quan để đánh giá sự việc, xác định những nội dung cần được bảo vệ Hoạt động thu thập chứng cứ là phương thức tiếp cận sự thật của vụ án, căn cứ để giải quyết vụ án
Các vụ án hôn nhân gia đình thường có tính phức tạp, các tình tiết, sự kiện trong vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực Để có căn cứ giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động thu thập chứng cứ phải toàn diện, đánh giá đúng về các tình tiết của vụ án Các tình tiết phải được chứng minh bằng các thông tin chính xác, khách quan, đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án 35 Do đó, hoạt động thu thập chứng cứ giữ vai trò quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, làm căn cứ để xác định rõ sự mâu thuẫn giữa các tình tiết, sự kiện trong hồ sơ vụ án và là tiền đề để thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ.
Nội dung hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình
án hôn nhân và gia đình
Nội dung hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình bao gồm chủ thể và phạm vi, thời điểm thu thập chứng cứ
1.3.1 Chủ thể và phạm vi thu thập chứng cứ
Theo Điều 91 BLTTDS năm 2015, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp
Theo khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người
35 Trường Đại học Luật TPHCM (2016), “Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên), nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 199, 200 làm chứng; Trưng cầu giám định; Định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ; Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú và các biện pháp khác Với quy định này, hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình bao gồm đương sự, đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chủ thể khởi kiện vì lợi ích người khác và Tòa án nhân dân
1.3.1.1 Chủ thể thu thập chứng cứ là đương sự, đại diện của đương sự
Theo Điều 68 Bộ luật TTDS năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đối với vụ án hôn nhân và gia đình, ngoài nguyên đơn, chủ thể thu thập chứng cứ có thể là bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập theo quy định tại Điều 200, Điều
201 Bộ luật TTDS năm 2015 Theo khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 9 Điều 70 Bộ luật TTDS năm 2015, đương sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản và có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
Theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật TTDS năm 2015, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập để giải quyết vụ việc dân sự Theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật TTDS năm 2015, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp Theo Điều 114 Bộ luật TTDS năm 2015, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật TTDS năm 2015 Theo khoản 5 Điều 189 Bộ luật TTDS năm
2015, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án Theo khoản 8 Điều 272 Bộ luật TTDS năm 2015, kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp
Theo các quy định trên, thu thập chứng cứ là hoạt động của tất cả các chủ thể tham gia tố tụng dân sự mà trước hết là đương sự Nếu không quy định việc thu thập chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đương sự là không đảm bảo quyền chứng minh của đương sự Tố tụng dân sự Việt Nam quy định hình thức tố tụng xét hỏi kết hợp với tranh tụng, đương sự có quyền chủ động trong việc thu thập chứng cứ Tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ trong những trường hợp do luật định Tuy nhiên, hiện nay trình độ hiểu biết pháp luật của công dân Việt Nam còn thấp, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của các cơ quan, tổ chức có lưu giữ chứng cứ còn hạn chế, nếu quy định nghĩa vụ thu thập chứng cứ hoàn toàn thuộc về đương sự có thể sẽ dẫn đến tình trạng đương sự không có khả năng chứng minh cho yêu cầu của mình Chứng cứ trước hết do đương sự lưu giữ và giao nộp cho Tòa án Trường hợp đương sự không lưu giữ hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang lưu giữ thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó cung cấp Trường hợp đương sự tự mình đã thu thập nhưng không thu thập được thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập và phải nêu lý do vì sao không tự mình thu thập được chứng cứ đó
Phạm vi chứng cứ mà đương sự thu thập trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình bao gồm: các chứng cứ về quan hệ hôn nhân đối với tranh chấp ly hôn, thay đổi người nuôi con, mức cấp dưỡng cho con sau sau ly hôn, không công nhận quan hệ vợ chồng, tranh chấp xác định cha, mẹ, con và các tranh chấp khác
Tài liệu, chứng cứ mà đương sự thu thập có thể là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập, văn bản bản công chứng, chứng thực và các tài liệu, chứng cứ khác
Theo Điều 85 Bộ luật TTDS năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ Theo Điều 86 Bộ luật TTDS năm 2015, người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện Chẳng hạn, khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Với quy định này, hoạt động thu thập chứng cứ của người đại diện trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình giống như hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự
1.3.1.2 Chủ thể thu thập chứng cứ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Theo Điều 75 Bộ luật TTDS năm 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án Theo khoản 2, khoản 5 Điều 76 Bộ luật TTDS năm 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình theo quy định tại khoản 6 Điều 70 Bộ luật TTDS năm 2015 Nội dung, phạm vi thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình cũng giống như đương sự
1.3.1.3 Chủ thể thu thập chứng cứ là chủ thể khởi kiện vì lợi ích người khác
Theo khoản 1, khoản 5 Điều 187 Bộ luật TTDS năm 2015, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Theo Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, ngoài người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định của luật, bao gồm: Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG
Về việc lấy lời khai, xác thực chữ ký của đương sự trong bản tự khai và kiến nghị hoàn thiện
và kiến nghị hoàn thiện
Theo khoản 1 Điều 98 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án Vụ án thụ lý số: 02/2021/TLPT- HN&GĐ ngày 11/01/2021 về “Tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn” giữa Nguyên đơn ông Lý Minh V (Ly V.) và bà Đào Xuân Y do TAND tỉnh Kiên Giang thụ lý cho thấy TAND hai cấp sơ – phúc thẩm đều áp dụng biện pháp lấy lời khai đối với tất cả các đương sự, một số đương sự cao tuổi không tiện đi lại như ông Đào Văn L (sinh năm 1941, 80 tuổi) và bà Nguyễn Thị L (sinh năm 1948, 72 tuổi) đều do ông Đào Xuân B trình bày tại tòa án Đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ trong vụ án, trực tiếp liên quan đến các tình tiết trong vụ án Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 37 Vì vậy, việc lấy lời khai của các đương sự có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án, là cơ sở để xác định được đường lối giải quyết vụ án Lấy lời khai của đương sự là biện pháp thu thập những thông tin từ trí nhớ của con người Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng, xuất hiện hầu hết trong các vụ án dân sự Trước đây, quy định Toà án có quyền tích cực, chủ động trong hoạt động thu thập chứng cứ thì hoạt động lấy lời khai của đương sự, người làm chứng là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều nhất và hầu như các vụ án dân sự khi tiến hành thu thập chứng cứ đều áp dụng biện pháp lấy lời khai này
37 Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Theo quy định luật tố tụng hiện hành thì Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ Đương sự phải tự viết lấy bản khai và ký tên của mình Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại Trụ sở Toà án, trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án nhưng phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương 38
Ví dụ: Bản án số 31/2021/HNGĐ-ST ngày 04/5/2021 v/v “Tranh chấp hôn nhân gia đình” do TAND huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình 39 ban hành có nội dung như sau: anh Đỗ Văn T1 và chị Đỗ Thị T kết hôn trên cơ sở tự nguyện tìm hiểu, cưới có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số 22 ngày 02/10/2002 Tại thời điểm kết hôn, hai bên đủ điều kiện kết hôn, là hôn nhân hợp pháp Trong quá trình chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn từ năm 2018 do tính tình không hợp, bất đồng về cung cách làm ăn, chi tiêu trong gia đình nên chị T nộp đơn xin ly hôn lên Toà án Tại biên bản lấy lời khai ngày 30/3/2021 có sự chứng kiến của công chứng tư pháp xã Thái Thọ, anh T1 trình bày rằng đã nhận được thông báo thụ lý vụ án, giấy triệu tập, các thông báo phiên họp của Tòa án về việc chị T xin ly hôn, anh cũng đồng ý ly hôn Tuy nhiên, về quan hệ con chung, anh T1 mong muốn được nuôi 03 người con chung nhưng do anh và chị T chưa thống nhất được với nhau nên anh không ký biên bản lấy lời khai Vì vậy, anh T1 đã được Tòa án yêu cầu trình bày quan điểm, lấy lời khai về con chung và cấp dưỡng nuôi con chung nhưng anh T1 vẫn không có đơn trình bày quan điểm về con chung và mức cấp dưỡng, không đến Tòa án làm việc Bên cạnh đó, chị T có nguyện vọng trực tiếp nuôi cháu L và giao cho anh T1 nuôi dưỡng hai cháu T2 và cháu P Do đó, Hội đồng xét xử đã chấp nhận nguyện vọng của chị T giao cho chị T nuôi dưỡng cháu L, giao cho anh T1 nuôi dưỡng cháu T2 và cháu P là phù hợp Điều 81 Luật HN&GĐ vì cả hai đều không có nơi ở ổn định và mức thu nhập không ổn định nên giao cho một người nuôi cả ba con chung sẽ không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của con chung Hai bên không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau
38 Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Qua thực tiễn thực hiện hoạt động lấy lời khai của đương sự, tác giả nhận thấy có những hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, về việc ghi lại nội dung lời khai của đương sự
Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự đã khai chưa đầy đủ, rõ ràng Trong những trường hợp đương sự không thể đến Toà án để cung cấp lời khai vì những lý do khách quan như đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, mới sinh con, bị ốm đau, bệnh tật thì Thẩm phán, Thư ký Tòa án có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án Việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật và bảo đảm sự khách quan như lấy lời khai của đương sự đang bị tạm giam phải được thực hiện tại Trại tạm giam theo bố trí của Ban Giám thị Trại tạm giam; lấy lời khai của đương sự bị ốm đau nhưng không đi điều trị tại cơ sở y tế phải được thực hiện tại nơi họ đang điều trị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người chứng kiến Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản Đối với việc lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại hiện hợp pháp của đương sự đó Trong trường hợp này, biên bản lấy lời khai của họ do người đại diện hợp pháp của họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai
Biên bản ghi lời khai của đương sự phải ghi lại đúng nội dung lời khai của đương sự và sau khi lấy lời khai xong, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và phải có chữ ký của đương sự hoặc của người đại diện hợp pháp của đương sự xác nhận vào việc sửa đổi, bổ sung hoặc chỗ xóa Khi ghi biên bản không được viết đè lên chỗ đã xóa hoặc viết chèn thêm vào dòng đã viết hoặc dùng bút xóa xóa rồi viết đè lên Nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì đương sự phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của Thẩm phán
Thực tế cho thấy có hiện tượng Thư ký hoặc Thẩm tra viên hoặc Thẩm phán ghi lại nội dung lời khai của đương sự không trung thực, không khách quan, không đúng lời khai, ý chí của đương sự Nội dung ghi lời khai trong biên bản với lời đọc lại biên bản cho đương sự nghe có sự khác nhau Một vấn đề khác là quy định tại khoản 1 Điều 98 BLTTDS năm 2015 về việc đương sự không thể tự viết được nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể Đương sự không thể tự viết được có thể là do đương sự không biết chữ, học vấn thấp, viết khó đọc được, văn viết đọc không hiểu được hay lý do khác? Cách quy định này còn chung chung, khó xác định khi Thư ký hoặc Thẩm tra viên hoặc Thẩm phán quyết định việc lấy hay không lấy lời khai của đương sự Một vấn đề khác là lời khai của đương sự có sự không nhất quán ở các thời điểm khác nhau, mâu thuẫn, trong trường hợp này Thư ký hoặc Thẩm tra viên hoặc Thẩm phán có được tiến hành lấy lời khai của đương sự không?
Từ thực tiễn trên, theo tác giả, Điều 98 BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn theo hướng như sau :
Một, khi đương sự chưa có bản khai do không tự viết được hoặc viết được nhưng không đáp ứng yêu cầu của bản khai hoặc nội dung của bản khai chưa đầy đủ thì Thẩm phán yêu cầu đương sự phải tự viết hoặc nhờ người khác viết hộ bản khai hoặc bản khai bổ sung và tự mình ký tên hoặc điểm chỉ Tòa án chỉ lấy lời khai của đương sự khi họ không thể tự viết được nhưng không có người khác viết hộ và có yêu cầu Tòa án lấy lời khai của mình
Hai, việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án phải có sự chứng kiến và xác nhận của người có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật trị và có sự chứng kiến của người có thẩm quyền Chẳng hạn, khi lấy lời khai của đương sự đang bị tạm giam phải được thực hiện tại Trại tạm giam theo bố trí của Ban Giám thị Trại tạm giam; lấy lời khai của đương sự bị ốm đau điều trị tại nhà phải có sự chứng kiến của cán bộ địa phương nơicư trú của họ
Ba, bổ sung thẩm quyền lấy lời khai của Thẩm tra viên trong văn bản hướng dẫn thi hành khoản 3, khoản 4 Điều 50, khoản 1 Điều 98, khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015
Hiện nay Điều 98 BLTTDS năm 2015 không quy định về thẩm quyền ghi lời khai của Thẩm tra viên đối với việc lấy lời khai đương sự là chưa tương đồng với Điều 50, Điều 97, Điều 98, Điều 208 BLTTDS năm 2015
Thứ hai, việc xác thực chữ ký của đương sự trong bản tự khai
Theo quy định, đương sự tự mình viết bản tự khai để đảm bảo sự việc được trình bày một cách cụ thể, chính xác nhằm xác định cụ thể yêu cầu khởi kiện, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện Để bản tự khai của đương sự ngắn gọn, có chất lượng thì Thẩm phán được quyền giải thích nội dung các quy định của pháp luật có liên quan đến yêu cầu của đương sự và quan hệ pháp luật đang giải quyết, hướng đương sự khai những vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ việc dân sự Đương sự phải ký tên vào bản tự khai và trực tiếp gửi đến Toà án hoặc thông qua đường bưu điện
Qua thực tiễn thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, việc xác thực chữ ký của đương sự trong bản tự khai có một số tồn tại, bất cập Đó là việc xác định chữ ký của đương sự trong bản tự khai Thông thường, chữ ký của đương sự trong các bản tự khai không thống nhất nên Tòa án phải xác minh, làm rõ ý kiến của đương sự, mới đủ căn cứ giải quyết vụ án
Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm số 05/2019/HN&GĐ-GĐT 40 “V/v Tranh chấp về tài sản chung sau khi ly hôn” ngày 09/5/2019 do TAND cấp cao tại TP HCM ban hành (Quyết định giám đốc thẩm số 05/2019/HN&GĐ-GĐT) thể hiện, nhìn bằng mắt thường thấy chữ ký của ông H tại bản tự khai ngày 20/10/2017 và chữ ký tên ông Hải tại bản “Ý kiến về việc tài sản” ngày 22/11/2017 là rất khác nhau Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ bản ý kiến trong văn bản ngày 22/11/2017 có phải là sự thay đổi ý chí của ông H hay không, nhưng đã cho rằng ông H đồng ý nhận giá trị quyền sử dụng lô đất là không đủ căn cứ
Với việc đương sự ký tên của họ theo những cách khác nhau trong các bản tự khai, gây khó khăn cho việc xác định tính chính xác của chữ ký của đương sự Trong khi đó, Bộ luật TTDS năm 2015 không có quy định về việc buộc các bản khai phải được chứng thực chữ ký hoặc ký trước mặt Thẩm phán, Thư ký Toà án nên việc xác định tính chính xác của chữ ký là không thể Để gỡ vướng mắc này, một số Thẩm phán yêu cầu đương sự phải ký chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền hoặc ký trực tiếp trước mặt Thẩm phán để đảm bảo về tính xác thực của chữ ký
Từ bất cập trên, theo tác giả, khoản 1 Điều 98 BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn theo hướng như sau:
Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình Nếu đương sự tự viết bản khai ngoài Tòa án thì phải ký tên và
40 Phụ lục số 02 điểm chỉ vào từng tờ của bản khai Ngón tay dùng để điểm chỉ là ngón cái trái, ngón trỏ trái và ngón cái phải, ngón trỏ phải Nếu đương sự tự viết bản khai tại Tòa án thì phải ký tên trực tiếp trước mặt Thẩm phán, Thư ký Tòa án để đảm bảo về tính chính xác về chữ ký của đương sự.
Về thu thập chứng cứ trong các vụ án xác định cha, mẹ cho con và kiến nghị hoàn thiện
Theo Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014, trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định Theo Điều 89 của Luật này, người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình Theo Điều 90 Luật HN&GĐ năm 2014, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết Theo Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp do luật định
Theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm
2018, năm 2020 và Bộ luật TTDS năm 2015, giám định được tiến hành bằng hai hình thức, gồm: Trưng cầu giám định và yêu cầu giám định; trong đó: Trưng cầu giám định do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện; còn yêu cầu giám định là quyền của đương sự sau khi đã đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu giám định mà không được chấp nhận Như vậy, trưng cầu giám định và yêu cầu giám định về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau ở chủ thể yêu cầu Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà cơ quan, người có thẩm quyền trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định Kết luận giám định là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người định về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, được coi là căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án dân sự, nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục do luật quy định
Trong quá trình giải quyết vụ án, có những chứng cứ sau khi thu thập vẫn chưa rõ ràng, chưa thể chứng minh được ngay mà cần phải có ý kiến kết luận của các nhà chuyên môn mới có đủ cơ sở tin cậy, có giá trị chứng minh Do đó, cần phải có giám định đối với những chứng cứ này Giám định là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ án dân sự theo trung cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật 41 Theo thoả thuận của đương sự hoặc theo yêu cầu của một bên đương sự, Thẩm phán ban hành quyết định trưng cầu giám định Trong pháp luật tố tụng dân sự, do các đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên pháp luật dành cho các đương sự quyền chủ động yêu cầu Toà án trưng cầu giám định Trưng cầu giám định là việc Toà án quyết định đưa vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định ra lấy ý kiến của người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực đó 42
Dựa trên nguyên tắc Hiến định về bất khả xâm phạm thân thể (Điều 20 Hiến pháp năm 2013), quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe (Điều 33 BLDS năm 2015), các biện pháp thu thập chứng cứ phải bảo đảm các quyền trên của công dân Việc cần giám định dựa trên việc lấy một hoặc một số bộ phận cơ thể để làm cơ sở giải quyết vụ án như lấy mẫu lông, tóc, máu của cha, mẹ để xác định cha, mẹ, con phải bảo đảm sự tự nguyện và hợp pháp
Thực tiễn cho thấy, việc thể thu thập các mẫu giám định khi giám định ADN gặp nhiều trở ngại
Ví dụ: Quyết định tái thẩm số 16/2018/HN&GĐ-TT ngày 24/8/2018 V/v
“Thuận tình ly hôn” do TAND cấp cao tại TP HCM ban hành thể hiện ông Nguyễn Thanh D có thu thập, cung cấp kết quả giám định ADN số 4965-DTHPT-DNAHT ngày 15/7/2016 của Bệnh viện Truyền máu và huyết học kết luận: ông Nguyễn Thanh D là cha đẻ của trẻ Chương Hồng T., xác suất 99,9999%
Mặc dù Bộ luật TTDS năm 2015 quy định khá nhiều biện pháp thu thập chứng cứ, nhưng phần lớn các biện pháp này áp dụng đối với tài sản của các bên đương sự mà không áp dụng được đối với việc thu thập bộ phận cơ thể người chứa đựng các thông tin về nhân thân của đương sự Nếu các đương sự trong vụ án không hợp tác hoặc không cho phép lấy mẫu để giám định ADN thì Tòa án không có cách thức thu thập chứng cứ khác và không thể giải quyết vụ án, đặc biệt là các vụ án xác định cha cho con
Ví dụ: Bản án số 03/2022/HN&GĐ-PT ngày 21/02/2022 V/v tranh chấp xác định cha cho con do TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh 43 ban hành thể hiện
41 Khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi năm 2018
42 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr.16
Nguyên đơn Tô Thị Thùy L không biết cụ thể nơi làm việc của ông Welunscheck
K cũng như không thể thực hiện việc giám định ADN giữa ông Welunscheck K và trẻ Tô Bảo K để xác định ông Welunscheck K là cha ruột của trẻ Tô Bảo K Đối với các vụ án mà về hôn nhân và gia đình mà nguyên đơn không thể thu thập được chứng cứ do các chứng cứ này phụ thuộc vào việc đương sự khác tự nguyện cung cấp mẫu xét nghiệm trên cơ thể, thì Tòa án khó áp dụng các biện pháp thu thập, kể cả áp dụng Điều 114 Bộ luật TTDS năm 2015 Trong các vụ án xác định cha cho con, việc người mẹ yêu cầu Tòa án xác định một người là cha của con, có thể có yêu cầu cấp dưỡng 44 , vì không có kết luận về ADN nên nguyên đơn không thể tiếp cận công lý mà còn bị ảnh hưởng về quyền nhân thân, danh dự và nhân phẩm 45 Trong các vụ án xác định cha, mẹ, con, xét nghiệm ADN được coi là phương pháp đáng tin cậy nhất để xác định một mối quan hệ về mặt sinh học và là căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hay xác định con cho cha, mẹ Ngoài ra, khi người được xác định là cha, mẹ đã chết, việc xét nghiệm ADN từ mối quan hệ thân thích cũng là một trở ngại
Do đó, đối với các vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó có việc xác định cha, mẹ cho con mà tất cả các bên liên quan đều từ chối cung cấp mẫu để giám định AND, cần có giải pháp phù hợp 46
Từ phân tích trên, theo tác giả, khoản 1 Điều 91 BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn trong văn bản liên ngành giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, theo hướng như sau: Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp Đối với vụ án xác định cha cho con, trong trường hợp người mẹ yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định để xác định cha cho con mà người cha từ chối, trốn tránh việc cung cấp mẫu giám định mà không có lý do chính đáng thì Tòa án lập biên bản ghi nhận sự việc và xác định người đó là cha của đứa trẻ Trường hợp người mẹ vừa yêu cầu xác định cha cho con, vừa yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng thì Tòa án giải quyết cả hai yêu cầu trong một vụ án theo thủ tục chung
44 Án lệ số 62/2023/AL1 về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong vụ án tranh chấp về xác định cha cho con
45 Nguyễn Biên Thùy, Đặng Thanh Hoa, “Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con“, https://tapchitoaan.vn/tham- quyen-xac-dinh-cha-me-con, Hoàng Đình Dũng, “Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp”, https:// tapchitoaan.vn/xac-dinh-cha-me-con-theo-thu-tuc-tu-phap, truy cập lúc 22h ngày 19.5.2023
46 Đỗ Mai Bích Phượng, “Xác nhận cha cho con qua một tình huống cụ thể”, https://tapchitoaan.vn/xac-nhan- cha-cho-con-khi-khong-co-tranh-chap, truy cập lúc 5h ngày 22.6.2023
Thực tiễn có một số trường hợp bên được đề nghị cung cấp xét nghiệm ADN nhưng họ không đồng ý cung cấp, Toà án đã nhìn nhận toàn diện mọi khía cạnh, thu thập các chứng cứ để đưa ra bản án công tâm và khách quan nhất có thể, mặc dù có thể chưa thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Như ví dụ về bản án xác định mẹ cho con sau đây
Ví dụ: Bản án số 36/2018/HNGĐ-PT ngày 08/11/2018 v/v “Tranh chấp xác định con cho mẹ” do TAND tỉnh Tây Ninh 47 ban hành, có nội dung như sau: Chị
Võ Thị Mộng T cho rằng cháu Phạm Trần Minh A là con ruột của chị, chị sinh cháu vào ngày 15-6-2013 tại nhà của bà Nguyễn Thị N2 tại tỉnh An Giang Sau khi chị sinh cháu Minh A được 02 ngày thì chị giao cháu Minh A cho bà Trần Thị V trực tiếp nuôi dưỡng chị không có giấy chứng sinh và chị cũng không làm giấy khai sinh cho cháu Minh A Sau khi nhận nuôi cháu Minh A, bà V đưa cháu Minh A lên nhà của chị Phạm Thị N3 để làm giúp việc cho chị N3 và chăm sóc cháu Minh A Chị N3 chết, hiện nay cháu Minh A do chị Trần Thị N và anh Trần Văn Q trực tiếp nuôi dưỡng Nay chị khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định cháu Phạm Trần Minh A là con đẻ của chị và yêu cầu chị N, anh Q giao cháu Minh A cho chị trực tiếp nuôi dưỡng Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm, chị T đều có yêu cầu giám định AND đối với cháu Minh A Tại Toà án cấp sơ thẩm đã yêu cầu chị N đưa cháu Minh A đến Tòa án để lấy mẫu xét nghiệm AND theo yêu cầu của chị T, tuy nhiên chị N từ chối việc đưa cháu Minh A giám định AND vì chị cho rằng việc giám định AND sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển tâm sinh lý của cháu Minh A Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không thể tiến hành các thủ tục để giám định AND theo yêu cầu của chị T nên đã không chấp nhận yêu cầu con cho chị T Tại Toà án cấp phúc thẩm, qua xác minh những người làm chứng sinh sống ổn định xung quanh nhà chị N3 và chị N đều xác định việc chị N3 khi sinh thời có xin một đứa bé gái về nuôi từ khi mới sinh ra và nuôi cháu bé đến khi chị N3 chết vào năm
2016, đó là cháu Minh A Trong quá trình giải quyết vụ án, bà V cũng xác định cháu Minh A là con đẻ của chị T Đồng thời chị T đã cung cấp được bản kết luận giám định ADN ngày 08/5/2018 của Trung tâm xét nghiệm Logi ADN kết luận:
Về nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong các vụ án tranh chấp tài sản chung, riêng của vợ chồng và kiến nghị hoàn thiện
Hoạt động thu thập chứng cứ giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, góp phần giải quyết việc chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện Chứng cứ là công cụ để các đương sự cũng như Tòa án sử dụng khi muốn chứng minh vấn đề nào đó trong vụ án hôn nhân và gia đình
Từ những chứng cứ đã xác định được, Tòa án sẽ căn cứ yêu cầu khởi kiện cụ thể của đương sự và quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết phù hợp Chính bởi tầm quan trọng như vậy, để có được lợi thế nhất định trong vụ án hôn nhân và gia đình, đương sự cần chú trọng tới hoạt động tạo lập, thu thập chứng cứ trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình và việc đưa ra yêu cầu Việc thu thập chứng cứ càng được tiến hành cẩn trọng bao nhiêu thì yêu cầu khởi kiện càng có cơ sở vững chắc và được Tòa án chấp nhận càng cao
Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm số 19/2021/GĐT-HN&GĐ 48 Trong hồ sơ vụ án, với những tài liệu, chứng cứ hiện có (giấy bán đất ghi ngày 10/05/1979; văn bản số 175/UBND ngày 07/06/2019 của UBND phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa; sự thừa nhận của các bên đương sự về nguồn gốc phần đất tại địa chỉ
316 khu phố 3, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa ) thì có căn cứ xác định rằng phần đất của căn nhà số 316 khu phố 3, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa do bà Thới Thị V (là mẹ của ông A.) và ông Mỹ (anh của ông A.) mua vào năm 1979 (với giá 35.000 đồng) Như vậy, bà T., là người đưa ra yêu cầu, cho rằng đương sự cũng có quyền đối với phần đất nói trên, thì bà T phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình
Ví dụ: Bản án số 38/2017/HNGĐ-PT ngày 07/8/2017 v/v “Ly hôn, tranh chấp tài sản chung” do TAND quận S, Thành phố Đà Nẵng 49 ban hành có nội dung như sau: Ông Huỳnh C và bà Đặng Thị M chung sống với nhau từ năm 1983, không có đăng ký kết hôn, có 6 người con chung Trong quá trình chung sống, khoảng 10 năm gần đây, bắt đầu từ năm 2007 thì phát sinh mâu thuẫn nên ông C xin được ly hôn bà M Về quan hệ hôn nhân, cả hai đồng ý ly hôn Về con chung không đề cập đến Về tài sản chung, ông C yêu cầu được chia 4/6 phần nhà và đất có diện tích 125m2 số thử AII-08 tờ bản đồ số TMB01 tại địa chỉ số 475, phường A, quận S, Đà Nẵng theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số R391201 do UBND TP Đà Nẵng cấp ngày 13/06/2001 đứng tên bà Đặng Thị M Bà M cho rằng vợ chồng không có tài sản chung, nhà và đất tại địa chỉ số 475 Trần Hưng Đ không phải tài sản chung của vợ chồng mà là tài sản riêng của bà Vì số tiền để mua đất làm nhà là tiền mà bà vay của em gái Đặng Thị Hồng L đang định C tại Mỹ Toà án đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xác định nhà đất trên là tài sản chung hay tài sản riêng giữa ông C và bà M Đồng thời yêu cầu bà M đưa ra chứng cứ, chứng minh là tài sản này thuộc tài sản riêng của được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 điều 32 Luật HNGĐ 2000 Ở đây, quá trình điều tra, thu thập chứng cứ không có văn bản nào thể hiện nhà và đất trên bà M được tặng cho riêng Do vậy, trong trường hợp này không chứng minh được nhà và đất đang có tranh chấp trên là tài sản riêng của bà M đồng thời bà M cũng không chứng minh được bà là người có công sức đóng góp nhiều hơn ông Huỳnh C nên theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000, nhà và đất trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Huỳnh C và bà Đặng Thị M Lẽ ra, tài sản chung của vợ chồng khi không chứng minh được ai có công sức đóng góp nhiều hơn thì được chia đôi Tuy nhiên, tại phiên tòa ông C yêu cầu chia theo tỷ lệ 4/6, xét đây là sự tự nguyện, có lợi cho bà M nên chấp nhận
Trong nhiều trường hợp, quyền và nghĩa vụ chứng minh trong các vụ án hôn nhân và gia đình có thể chuyển từ một bên đương sự này sang bên đương sự khác trong quá trình tố tụng
Ví dụ: Bản án số 08/2021/HN&GĐ-PT ngày 12/5/2021 Về việc “Tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn” do TAND cấp cao tại TP.HCM 50 ban hành (Bản án số
08/2021) thể hiện Nguyên đơn là ông Lý Minh V khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn với bị đơn bà Đào Xuân Y Đối với các tài sản, trong số đó có 04 thửa đất tại các lô E16-3, E16-4, E16-5 và E16-6 đường Cù Chính Lan, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bà Đào Xuân Y được UBND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 20/5/2015 Phía ông Lý Minh V và Luật sư bảo về quyền lợi ích hợp pháp cho ông
V cho rằng “Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng Do bị đơn không chứng minh được tài sản riêng thì được xác định là tài sản chung” Còn phía bà Đào Xuân Y và Luật sư bảo về quyền lợi ích hợp pháp cho bà
Y cho rằng “Nguyên đơn yêu cầu chia tài sản chung thì nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh là tài sản chung”
Trong vụ án này, các bên đương sự đều muốn chuyển nghĩa vụ chứng minh và thu thập, cung cấp chứng cứ cho bên còn lại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định theo hướng suy đoán các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung và áp đặt nghĩa vụ chứng minh tài sản riêng thuộc về bên cho rằng một tài sản là tài sản riêng của mình, theo đó “trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” Tuy nhiên, Điều 6 Bộ luật TTDS năm 2015 lại quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, tức điều luật này quy định nghĩa vụ chứng minh một tài sản là tài sản chung thuộc về người cho rằng tài sản đó là tài sản chung
Mặc khác, khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 lại quy định “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” Trong trường hợp một người cho rằng tài sản thể hiện tại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên một bên vợ, chung là tài sản chung của vợ chồng thì người đó phải chứng minh “vợ chồng có thỏa thuận” về việc để cho một bên vợ, chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng Bản án số 08/2021 thể hiện đường lối xét xử của Tòa án là viện dẫn khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 và Điều 6 Bộ luật TTDS năm 2015 để yêu cầu phía Nguyên đơn là ông ông Lý Minh V phải cung cấp chứng cứ chứng minh các tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng hoặc các chứng cứ để chứng minh việc thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng do bà Yến đứng tên cá nhân
Trong một số vụ án HN&GĐ, Tòa án không công nhận nam nữ là vợ chồng, tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ chung sống như vợ chồng được xác định là tài sản chung theo phần và phân chia theo pháp luật dân sự Nếu có tranh chấp tài sản và không bên nào chứng minh được công sức đóng góp thì tài sản chia đôi
VD: Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HN&GĐ-GĐT ngày 17/11/2021 V/v tranh chấp ly hôn và chia tài sản chung do TAND cấp cao tại TP HCM ban hành 51 Theo Bản án, bị đơn ông Mai Văn T thống nhất với nguyên đơn bà Nguyễn Xuân H về xác định tài sản chung gồm: Căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 102 Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá và 02 (hai) nền đất ở khu tại định cư An Hòa, thành phố Rạch Giá, còn lại cho rằng các bất động sản ở huyện Phú Quốc là tài sản của riêng ông, do cá nhân ông tạo lập được sau khi ông và bà H ly thân từ năm 2002 Tuy nhiên, năm 2012, khi ông T có đơn xin ly hôn bà H tại Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá thì ông T đã khai nhận tất cả các bất động sản ở thành phố Rạch Giá và ở Phú Quốc đều là tài sản chung của ông và bà H (sau đó do ông T rút đơn khởi kiện nên vụ án được đình chỉ giải quyết) Đến năm 2014, khi bà H xin ly hôn ông T thì ông T mới thay đổi lời khai, cho rằng tài sản ở Phú Quốc là của riêng ông Tuy nhiên, ông T không xuất trình được chứng cứ chứng minh quá trình ông tạo lập các tài sản này, trong khi bà H khẳng định việc tạo lập các bất động sản ở huyện Phú Quốc là từ nguồn tiền kinh doanh vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp Nhựt Tân do ông T đứng chủ và bà là người trực tiếp quản lý, điều hành Mặt khác, khi bà H khởi kiện, đã liệt kê được đầy đủ các bất động sản ở huyện Phú Quốc, chứng tỏ bà H nắm rõ việc mua bán các bất động sản ở huyện Phú Quốc do ông T là người trực tiếp giao dịch Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định tài sản các bên có tranh chấp là tài sản chung của ông T., bà H là có căn cứ 2.2 Ông T., bà H không được pháp luật công nhận là vợ chồng, nên tài sản chung của bà H., ông T là tài sản chung theo phần, khi phân chia sẽ căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, nếu không bên nào chứng minh được công sức đóng góp thì phải chia đôi
Có thể thấy việc thu thập chứng cứ là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình giải quyết vụ án bởi chỉ khi thu thập chứng cứ đầy đủ, khách quan thì Tòa án mới có thể ra được phán quyết chính xác và đúng pháp luật
Từ những thực tiễn trên, theo tác giả kiến nghị về nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp tài sản chung, riêng của vợ chồng:
Toà án cần xác định rõ tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng, tài sản nào là tài sản riêng của mỗi bên vì trong thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng dường như không có sự phân biệt Khi xét đến các việc liên quan đến vay nợ của vợ chồng, công sức đóng góp tạo dựng tài sản nếu chung sống với gia đình, Toà án cần yêu cầu họ cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan về tài sản ngay từ khi mới bắt đầu thụ lý và Tòa án cần xác minh thu thập chứng cứ như: Nguồn gốc tài sản do đâu mà có; có từ trước hay sau khi kết hôn; do vợ chồng làm ra hay được tặng, cho thừa kế, được tặng cho chung hay được tặng cho riêng… Nếu là tài sản riêng thì đã nhập vào tài sản chung chưa, các văn bản thể hiện là gì, nếu không có văn bản thì quá trình sử dụng chung tài sản từ bao giờ, vào những việc gì, ai sử dụng, những ai biết, chứng kiến việc đó, ý kiến của người liên quan như thế nào, để từ đó, đánh giá xác định đúng các tài sản nào là tài sản chung, công sức đóng góp và phân chia đúng pháp luật
Về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện
Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh Theo đó, khi các đương sự có yêu cầu thì phải chứng minh yêu cầu của họ đưa ra là có căn cứ và hợp pháp Chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Nguyên tắc này không chỉ quy định trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam mà là của hầu hết các nước trên thế giới
Mục đích của việc cung cấp chứng cứ nhằm tạo tiền đề về cơ sở vật chất cho việc chứng minh tính hợp pháp và có căn cứ đối với yêu cầu mà mình đưa ra Hoạt động chứng minh thuộc mặt khách quan của vụ án, chứng minh không chỉ là nguyên tắc tố tụng mà còn thể hiện sự văn minh, tính logic và khoa học mà con người đã đạt được trong lĩnh vực khoa học pháp lý nói chung, khoa học xét xử nói riêng 52 Để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, đương sự phải tiến hành các hoạt động hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá để xác định giá trị của chứng cứ để cung cấp cho Tòa án Các hoạt động này luôn có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau Mỗi một hoạt động có một vai trò nhất định trong quá trình chứng minh và đương sự phải thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác Đối với hoạt động cung cấp chứng cứ, đương sự phải cho Tòa án thấy được các yêu cầu được xác thực bởi các tình tiết, sự kiện kèm theo
Theo quy định, nếu đương sự không đưa ra chứng cứ, Tòa án không thu thập thì việc quyết định về vụ án của Tòa án sẽ không chính xác, toàn diện Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, vụ án kéo dài Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, đương sự có thể nộp chứng cứ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện Tuy nhiên, một số trường hợp do việc gửi chứng cứ, lời khai, tài liệu của đương sự cận kề với thời điểm Tòa án giải quyết vụ án nên bản án bị hủy
Theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án dân sự Quy định này đã giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự nói riêng được diễn ra một cách công khai, đầy đủ chứng cứ và bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của các đương sự Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:
52 Trịnh Thị Oanh (2017), Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr 9
Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định về cách thức xác định thời hạn cung cấp chứng cứ;
Thứ hai, BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định giải thích các trường hợp “lý do chính đáng” để đương sự giao nộp chứng cứ sau khi đã hết thời hạn;
Thứ ba, việc quy định trường hợp đương sự được giao nộp bổ sung chứng cứ sau khi hết thời hạn nếu trước đó Tòa án chưa yêu cầu giao nộp là không hợp lý
Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2022/HN&GĐ-GĐT ngày 06/01/2022 V/v yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con khi ly hôn do TAND cấp cao tại TP.HCM 53 ban hành, thể hiện ngày 24/6/2019, Trung tâm hòa giải, đối thoại Toà án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã lập Biên bản hòa giải thành về việc thuận tình ly hôn; Về con chung: “Giao hai con chung tên Nguyễn Ngọc Minh T., sinh ngày 08/7/2007 và Nguyễn Phước Đ., sinh ngày 03/02/2009 cho bà Phan Ngọc T tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục Ông Nguyễn Phước L có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung mỗi cháu, mỗi tháng 1.500.000 đồng Ông Nguyễn Phước L tự nguyện hỗ trợ cho bà Phan Ngọc T số tiền 115.000.000 đồng để bà T nuôi dưỡng con chung” Theo Biên bản hòa giải thành thể hiện nội dung: “Hết hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành, mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây thì TAND thị xã Bến Cát sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015" Ngày 01/7/2019, TAND thị xã Bến Cát nhận được “Đơn thay đổi ý kiến hòa giải” của bà Phan Ngọc T đề ngày 26/6/2019 về việc yêu cầu thay đổi ý kiến hòa giải với nội dung: “Ông Lộc giao quyền nuôi con cho tôi, cấp dưỡng 2 con mỗi tháng là 3.000.000 đồng không đủ chi phí cho con ăn học Về tài sản chung: Ông Lộc hỗ trợ cho tôi 115.000.000 đồng Nay tôi làm văn bản thay đổi nội dung biên bản hòa giải ngày 24/6/2019 liên đến vấn quan đề cấp dưỡng…” Bà T có đơn thay đổi ý kiến hòa giải và đơn được gửi qua đường Bưu điện thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ngày 27/6/2019 Toà án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã nhận được đơn Bưu điện chuyển đến ngày 01/7/2019 Việc Bà T làm đơn thay đổi ý kiến hòa giải về tiền cấp dưỡng nuôi con và gửi đơn cho Toà án mặc dù vẫn trong thời hạn 07 ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên có thể thấy thời điểm Tòa án
53 Phụ lục số 09 nhận được đơn (ngày 01/7/2019) là gần sát ngày ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự TTDS thị xã Bến Cát ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 217/2019/QĐST-HN&GĐ ngày 02/7/2019 và bị hủy bởi Quyết định giám đốc thẩm số 06/2022/HN&GĐ-GĐT nói trên
Ngoài ra, mặc dù khoản 1 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định đương sự “phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án” nhưng thực tiễn giải quyết một số vụ án HN&GĐ cho thấy, đương sự khi cung cấp lời khai, đơn yêu cầu lại không giao nộp cho Tòa án mà lại giao nộp cho Viện kiểm sát Trong các trường hợp này, Tòa án chỉ có thể nhận được lời khai, đơn yêu cầu thông qua Viện kiểm sát hoặc do đại diện Viện kiểm sát phát biểu tại phiên tòa Như vậy, các chứng cứ này có được xem là đã được “cung cấp, giao nộp cho Tòa án” hay không? Vấn đề này pháp luật TTDS chưa có điều chỉnh cụ thể
Quyết định giám đốc thẩm số 18/2021/HN&GĐ-GĐT ngày 23/02/2021 của TAND cấp cao tại TP.HCM 54 thể hiện đến phiên tòa ngày 20/3/2020 bị đơn Ngô Nguyễn Phước Bửu L vắng mặt và không có đơn xin hoãn phiên tòa gửi Hội đồng xét xử mà lại gửi đơn cho Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, sau đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ biết được do đại diện Viện kiểm sát phát biểu tại phiên tòa Trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm đã phân tích, đánh giá lý do xin hoãn phiên tòa của bị đơn là không có cơ sở chấp nhận là có căn cứ, đúng pháp luật
Trong những vụ án này, việc gửi chứng cứ, lời khai, tài liệu là căn cứ quan trọng để Tòa án giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình Việc Tòa án không tích cực trong việc phổ biến nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho đương sự nên vụ án phải giải quyết nhiều lần và kéo dài
Một trường hợp khác là đương sự cung cấp chứng cứ cho Viện kiểm sát thay vì nộp trực tiếp cho Tòa án Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình
Từ thực tiễn trên, theo tác giả, khoản 5 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 cần bổ sung quy định về thời điểm, địa điểm giao nộp chứng cứ
Cụ thể: Bổ sung khoản 5 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 theo hướng như sau:
“5 Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh phải thu thập, cung cấp, giao nộp trực tiếp cho Tòa án trong thời hạn cung cập chứng cứ theo quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan
Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân nhận được chứng cứ từ đương sự phải chuyển ngay cho Toà án Thời điểm Toà án nhận được chứng cứ từ Viện kiểm sát nhân dân được xem là thời điểm Toà án nhận được chứng cứ từ đương sự”.
Về việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện
Theo khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015, Tòa án là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự Tòa án chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do luật định Việc thu thập chứng cứ của Tòa án bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án HN&GĐ đúng đắn, khách quan và chính xác
Qua việc áp dụng pháp luật về việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình, tác giả nhận thấy có một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, việc tuân thủ thủ tục thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình chưa đầy đủ và chưa đúng quy định của pháp luật
Chẳng hạn, Bản án số 07/2021/HN&GĐ-PT ngày 27/4/2021 V/v tranh chấp:
“Xin ly hôn; Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bồi thường thiệt hại về tài sản và Đòi tài sản” do TAND cấp cao tại TP HCM giải quyết 55 Trong Bản án trên, Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm chưa đầy đủ nên vụ án chưa được giải quyết toàn diện, khách quan Việc xác minh tài sản trên đất và giải quyết các khiếu nại của đương sự về tài sản trên đất chưa đủ cơ sở, quyền lợi của bên thứ ba không được xem xét Trong đó, tư cách chủ thể nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các bên trong vụ án chưa được làm sáng tỏ, đương sự (bà Lê Thị T.) chết từ tháng 3/2019 (trước thời điểm xét xử sơ thẩm) nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng Bản án số 07/2021/HN&GĐ-PT quyết định hủy một phần Bản án sơ thẩm đối với quyết định giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phùng Mỹ H
Tương tự, Quyết định giám đốc thẩm số 12/2022/HN&GĐ-GĐT ngày 18/4/2022 V/v “Ly hôn” do TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh 56 Theo Quyết định này, Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành niêm yết các văn bản tố tụng để giải quyết vắng mặt chị T., nhưng trừ Biên bản niêm yết tại trụ sở Tòa án, các biên bản niêm yết, biên bản xác minh còn lại đều có dấu hiệu cạo tẩy vị trí ghi ngày, tháng xác minh, niêm yết, do đó, các văn bản tố tụng này không khách quan, không đảm bảo tính chính xác về thời gian và việc giải quyết vắng mặt chị T là không chính xác Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị T và 02 người con
Thứ hai, chưa xác minh, làm rõ các tình tiết trong vụ án hôn nhân và gia đình
Thực tiễn cho thấy một số Tòa án thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, chưa làm rõ năng lực hành vi dân sự của đương sự khi thực hiện ký kết giao dịch dân sự, quan hệ thân nhân giữa các đương sự trong vụ án Một số vụ án, Tòa án không thực hiện hết trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ
Chẳng hạn, Quyết định giám đốc thẩm số 13/2019/HN&GĐ-GĐT ngày 07/10/2019 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh 57 V/v tranh chấp ly hôn thể hiện qua xác minh tại thời điểm Bị đơn bà Ngô Bích L và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lương Minh H ký hợp đồng vay tiền và thế chấp quyền sử dụng đất thì Nguyên đơn là ông K và bà L có 10 lượng vàng SJC + 700.000.000 đồng đang gửi ở tiệm vàng, nhiều bất động sản cho thuê, không khó khăn đến mức phải vay tiền của ông H với lãi suất 2%/tháng (cao hơn lãi suất ông K, bà L gửi tiền, vàng ở các tiệm vàng) Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cho rằng ông K không đủ khả năng tài chính, căn cứ vào lời khai của bà L và ông H (có quan hệ dượng – cháu) về các lần vay tiền trùng khớp với thời gian tạo lập tài sản của ông K để cho rằng ông K, bà L vay tiền mua đất, xây nhà và buộc ông K phải trả cho ông H 1.456.875.000 đồng là không đủ cơ sở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông K
Tại đơn đề nghị giám đốc thẩm, ông K trình bày ông H bị tai biến từ năm
2011 nên không thể ra Văn phòng công chứng ký hợp đồng với bà L được Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ, xác minh làm rõ hợp đồng vay tiền và thế chấp quyền sử dụng đất giữa bà L và ông H có đúng là được ký tại Văn phòng công chứng H vào ngày 25/5/2014 hay không, vì sao có sự mâu thuẫn trong
57 Phụ lục số 12 việc ghi nhận tài sản trên đất trong hợp đồng vay tiền, có hay không việc bà Liên và ông Kiệt mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xin giấy phép xây dựng là chưa thu thập đầy đủ chứng cứ cho việc giải quyết vụ án
Một số vụ án cho thấy, Tòa án không thực sự thực hiện hết trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ, các chứng cứ có thật, được chứng thực hợp pháp nhưng lại không được thu thập và đưa vào hồ sơ vụ án Quyết định giám đốc thẩm số 05/2019/HN&GĐ-GĐT 58 thể hiện bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết đối với “Di chúc” do ông H., bà D lập chung ngày 30/6/2011, được Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Thuận chứng nhận, có nội dung: Ông H., bà D thống nhất sau khi ông bà qua đời sẽ để lại quyền sử dụng thửa đất số 235, tờ bản đồ số 55, diện tích 100m ở phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết cho anh P Chứng cứ này là có thật nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm thu thập, đánh giá
Tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế nên việc đương sự chủ động thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án là rất hạn chế
Chẳng hạn, Quyết định giám đốc thẩm số 12/2022/HN&GĐ-GĐT 59 Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ngày 05/12/2018, anh Sa L cho rằng mâu thuẫn vợ chồng là do chị Vũ Thị T lợi dụng anh, không chăm lo cho gia đình, vợ chồng không có con chung Tuy nhiên, tại Biên bản hòa giải ngày 15/8/2018, 16/9/2019 và Biên bản phiên tòa ngày 28/10/2019 thì anh Sa L lại khai rằng có con nhưng là
“con riêng của chị Thanh” Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định vợ chồng anh Sa
L không có con chung và giải quyết cho anh Sa L ly hôn chị Vũ Thị T Trong thủ tục giám đốc thẩm, các chứng cứ mới thu thập như Trích lục khai sinh số 1447/TLKS-BS ngày 17/8/2018 và Trích lục khai sinh số 246/TLKS-BS ngày 24/4/2020 của UBND phường Vĩnh Thanh kèm theo đơn khiếu nại giám đốc thẩm của chị Thanh thì anh Sa L và chị Vũ Thị T có 02 người con chung là A Ri P., sinh ngày 07/11/2019 và A Si Y., sinh ngày 28/7/2018 Tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án (ngày 02/4/2019), chị T đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và đang mang thai người con thứ 2 Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, xét xử, chấp nhận cho anh Sa L ly hôn với chị T là vi phạm điều kiện khởi kiện ly hôn theo
59 Phụ lục số 11 khoản 3 Điều 51 của Luật HN&GĐ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị T và 02 con
Thứ hai, quy định về việc Tòa án hỗ trợ đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác
Khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định về việc hỗ trợ của Tòa án đối với việc sao gửi tài liệu, chứng cứ của đương sự nhưng theo điểm 8 Mục IV Văn bản giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn theo hướng: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án Do vậy, nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Trong quá trình tố tụng, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự để họ thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì Tòa án yêu cầu đương sự phải thực hiện Trường hợp vì lý do chính đáng, không thể sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 196, điểm b khoản 2 Điều 210 BLTTDS năm 2015 Trong khi đó, khoản 3 Điều 196 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp” Hơn nữa, theo khoản 1 Điều 196 BLTTDS BLTTDS năm 2015, thời hạn để Tòa án thông báo về việc thụ lý vụ án là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Do đó, trong trường hợp nguyên đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ sau thời điểm này hoặc đối với những chứng cứ mà đương sự giao nộp sau khi thụ lý vụ án thì Tòa án không thể hỗ trợ đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ theo quy định
Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 210 BLTTDS năm 2015 quy định: “Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây: b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác” Quy định này chỉ đề cập đến việc Thẩm phán hỏi đương sự về việc đã sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hay chưa chứ không quy định về việc Tòa án sẽ hỗ trợ đương sự trong việc gửi tài liệu, chứng cứ Điều này cần phải hoàn thiện pháp luật về việc Tòa án hỗ trợ đương sự trong việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho các đương sự khác
Từ bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015 theo hướng như sau: