Về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoạt Động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ Án hôn nhân và gia Đình theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG

2.4. Về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện

Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh. Theo đó, khi các đương sự có yêu cầu thì phải chứng minh yêu cầu của họ đưa ra là có căn cứ và hợp pháp. Chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nguyên tắc này không chỉ quy định trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam mà là của hầu hết các nước trên thế giới.

Mục đích của việc cung cấp chứng cứ nhằm tạo tiền đề về cơ sở vật chất cho việc chứng minh tính hợp pháp và có căn cứ đối với yêu cầu mà mình đưa ra. Hoạt động chứng minh thuộc mặt khách quan của vụ án, chứng minh không chỉ là nguyên tắc tố tụng mà còn thể hiện sự văn minh, tính logic và khoa học mà con người đã đạt được trong lĩnh vực khoa học pháp lý nói chung, khoa học xét xử nói riêng.52

Để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, đương sự phải tiến hành các hoạt động hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá để xác định giá trị của chứng cứ để cung cấp cho Tòa án. Các hoạt động này luôn có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một hoạt động có một vai trò nhất định trong quá trình chứng minh và đương sự phải thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác. Đối với hoạt động cung cấp chứng cứ, đương sự phải cho Tòa án thấy được các yêu cầu được xác thực bởi các tình tiết, sự kiện kèm theo.

Theo quy định, nếu đương sự không đưa ra chứng cứ, Tòa án không thu thập thì việc quyết định về vụ án của Tòa án sẽ không chính xác, toàn diện. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, vụ án kéo dài. Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, đương sự có thể nộp chứng cứ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Tuy nhiên, một số trường hợp do việc gửi chứng cứ, lời khai, tài liệu của đương sự cận kề với thời điểm Tòa án giải quyết vụ án nên bản án bị hủy.

Theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS năm 2015, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án dân sự. Quy định này đã giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự nói riêng được diễn ra một cách công khai, đầy đủ chứng cứ và bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của các đương sự.

Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:

52 Trịnh Thị Oanh (2017), Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 9.

Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định về cách thức xác định thời hạn cung cấp chứng cứ;

Thứ hai, BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định giải thích các trường hợp “lý do chính đáng” để đương sự giao nộp chứng cứ sau khi đã hết thời hạn;

Thứ ba, việc quy định trường hợp đương sự được giao nộp bổ sung chứng cứ sau khi hết thời hạn nếu trước đó Tòa án chưa yêu cầu giao nộp là không hợp lý.

Ví dụ: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2022/HN&GĐ-GĐT ngày 06/01/2022 V/v yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con khi ly hôn do TAND cấp cao tại TP.HCM53 ban hành, thể hiện ngày 24/6/2019, Trung tâm hòa giải, đối thoại Toà án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã lập Biên bản hòa giải thành về việc thuận tình ly hôn; Về con chung: “Giao hai con chung tên Nguyễn Ngọc Minh T., sinh ngày 08/7/2007 và Nguyễn Phước Đ., sinh ngày 03/02/2009 cho bà Phan Ngọc T tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Ông Nguyễn Phước L. có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung mỗi cháu, mỗi tháng 1.500.000 đồng. Ông Nguyễn Phước L. tự nguyện hỗ trợ cho bà Phan Ngọc T. số tiền 115.000.000 đồng để bà T. nuôi dưỡng con chung”. Theo Biên bản hòa giải thành thể hiện nội dung: “Hết hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành, mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây thì TAND thị xã Bến Cát sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015". Ngày 01/7/2019, TAND thị xã Bến Cát nhận được “Đơn thay đổi ý kiến hòa giải” của bà Phan Ngọc T. đề ngày 26/6/2019 về việc yêu cầu thay đổi ý kiến hòa giải với nội dung: “Ông Lộc giao quyền nuôi con cho tôi, cấp dưỡng 2 con mỗi tháng là 3.000.000 đồng không đủ chi phí cho con ăn học. Về tài sản chung:

Ông Lộc hỗ trợ cho tôi 115.000.000 đồng. Nay tôi làm văn bản thay đổi nội dung biên bản hòa giải ngày 24/6/2019 liên đến vấn quan đề cấp dưỡng…”. Bà T. có đơn thay đổi ý kiến hòa giải và đơn được gửi qua đường Bưu điện thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ngày 27/6/2019. Toà án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã nhận được đơn Bưu điện chuyển đến ngày 01/7/2019. Việc Bà T. làm đơn thay đổi ý kiến hòa giải về tiền cấp dưỡng nuôi con và gửi đơn cho Toà án mặc dù vẫn trong thời hạn 07 ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên có thể thấy thời điểm Tòa án

53 Phụ lục số 09

nhận được đơn (ngày 01/7/2019) là gần sát ngày ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự. TTDS thị xã Bến Cát ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự số 217/2019/QĐST-HN&GĐ ngày 02/7/2019 và bị hủy bởi Quyết định giám đốc thẩm số 06/2022/HN&GĐ-GĐT nói trên.

Ngoài ra, mặc dù khoản 1 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định đương sự “phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án” nhưng thực tiễn giải quyết một số vụ án HN&GĐ cho thấy, đương sự khi cung cấp lời khai, đơn yêu cầu lại không giao nộp cho Tòa án mà lại giao nộp cho Viện kiểm sát. Trong các trường hợp này, Tòa án chỉ có thể nhận được lời khai, đơn yêu cầu thông qua Viện kiểm sát hoặc do đại diện Viện kiểm sát phát biểu tại phiên tòa. Như vậy, các chứng cứ này có được xem là đã được “cung cấp, giao nộp cho Tòa án” hay không? Vấn đề này pháp luật TTDS chưa có điều chỉnh cụ thể.

Quyết định giám đốc thẩm số 18/2021/HN&GĐ-GĐT ngày 23/02/2021 của TAND cấp cao tại TP.HCM54 thể hiện đến phiên tòa ngày 20/3/2020 bị đơn Ngô Nguyễn Phước Bửu L. vắng mặt và không có đơn xin hoãn phiên tòa gửi Hội đồng xét xử mà lại gửi đơn cho Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, sau đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ biết được do đại diện Viện kiểm sát phát biểu tại phiên tòa. Trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm đã phân tích, đánh giá lý do xin hoãn phiên tòa của bị đơn là không có cơ sở chấp nhận là có căn cứ, đúng pháp luật.

Trong những vụ án này, việc gửi chứng cứ, lời khai, tài liệu là căn cứ quan trọng để Tòa án giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình. Việc Tòa án không tích cực trong việc phổ biến nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho đương sự nên vụ án phải giải quyết nhiều lần và kéo dài.

Một trường hợp khác là đương sự cung cấp chứng cứ cho Viện kiểm sát thay vì nộp trực tiếp cho Tòa án. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình.

Từ thực tiễn trên, theo tác giả, khoản 5 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 cần bổ sung quy định về thời điểm, địa điểm giao nộp chứng cứ.

Cụ thể: Bổ sung khoản 5 Điều 91 Bộ luật TTDS năm 2015 theo hướng như sau:

54 Phụ lục số 10

“5. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh phải thu thập, cung cấp, giao nộp trực tiếp cho Tòa án trong thời hạn cung cập chứng cứ theo quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân nhận được chứng cứ từ đương sự phải chuyển ngay cho Toà án. Thời điểm Toà án nhận được chứng cứ từ Viện kiểm sát nhân dân được xem là thời điểm Toà án nhận được chứng cứ từ đương sự”.

Một phần của tài liệu Hoạt Động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ Án hôn nhân và gia Đình theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)