Về việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoạt Động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ Án hôn nhân và gia Đình theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 62 - 175)

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG

2.5. Về việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện

Theo khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015, Tòa án là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự. Tòa án chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do luật định. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án HN&GĐ đúng đắn, khách quan và chính xác.

Qua việc áp dụng pháp luật về việc thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình, tác giả nhận thấy có một số hạn chế, bất cập như sau:

Thứ nhất, việc tuân thủ thủ tục thu thập chứng cứ của Tòa án trong các vụ án hôn nhân và gia đình chưa đầy đủ và chưa đúng quy định của pháp luật.

Chẳng hạn, Bản án số 07/2021/HN&GĐ-PT ngày 27/4/2021 V/v tranh chấp:

“Xin ly hôn; Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bồi thường thiệt hại về tài sản và Đòi tài sản” do TAND cấp cao tại TP.

HCM giải quyết55. Trong Bản án trên, Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm chưa đầy đủ nên vụ án chưa được giải quyết toàn diện, khách quan. Việc xác minh tài sản trên đất và giải quyết các khiếu nại của đương sự về tài sản trên đất chưa đủ cơ sở, quyền lợi của bên thứ ba không được xem xét. Trong đó, tư cách chủ thể nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các bên trong vụ án chưa được làm sáng tỏ, đương sự (bà Lê Thị T.) chết từ tháng 3/2019 (trước thời điểm xét xử sơ thẩm) nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Bản án số 07/2021/HN&GĐ-PT quyết định hủy một phần Bản án sơ thẩm đối với quyết định giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phùng Mỹ H.

55 Phụ lục số 08.

Tương tự, Quyết định giám đốc thẩm số 12/2022/HN&GĐ-GĐT ngày 18/4/2022 V/v “Ly hôn” do TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh56. Theo Quyết định này, Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành niêm yết các văn bản tố tụng để giải quyết vắng mặt chị T., nhưng trừ Biên bản niêm yết tại trụ sở Tòa án, các biên bản niêm yết, biên bản xác minh còn lại đều có dấu hiệu cạo tẩy vị trí ghi ngày, tháng xác minh, niêm yết, do đó, các văn bản tố tụng này không khách quan, không đảm bảo tính chính xác về thời gian và việc giải quyết vắng mặt chị T. là không chính xác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị T. và 02 người con.

Thứ hai, chưa xác minh, làm rõ các tình tiết trong vụ án hôn nhân và gia đình.

Thực tiễn cho thấy một số Tòa án thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, chưa làm rõ năng lực hành vi dân sự của đương sự khi thực hiện ký kết giao dịch dân sự, quan hệ thân nhân giữa các đương sự trong vụ án. Một số vụ án, Tòa án không thực hiện hết trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ.

Chẳng hạn, Quyết định giám đốc thẩm số 13/2019/HN&GĐ-GĐT ngày 07/10/2019 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh57 V/v tranh chấp ly hôn thể hiện qua xác minh tại thời điểm Bị đơn bà Ngô Bích L. và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lương Minh H. ký hợp đồng vay tiền và thế chấp quyền sử dụng đất thì Nguyên đơn là ông K và bà L. có 10 lượng vàng SJC + 700.000.000 đồng đang gửi ở tiệm vàng, nhiều bất động sản cho thuê, không khó khăn đến mức phải vay tiền của ông H. với lãi suất 2%/tháng (cao hơn lãi suất ông K, bà L. gửi tiền, vàng ở các tiệm vàng). Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cho rằng ông K không đủ khả năng tài chính, căn cứ vào lời khai của bà L. và ông H. (có quan hệ dượng – cháu) về các lần vay tiền trùng khớp với thời gian tạo lập tài sản của ông K để cho rằng ông K, bà L. vay tiền mua đất, xây nhà và buộc ông K phải trả cho ông H.

1.456.875.000 đồng là không đủ cơ sở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông K.

Tại đơn đề nghị giám đốc thẩm, ông K trình bày ông H. bị tai biến từ năm 2011 nên không thể ra Văn phòng công chứng ký hợp đồng với bà L. được. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ, xác minh làm rõ hợp đồng vay tiền và thế chấp quyền sử dụng đất giữa bà L. và ông H. có đúng là được ký tại Văn phòng công chứng H. vào ngày 25/5/2014 hay không, vì sao có sự mâu thuẫn trong

56 Phụ lục số 11

57 Phụ lục số 12

việc ghi nhận tài sản trên đất trong hợp đồng vay tiền, có hay không việc bà Liên và ông Kiệt mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xin giấy phép xây dựng là chưa thu thập đầy đủ chứng cứ cho việc giải quyết vụ án.

Một số vụ án cho thấy, Tòa án không thực sự thực hiện hết trách nhiệm trong việc thu thập chứng cứ, các chứng cứ có thật, được chứng thực hợp pháp nhưng lại không được thu thập và đưa vào hồ sơ vụ án. Quyết định giám đốc thẩm số 05/2019/HN&GĐ-GĐT58 thể hiện bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết đối với “Di chúc” do ông H., bà D. lập chung ngày 30/6/2011, được Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Thuận chứng nhận, có nội dung: Ông H., bà D. thống nhất sau khi ông bà qua đời sẽ để lại quyền sử dụng thửa đất số 235, tờ bản đồ số 55, diện tích 100m ở phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết cho anh P. Chứng cứ này là có thật nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm thu thập, đánh giá.

Tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế nên việc đương sự chủ động thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án là rất hạn chế.

Chẳng hạn, Quyết định giám đốc thẩm số 12/2022/HN&GĐ-GĐT59. Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ngày 05/12/2018, anh Sa L. cho rằng mâu thuẫn vợ chồng là do chị Vũ Thị T. lợi dụng anh, không chăm lo cho gia đình, vợ chồng không có con chung. Tuy nhiên, tại Biên bản hòa giải ngày 15/8/2018, 16/9/2019 và Biên bản phiên tòa ngày 28/10/2019 thì anh Sa L. lại khai rằng có con nhưng là

“con riêng của chị Thanh”. Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định vợ chồng anh Sa L. không có con chung và giải quyết cho anh Sa L. ly hôn chị Vũ Thị T. Trong thủ tục giám đốc thẩm, các chứng cứ mới thu thập như Trích lục khai sinh số 1447/TLKS-BS ngày 17/8/2018 và Trích lục khai sinh số 246/TLKS-BS ngày 24/4/2020 của UBND phường Vĩnh Thanh kèm theo đơn khiếu nại giám đốc thẩm của chị Thanh thì anh Sa L. và chị Vũ Thị T. có 02 người con chung là A Ri P., sinh ngày 07/11/2019 và A Si Y., sinh ngày 28/7/2018. Tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án (ngày 02/4/2019), chị T. đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và đang mang thai người con thứ 2. Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, xét xử, chấp nhận cho anh Sa L. ly hôn với chị T. là vi phạm điều kiện khởi kiện ly hôn theo

58 Phụ lục 02

59 Phụ lục số 11

khoản 3 Điều 51 của Luật HN&GĐ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị T. và 02 con.

Thứ hai, quy định về việc Tòa án hỗ trợ đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.

Khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định về việc hỗ trợ của Tòa án đối với việc sao gửi tài liệu, chứng cứ của đương sự nhưng theo điểm 8 Mục IV Văn bản giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn theo hướng: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Do vậy, nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong quá trình tố tụng, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự để họ thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì Tòa án yêu cầu đương sự phải thực hiện. Trường hợp vì lý do chính đáng, không thể sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 196, điểm b khoản 2 Điều 210 BLTTDS năm 2015.

Trong khi đó, khoản 3 Điều 196 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp”. Hơn nữa, theo khoản 1 Điều 196 BLTTDS BLTTDS năm 2015, thời hạn để Tòa án thông báo về việc thụ lý vụ án là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Do đó, trong trường hợp nguyên đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ sau thời điểm này hoặc đối với những chứng cứ mà đương sự giao nộp sau khi thụ lý vụ án thì Tòa án không thể hỗ trợ đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ theo quy định.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 210 BLTTDS năm 2015 quy định: “Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây: b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác”. Quy định này chỉ đề cập đến việc Thẩm phán hỏi đương sự về việc đã sao

gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hay chưa chứ không quy định về việc Tòa án sẽ hỗ trợ đương sự trong việc gửi tài liệu, chứng cứ. Điều này cần phải hoàn thiện pháp luật về việc Tòa án hỗ trợ đương sự trong việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho các đương sự khác.

Từ bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015 theo hướng như sau:

“Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Trường hợp vì lý do chính đáng, không thể sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ”.

2.6. Về nghĩa vụ cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài trong các vụ án hôn nhân và gia đình và kiến nghị hoàn thiện

Theo Điều 473 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.

Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 05 năm 2017 hướng dẫn một số quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, quy định: “Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận”.

Chẳng hạn, khi nguyên đơn nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án có thể căn cứ vào thông tin địa chỉ, quốc tịch ghi trong Giấy chứng nhận kết hôn để làm căn cứ ủy thác tư

pháp. Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

Theo khoản 2 Điều 473 BLTTDS năm 2015, trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu nguyên đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết thì Tòa án thụ lý yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết. Hậu quả của việc tuyên bố mất tích, chết thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015, Luật HN&GĐ năm 2014.

Địa chỉ của người được tống đạt phải đầy đủ chính xác (có tên tiểu bang đối với những nước liên bang, mã vùng), không phải là địa chỉ hộp thư (Một số nước có dịch vụ cho thuê các hộp thư để các tổ chức, cá nhân nhận bưu kiện, bưu phẩm. Bưu kiện, bưu phẩm gửi đến hộp thư này không có người ký nhận. Trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu có quyền xử lý trong trường hợp địa chỉ không đầy đủ, không chính xác, không có địa chỉ đó hoặc có sự thay đổi địa chỉ. Trường hợp này, sau khi xác minh địa chỉ chính xác của đương sự mà không tìm được, các quốc gia mới trả lại hồ sơ.

Qua thực tiễn thực hiện việc cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài trong các vụ án hôn nhân và gia đình, tác giả nhận thấy có những hạn chế, bất cập sau:

Một, về xác định người thân thích của đương sự.

Theo điểm b khoản 6 Điều 477 BLDS năm 2015, nếu nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự không cung cấp được hoặc người thân thích

trong nước của đương sự từ chối cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài không có người thân thích ở Việt Nam thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm đương sự vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết. Vướng mắc trong quy định này là khi Tòa án nhận được văn bản thông báo về việc tống đạt không thực hiện được do họ, tên, địa chỉ của đương sự không đúng hoặc đương sự đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới thì Tòa án yêu cầu người thân thích của đương sự ở nước ngoài cung cấp địa chỉ đúng, địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài nhưng phạm vi người thân thích chưa được quy định cụ thể.

Theo Công văn số 253/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của TANDTC, vụ án ly hôn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngoài là một trường hợp đặc thù; quyền ly hôn là một trong các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do vậy, trường hợp người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Theo khoản 19 Điều 3 LHN&GĐ năm 2014, người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có

Một phần của tài liệu Hoạt Động thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ Án hôn nhân và gia Đình theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 62 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)