1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt

155 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và nguồn lực sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại thành phố Đà Lạt
Tác giả Phan Vũ Dung Vân
Người hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Thúy
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (16)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN (20)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TP. ĐÀ LẠT (21)
    • 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT (21)
    • 2.2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT (21)
      • 2.2.1 ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT (21)
      • 2.2.2 ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT (23)
  • CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 3.1 NGUỒN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (24)
      • 3.1.1 Uy tín (reputation) (25)
      • 3.1.2 Năng lực giảng viên (26)
      • 3.1.3 Tính đáp ứng cơ sở vật chất (27)
    • 3.2 NGUỒN LỰC SINH VIÊN (27)
      • 3.2.1 Năng lực học tập của sinh viên (28)
      • 3.2.2 Thời gian học tập (29)
      • 3.2.3 Động cơ học tập (29)
    • 3.3 KẾT QUẢ HỌC TẬP (30)
    • 3.4 GIÁ TRỊ DỊCH VỤ (30)
      • 3.4.1 Dịch vụ (30)
      • 3.4.2 Giá trị dịch vụ (31)
    • 3.6 MỐI QUAN HÊ NGUỒN LỰC SINH VIÊN VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP (33)
    • 3.7 MỐI QUAN HỆ NGUỒN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI GIÁ TRỊ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO (34)
    • 3.8 MỐI QUAN HỆ NGUỒN LỰC SINH VIÊN VỚI GIÁ TRỊ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO (35)
    • 3.9 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NAM VÀ NỮ VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ (36)
    • 3.10 CÓ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ NGÀNH KỸ THUẬT, TỰ NHIÊN (37)
    • 3.11 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.12 MỘT SỐ GIẢ THUYẾT ĐƯỢC ĐẶT RA CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (38)
  • CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 4.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (40)
    • 4.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ (41)
    • 4.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (0)
      • 4.3.1 Các loại thang đo sử dụng (54)
      • 4.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi (54)
      • 4.3.3 Thiết kế mẫu (54)
    • 4.4 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (55)
      • 4.4.1 Mã hóa thang đo (56)
      • 4.4.2 Thống kê mô tả (56)
      • 4.4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (56)
      • 4.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (56)
      • 4.4.5 Kiểm định mô hình và các gỉa thuyết (57)
    • 4.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 (57)
    • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (58)
      • 5.1 MÔ TẢ MẪU (58)
      • 5.2 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO (60)
      • 5.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA (63)
        • 5.3.1 Phân tích nhân tố nguồn lực trường đại học (63)
        • 5.3.2 Phân tích nhân tố nguồn lực sinh viên (64)
        • 5.3.3 Phân tích nhân tố kết quả học tập (65)
        • 5.3.4 Phân tích nhân tố giá trị dịch vụ (66)
        • 5.3.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (66)
        • 5.3.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH (70)
      • 5.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN HỒI QUY ĐA BIẾN (71)
        • 5.4.1 Kiểm định hệ số tương quan PEARSON (71)
        • 5.4.2 Kiểm đinh giả thuyết (72)
      • 5.5 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (80)
      • 5.6 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NHÓM YẾU TỐ NAM – NỮ (82)
      • 5.7 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NHÓM YẾU TỐ NGÀNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KỸ THUẬT -TỰ NHIÊN (85)
      • 5.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (91)
      • 5.8 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 (93)
    • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (94)
      • 6.1 KIẾN NGHỊ (94)
      • 6.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (94)
      • 6.3 KIẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

--- PHAN VŨ DUNG VÂN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC NHÀ TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỰC SINH VIÊN ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ GIÁ TRỊ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP... TÊN ĐỀ TÀI: Tác đ

GIỚI THIỆU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Khi nói đến giáo dục đại học, chất lượng trong giáo dục đại học luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tìm ra biện pháp tối ưu để duy trì lợi thế cạnh tranh của mỗi trường đại học được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học Ngày càng nhiều trường đại học ra đời, đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt, để thu hút sinh viên và đưa ra chiến lược phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo trường đại học cũng cần lắng nghe tiếng nói của sinh viên, khảo sát cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo mà nhà trường đang cung cấp xem họ đánh giá như thế nào về giá trị thực tế mà sinh viên nhận được trong quá trình học tập tại trường đại học Ngày nay, các trường đại học coi sinh viên là khách hàng, là đối tượng cung cấp một loại hình dịch vụ đặc biệt đó là dịch vụ đào tạo Từ góc độ của sinh viên hay ban quản lý nhà trường cũng có cái nhìn nhận khác nhau về dịch vụ đào tạo Việc xem xét giá trị gia tăng từ nguồn lực trường đại học hay nguồn lực sinh viên sẽ là thước đo về chất lượng dịch vụ đào tạo Việc đánh giá giá trị cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo là cơ sở giúp cho các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn thiết thực nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học

“Khách hàng không mua hàng hóa hay dịch vụ: họ mua đề xuất mà dịch vụ hoàn lại, đề xuất tạo ra giá trị…”(Gummerson 1995, pp 250-51) Dịch vụ giáo dục là một loại hình cung cấp dịch vụ đặc biệt, nó cũng cung cấp giá trị dịch vụ cho người sử dụng (sinh viên) đồng thời đánh giá nguồn lực hiện có của mình cộng với nguồn lực của trường đại học để cùng tạo ra giá trị Có rất nhiều nghiên cứu hàn lâm đã chỉ ra xu thế mới về khái niệm cùng tạo ra giá trị Sheth, Sisodia, Sharma (2000) đã nêu ra “với việc gia tăng khách hàng là trung tâm thị trường, vai trò khách hàng sẽ gia tăng trong tiến trình dẫn đầu việc tạo ra thị trường cùng tạo ra giá trị Shelh và các cộng sự (2000) cho rằng quy mô của việc cùng tạo ra thị trường dựa vào việc làm thế nào khách hàng nhận biết về công ty có khả năng tích lũy và sử dụng Việc cùng tạo ra thị trường cho phép và trao quyền cho khách hàng để cùng tạo ra sản phẩm, giá cả, phân phối, thực hành và truyền thông Chính điều này sẽ làm tăng lòng trung thành của khách hàng và giảm chi phí trong kinh doanh Vargo và Lusch (2004) phát triển mối liên kết cùng tạo ra giá trị và mô hình dịch vụ chiếm ưu thế, sản phẩm và dịch vụ chứa đựng giá trị và thị trường trao đổi giá trị từ nhà cung cấp đến khách hàng, giá trị được tạo ra bên ngoài thị trường, lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế ngụ ý rằng giá trị được định nghĩa từ việc cùng tạo ra giá trị với khách hàng chứ không đơn thuần là từ tính chất của sản phẩm Nhà cung cấp và khách hàng có mối liên hệ với nhau để cùng tạo ra giá trị dịch vụ (Tác giả Prahalad và Ramaswamy (2004) đã xuất bản cuốn sách “ Sự cạnh tranh trong tương lai: Cùng tạo ra giá trị với khách hàng” đã phát triển lý thuyết cùng tạo ra giá trị nhấn mạnh mối quan hệ chức năng để cùng tạo ra giá trị với khách hàng Theo lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế thì kiến thức, kỹ năng là những nguồn lực chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh, vì vậy lý luận về nguồn lực chiếm ưu thế tập trung vào các hoạt động từ nguồn lực khách hàng (nguồn lực khách hàng hoạt động dựa trên nguồn lực khác) Những kết quả giá trị có được từ việc ứng dụng lợi ích từ nguồn lực khách hàng thông qua nguồn lực nhà trường hoặc hàng hóa (Vargo and Lusch, 2004) Vậy nguồn lực sinh viên là gì?

Theo các nghiên cứu từ nguồn lực khách hàng (operant resource) - là nguồn lực có khả năng tạo hiệu ứng cho nguồn lực khác, sự hợp tác của khách hàng tạo ra giá trị cho công ty (Vargo and Lusch 2004) Khách hàng được xác định là nguồn lực quan trọng nhất được đúc kết dựa trên tài sản trí tuệ và năng lực bao gồm “năng lực dựa trên quá trình” và các kỹ năng tạo ra những cá nhân/ đội ngũ tri thức (Val Clow, 2007) Giá trị cho khách hàng được tạo ra thông qua mối quan hệ của khách hàng, một phần tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp dịch vụ (Vargo and Lusch, 2004) Nguồn lực khách hàng (operant resource) thông thường gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình, đó là năng lực cốt lõi hoặc tổ chức quá trình Đây là những nguồn lực năng động, vô tận và không ổn định trong khi đó nguồn lực từ nhà cung cấp (operand resource) là hữu hạn (Vargo and Lusch, 2004)

Nguồn lực của nhà trường là gì (operand resource)? Theo Constantin and Lusch (1994) định nghĩa nguồn lực công ty là nguồn lực mà hoạt động hoặc hành động được thực hiện để tạo ra hiệu ứng Nguồn lực này có mối liên quan đến nguồn lực từ phía nguồn lực khách hàng (operant resource) Nguồn lực được xác định bởi nhiều nghiên cứu là tài sản vô hình và khả năng (eg Hall, 1993; Barney and Wright, 1998; Smart and Wolfe, 2000) Trong một nghiên cứu của Vargo and Lusch (2009) về dịch vụ chiếm ưu thế đã đưa ra quan điểm mới: “Nguồn lực tích hợp” (theo tiền đề cơ bản 9) khách hàng và nhà sản xuất cùng tạo ra giá trị, “khách hàng luôn luôn là người cùng sản xuất để cùng tạo ra giá trị” (theo tiền đề 6 của Vargo and Lusch 2006) Trong khái niệm dịch vụ chiếm ưu thế (S-D logic) biện hộ cho cách nhìn của khách hàng về nguồn lực từ nhà cung cấp (operand resource) Giá trị được nhận thức và quyết định bởi khách hàng thông qua “giá trị sử dụng” Giá trị dịch vụ là việc ứng dụng những lợi ích từ nguồn lực sinh viên được biến đổi thông qua nguồn lực từ trường đại học Tập trung vào quá trình tạo ra giá trị khi mà giá trị chủ yếu xuất hiện từ khách hàng và nhận thức của khách hàng (Gummesson and Gronroos, 2000, pp 24-25) Nguồn lực nhà cung cấp có đặc trưng suy giảm và thụ động trong tự nhiên, trong khi đó nguồn lực khách hàng có khả năng trẻ hóa, bổ sung và làm mới, năng động trong tự nhiên (Vargo and Lusch, 2004) Giá trị của nguồn lực theo quan điểm nguồn lực cơ bản (RBV) là giá trị từ nguồn lực mà nó sở hữu những thuộc tính đặc biệt Khi biết được giá trị nguồn lực khách hàng là gì cho phép nhà cung cấp định hướng lại tập trung vào các tài sản để duy trì lợi thế cạnh tranh, phát triển giá trị khách hàng thông qua những năng lực Từ quan điểm của khách hàng, nhà cung cấp sẽ đề xuất phạm vi dịch vụ từ chính những nguồn lực đó (Val Clulow, 2007)

Các nghiên cứu trước đây của Srivastava và các cộng sự (2001) cũng chỉ kết nối với thị trường để trả lời câu hỏi làm thế nào giá trị được đánh giá bởi khách hàng và hiểu về giá trị tạo ra từ khách hàng trong việc hỗ trợ tiến trình phân tích thị trường

Ngoài ra, tác giả Wang và Lo (2004) nghiên cứu khoảng trống giữa nguồn lực cơ bản và nhấn mạnh cái gì quản lý dịch vụ, thảo luận về cách đo lường giá trị khách hàng, sự hài lòng của khách hàng Dịch vụ đào tạo đại học là một loại hình dịch vụ đặc biệt, trong đó khách hàng chính là sinh viên, đối tượng sử dụng dịch vụ trực tiếp và cảm nhận dịch vụ đào tạo của nhà trường mang lại kết quả học tập như thế nào, giá trị mà dịch vụ đào tạo mang lại cho sinh viên Để phát huy tối đa hiệu quả của dịch vụ này không chỉ có phía nhà trường nỗ lực cung cấp dịch vụ thông qua nguồn lực của nhà trường mà còn là việc áp dụng hiệu quả những kỹ năng, kiến thức… tùy thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên để tạo ra kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo khác nhau đối với mỗi sinh viên Việc xác định các vấn đề: yếu tố nguồn lực của nhà trường và nguồn lực sinh viên tác động đến kết quả học tập của sinh viên và giá trị dịch vụ đào tạo như thế nào, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực này đến giá trị dịch vụ, kết quả học tập giúp cho các nhà quản lý và sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về dịch vụ đào tạo, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và nguồn lực sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp Đà Lạt".

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Nhận dạng và đo lường ảnh hưởng các yếu tố nguồn lực trường đại học và nguồn lực sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo

- So sánh sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố này giữa nhóm sinh viên ngành tự nhiên kỹ thuật và sinh viên ngành kinh tế quản lý.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là cựu sinh viên đã ra trường trong khoảng thời gian từ 3-5 năm đã theo học tại trường đại học ở Tp Đà Lạt (nghiên cứu tập trung vào chuyên ngành kinh tế quản lý và sinh viên ngành kỹ thuật)

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Đối với các trường đại học: nhận biết rõ các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, thực hiện dịch vụ đào tạo và thông qua các nguồn lực đó xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho trường và duy trì lợi thế cạnh tranh Đối với sinh viên: nhận thức rõ các nguồn lực tác động như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên và giá trị dịch vụ đào tạo mà cơ sở đào tạo mang lại.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TP ĐÀ LẠT

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT

Đà Lạt được biết đến với 02 trường đại học tổng hợp đó là Đại học đà Lạt được thành lập từ năm 1976 và Đại học Yersin được thành lập từ năm 2004, hai trường này đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể đại học Đà Lạt có 18 khoa, đại học Yersin có 09 khoa Ngoài ra còn có Đại học Kiến trúc Tp HCM chi nhánh Đà Lạt chỉ mới thành lập năm 2011 Đà Lạt vốn nổi tiếng với khí hậu mát mẻ và được cho là phù hợp với môi trường học tập, nên ngay từ thời kỳ Pháp thuộc đã chọn Đà Lạt như là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học Ngày nay, Đà Lạt cũng đã thu hút rất nhiều sinh viên từ các tỉnh miền Trung đến học tập tại môi trường giáo dục Đà Lạt, vì vậy cách nhìn nhận của sinh viên địa phương và sinh viên các tỉnh khác khi lựa chọn trường đại học tại Đà Lạt là nơi bắt đầu cho hành trình tìm kiếm tri thức và trang bị kiến thức cho chính bản thân sinh viên đã tạo ra môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo tại Đà Lạt

Tuy chỉ có 02 trường Đại học tổng hợp nhưng tổng số các ngành học của 02 trường đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu đào tạo của xã hội Việc đa dạng hóa các ngành đào tạo của hai trường đã thu hút rất nhiều thế hệ sinh viên trong và ngoài tỉnh đến học, từ đó có thể nói Đà Lạt đã xây dựng được cho mình được hình ảnh sinh viên Đà Lạt với số lượng sinh viên tuyển hàng năm của trường Đại học Đà Lạt và Đại học Yersin đạt khoảng 2.500 chỉ tiêu hệ đại học chính quy Ngoài ra, hiện nay 02 trường Đại học này đã thực hiện đào tạo theo hệ tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT

Trường Đại học Đà Lạt là một trường công lập được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiện nay mô hình đào tạo của trường Đại học Đà Lạt cơ bản ổn định với 52 ngành đào tạo thuộc các khối ngành khoa học tự nhiên – công nghệ, xã hội nhân văn, kinh tế học với 5 bậc đào tạo: THCN (3 ngành), Cao đẳng (4 ngành), Đại học (37 ngành), Sau Đại học (7 ngành), Tiến sĩ (1 ngành) Cùng với đào tạo tại chỗ, nhà trường đã liên kết với 31 cơ sở đào tạo ở các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ để đào tạo tại chức, chuyên tu, từ xa Đặc biệt, từ năm học 2007 – 2008 sinh viên các hệ đào tạo thường xuyên, từ năm thứ nhất bắt đầu được đào tạo theo tín chỉ Tổng số sinh viên toàn trường trong năm học 2008 – 2009 là 26.500

Tổng số sinh viên của 28 khóa đã tốt nghiệp cử nhân là 30.200

Chủ trương của nhà trường từ nay đến năm 2013 về công tác đào tạo là:

- Tiếp tục mở một số ngành mang tính chọn lọc, đặc thù

- Đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi toàn diện và triệt để sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ: hoàn thiện chương trình, đảm bảo đủ giáo trình tài liệu, nâng cao chất lượng phòng học, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đào tạo và các phòng thí nghiệm, cải tiến phương pháp dạy và học, cải tiến phương pháp thi - đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy, đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng đào tạo

- Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên

- Thu hút sinh viên là người nước ngoài đến trường học tập

- Tiếp tục mở đào tạo Sau Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Anh văn và đào tạo Nghiên cứu sinh các ngành: Sinh học, Ngữ văn, Vật lý

- Tăng quy mô đào tạo lên 30.000 sinh viên trong đó bao gồm 15.500 sinh viên chính quy và 14.500 sinh viên không chính quy

2.2.2 ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

Trường Đại học Yersin Đà Lạt được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 175/2004/QĐ.TTg ngày 01 tháng 10 năm 2004 Đại học Yersin Đà Lạt đào tạo 09 chuyên ngành thuộc khối ngành Kinh tế, Khoa học kỹ thuật công nghệ và một số ngành Khoa học xã hội và nhân văn với 02 bậc đào tạo: đại học và cao đẳng

Số lượng sinh viên: khoảng 2.000 sinh viên

Chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trường nhắm đến 4 mục tiêu cơ bản:

- Mở rộng ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng những ngành mang tính đặc thù là thế mạnh của trường

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiện cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo khoa học và chuyển giao công nghệ

- Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

NGUỒN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nguồn lưc của công ty bao gồm tất cả tài sản, năng lực, quá trình tổ chức, xây dựng công ty, thông tin, kiến thức (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984) Constantin and Lusch (1994) xác định nguồn lực từ nhà cung cấp (operand resource) là nguồn lực mà hoạt động hoặc hành động của nó tạo ra hiệu quả Theo tác giả Vargo and Lusch thì nguồn lực của nhà cung cấp (operand resource) là nguồn lực được tạo ra một cách hiệu quả (thể hiện qua kiến thức, kỹ năng) Nguồn lực này có mối liên quan đến nguồn lực từ phía nguồn lực khách hàng (operant resource)- là nguồn lực dựa trên những hành động hoặc hoạt động để tạo ra những nguồn lực hiệu quả

Nguồn lực của nhà cung cấp, đặc biệt “bí quyết” (know-how) là yếu tố cần thiết tạo ra sự khác biệt Nguồn lực của nhà cung cấp được sử dụng cho việc tạo ra lợi ích cho khách hàng vốn là vì khách hàng là trung tâm của việc tạo ra giá trị và thể hiện mối quan hệ

Lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế phân loại nguồn lực từ nhà cung cấp (operand resource) là sự ổn định, hữu hình, nguồn lực được tạo ra từ các hoạt động dựa trên sự hữu dụng (Vargo and Lusch, 2004)

Nguồn lực từ nhà cung cấp có thể là nguồn lực năng động và vô hình hoặc nguồn lực tĩnh và hữu hình (Vargo and Lusch, 2004)

Cách nhìn cơ bản về nguồn lực (resource- based view) nhấn mạnh công ty như một bộ sưu tập độc đáo về nguồn lực, nhưng lý thuyết nhấn mạnh không phải tất cả nguồn lực tiềm năng đều cung cấp cho công ty nhân tố duy trì lợi thế cạnh tranh

Tác giả của RBV xác định đặc điểm của việc tạo ra nguồn lực lợi thế như giá trị, sự hiếm có, không bắt chước và không thay thế đuợc (Barney, 1991), không bắt chước, độ bền, thích ứng, thay thế và lợi thế cao (Collis and Montgomery, 1995) và tám tiêu chuẩn của Amit and Shoemaker (1993) là sự bổ sung, sự khan hiếm, khả năng trao đổi thấp, không bắt chước, hạn chế thay thế, độ tương thích, độ bền và chồng chéo với các yếu tố chiến lược Gần đây, những đặc điểm tạo ra thuận lợi có sự co cụm được gộp vào ba tiêu chuẩn chính của giá trị, rào cản trở thành bản sao và độ tương thích (Fahy, 2000)

Vậy nguồn lực từ trường đại học cũng bao gồm những nguồn lực vô hình và nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô hình của trường đại học bao gồm uy tín của trường, năng lực của đội ngũ giảng viên; nguồn lực hữu hình của trường đại học chính là tính đáp ứng cơ sở vật chất của trường

Có rất nhiều định nghĩa về uy tín của nhiều tác giả khác nhau trong những nghiên cứu, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà có những định nghĩa như:

Uy tín được định nghĩa là sự đánh giá về sự tồn tại vượt thời gian của thực thể có thuộc tính (Herbig and Milewicz, 1983, p.18)

Một định nghĩa khác của Kare Skallerud (2011), uy tín là việc dựa trên những đánh giá thuận lợi chung mà cộng đồng nhận xét về tổ chức với tác động tích cực đến thái độ của cộng đồng và hành vi hướng đến tổ chức

Uy tín trường đại học được định hình dựa trên tiến trình tích lũy sự đánh giá vượt thời gian của nhiều nhóm người có tác động qua lại với tổ chức (Herbig and Milenicz, 1993)

Các nhà nghiên cứu xem uy tín là một bản sắc xã hội và coi uy tín là một nguồn lực vô hình quan trọng góp phần vào hiệu suất hoạt động, thậm chí là sự tồn tại của tổ chức (Fombrun và Shanley, 1990).

Hall, 1993) Tác giả nghiên cứu thị trường, uy tín là sự đánh giá thông qua tài sản chính là thương hiệu (Aaker, 1996) và liên kết nó với độ tin cậy của các tổ chức (Herbig et al, 1994)

Các học giả tranh luận uy tín có thể là kết quả của truyền thông được thực hiện bởi tổ chức một cách trực tiếp, thông qua các hoạt động quảng bá/ công khai, và gián tiếp thông qua truyền miệng giữa cộng đồng Để nâng cao uy tín, tất cả các nội dung truyền thông về tổ chức nên đồng nhất trong một thời gian (Balmer and Gray, 1999;

Van Riel and Fombrun, 2007) Uy tín được phát triển một cách đồng nhất giữa thông điệp gửi đến khách hàng và kết quả kinh tế tích cực Uy tín được củng cố khi thông tin chính xác, dễ hiểu, đáng tin cậy và không mơ hồ (Brucato and Smith, 1997)

Uy tín của trường đại học được nhận dạng thông qua cách nhìn nhận của xã hội, của sinh viên đối với một trường đại học

Năng lực theo định nghĩa của Michael Porter trong Marketing:

Năng lực có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”, nghĩa là cả những nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực chất xám, ở đây không thể hiểu bằng số lượng hay bằng cấp của lực lượng nhân sự, mà phải hiểu là khả năng, kỹ năng của những nhân sự đó

Năng lực giảng viên: Có nhiều định nghĩa được đưa ra Braskamp và Ory (1994) năng lực giảng viên gồm sáu yếu tố: bao gồm cả kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch, sự minh bạch và kỹ năng truyền đạt, sự tương tác với sinh viên và mối quan hệ, độ khó của khóa học và khối lượng công việc, xếp hạng và kiểm tra, và sinh viên tự học Marks (2000) cho rằng có năm thành phần: tổ chức khóa học, độ khó khóa học và khối lượng công việc, kỳ vọng và sự công bằng trong việc xếp hạng, hướng dẫn theo ý thích và sự quan tâm, và nhận thức học tập Abrantes et al

Ginns et al (2007) đã đề xuất năm thành phần đóng góp vào chất lượng giảng dạy dựa trên nhận thức của sinh viên, bao gồm giảng dạy tốt, mục tiêu rõ ràng và chuẩn mực, đánh giá thích hợp, khối lượng công việc hợp lý và kỹ năng chung.

NGUỒN LỰC SINH VIÊN

Nguồn lực khách hàng (operant resource) là nguồn lực mà tạo ra ảnh hưởng đến nguồn lực khác (Constantin and Lusch 1994) Vai trò mối quan hệ của nguồn lực khách hàng bắt đầu thay đổi trong cuối thế kỷ hai mươi khi con người nhận ra kỹ năng và kiến thức là loại nguồn lực quan trọng nhất Nguồn lực của khách hàng (operant resource) thông thường là không nhìn thấy được và vô hình; thường thì đó là năng lực cốt lõi hoặc tiến trình của tổ chức Vì nguồn lực của khách hàng tạo ra những ảnh hưởng, chúng làm cho con người có khả năng nhân giá trị của nguồn lực tự nhiên lên và tạo ra giá trị cộng thêm cho nguồn lực của nhà cung cấp Đây chính là yếu tố mà nguồn lực sinh viên (đóng vai trò khách hàng) sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến giá trị của trường đại học (nhà cung cấp), đồng thời nó tác động và tạo ra giá trị cộng thêm cho nguồn lực sinh viên để tạo ra thành tích học tập, giá trị của nguồn lực học viên

Một minh họa nổi tiếng của nguồn lực của sinh viên (operant resource) là bộ vi xử lý: gồm tài năng và kỹ năng của con người là nguồn lực tự nhiên phong phú nhất trên trái đất và được gắn liền với kiến thức Khi Coperland (qtd In Gilder 1984) quan sát, trong phần cuối bộ vi xử lý của con người là ý tưởng thuần khiết

Lý luận về trung tâm dịch vụ chiếm ưu thế nhận thấy nguồn lực của sinh viên là chủ yếu bởi vì chúng ảnh hưởng đến nhà cung cấp Sự thay đổi này mang tính ưu việt của nguồn lực có ý nghĩa để làm thay đổi tiến trình trao đổi, thị trường và khách hàng được nhận thức và được khảo sát

Theo lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế xem dịch vụ như là ứng dụng từ nguồn lực của khách hàng- một nguồn lực năng động như năng lực (kiến thức và kỹ năng) mà có khả năng và tạo ảnh hưởng đến các nguồn lực khác – tạo lợi ích cho một bên khác Nguồn lực của sinh viên bao gồm năng lực học tập của sinh viên, thời gian dành cho việc học, động cơ học tập

3.2.1 Năng lực học tập của sinh viên

Năng lực học tập được định nghĩa là khả năng thích ứng với môi trường và công nghệ thông qua việc xác định kiến thức, xây dựng kiến thức, chia sẽ kiến thức và chuyển giao kiến thức (Goh and Richards, 1997)

Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác (Trinh & Rijlaarsdam, 2003)

Năng lực bao gồm hai thành tố (Sirdeshmukh & ctg, 2002): kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề Năng lực học tập của sinh viên chính là dựa trên kiến thức tổng quát sẵn có của sinh viên và kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập

Năng lực học tập của sinh viên là sự kết hợp để đo lường hai yếu tố: kiến thức tích lũy và tiến trình học tập (learning flow) (Diericks & Cool 1999, Crossan et al, 1999)

Theo Gertinger M (1985) định nghĩa thời gian và thời gian cần thiết cho việc học là yếu tố quyết định kết quả học tập (Journal of Education Physolophy, vol 77, p 3- 11)

Thời gian dành cho việc học là thời gian mà sinh viên bỏ ra để đầu tư cho một môn học, một quá trình học, hay thời gian mà sinh viên bỏ ra trong 1 ngày để học

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng những sinh viên được khảo sát tham gia tích cực vào quá trình học tập (đầu tư thời gian dành cho việc học) đều có kết quả học tập cao hơn (Pearson Correlation: 0.094, mức ý nghĩa là 0.01) Kết quả này cũng đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu như Felder and Brent (2003), Wilke (2003), Hake (1998) and Bonwell & Eison (1991)

Các nhà tâm lý học định nghĩa động lực là một quá trình nội tại giúp thúc đẩy, hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich &

Động lực học tập là ý chí ham muốn tham gia và học hỏi, được thể hiện qua quá trình phát triển của cá nhân (Schunk, 2002; Stipek, 2002) Đây là động lực bên trong thúc đẩy cá nhân tìm hiểu về mục đích học tập (Lee, 2010) Động lực học tập bao gồm các yếu tố sinh lý dẫn dắt hành vi học tập, sự tự phát, sự hướng đến mục tiêu và sự hài lòng khi hoàn thành mục tiêu Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ học tập của người học (Huang & Hsu, 2005).

Woldkowski (1985) đã giải thích rằng động lực là yếu tố chính trong hoạt động học tập của người học Thông thường, những động lực tích cực sẽ thúc đẩy thái độ học tập tích cực của người học

Nghiên cứu của Ali và Jusoff (2009) chỉ ra rằng thái độ học tập có mối tương quan tích cực với kết quả học tập Điều này cho thấy học sinh có thái độ tích cực đối với việc học thường đạt kết quả cao hơn so với học sinh có thái độ tiêu cực.

KẾT QUẢ HỌC TẬP

Kết quả học tập được đo lường thông qua điểm của môn học (Hamer, 2000 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr 325) Kết quả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá về kết quả học tập và quá trình tìm kiếm việc làm (Clarke et al, 2011 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr 325) Trong nghiên cứu này, kết quả học tập của sinh viên được định nghĩa là những đánh giá của sinh viên về kiến thức và kỹ năng thu nhận trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường (Young et al., 2003 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr 325)

GIÁ TRỊ DỊCH VỤ

Theo Zeithaml và Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng

Theo Kotler và Amstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng

Giá trị gồm hai khái niệm, giá trị trao đổi và giá trị sử dụng Theo quan điểm của Vargo and Lusch 2004 giá trị được tạo ra bởi công ty và phân phối trên thị trường, thường là thông qua hàng hóa và tiền bạc Theo quan điểm của hàng hóa chiếm ưu thế (G-D logic), từ quan điểm này thể hiện vai trò của “ nhà sản xuất” và “người tiêu dùng” có khác biệt, giá trị được tạo ra thông qua chuỗi các hoạt động được thực hiện bởi công ty Trong quan điểm về lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế (S-D logic), vai trò của nhà sản xuất và người tiêu dùng không được xem xét, điều này có nghĩa rằng giá trị luôn luôn được cùng tạo ra, tham gia và hỗ trợ, tương tác giữa nhà cung cấp và lợi ích thông qua việc tích hợp nguồn lực và ứng dụng những năng lực

Việc “ứng dụng các kiến thức và kỹ năng” (nguồn lực từ khách hàng - operant resource) để tạo ra lợi ích cho các bên được gọi là “dịch vụ” khi chúng ta định nghĩa nó ( Vargo and Lusch 2004a; 2006) để phản ánh một cách trực tiếp hơn về vai trò trung tâm của dịch vụ trong sự trao đổi Đó là “dịch vụ là cơ sở chính của việc trao đổi”

Theo Vargo và Lusch (2004) định nghĩa dịch vụ là ứng dụng những năng lực (kiến thức và kỹ năng) bởi một thực thể đem lại lợi ích cho bên khác Khoa học dịch vụ là học về hệ thống dịch vụ và sự cùng tạo ra giá trị trong những chuỗi phức tạp của nguồn lực tích hợp (Spohrer et al., 2007,2008)

Với cách nhìn nhận về dịch vụ của tác giả Vargo và Lusch được xem là thích hợp khi giải thích vấn đề về dịch vụ giáo dục đối với khách hàng chính là sinh viên Dựa trên định nghĩa về dịch vụ của tác giả Vargo và Lusch, nhà cung cấp ( trường đại học) đã tạo ra những lợi ích cho khách hàng (sinh viên) bằng các nguồn lực (kiến thức và kỹ năng) mà sinh viên nhận được

Giá trị là một khái niệm động, thay đổi, phát triển theo thời gian (Khalifa, 2004)

Giá trị dịch vụ có thể chia là 3 quan điểm giao nhau bao gồm quan điểm thành phần giá trị, quan điểm tỷ lệ lợi ích/chi phí và quan điểm phương tiện – cứu cánh (MEC) (Khalifa, 2004) Giữa các quan điểm này, cách khái niệm hóa phổ biến nhất là dựa trên tiền đề của lý thuyết chọn lựa hợp lý, trong đó giá trị được thừa nhận là sự đánh đổi giữa lợi ích cảm nhận và chi phí cảm nhận (Barbin & Jame, 2010; Zeithmal, 1988) Giá trị được định nghĩa là “đánh giá tổng thể của khách hàng về độ hữu ích của sản phẩm/dịch vụ dựa vào cảm nhận về cái nhận được và cái bỏ ra” hoặc ngắn gọn hơn “cái bỏ ra so với cái nhận được’ (Zeithmal, 1988 p 13-14) Thuật ngữ giá trị bao hàm chi phí chung/ cái bỏ ra như giá cả, công sức, thời gian, cơ hội, cảm xúc; các lợi ích chung/cái nhận được như hiệu quả chất lượng, cảm xúc, uy tín (Babin & Jame, 2010) Định nghĩa giá trị dịch vụ trên chỉ nhấn mạnh sự đánh đổi giữa “cái nhận được” so với “cái bỏ ra”, tuy nhiên giá trị bắt nguồn từ cảm xúc của khách hàng sau khi sử dụng và trải nghiệm quá trình cung cấp dịch vụ, vì thế trong nghiên cứu này chỉ xem xét đến góc độ giá trị kết quả (outcome value) của giá trị dịch vụ

3.5 MỐI QUAN HỆ NGUỒN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP

Cách nhìn cơ bản về nguồn lực (RBV) tập trung vào quan điểm về nguồn lực chính của công ty và giá trị của những nguồn lực chính này trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh được phản ánh thông qua hiệu suất cao của nhà máy (Barney, 1991; Amit and Shoemaker, 1993; Peteraf, 1993; Fahy and Smithee, 1999) Sở hữu nguồn lực là đặc điểm thiết yếu được tóm lược bởi Fahy (2000) là: giá trị, rào cản để tạo bản sao và thích ứng, được xác định bởi nhiều bài viết như tài sản vô hình và hiệu suất (eg

Hall, 1993; Barney and Wright, 1998; Smart and Wolfe, 2000)

Lợi thế cạnh tranh có được nhờ vào các tài sản vô hình và năng lực chính sẽ phản ánh thông qua hiệu suất cao của doanh nghiệp Hiệu suất cao này thường được đo lường bằng các chỉ số tài chính như lợi nhuận cao, tăng doanh thu hoặc thị phần (Hunt and Morgan, 1995; Collis and Montgomery, 1995; Fahy, 2002; Wilcox-King and Zaithaml, 2001).

Lợi thế cạnh tranh đạt được bởi những tài sản vô hình chính và năng lực được phản ánh thông qua hiệu suất cao cho chủ công ty, với hiệu suất cao thường được đo lường bởi chỉ số tài chính như lợi nhuận cao, tăng doanh thu hoặc thị phần (Hunt and Morgan, 1995; Collis and Montgomery, 1995; Fahy, 2002; Wilcox-King and Zaithaml, 2001) Lợi thế cạnh tranh của trường đại học là thông qua các tài sản vô hình của trường đại học đó như uy tín, danh tiếng của trường đại học và năng lực của đội ngũ giảng viên để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính trường đại học Đo đó chứng minh có mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học có tương tác với kết quả học tập từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho trường đại học

Bằng cách tập trung vào nguồn lực của công ty hơn là các chức năng sản xuất (Wernerfelt, 1984) đưa ra quyết định lợi thế cạnh tranh của công ty chính là kết quả của việc kiểm soát nguồn lực khan hiếm hoặc nguồn lực khó bắt chước (Corner, 1991; Teece et al., 1997; Locket and Thompson, 2001) Thông qua việc kiểm soát nguồn lực, trường đại học sẽ có hướng nhất định trong chiếm lược marketing để nhấn mạnh giá trị được tạo ra từ phía khách hàng, hiểu được quan điểm của khách hàng về nguồn lực, mà khách hàng chính là sinh viên sẽ nhìn nhận như thế nào về yếu tố quản lý nguồn lực trường đại học để thông qua quá trình học tập tại trường được thể hiện qua kết quả học tập Để kiểm chứng việc này, tác giả đặt ra giả thuyết

H1(a,b,c) Nguồn lực của trường Đại học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.

MỐI QUAN HÊ NGUỒN LỰC SINH VIÊN VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP

Nguồn lực của khách hàng (operant resource) thông thường là không nhìn thấy được và vô hình; thông thường đó là năng lực cốt lõi hoặc tiến trình của tổ chức Vì nguồn lực của khách hàng tạo ra những ảnh hưởng, chúng làm cho con người có khả năng nhân giá trị của nguồn lực tự nhiên lên và tạo ra giá trị cộng thêm cho nguồn lực của nhà cung cấp (Vargo and Lusch, 2004) Hơn nữa theo quan điểm cách nhìn cơ bản về nguồn lực (RBV)

Khách hàng được xác định là nguồn lực cốt lõi, đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên giá trị cao thông qua các kỹ năng và khả năng của chính họ Họ đặc biệt coi trọng năng lực và kỹ năng được đưa vào trong cá nhân/tổ chức Quan trọng hơn cả là khám phá này cho thấy rằng việc lựa chọn đầu tư vào nguồn lực nên được xem xét theo góc nhìn mới, ưu tiên phát triển các khả năng vô hình như năng lực và kỹ năng thay vì tập trung vào tài sản hữu hình.

Theo Porter, giá trị khách hàng là lợi thế khi doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng mà không làm giảm giá trị chi phí cho khách hàng hoặc nâng cao hiệu suất thực tế và cảm nhận của họ.

Nguồn lực của sinh viên bao gồm năng lực học tập, thời gian dành cho việc học và động cơ học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khi năng lực học tập sẽ tác động trực tiếp đến việc thu nhận kiến thức từ nguồn lực nhà trường cụ thể là qua bài giảng của giảng viên Thời gian dành cho việc học cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập vì nếu sinh viên dành thời gian đầu tư cho một môn học nào đó hoặc cả một quá trình học tập thì sẽ có kết quả học tập khá hơn những bạn sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc học Khả năng tài chính cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, khi một sinh viên có điều kiện về tiền bạc để trang trải học phí sẽ gỉam được áp lực kiếm tiền đóng tiền học Cuối cùng là động cơ học tập là quá trình thể hiện quyết tâm của sinh viên và nỗ lực cá nhân của sinh viên để đạt được kết quả cao trong học tập Từ những lý do trên, tác giả đặt ra giả thuyết:

H2(a,b,c) Nguồn lực sinh viên có ảnh hưởng tích cực kết quả học tập của sinh viên.

MỐI QUAN HỆ NGUỒN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI GIÁ TRỊ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

Nghiên cứu của Val Clulow (2007) chỉ ra rằng làm thế nào nguồn lực chính của khách hàng được xác định thông qua lý thuyết RBV khi tạo ra giá trị cho nhà cung cấp Việc xác định tài sản hữu hình của nhà cung cấp (cơ sở vật chất) sẽ cung cấp giá trị từ quan điểm của khách hàng Sinh viên cảm nhận cơ sở vật chất của trường đại học và đánh giá giá trị của trường đại học, nơi cung cấp dịch vụ đào tạo Đối với tài sản vô hình gồm năng lực giảng viên, uy tín và tính đáp ứng cơ sở vật chất của trường đại học Nguồn lực con người chính là nguồn lực chính của công ty và chính nguồn lực này tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty (Cohen and Kaimenakis, 2007; Wright et al., 2001) Nghiên cứu thử nghiệm là bước tiến thông qua khách hàng tập trung vào phương pháp tiếp cận marketing đến cách nhìn cơ bản về nguồn lực (Resource- based view) và vai trò của nguồn lực chính trong công ty Trong mỗi trường đại học, nguồn lực vô hình (uy tín, năng lực đội ngũ giảng viên) và nguồn lực hữu hình (cơ sở vật chất) tạo ra lợi thế cạnh tranh của trường đại học

H3(a,b,c) Nguồn lực của trường Đại học có ảnh hưởng tích cực đến giá trị dịch vụ đào tạo

MỐI QUAN HỆ NGUỒN LỰC SINH VIÊN VỚI GIÁ TRỊ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

Nguồn lực của nhà cung cấp được sử dụng cho việc tạo ra lợi ích cho khách hàng vốn là vì khách hàng là trung tâm của việc tạo ra giá trị và ngụ ý về mối quan hệ

Gale cho rằng giá trị khách hàng là chất lượng mà thị trường đánh giá nhằm điều chỉnh giá tương đối của sản phẩm (Gale, 1994) Ramirez cho rằng giá trị khách hàng là những hành động và sự tương tác mà nguồn lực có được hỗ trợ hoặc tạo khả năng cho khách hàng (Ramires, 1999) Giá trị khách hàng cũng được mô tả như là sự đánh đổi giữa nhận thức chất lượng và giá cả cộng thêm lợi ích nội tại hoặc lợi ích bên ngoài mà nó có được (Zeithaml, 1988; Desarbo et al.,2001; Chang and Wildt, 1994) Sự khác biệt được nêu ra giữa nhận thức của khách hàng về giá trị và tổng giá trị khách hàng Nhận thức của khách hàng về giá trị được xác định là “sự khác nhau giữa sự đánh giá của khách hàng tiềm năng về tất cả các lợi ích và chi phí được đề xuất với tất cả những nhận thức lựa chọn thay thế” và tổng giá trị khách hàng được xác định “nhận thức giá trị tiền tệ của nền kinh tế, chức năng và tâm lý lợi ích của khách hàng mong đợi từ thị trường cung cấp” (Vorhies, 1998;

Varadarajan and Jaychandran,1999; Menon et al., 1999; Kotler, 2003)

Theo tác giả Vargo and Lusch, vai trò của khách hàng là người cùng tạo ra dịch vụ, thị trường là một tiến trình làm điều gì đó tác động qua lại với khách hàng Trước tiên, khách hàng là một nguồn lực, chỉ thi thoảng mới có chức năng như nhà cung cấp Giá trị được đánh giá và quyết định bởi khách hàng dựa trên nền tảng “giá trị sử dụng” Kết quả của giá trị là ứng dụng những lợi ích từ nguồn lực khách hàng và chuyển đổi từ nguồn lực nhà cung cấp Nhà cung cấp chỉ có thể tạo ra giá trị về mặt lý thuyết Tác động qua lại giữa khách hàng và nhà cung cấp có mối liên hệ cùng tạo ra giá trị Woodruff’s (1997) xác định giá trị khách hàng theo ngôn ngữ marketing: Giá trị khách hàng là nhận thức của khách hàng về sự ưu đãi và đánh giá những thuộc tính của sản phẩm, kết quả của thuộc tính và hậu quả phát sinh từ việc sử dụng các điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu của khách hàng và mục đích của tình trạng sử dụng (Woodruff, 1997, p 142) Nhận thức của khách hàng về giá trị được cho là nền tảng cơ bản của lợi thế cạnh tranh của công ty (Slater and Narver, 1994; Woodruff, 1997) và giá trị được tạo ra “ dựa vào mối quan hệ hợp tác khách hàng – nhà cung cấp” (Anderson, 1995, 394) Theo lý luận dịch vụ chiếm ưu thế (S-D logic) kiến thức và kỹ năng là nguồn lực linh hoạt của khách hàng bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ và giá trị được tạo ra khi khách hàng đưa vào sử dụng Để đạt được giải pháp cung cấp giá trị sử dụng một cách tốt nhất, nguồn lực của nhà cung cấp và khách hàng đều cần có sự tích hợp để cùng tạo ra giá trị dịch vụ Cùng tạo ra giá trị (co-creation value) là một đề suất phức tạp có thể được mô tả khi tập trung vào nguồn lực khách hàng để giải quyết vấn đề: miêu tả mối tương quan thông qua sự tương tác qua lại giữa nguồn lực khách hàng và nguồn lực nhà cung cấp, giả thuyết lý thuyêt nêu ra việc ứng dụng những kỹ năng chuyên biệt và kiến thức của khách hàng tương tác qua lại để tạo ra tiềm năng giá trị sử dụng tốt nhất cho khách hàng Dựa cơ sở trên tác giả tin rằng có mối quan hệ về nguồn lực sinh viên ( bao gồm năng lực, thời gian dành cho việc học, khả năng tài chính) với giá trị dịch vụ đào tạo Tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết trên để xây dựng giả thuyết:

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NAM VÀ NỮ VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ

Trong nghiên cứu này, biến sinh viên nam và sinh viên nữ với các mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học và kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cũng xem xét mối quan hệ giữa sinh viên với kết quả học tập có bị ảnh hưởng bởi biến này hay không Biến sinh viên nam và sinh viên nữ cũng được xem xét đối với mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học, nguồn lực sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo hay không Giả thuyết được đặt ra như sau:

Nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên nam và sinh viên nữ liên quan đến mối quan hệ giữa nguồn lực của trường đại học, nguồn lực của sinh viên và kết quả học tập Cụ thể, nguồn lực của trường đại học có tác động tích cực đến kết quả học tập của cả sinh viên nam và nữ.

H5 Có sự khác biệt về sinh viên nam và sinh viên nữ đối với mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học, nguồn lực sinh viên đến giá trị dịch vụ đào tạo.

CÓ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ NGÀNH KỸ THUẬT, TỰ NHIÊN

Trong nghiên cứu này, biến sinh viên ngành kinh tế và sinh viên tự nhiên, kỹ thuật với các mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học và kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cũng xem xét mối quan hệ giữa hai nhóm sinh viên với kết quả học tập, giá trị dịch vụ có bị ảnh hưởng bởi biến này hay không Giả thuyết được đặt ra như sau:

H6 Có sự khác biệt về sinh viên ngành kinh tế và sinh viên ngành tự nhiên, kỹ thuật

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài và dựa vào nghiên cứu của Carol Barry và Julie Gerstman (2007) giá trị khách hàng về cách nhìn cơ bản nguồn lực và mối quan hệ để tài ra lợi thế cạnh tranh bền vững Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra thực nghiệm tác động của các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên ngành kinh tế quản lý tại Đà Lạt Nghiên cứu giả định rằng các nguồn lực vô hình ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trong đó, nguồn lực vô hình của trường Đại học có quan hệ tích cực với kết quả học tập của sinh viên và nguồn lực vô hình của sinh viên có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn Về mặt lý luận, các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Về mặt thực tiễn: đối với sinh viên: thông qua kết quả của nghiên cứu này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên và giúp các bạn sinh viên xác định được làm thế nào để đạt kết cao trong học tập Cải thiện hiệu quả học tập của sinh viên; đối với các trường Đại học trên địa bàn Đà Lạt: là cơ sở để xây dựng uy tín, thương hiệu, hình ảnh của trường thông qua thành tích học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo.

MỘT SỐ GIẢ THUYẾT ĐƯỢC ĐẶT RA CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu

3.12 MỘT SỐ GIẢ THUYẾT ĐƯỢC ĐẶT RA CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

H1(a,b,c,) Nguồn lực của trường Đại học có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

H2(a,b,c,) Nguồn lực sinh viên có ảnh hưởng tích cực kết quả học tập của sinh viên

H3(a,b,c,) Nguồn lực của trường Đại học có ảnh hưởng tích cực đến giá trị dịch vụ đào tạo

H4(a,b,c,) Nguồn lực sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến giá trị dịch vụ đào tạo

H5 Có sự khác biệt về sinh viên nam và sinh viên nữ đối với mối quan hệ giữa nguồn lực trường đại học và kết quả học tập của sinh viên

H6 Có sự khác biệt về sinh viên ngành kinh tế và sinh viên ngành tự nhiên, kỹ thuật

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này dự kiến tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Quy trình nghiên cứu dự kiến thực hiện:

Hình: 4.1 Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan Thang đo 1 Thảo luận tay đôi

Nghiên cứu chính thức Đánh giá thang đo thông qua độ tin cậy và độ giá trị

Kiểm định mô hình lý thuyết

Kết luận và kiến nghị

Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha (>0.6) Loại biến có tương quan biến - tổng nhỏ (

Ngày đăng: 24/09/2024, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Stephen L. Vargo, Paul P. Maligo, Melissa Archpru Akaka (2008), “On value and value co-creation: A service systems and service logic perspective”, European Management Journal, Vol. 26, 145-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On value and value co-creation: A service systems and service logic perspective”
Tác giả: Stephen L. Vargo, Paul P. Maligo, Melissa Archpru Akaka
Năm: 2008
2. Stephen L.Vargo, Robert F.Lusch, Mathew O’Brien (2007), “Competing through service : Insights from service-dominant logic”, Journal of retailing Vol.83, 5-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competing through service : Insights from service-dominant logic”
Tác giả: Stephen L.Vargo, Robert F.Lusch, Mathew O’Brien
Năm: 2007
3. Stephen L.Vargo, Robert F. Lusch (2008), “Service-dominant logic Sách, tạp chí
Tiêu đề: 3. Stephen L.Vargo, Robert F. Lusch (2008), “Service-dominant logic
Tác giả: Stephen L.Vargo, Robert F. Lusch
Năm: 2008
5. Pham Ngoc Thuy, Ferdric W. Swierczek (2006), “Facilitators of organizational learning in design”, The Learning Organization, Vol.13, No.2, pp 186-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Facilitators of organizational learning in design”
Tác giả: Pham Ngoc Thuy, Ferdric W. Swierczek
Năm: 2006
6. Steve Bron et al. (2010), “Service dominant logic: marketing research implications and opotunities”, Journal of customer behavior, Vol. 9, No. 3, pp 253-264 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al. (2010), “Service dominant logic: marketing research implications and opotunities”
Tác giả: Steve Bron et al
Năm: 2010
7. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương Pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2011
8. Gaston Leblanc, Nha Nguyen (1999), “Listening to customer’s voice: examining perceived service value among business college student”, The International Journal of Education Management, 13/4, 187-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Listening to customer’s voice: "examining perceived service value among business college student”
Tác giả: Gaston Leblanc, Nha Nguyen
Năm: 1999
9. Stephen L.Vargo, Michael A. Merz, Yi He, (2009), “The envolving Brand logic: a service–dominant logic perspective” Academy of Marketing Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: The envolving Brand logic: a service–dominant logic perspective”
Tác giả: Stephen L.Vargo, Michael A. Merz, Yi He
Năm: 2009
10. Parasuraman, A., Valarie Zaithaml and Leonard Berry (1998), “SERVQUAL: A Multiple- Itenm Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”, Journal of Retailing Sách, tạp chí
Tiêu đề: SERVQUAL: "A Multiple- Itenm Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality
Tác giả: Parasuraman, A., Valarie Zaithaml and Leonard Berry
Năm: 1998
1. Theo Anh/Chị, nguồn lực của trường Đại học bao gồm những nguồn lực nào? Tại sao Khác
2. Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm những yếu tố nào nữa không Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 38)
Bảng câu hỏi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng c âu hỏi (Trang 40)
Bảng 5.3.1  Kết quả phân tích nhân tố Nguồn lực trường đại học - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.3.1 Kết quả phân tích nhân tố Nguồn lực trường đại học (Trang 63)
Bảng 5.3.2 Kết quả phân tích Nguồn lực sinh viên - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.3.2 Kết quả phân tích Nguồn lực sinh viên (Trang 64)
Bảng 5.3.3 Phân tích nhân tố kết quả học tập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.3.3 Phân tích nhân tố kết quả học tập (Trang 65)
Bảng 5.3.5 Kết quả phân tích nhân tố nguồn lực trường đại học và nguồn lực  sinh viên - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.3.5 Kết quả phân tích nhân tố nguồn lực trường đại học và nguồn lực sinh viên (Trang 67)
Bảng 5.4.1 Hệ số tương quan giữa các biến Dcoht, nlucsv, tgian, nlucgv, csvc,  uytin với biến KQHT - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.4.1 Hệ số tương quan giữa các biến Dcoht, nlucsv, tgian, nlucgv, csvc, uytin với biến KQHT (Trang 71)
Bảng 5.4.9 Kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.4.9 Kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận (Trang 79)
Bảng  5.6.1  Kết  quả  phân  tích  hồi  quy  giữa  nhóm  sinh  viên  nam  cảm  nhận  về  kết  quả học tập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
ng 5.6.1 Kết quả phân tích hồi quy giữa nhóm sinh viên nam cảm nhận về kết quả học tập (Trang 83)
Bảng 5.6.3 Kết quả phân tích hồi quy nhóm sinh viên nữ cảm nhận về giá trị dịch - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.6.3 Kết quả phân tích hồi quy nhóm sinh viên nữ cảm nhận về giá trị dịch (Trang 85)
Bảng 5.7.2 kết quả phân tích nhân tố của nhóm yếu tố ngành kỹ thuật với kết quả  học tập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.7.2 kết quả phân tích nhân tố của nhóm yếu tố ngành kỹ thuật với kết quả học tập (Trang 87)
Bảng 5.7.3 kết quả phân tích nhân tố của nhóm yếu tố ngành tự nhiên với kết quả  học tập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.7.3 kết quả phân tích nhân tố của nhóm yếu tố ngành tự nhiên với kết quả học tập (Trang 88)
Bảng  5.7.5  Kết  quả  phân  tích  nhân  tố  nhóm  sinh  viên  ngành  tự  nhiên  đến  gia  trị  dịch vụ như sau: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
ng 5.7.5 Kết quả phân tích nhân tố nhóm sinh viên ngành tự nhiên đến gia trị dịch vụ như sau: (Trang 90)
Bảng 5.7.6 Kết quả phân tích ngành kỹ thuật như sau: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt
Bảng 5.7.6 Kết quả phân tích ngành kỹ thuật như sau: (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN