TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TP. ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 21 - 24)

Đà Lạt được biết đến với 02 trường đại học tổng hợp đó là Đại học đà Lạt được thành lập từ năm 1976 và Đại học Yersin được thành lập từ năm 2004, hai trường này đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể đại học Đà Lạt có 18 khoa, đại học Yersin có 09 khoa. Ngoài ra còn có Đại học Kiến trúc Tp HCM chi nhánh Đà Lạt chỉ mới thành lập năm 2011. Đà Lạt vốn nổi tiếng với khí hậu mát mẻ và được cho là phù hợp với môi trường học tập, nên ngay từ thời kỳ Pháp thuộc đã chọn Đà Lạt như là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ngày nay, Đà Lạt cũng đã thu hút rất nhiều sinh viên từ các tỉnh miền Trung đến học tập tại môi trường giáo dục Đà Lạt, vì vậy cách nhìn nhận của sinh viên địa phương và sinh viên các tỉnh khác khi lựa chọn trường đại học tại Đà Lạt là nơi bắt đầu cho hành trình tìm kiếm tri thức và trang bị kiến thức cho chính bản thân sinh viên đã tạo ra môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo tại Đà Lạt.

Tuy chỉ có 02 trường Đại học tổng hợp nhưng tổng số các ngành học của 02 trường đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu đào tạo của xã hội. Việc đa dạng hóa các ngành đào tạo của hai trường đã thu hút rất nhiều thế hệ sinh viên trong và ngoài tỉnh đến học, từ đó có thể nói Đà Lạt đã xây dựng được cho mình được hình ảnh sinh viên Đà Lạt với số lượng sinh viên tuyển hàng năm của trường Đại học Đà Lạt và Đại học Yersin đạt khoảng 2.500 chỉ tiêu hệ đại học chính quy. Ngoài ra, hiện nay 02 trường Đại học này đã thực hiện đào tạo theo hệ tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2.2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT 2.2.1 ĐẠI HỌC TẠI ĐÀ LẠT

Trường Đại học Đà Lạt là một trường công lập được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1976 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiện nay mô hình đào tạo của trường Đại học Đà Lạt cơ bản ổn định với 52 ngành đào tạo thuộc các khối ngành khoa học tự nhiên – công nghệ, xã hội nhân văn, kinh tế học với 5 bậc đào tạo: THCN (3 ngành), Cao đẳng (4 ngành), Đại học (37 ngành), Sau Đại học (7 ngành), Tiến sĩ (1 ngành). Cùng với đào tạo tại chỗ, nhà trường đã liên kết với 31 cơ sở đào tạo ở các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ để đào tạo tại chức, chuyên tu, từ xa. Đặc biệt, từ năm học 2007 – 2008 sinh viên các hệ đào tạo thường xuyên, từ năm thứ nhất bắt đầu được đào tạo theo tín chỉ. Tổng số sinh viên toàn trường trong năm học 2008 – 2009 là 26.500.

Tổng số sinh viên của 28 khóa đã tốt nghiệp cử nhân là 30.200.

Chủ trương của nhà trường từ nay đến năm 2013 về công tác đào tạo là:

- Tiếp tục mở một số ngành mang tính chọn lọc, đặc thù.

- Đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi toàn diện và triệt để sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ: hoàn thiện chương trình, đảm bảo đủ giáo trình tài liệu, nâng cao chất lượng phòng học, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đào tạo và các phòng thí nghiệm, cải tiến phương pháp dạy và học, cải tiến phương pháp thi - đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy, đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên.

- Thu hút sinh viên là người nước ngoài đến trường học tập.

- Tiếp tục mở đào tạo Sau Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Anh văn và đào tạo Nghiên cứu sinh các ngành: Sinh học, Ngữ văn, Vật lý.

- Tăng quy mô đào tạo lên 30.000 sinh viên trong đó bao gồm 15.500 sinh viên chính quy và 14.500 sinh viên không chính quy.

2.2.2 ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

Trường Đại học Yersin Đà Lạt được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 175/2004/QĐ.TTg ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Đại học Yersin Đà Lạt đào tạo 09 chuyên ngành thuộc khối ngành Kinh tế, Khoa học kỹ thuật công nghệ và một số ngành Khoa học xã hội và nhân văn với 02 bậc đào tạo: đại học và cao đẳng.

Số lượng sinh viên: khoảng 2.000 sinh viên

Chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trường nhắm đến 4 mục tiêu cơ bản:

- Mở rộng ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng những ngành mang tính đặc thù là thế mạnh của trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiện cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)