KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

5.3.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Kết quả phân tích nhân tố cho 41 biến quan sát (cả biến độc lập và biến phụ thuộc) có 13 bị loại bỏ do có hệ số tải nhỏ hơn 0.4.

Bảng 5.3.5 Kết quả phân tích nhân tố nguồn lực trường đại học và nguồn lực sinh viên

Biến

quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6

dcosv31 .782 dcosv32 .765 dcosv30 .651 dcosv27 .548 dcosv28 .545

Csvc18 .831

Csvc17 .686

Csvc15 .576

Csvc16 .529

Csvc14 .527

Gvien7 .839

Gvien6 .767

Gvien8 .604

tgiansv26 .876

tgiansv25 .748

Nlucsv21 .619

Nlucsv23 .587

Nlucsv22 .538

uytin3 .828

uytin2 .803

KMO .829

Kiểm định Barlett Sig. 000 Tổng phương sai trích(%) 54.164%

Số biến còn lại là 28 được chia làm tám nhóm nhân tố, các biến có hệ số tải đều lớn hơn 0.4 nên các biến quan sát đạt giá trị hội tụ trong nhân tố, do đó chúng có ý

nghĩa thiết thực. Hệ số KMO đều lớn hơn 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlet’s có mức ý nghĩa Sig. bằng 0.000 < 0.05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Tổng phương sai trích lớn hơn 50% cho biết 08 nhân tố giải thích được hơn 50% biến thiên của dữ liệu.

Theo mô hình nghiên cứu ban đầu có 41 biến quan sát (cả biến độc lập và biến phụ thuộc) gồm 8 nhân tố. Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbanch’s Alpha thì không có nhân tố nào bị loại. Như vậy mô hình nghiên cứu gồm 28 biến quan sát gồm: Uy tín trường đại học, Năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất trường đại học, năng lực học tập sinh viên, thời gian dành cho việc học và động cơ học tập của sinh viên.

Nhân tố 1: Uy tín trường đại học được diễn tả bởi các biến quan sát là lời hứa của

trường đại học với sinh viên, uy tín của trường đại học, niềm tin vào trường đại học và giá trị bằng cấp của trường đại học. Như vậy thông qua kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbanch’s Alpha của nhân tố này thể hiện đây là một nhóm biến quan sát hợp lý.

Nhân tố 2: Năng lực giảng viên thể hiện qua các biến quan sát trình độ giảng viên,

kiến thức chuyên môn của giảng viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên. Nhân tố được rút trích không có sự thay đổi biến quan sát nên vẫn giữ nguyên nhân tố này là năng lực giảng viên. Như vậy hệ số Cronbanch’s Alpha của nhân tố này là 0.799

>0.6 chứng minh việc nhóm các biến quan sát trên thành một nhân tố là phù hợp.

Nhân tố 3: Nhân tố được rút trích sau khi loại bỏ biến quan sát Csvc13, Csvc16,

Csvc17 không ảnh hưởng đến tên gọi của nhóm nhân tố nên vẫn giữ nguyên là nhân tố cơ sỏ vật chất. Nhân tố này đo lường cơ sỏ vật chất, trang thiết bị dạy học, khuôn viên, môi trường học tập. Hệ số Cronbanch’s Alpha là 0.803>0.6 nên việc nhóm các nhân tố này thành nhóm là phù hợp.

Nhân tố 4: Nhân tố thời gian dành cho việc học được giữ nguyên và được diễn tả

bởi biến quan sát thời gian tham gia vào lớp học, thời gian đọc tài liệu ở nhà, thời gian tự học. Giá trị kiểm định thang đo Cronbanch’s Alpha là 0.769 nên thang đo này là phù hợp.

Nhân tố 5: Nhân tố động cơ học tập sau khi loại bỏ biến thì vẫn giữ nguyên là nhân

tố động cơ học tập, nhân tố động cơ học tập gồm các biến quan sát sự cần thiết của môn học, học tập liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức, trình độ chuyên môn, ưu tiên cho việc học. Hệ số Cronbanch’s Alpha 0.862 lớn hơn 0.6 nên các biến này nhóm thành 1 nhóm nhân tố là phù hợp.

Nhân tố 6: Năng lực sinh viên sau khi loại bỏ hai biến quan sát vẫn giữ nguyên là

nhân tố năng lực sinh viên, nhân tố năng lực sinh viên đo lường khả năng tự học, phương pháp học tập, khả năng làm việc nhóm, khả năng vận dụng lý thuyết. Giá trị kiểm định thang đo Cronbanch’s Alpha của nhân tố này là 0.767 >0.6 xác định độ tin cậy của thang đo.

Nhân tố 7: Kết quả học tập của sinh viên được diễn tả bởi 04 biến quan sát kiến

thức, kỹ năng, tính ứng dụng kiến thức, kết quả học tập do sinh viên cảm nhận. Giá trị kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbanch’s Alpha của nhân tố này là 0.856 lớn hơn 0.6 thể hiện việc nhóm các biến quan sát trên thành 1 nhân tố là hợp lý và độ tin cậy của thang đo cao.

Nhân tố 8 Giá trị dịch vụ đào tạo gồm 05 biến quan sát là lợi ích của việc học đại

học, sự hài lòng với kết quả học tập, thành quả đạt được, chất lượng đào tạo theo cảm nhận của sinh viên. Giá trị kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbanch’s Alpha của nhân tố này là 0.872 lớn hơn 0.6 thể hiện việc nhóm các biến quan sát trên thành 1 nhân tố là hợp lý và độ tin cậy của thang đo cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)