NGUỒN LỰC SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2 NGUỒN LỰC SINH VIÊN

Nguồn lực khách hàng (operant resource) là nguồn lực mà tạo ra ảnh hưởng đến nguồn lực khác (Constantin and Lusch 1994). Vai trò mối quan hệ của nguồn lực khách hàng bắt đầu thay đổi trong cuối thế kỷ hai mươi khi con người nhận ra kỹ năng và kiến thức là loại nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn lực của khách hàng (operant resource) thông thường là không nhìn thấy được và vô hình; thường thì đó là năng lực cốt lõi hoặc tiến trình của tổ chức. Vì nguồn lực của khách hàng tạo ra những ảnh hưởng, chúng làm cho con người có khả năng nhân giá trị của nguồn lực tự nhiên lên và tạo ra giá trị cộng thêm cho nguồn lực của nhà cung cấp. Đây chính là yếu tố mà nguồn lực sinh viên (đóng vai trò khách hàng) sẽ tạo ra những ảnh

hưởng đến giá trị của trường đại học (nhà cung cấp), đồng thời nó tác động và tạo ra giá trị cộng thêm cho nguồn lực sinh viên để tạo ra thành tích học tập, giá trị của nguồn lực học viên.

Một minh họa nổi tiếng của nguồn lực của sinh viên (operant resource) là bộ vi xử lý: gồm tài năng và kỹ năng của con người là nguồn lực tự nhiên phong phú nhất trên trái đất và được gắn liền với kiến thức. Khi Coperland (qtd. In Gilder 1984) quan sát, trong phần cuối bộ vi xử lý của con người là ý tưởng thuần khiết.

Lý luận về trung tâm dịch vụ chiếm ưu thế nhận thấy nguồn lực của sinh viên là chủ yếu bởi vì chúng ảnh hưởng đến nhà cung cấp. Sự thay đổi này mang tính ưu việt của nguồn lực có ý nghĩa để làm thay đổi tiến trình trao đổi, thị trường và khách hàng được nhận thức và được khảo sát.

Theo lý luận về dịch vụ chiếm ưu thế xem dịch vụ như là ứng dụng từ nguồn lực của khách hàng- một nguồn lực năng động như năng lực (kiến thức và kỹ năng) mà có khả năng và tạo ảnh hưởng đến các nguồn lực khác – tạo lợi ích cho một bên khác. Nguồn lực của sinh viên bao gồm năng lực học tập của sinh viên, thời gian dành cho việc học, động cơ học tập.

3.2.1 Năng lực học tập của sinh viên

Năng lực học tập được định nghĩa là khả năng thích ứng với môi trường và công nghệ thông qua việc xác định kiến thức, xây dựng kiến thức, chia sẽ kiến thức và chuyển giao kiến thức (Goh and Richards, 1997)

Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác (Trinh & Rijlaarsdam, 2003).

Năng lực bao gồm hai thành tố (Sirdeshmukh & ctg, 2002): kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề. Năng lực học tập của sinh viên chính là dựa trên kiến

thức tổng quát sẵn có của sinh viên và kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập.

Năng lực học tập của sinh viên là sự kết hợp để đo lường hai yếu tố: kiến thức tích lũy và tiến trình học tập (learning flow) (Diericks & Cool 1999, Crossan et al, 1999)

3.2.2 Thời gian học tập

Theo Gertinger M (1985) định nghĩa thời gian và thời gian cần thiết cho việc học là yếu tố quyết định kết quả học tập (Journal of Education Physolophy, vol 77, p. 3- 11)

Thời gian dành cho việc học là thời gian mà sinh viên bỏ ra để đầu tư cho một môn học, một quá trình học, hay thời gian mà sinh viên bỏ ra trong 1 ngày để học.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng những sinh viên được khảo sát tham gia tích cực vào quá trình học tập (đầu tư thời gian dành cho việc học) đều có kết quả học tập cao hơn (Pearson Correlation: 0.094, mức ý nghĩa là 0.01). Kết quả này cũng đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu như Felder and Brent (2003), Wilke (2003), Hake (1998) and Bonwell & Eison (1991).

3.2.3 Động cơ học tập

Các nhà tâm lý học định nghĩa động lực là một quá trình nội tại giúp thúc đẩy, hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich &

Schunk,2002; Stipek, 2002).

Động lực học tập được định nghĩa là ý chí tham gia và học hỏi được biểu hiện trong chương trình phát triển (Noe, 1986). Theo tác giả Chao Lee (2010) động lực học tập là một tiến trình sinh lý học tạo ra nguyên nhân học hỏi ở mỗi cá nhân để hiểu hơn về các mục tiêu của hoạt động học tập (sự kích lệ), để duy trì sự tự phát trong các hoạt động như nhu cầu, dẫn dắt các hoạt động đến mục tiêu đề ra, hài lòng với các mục tiêu hoạt động (sự hoàn thành).

Động lực học tập là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới tất cả các thái độ học tập của người học (Huang & Hsu, 2005).

Woldkowski (1985) đã giải thích rằng động lực là yếu tố chính trong hoạt động học tập của người học. Thông thường, những động lực tích cực sẽ thúc đẩy thái độ học tập tích cực của người học.

Trong nghiên cứu của Ali &Jusoff (2009), các tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu khẳng định mối tương quan tích cực giữa thái độ học tập và kết quả học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố nguồn lực nhà trường và sinh viên đến kết quả học tập và giá trị dịch vụ đào tạo ở các trường đại học tại Tp. Đà Lạt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)