HỌC VIÊN: NGUYỄN NGỌC PHÚC TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Quản trị kinh do
Trang 1HỌC VIÊN: NGUYỄN NGỌC PHÚC TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Nguyễn Hậu Cán bộ chấm nhận xét 1: Tiến sĩ Vũ Thế Dũng
Cán bộ chấm nhận xét 2: Tiến sĩ Trần Hà Minh Quân
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh ngày 08/02/2012
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn gồm: 1 PGS.TS Lê Nguyễn Hậu
2 TS Phạm Ngọc Thúy 3 TS Trương Thị Lan Anh 4 TS Nguyễn Thanh Hùng 5 TS Trần Hà Minh Quân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có)
Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Phúc Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 05-01-1972 Nơi sinh: Quảng Nam Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số học viên: 1080890
I- Tên Đề tài: Tác động của Định hướng thị trường và Chính sách địa phương đến
hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lâm Đồng
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Đánh giá ảnh hưởng về quản lý theo các tiêu chí “định hướng thị trường” và chính sách địa phương đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Lâm Đồng;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
- Đề xuất các giải pháp: + Để giúp các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh + Đề xuất chính quyền điạ phương trong việc xây dựng chính sách, hỗ trợ cho các DNNVV
III- Ngày giao nhiệm vụ: 22/8/2011 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 06/01/2012 V- Cán bộ hướng dẫn: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lê Nguyễn Hậu
Trang 4học Bách khoa TP.HCM đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện Luận văn
Tôi cũng chân thành cám ơn: - Tiến sĩ Lê Trung Chơn và các thầy, cô Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn;
- Khoa quản lý công nghiệp, Phòng đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này;
- Sở Kế họach Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Hiệp hội hoa Đà Lạt, Hiệp hội du lịch Đà Lạt, Hiệp hội DNNVV tỉnh Lâm Đồng, đã hỗ trợ cung cấp thông tin có liên quan;
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu./
Trang 5trợ từ giáo viên hướng dẫn Tất cả những nội dung và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
Đà Lạt, ngày 6 tháng 01 năm 2012
Nguyễn Ngọc Phúc
Trang 6được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng về phương diện và phương thức quản lý theo hai tiêu chí: (1) “Định hướng thị trường“ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và (2) “Các chính sách địa phương“ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Cụ thể, về “Định hướng thị trường“ của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tập trung nghiên cứu các nhóm yếu tố: Định hướng khách hàng, Định hướng cạnh tranh, Ứng phó nhạy bén và Phối hợp chức năng Về “Các chính sách địa phương“ tập trung nghiên cứu các nhóm Chính sách đất đai, Chính sách vốn và tín dụng, và Chính sách xúc tiến thương mại Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp và xây dựng các chính sách của chính quyền địa phương để hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi thế cạnh tranh
Đề tài đã được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về Định hướng thị trường của các tác giả: Kohli and Jaworski (1990), Narver và Slater (1990), Gray và cộng sự (1998) Ngoài ra, đề tài cũng đã tham khảo các kết quả nghiên cứu về phương thức quản lý theo định hướng thị trường, chính sách địa phương đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của các tác giả: Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007), Bùi Nguyên Hùng và Lê Nguyễn Hậu (2007), Hansen (2006), Phan Thị Lý (2011), Lê Quang Mạnh (2011), v.v
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu này dựa vào kết quả khảo sát mẫu từ hai nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thương mại – Dịch vụ tại tỉnh Lâm Đồng Mẫu khảo sát được chọn bằng phương pháp phân hạng ngạch để đủ đại diện cho 2 nhóm ngành trên Kết quả 172 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong 2 lĩnh vực Nông nghiệp và Thương mại – Dịch vụ đã được chọn để khảo sát
Trang 7tạo thành) Các yếu tố còn lại trong Định hướng khách hàng và Định hướng cạnh tranh, và Phối hợp chức năng không ảnh hưởng đến Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều này có thể được giải thích do đa số các doanh nghiệp tại Lâm Đồng đa số là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp không trực tiếp phân phối sản phẩm, vì thế chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc nhóm “Chính sách địa phương“ có tác động đến Hiệu quả họat động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó Chính sách vốn và tín dụng có tác động mạnh nhất; kế đến là Chính sách xúc tiến thương mại; Chính sách đất đai không tác động đến Hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy “Định hướng thị trường“ và “Chính sách địa phương“ không có sự khác biệt trong tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa 2 nhóm ngành sản xuất nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ
Từ kết quả nghiên cứu trên, một số đề xuất với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng như sau:
(a) Đối với doanh nghiệp:
- Chú trọng đến công tác thu thập thông tin thị trường, phân tích thị trường, có kế họach, chương trình để thu thập thông tin về khách hàng và sản phẩm.Chủ động tham gia vào các tổ chức, hiệp hội để kịp thời nắm bắt thông tin thị trường nội địa và nước ngoài để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần năng động hơn và phản ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đó là Ứng phó nhanh chóng với sự thay đổi nhanh của giá cả sản phẩm và thị hiếu về sản phẩm của khách hàng
Trang 8- Hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận đến nguồn vốn, tín dụng để đầu tư sản xuất thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc vay vốn sản xuất bằng hình thức thế chấp đất đai và tài sản; minh bạch, sửa đổi các quy định, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, nguồn vốn của WB, IMF, Quỹ khuyến công, Quỹ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư…
- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, cũng như làm cầu nối để các doanh nghiệp của tỉnh ký kết hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp trong và ngòai nước
- Cần có giải pháp, lộ trình cụ thể và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho các ngành hàng chủ lực của tỉnh rau, hoa, du lịch
*Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Định hướng thị trường, Chính sách địa
phương, Hiệu quả họat động kinh doanh
Trang 9Lam Dong Province” was done with aims to evaluate impact of the managerial aspect and modality from two groups of factors: (1) Market orientation of Small and Medium sized enterprises (SMEs) and (2) Local government’s policies on the efficiency of SMEs More precisely, a group of factors of SMEs’ market orientation was concentrated on several aspects such as, consumer orientation, competitiveness orientation, rapid response and functional coordination of SMEs The study focus on local government’s policies were land policy, financial and credit policy and trade promotion policy As a result, solutions for SMEs and policy making of Lam Dong province’s local government to enhance the efficiency and competitiveness improvement of SMEs are firmly drawn
Theoretically, this work was relied on market orientation theories of Kohli and
Jaworski (1990), Narver and Slater (1990), Gray et al (1998) In addition, the study
was also based on empirical studies of market orientation of SMEs and local policies affecting the efficiency of SMEs done by Le Nguyen Hau and Pham Ngoc Thuy (2007), Bui Nguyen Hung and Le Nguyen Hau (2007), Hansen (2006), Phan Thi Ly (2011), Le Quang Manh (2011), etc
Data for this empirical work was collected from a sample survey of two groups of agricultural and trade & service enterprises The sampling process was done by applying a randomly stratified method in order to have a sample that could be representative for the whole population of each enterprise category As a result, 172 SMEs in Lam Dong province were selected for the survey
Results of statistical analysis clearly show that the rapid response factor and the market information controlling factor (including several variables of consumer orientation and competitiveness orientation) have the strongest positive impact on the efficiency of SMEs, respectively Other variables including the rest variables of
Trang 10consumers, directly Therefore, they do not pay much attention on consumer orientation and competitiveness orientation, and functional coordination factors
At the same time, statistical analysis also suggests that several factors of local government’s policies have impact on the efficiency of SMEs in which financial and credit policies have the strongest impact and following by trade promotion policy In contrast, land policy does not have any impact on the efficiency of SMEs, especially of those SMEs came into the operation stage
Moreover, research findings have strongly asserted that the impact of SMEs’ market orientation and local government’s policies having on the efficiency of SMEs is not differentiated between agriculture and trade & service sectors, statistically
Several policy recommendations to SMEs and Lam Dong authorities are drawn from research findings as following:
(a) Recommendations to small and medium sized enterprises
- SMEs should pay more attention on access to market information and market analysis, designing plans and programs to survey information about customers and products In addition, SMEs should actively participate into professional associations to obtain promptly domestic and international market information on which SMEs develop their long-term activities, effectively
- SMEs should improve their capacity in order to actively and rapidly respond to the economic environment changing such as capacity to adapt the rapid changes of products’ price and customers’ tastes
Trang 11
- Local government should provide SMEs with better supports in access to favorable capital and credit sources by simplifying administrative procedures related to land and property- mortgaged credits; renovating and adjusting regulations and creating favorable conditions that help SMEs easier in access to credit provided by commercial banks, WB, IMF, industrial extension and ex-investment’s interest support funds, etc
- Local government should strengthen trade promotion services in order to support SMEs in access to market information, searching new markets, trademark dissemination and well as build up the bridge for local enterprises with domestic and international co-operations
- Local government should provide precise solutions and steps as well as funds to SMEs for trademark branding and protection of the major goods and services such as vegetables, flowers and tourism
Keywords: Small and Medium Enterprise, market orientation, local government’s policy,
efficiency.
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Cấu trúc luận văn 5 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
2.3.2 Chính sách công tác động đến họat động của doanh nghiệp 13
2.5 Đề xuất Mô hình nghiên cứu 16
Chương 4: Phân tích kết quả
4.2 Kiểm tra tính đơn hướng của thang đo 30
Trang 134.5 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 36
4.5.1 Tạo biến đại diện 36
4.5.3 Kiểm tra thang đo của mô hình điều chỉnh 39
4.6 Phân tích hồi qui đa biến 40
4.6.1 Kết quả hồi qui đa biến khi phân tích chung 2 nhóm yếu tố 414.6.2 Kết quả hồi qui đa biến khi phân tích riêng 2 nhóm yếu tố 42
4.7 Kiểm định giả thuyết 44
4.9 Thảo luận kết quả 47 Chương 5: Kết luận, kiến nghị
5.1 Kết luận 515.2 Kiến nghị 52
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 53
5.3 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu 54
Trang 14
Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp phỏng vấn Phụ lục 4: Thống kê mẫu khảo sát
Phụ lục 5: Kiểm tra tính đơn hướng thang đo (xoay varimax) lần đầu Phụ lục 6: Kiểm tra tính đơn hướng thang đo (xoay varimax) lần cuối Phụ lục 7: Phân tích nhân tố với phép xoay promax
Phụ lục 8: Hồi quy đa biến chung cho 2 nhóm yếu tố Phụ lục 9: Hồi quy đa biến riêng cho nhóm yếu tố MO Phụ lục 10: Hồi quy đa biến riêng cho nhóm yếu tố CSDP Phụ lục 11: kiểm định khác biệt 2 nhóm ngành nghề kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
4-1 Tổng hợp bảng câu hỏi nhận được 28
4-4 Phân phối chuẩn các biến của thang đo DHKH 29
4-7 Kết quả phân tích nhân tố chung lần đầu các biến độc lập 334-8 Kết quả phân tích nhân tố chung lần cuối các biến độc lập 354-9 Kết quả phân tích nhân tố chung các biến phụ thuộc 36
4-12 Kết quả hồi qui đa biến chung cho 2 nhóm yếu tố 41
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 16Chương 1 Giới thiệu 1.1 Hình thành đề tài:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển Ở Đài Loan (Trung Quốc), DNNVV xuất khẩu sản phẩm là 56%, ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ 31,5% Ngoài đóng góp ngân sách cho Chính phủ, các DNNVV còn tham gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo Do vậy DNNVV là đối tượng được Chính phủ các nước quan tâm hỗ trợ 1
Các doanh nghiệp lớn thường đầu tư tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, ngược lại các DNNVV thường đầu tư tại các thành phố nhỏ, vùng nông thôn hay trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ Do vậy, DNNVV tạo sự cân bằng trong phát triển kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giữa các ngành và vùng lãnh thổ
Tại Việt Nam, với chính sách đổi mới về kinh tế, trong những năm qua các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã được Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Chính sách về đầu tư ngày càng thông thoáng, hệ thống pháp luật ngày càng được minh bạch, cải cách hành chính được đẩy mạnh từ trung ương đến các điạ phương, môi trường kinh doanh ngày càng được đổi mới
Trong bối cảnh đó, DNNVV tại Lâm Đồng cũng như các doanh nghiệp khác cũng đã được các cấp chính quyền tạo điều kiện tối đa về chính sách để phát triển Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững như: Kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV trên điạ bàn tỉnh theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010; Kế hoạch số 3828/KH ngày
1
OECD (2004), Promoting SMEs for Development, Report of 2nd OECD conference of ministers responsible for SMEs, Istanbul, Turkey
Trang 1722/7/2011 của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2016; Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2012 theo Quyết định số 3827/KH ngày 22/7/2011; thành lập Ban điều phối kế hoạch phát triển DNNVV tỉnh Lâm Đồng; Ngân hàng nhà nước tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ các doanh nghiệp DNNVV tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất; chính sách về kê khai thuế của Cục thuế tỉnh; bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thương mại v.v Do tích cực trong cải cách hành chính nên môi trường kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện trong những năm gần đây 2 Chính quyền địa phương cũng đã thay đổi trong nhận thức về vai trò của DNNVV đối với phát triển kinh tế- xã hội (trước đây tỉnh chỉ chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài)
2011-Nhờ môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện, điều kiện phát triển của doanh nghiệp được thuận lợi nên tốc độ thành lập các doanh nghiệp khá cao Bình quân giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới là 20%3 Đến 31/12/2010, tổng số DNNVV tại Lâm Đồng là 4.200 doanh nghiệp, chiếm 99% tổng số doanh nghiệp của Lâm Đồng; vốn đăng ký bình quân là 4,43 tỷ đồng/doanh nghiệp Tỷ lệ số DNNVV tồn tại và hoạt động sau đăng ký kinh doanh là 84,2% Bình quân mỗi doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước là 445 triệu đồng/năm 4 Các số liệu nêu trên cho thấy xu hướng phát triển tích cực của các DNNVV trên địa bàn Lâm Đồng Trong 5 năm trở lại đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh các DNNVV của tỉnh đã được nâng lên, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo sự ổn định xã hội thông qua giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, phát triển hạ tầng và tham gia các chương trình xã hội như xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, xây dựng trường học, công trình y tế…
Trang 18Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan như trên, nhưng sự phát triển của DNNVV ở Lâm Đồng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương (điạ phương có lợi thế về dịch vụ du lịch và nông nghiệp) Báo cáo đánh giá thực trạng về nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2005-2010 đã chỉ rõ chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn thấp Hàm lượng kỹ thuật, công nghệ trong các sản phẩm chưa cao Công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại-du lịch, mở rộng thị trường còn hạn chế 5
Mặc dù các chính sách kinh tế vĩ mô đã mở cửa theo hướng kinh tế thị trường từ hơn 2 thập kỷ qua, nhưng các DNNVV tại Lâm Đồng cũng như các doanh nghiệp trong cả nước, về phương thức quản lý theo định hướng thị trường vẫn chưa được phát triển một cách đầy đủ và tương xứng (Phạm Minh Hạc và Phạm Thanh Nghị, 2006)
Mặt khác qua nhiều năm khảo sát về ’’khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh’’ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận thấy rằng các Doanh nghiệp nói chung và các DNNVV gặp nhiều khó khăn nhất là về vốn, tiếp cận đất đai, môi trường kinh doanh 6; tuy nhiên chính sách của Chính phủ và điạ phương hiện nay vẫn còn chung chung, chưa có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này
Những khó khăn, những rào cản nêu trên có liên quan gì và có phải là nguyên nhân của việc phát triển của các DNNVV ở Lâm Đồng hay không? Đây là vấn đề và câu hỏi hết sức quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp lẫn chính quyền địa phương Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về các yếu tố môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tác động đến hiệu quả họat động của DNNVV tại tỉnh Lâm Đồng Do vậy, để có những cơ sở khoa học phục vụ cho công tác xây dựng chính sách, hỗ trợ DNNVV của chính quyền điạ phương; đồng thời để giúp DNNVV nâng cao hiệu
quả hoạt động, cần thiết có một nghiên cứu chính thức về: ’’Tác động của Định hướng
Trang 19thị trường và Chính sách địa phương đến hiệu quả họat động của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Lâm Đồng”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng về quản lý theo các tiêu chí “định hướng thị trường” và chính sách địa phương đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại Lâm Đồng;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
- Đề xuất các giải pháp: + Để giúp các DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh + Đề xuất chính quyền điạ phương trong việc xây dựng chính sách, hỗ trợ cho các DNNVV
Các doanh nghiệp khảo sát đang hoạt động và đã đi vào sản xuất, kinh doanh Chính sách địa phương bao gồm chính sách đất đai, chính sách vốn và tín dụng, chính sách xúc tiến thương mại do tỉnh đưa ra; không xét chính sách của Trung ương
1.4 Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài:
Thực hiện Đề tài này với kỳ vọng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của Định hướng trường và Chính sách của chính quyền địa phương đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thông qua đó, giúp các DNNVV nhận thức rõ hơn về các nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 20và đề xuất đối với chính quyền điạ phương trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch hỗ trợ cho DNNVV trên điạ bàn tỉnh Lâm Đồng
1.5 Cấu trúc của Luận văn:
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích kết quả - Chương 5: Kết luận, kiến nghị
-
Trang 21Chương 2 Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
Chương này xác định những khái niệm, cơ sở lý thuyết của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của DNNVV tại tỉnh Lâm Đồng
2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2.1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều định nghĩa về DNNVV khác nhau, tùy theo quan điểm của các Chính phủ ở mỗi nước, nhưng nhìn chung đều dựa vào 3 tiêu chí định lượng, đó là: tiêu chí về số lượng lao động doanh nghiệp đang sử dụng, doanh thu của doanh nghiệp hoặc vốn sở hữu doanh nghiệp
Tại Việt Nam, theo qui định tại Điều 3- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì tiêu chí DNVVN dựa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm Theo Nghị định này thì Doanh nghiệp được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp)
Trên cơ sở qui định này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 về kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; theo đó tiêu chí quy mô vốn đăng ký kinh doanh được sử dụng để phân loại là doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa, cụ thể như sau:
Khối sản xuất và xây dựng Vốn đăng ký từ 01 đến Vốn đăng ký từ 20 đến
dưới 20 tỷ đồng 100 tỷ đồng Khối thương mại và dịch vụ Vốn đăng ký từ 01 đến Vốn đăng ký từ 10 đến
dưới 10 tỷ đồng 50 tỷ đồng
Trang 22Trong điều kiện cụ thể của Lâm Đồng thì phân lọai DNNVV dựa trên tiêu chí về vốn đăng ký kinh doanh là hợp lý (sử dụng tiêu chí về lao động sẽ không phù hợp do đặc thù các doanh nghiệp tại Lâm Đồng chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động) và tiêu chí này sẽ được sử dụng để phân tích về DNNVV trong Luận án này
2.1.2 Đặc trưng của DNNVV:
DNNVV có lợi thế cấu trúc là hệ thống tổ chức gọn nhẹ, quá trình truyền thông nhanh, ra quyết định nhanh chóng, phần đông DNNVV có hệ thống quy trình ra quyết định đơn giản, khả năng ứng phó nhanh và linh hoạt trước những biến đổi của môi trường bên ngoài Tuy nhiên DNNVV cũng có những khuyết điểm cố hữu đó là nguồn lực tài chính hạn hẹp, chủ doanh nghiệp có trình độ thấp, thiếu hệ thống quản trị tài chính, yếu về tiếp thị và xây dựng thị trường, công nghệ lạc hậu… (dẫn theo Nguyễn Thành Long, 2010)
2.2 Định hướng thị trường: 2.2.1 Khái niệm:
“Định hướng thị trường” (Market Orientation – MO) là một tư tưởng quản lý kinh doanh hiện đại; về lý thuyết khái niệm này được biết đến trong những năm 1957 – 1960, từ những năm 1990 trở đi, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khái niệm này dưới góc độ ứng dụng Trong bài tổng hợp về MO, Lafferty & Hult (2001) tổng kết có năm trường phái MO:
- Trường phái tiếp cận theo hướng ra quyết định, MO là một quá trình ra quyết
định của tổ chức, nhấn mạnh tính cam kết của ban quản trị về việc chia sẻ thông tin cho các phòng ban chức năng Shapiro (1988) cho rằng mối liên kết trong nội bộ tổ chức mạnh sẽ tạo nên sự truyền thông rõ ràng, sự kết hợp bền vững và sự cam kết ở mức độ cao Tuy nhiên, Shapiro chỉ dừng lại ở mức độ ra quyết định chứ chưa đề cập đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường trong khi sự cạnh tranh là một trong các thành phần thiết yếu của nguyên lý “Định hướng thị trường”
Trang 23- Trường phái tiếp cận theo quan điểm tiếp thị, Kohli and Jaworski (1990), cho
rằng MO là quá trình tạo ra các thông tin thị trường có liên quan đến nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng; tổng hợp và phổ biến các thông tin đó đến các đơn vị chức năng trong doanh nghiệp; hoạch định/triển khai có phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng trong doanh nghiệp để ứng đối với các cơ hội thị trường, định hướng thị trường bao gồm:
+ Tạo lập thông tin: thu thập và tổng hợp các thông tin thị trường có liên quan đến nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ở hiện tại và tương lai;
+ Phổ biến thông tin: chia sẻ và phổ biến các thông tin đó đến mọi bộ phận chức năng trong doanh nghiệp;
+ Đáp ứng: toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Trường phái tiếp cận theo quan điểm văn hoá doanh nghiệp, Narver và Slater
(1990) xem MO gồm ba thành phần: + Định hướng khách hàng (Customer orientation): biết rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng của doanh nghiệp
+ Định hướng cạnh tranh (Competitor orientation) : hiểu biết rõ đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm tàng
+ Phối hợp chức năng (Functional coordination): Sử dụng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp để có thể tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng
- Trường phái tiếp cận theo hướng tập trung chiến lược, Ruekert (1992) cũng
dựa trên định nghĩa của Kohli & Jaworski và Narver & Slater, nhưng Ruekert tập trung vào phân tích theo đơn vị kinh doanh hơn là phân tích theo thị trường riêng lẻ Theo Ruekert, yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của MO chính là khách hàng
- Trường phái tiếp cận theo hướng định hướng khách hàng: Deshpande và cộng
sự (1993) đã đồng nhất MO với định hướng khách hàng Đồng thời nhóm tác giả cũng
Trang 24Mặc dù tiếp cận MO theo hai quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, cả năm trường phái đều xem việc đều cho rằng doanh nghiệp nên tập trung vào khách hàng và đối thủ cạnh tranh, và đó là trách nhiệm của toàn bộ các bộ phận của doanh nghiệp chứ không phải là nhiệm vụ riêng của bộ phận marketing
Gray & Hooley (2002) đưa ra định nghĩa chính thức và cũng là định nghĩa được
sử dụng trong nghiên cứu này về MO: “Định hướng thị trường là thuật ngữ chỉ sự triển khai một loại hình văn hóa doanh nghiệp, trong đó khuyến khích các hoạt động/hành vi nhằm mục đích thu thập, phân phối và ứng phó với các thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố môi trường kinh doanh để tạo ra được giá trị tốt hơn cho cổ đông, cho khách hàng và cho những người có quyền lợi liên quan khác”
2.2.2 Các thành phần của MO:
Ngoài 3 thành phần MO theo Narver và Slater (1990) là Định hướng khách hàng (Customer orientation), Định hướng cạnh tranh (Competitor orientation), Phối hợp chức năng (Functional coordination); Deng and Dart (1994) xác định thêm thành phần thứ tư là Định hướng lợi nhuận (Profit orientation), đó là công ty có thể xác định lợi nhuận từ
các bộ phận kinh doanh cũng như từ các dòng sản phẩm, dịch vụ
Gray và cộng sự (1998) xác định thêm thành phần thứ 5 là Ứng phó nhạy bén (Responsiveness ): là sự năng động của công ty trong kinh doanh và những phản ứng
của công ty đối với sự thay đổi của thị trường cũng như các hoạt động chiêu thị của đối thủ cạnh tranh
Gray và cộng sự đã tổng hợp và xây dựng một bộ thang đo tổng quát MO với năm tiêu chí gồm :
Trang 25+ Định hướng khách hàng (Customer orientation): biết rõ nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng của doanh nghiệp
+ Định hướng cạnh tranh (Competitor orientation) : hiểu biết rõ đối thủ cạnh tranh
hiện hữu và tiềm tàng
+ Phối hợp chức năng (Functional coordination): Sử dụng kết hợp các nguồn lực
của doanh nghiệp để có thể tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng
+ Định hướng lợi nhuận (Profit orientation) : công ty có thể xác định lợi nhuận từ
các bộ phận kinh doanh cũng như từ các dòng sản phẩm, dịch vụ;
+ Ứng phó nhạy bén (Responsiveness): là sự năng động của công ty trong kinh
doanh và những phản ứng của công ty đối với sự thay đổi của thị trường cũng như các hoạt động chiêu thị của đối thủ cạnh tranh
2.2.3 Thang đo các thành phần MO :
- Thang đo trong nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) :
Bảng 2-1 Thang đo các thành phần của MO ở Việt Nam Các thành
phần
1.Định hướng khách hàng
- Công ty thường xuyên theo dõi sự cam kết và định hướng hoạt động để phục vụ nhu cầu khách hàng
- Công ty thực sự khuyến khích khách hàng góp ý về sản phẩm/dịch vụ của mình
- Công ty theo dõi thường xuyên về mức độ hài lòng của khách hàng
2 Định hướng cạnh tranh
- Chiến lược kinh doanh của công ty được xác lập dựa trên sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh
- Lãnh đạo công ty thường thảo luận về điểm mạnh,
điểm yếu và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh
Hậu và Thúy (2007)
Trang 26- Nhân viên kinh doanh của công ty theo dõi và báo cáo thường xuyên các hoạt động của đối thủ cạnh tranh
3 Phối hợp chức năng
- Trong công ty, các thông tin về thị trường được chia sẻ rộng rãi cho các bộ phận chức năng
- Các bộ phận chức năng trong công ty thường thảo luận về nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường
- Có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các phòng ban để hoàn thành mục tiêu chung của công ty
4.Ứng phó nhanh nhạy
- Công ty ứng phó nhanh chóng với những thay đổi về giá sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
- Công ty đáp ứng nhanh với các thay đổi của khách hàng
- Công ty ứng phó nhanh với các cơ hội/ nguy cơ nảy sinh trong môi trường kinh doanh
2.2.4 Quan hệ giữa MO và hiệu quả hoạt động (Business performance):
- Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của MO lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhiều tác giả đã chứng minh MO tác động đến hiệu quả hoạt động
+ Nghiên cứu nước ngoài có các tác giả: Narver and Slater (1990); Gray and Hooley (2002); Langerak (2003)…
- Nghiên cứu thực nghiệm trong nước:
Trang 27+ Nghiên cứu của Đoàn Ngô Ngọc Đạt (2003) khi thực hiện luận văn Thạc sỹ khảo sát 108 doanh nghiệp đã nhận thấy rằng MO có ảnh hưởng đồng biến đến hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước;
+ Nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) về nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường và tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (khảo sát 301 doanh nghiệp Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh) Nghiên cứu đã chỉ ra là việc vận dụng tốt nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp
+ Nghiên cứu của Bùi Nguyên Hùng và Lê Nguyễn Hậu (2007) về Nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo nền tảng “Định hướng thị trường” Nghiên cứu đã khảo sát 300 doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí –sản xuất và du lịch-khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ quản lý theo nguyên lý MO có thể ảnh hưởng đến 29% sự biến đổi của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tóm lại, về mặt lý thuyết và thực nghiệm, nhiều tác giả đã chứng minh khá thuyết phục về ảnh hưởng của MO lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ở Lâm Đồng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch thì chưa rõ về mức độ ảnh hưởng
- Khái niệm về chính sách công: có nhiều khái niệm về chính sách công:
+ Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Aucoin, 1971);
7 Dẫn theo Tạp chí bảo hiểm xã hội số 4 năm 2008
Trang 28+ Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (Jenkin, 1978);
+ Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (Peter, 1990);
+ Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (Dunn, 1992)
+ Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Chi Mai: "Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo mục tiêu xác định" Đây là định nghĩa
được sử dụng trong đề tài này Theo định nghĩa, chính sách công có các đặc trưng sau: - Chính sách công do nhà nước ban hành;
- Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo những mục tiêu xác định;
- Chính sách công bao gồm nhiều quyết định hành động có liên quan lẫn nhau
2.3.2 Chính sách công (gọi tắt là chính sách) tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Wood (2000) cho rằng môi trường kinh doanh là một tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và được gọi là PEST (Political, Economic, Socio-cultural, Technology) Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến họat động của doanh nghiệp và Chính sách công là một trong những thành phần thuộc yếu tố chính trị 8
- Nghiên cứu của Hansen (2006) về tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước, khảo sát các doanh nghiệp tại 3 thành phố lớn là TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng đã có kết luận là chính sách của nhà nước có tác động tích cực đến
8 Dẫn theo CEFR, Báo cáo tổng quan những nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, 10/2009
Trang 29tăng trưởng của doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp tại nông thôn và doanh nghiệp có đăng ký chính thức
Tác giả cũng cho rằng Việt Nam là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường do đó những can thiệp của chính sách của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nghiên cứu trên chỉ ra 4 chính sách công có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là:
+ Hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Hỗ trợ vốn và tín dụng;
+ Miễn giảm thuế tạm thời; + Hỗ trợ đất đai
+ Các chính sách khác - Nghiên cứu trong nước về phát huy vai trò của nhà nước trong việc phát triển DNNVV ở Việt Nam của Lê Quang Mạnh (2011) nhận thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn là nhân tố tác động rõ nét nhất đến sự tăng trưởng của DNNVV ở Việt Nam
- Nghiên cứu của Phan Thị Lý (2011) về Phân tích các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế xác định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của các DNNVV Trong đó có 4 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, đó là: Năng lực nội tại của doanh nghiệp, chính sách vĩ mô, Chính sách địa phương và Yếu tố vốn
- Báo cáo đánh giá về thực trạng phát triển của DNNVV và định hướng giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Lâm Đồng xác định những tồn tại về chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV tại Lâm Đồng, đó là:
+ Chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và tín dụng; + Chính sách về mặt bằng đất đai;
+ Chính sách hỗ trợ về thị trường tiêu thụ + Chính sách về thuế
Trang 30Tóm lại các chính sách sau có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn và tín dụng, thuế, đất đai, thị trường
Trong phạm vi đề tài này tập trung nghiên cứu các chính sách của địa phương tác
động đến hiệu quả họat động của doanh nghiệp, tập trung ở 3 lĩnh vực: Chính sách đất đai, chính sách tín dụng và hỗ trợ vốn, chính sách xúc tiến thương mại
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động:
Một số nghiên cứu đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp dựa trên thông số tài chính, kế toán như ROA, độ tăng trưởng lợi nhuận hoặc các thông số phi tài chính như đo sự hài lòng của chủ đầu tư, sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp
Nhìn chung hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng một trong ba cách sau:
- Dựa vào các thông số tài chính; - Dựa vào các thông số phi tài chính; - Sử dụng cả thông số tài chính và phi tài chính Đánh giá hiệu quả họat động của doanh nghiệp dựa vào thông số phi tài chính dễ thực hiện hơn phương pháp đánh giá bằng thông số tài chính, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về kết quả họat động của doanh nghiệp mình mà phương pháp đánh giá bằng thông số tài chính không thể hiện được Tuy nhiên thang đo bằng thông số phi tài chính chỉ dựa vào đánh giá chủ quan nên dễ gây tranh cãi
Tuy hai bộ thang đo bằng thông số tài chính và phi tài chính dựa trên các tiêu chí khác nhau nhưng nhiều nhiên cứu đã xác nhận rằng có mối tương quan giữa hai bộ thang đo trên (Robinson and Pearce, 1988)
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp gia đình chưa có hệ thống kế toán – tài chính đầy đủ, ít có các doanh nghiệp có báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hết sức khó khăn;
Do vậy trong đề tài này, sẽ sử dụng thang đo sử dụng các thông số phi tài chính để đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, bằng 3 yếu tố:
Trang 31- Tăng trưởng doanh thu; - Tăng trưởng lợi nhuận; - Sự hài lòng của bản thân doanh nghiệp Các doanh nghiệp tự đánh giá một cách chủ quan hiệu quả hoạt động của mình trong 3 năm vừa qua bằng cách trả lời các câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 điểm
Bảng 2-2 Thang đo về hiệu quả họat động của doanh nghiệp
dựa vào các thông số phi tài chính: Hiệu quả họat động Nguồn
Trong 2 năm qua: - Doanh thu của công ty tăng trưởng tốt so với các công ty cùng ngành/đối thủ cạnh tranh
- Lợi nhuận của công ty tăng trưởng tốt so với các công ty cùng ngành/đối thủ cạnh tranh
Kumar (2011)
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2.5.1 Đề xuất các thành phần của MO:
Thành phần của MO như đã nêu ở trên bao gồm 5 tiêu chí Định hướng khách hàng, Định hướng cạnh tranh, Phối hợp chức năng, Định hướng lợi nhuận và Ứng phó nhạy bén Tuy nhiên đối với đặc điểm các DNNVV tại Lâm Đồng là hầu hết mới được
thành lập, kế toán quản trị ở mức sơ khai, hệ thống thông tin kế toán và cơ sở dữ liệu liên quan hầu như không đáng kể Do vậy đề xuất thành phần MO đối với DNNVV tại Lâm Đồng chỉ bao gồm 4 thành phần:
- Định hướng khách hàng; - Định hướng cạnh tranh; - Phối hợp chức năng; - Ứng phó nhạy bén
Trang 32Các giả thuyết:
Giả thuyết H1:Hoạt động về định hướng khách hàng của doanh nghiệp càng tốt thì
hiệu quả hoạt động càng cao (tương quan thuận)
Giả thuyết H2: Hoạt động về định hướng cạnh tranh của doanh nghiệp càng tốt thì
hiệu quả hoạt động càng cao (tương quan thuận)
Giả thuyết H3: Hoạt động về phối hợp chức năng của doanh nghiệp càng tốt thì
hiệu quả hoạt động càng cao (tương quan thuận)
Giả thuyết H4: Hoạt động về ứng phó nhạy bén của doanh nghiệp càng cao thì
hiệu quả hoạt động càng cao (tương quan thuận)
2.5.2 Chính sách địa phương:
Dựa trên các nghiên cứu đã nêu trên và sau khi khảo sát định tính, đề xuất nghiên cứu chính sách điạ phương tác động đến hoạt động của doanh nghiệp gồm 3 thành phần:
- Chính sách về đất đai; - Chính sách về vốn và tín dụng; - Chính sách về xúc tiến thương mại Chính sách thuế có thể tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, toàn bộ chính sách thuế do cơ quan Trung ương qui định, chính quyền địa phương không can thiệp được nên không đưa yếu tố này vào nghiên cứu
a Chính sách đất đai: liên quan đến thủ tục, chính sách ưu đãi đầu tư, thời gian
và chi phí doanh nghiệp bỏ ra khi triển khai thực hiện - Thủ tục giao đất, thuê đất: theo qui định về thủ tục hồ sơ của tỉnh; - Thời gian giải phóng mặt bằng để bàn giao cho doanh nghiệp: thời gian bồi thường và giải phóng mặt bằng của tỉnh được thực hiện ngắn hơn so với thời gian theo qui định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;
- Chính sách bồi thường của tỉnh: được xây dựng trên cơ sở qui định tại 69/2009/NĐ-CP;
- Giá cho thuê đất, giao đất: theo bảng giá đất do tỉnh ban hành hằng năm
Trang 33- Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất: theo chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh - Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chính sách đất đai của địa phương
Giả thuyết H5: Hỗ trợ của chính quyền địa phương về chính sách đất đai càng tốt thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao (tương quan thuận)
b Chính sách vốn và tín dụng: Liên quan đến thủ tục thế chấp tài sản khi vay
vốn, các chính sách hỗ trợ vốn của địa phương cho các DNNVV - Tiếp cận vốn vay của các ngân hàng
- Thủ tục thế chấp đất đai, tài sản để vay vốn - Tiếp cận nguồn vốn các Quỹ hỗ trợ phát triển của địa phương - Tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng của điạ phương dễ dàng - Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chính sách tín dụng của địa phương
Giả thuyết H6: Hỗ trợ của chính quyền địa phương về vốn và tín dụng càng tốt thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao (tương quan thuận)
c Chính sách xúc tiến thương mại: Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu… - Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, thị trường - Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia các hội chợ, triển lãm
- Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu
- Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chính sách xúc tiến thương mại của địa phương
Giả thuyết H7: Hỗ trợ của chính quyền địa phương về xúc tiến thương mại càng
tốt thì hiệu quả hoạt động càng cao (tương quan thuận)
Trang 34Đối với các DNNVV họat động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có thể phương thức quản lý theo định hướng thị trường ít được chú trọng hơn so với các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch (về định hướng khách hàng, định hướng cạnh tranh) nên mức độ ảnh hưởng về phương thức quản lý theo MO đến Hiệu quả họat động giữa 2 nhóm có thể sẽ khác nhau
Giả thuyết H8: Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng quản lý theo tiêu chí MO
đến hiệu quả hoạt động giữa 2 nhóm doanh nghiệp
Các DNNVV sản xuất nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng mạnh hơn về chính sách địa phương so với các doanh nghiệp du lịch, cụ thể có thể bị tác động về chính sách đất đai do sử dụng diện tích đất lớn, đất thuê của nhà nước; chính sách xúc tiến thương
mại, do liên quan đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Giả thuyết H9: Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của Chính sách địa
phương đến hiệu quả hoạt động giữa 2 nhóm doanh nghiệp
2.5.3 Mô hình nghiên cứu
Từ những cơ sở lý thuyết và suy luận trên, mô hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng của MO và các chính sách địa phương tác động đến hiệu quả hoạt động của DNNVV tại Lâm Đồng, được đề xuất như hình 2.1
Trang 35H7 H6
H5 H4 H1
Chính sách X.tiến thương mại Chính sách đất đai
Nhóm ngành nghề kinh doanh (biến điều tiết)
H8/9
Hình 2-1 Mô hình nghiên cứu
Trang 36Chương 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để xem xét và hiệu chỉnh các nhân tố, các biến tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp chuyên gia thảo luận với hai nhóm đối tượng: - Nhóm chuyên gia gồm Chủ tịch Hiệp hội hoa, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội DNNVV; Sở Kế hoạch và Đầu tư (bộ phận hỗ trợ DNNVV), Cục thuế tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng (phó Chủ tịch phụ trách kinh tế)
- Các DNNVV, gồm: Công ty cổ phần rừng hoa Đà Lạt, Công ty TNHH trang trại Lang Biang, Công ty TNHH lâm nghiệp Di Linh, Công ty TNHH Laba, Công ty cổ phần truyền hình cáp Đà Lạt- NTH, Công ty cổ phần Thành Ngọc
Kết quả thảo luận các doanh nghiệp cho rằng các yếu tố MO có ảnh hưởng đến kết quả họat động của doanh nghiệp
Về chính sách địa phương, các chuyên gia cho rằng các yếu tố sau có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: chính sách đất đất đai, chính sách thuế, chính sách vốn và tín dụng, chính sách xúc tiến thương mại Riêng chính sách thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT…) thuộc chính sách trung ương, nên trong đề tài này không đưa vào nghiên cứu
Bước 2: Nghiên cứu định lượng
Gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm: + Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ (xem Phụ lục 1)
Trang 37+ Thảo luận tay đôi với 3 doanh nghiệp để đánh giá, hiệu chỉnh bảng câu hỏi khảo sát (Công ty TNHH Quảng Thái, Công ty TNHH Trà Hayih, Công ty cổ phần truyền hình cáp Đà Lạt- NTH)
Sau thảo luận, hiệu chỉnh bảng câu hỏi như sau (xem Phụ lục 2): - Thêm 02 biến: Giá cho thuê đất, giao đất và Chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất của tỉnh (thuộc chính sách đất đai) do các doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng giá thuê đất, giao đất theo giá thị trường như bảng giá hiện nay của tỉnh (nhân với hệ số thị trường) là quá cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Bỏ biến: Lãi suất cho vay (thuộc chính sách vốn và tín dụng) vì thuộc chính sách Ngân hàng trung ương)
3.2 Thang đo:
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu mô tả ở hình 2.1; vận dụng thang đo của các tác giả trước đây (được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc thù của DNNVV của tỉnh Lâm Đồng) Thang đo được thiết kế gồm 33 biến với 08 thành phần, cụ thể như sau:
Bảng 3-1 Thang đo nghiên cứu của đề tài
1 Doanh nghiệp của ông/bà khuyến khích khách hàng góp ý
về sản phẩm/dịch vụ 2 Dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng đối với công ty 3 Doanh nghiệp của ông/bà quan tâm đến quyền lợi lâu dài
của khách hàng 4 Doanh nghiệp của ông/bà luôn tìm cách tạo ra giá trị cộng
thêm cho khách hàng
Hậu & Thúy (2007)
Trang 385 Doanh nghiệp của ông/bà thường xuyên tìm hiểu mức độ
hài lòng của khách hàng
1 Doanh nghiệp của ông/bà quan tâm theo dõi các hoạt động
tiếp thị của các doanh nghiệp cùng ngành 2 Doanh nghiệp của ông/bà quan tâm thu thập thông tin tiếp
thị của các doanh nghiệp cùng ngành 3 Doanh nghiệp của ông/bà chỉ thị cho nhân viên theo dõi-
báo cáo về các hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp cùng ngành
Hậu & Thúy (2007)
III Phối hợp chức năng
1 Trong doanh nghiệp của ông/bà, các thông tin về thị
trường/sản phẩm được chia sẻ cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp
2 Doanh nghiệp của ông/bà, thường xuyên có các cuộc họp
giữa các bộ phận để thảo luận xu hướng, diễn biến của thị trường/sản phẩm
3 Trong doanh nghiệp của ông/bà, tất cả các bộ phận đều
tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp
4 Trong doanh nghiệp của ông/bà, có sự phối hợp tốt giữa
các bộ phận trong việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp
Hậu & Thúy (2007)
1 Doanh nghiệp của ông/bà,ứng phó nhanh chóng đối với sự
thay đổi về giá sản phẩm/dịch vụ trên thị trường
Hậu & Thúy (2007)
Trang 392 Doanh nghiệp của ông/bà thường thay đổi sản phẩm /dịch
vụ theo nhu cầu của khách hàng 3 Doanh nghiệp của ông/bà, phản ứng nhanh chóng với
những thay đổi trong môi trường kinh doanh
1 Thủ tục giao đất, thuê đất của tỉnh như hiện nay là thuận
lợi và nhanh chóng 2 Thời gian giải phóng mặt bằng để bàn giao cho doanh
nghiệp là ngắn 3 Chính sách bồi thường của tỉnh như hiện nay là hợp lý 4 Giá cho thuê đất, giao đất của tỉnh hiện nay là chấp nhận
được 5 Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất của tỉnh như hiện
nay là hợp lý 6 Ông/bà hài lòng về chính sách đất đai của địa phương
Wood (2000) Hansen (2006) Lý (2011) Nghiên cứu định tính
1 Doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của các ngân hàng dễ dàng 2 Thủ tục thế chấp đất đai, tài sản để vay vốn như hiện nay là
thuận lợi 3 Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn các Quỹ hỗ trợ phát triển
của địa phương dễ dàng 4 Doanh nghiệp tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng của điạ
phương dễ dàng 5 Ông/bà hài lòng về chính sách tín dụng của địa phương
Robin Wood (2000) Hansen (2006)
Lý (2011) Nghiên cứu định tính
1 Trong những năm qua tỉnh đã hỗ trợ tốt cho các doanh
Robin Wood (2000) Hansen (2006)
Trang 40nghiệp tìm kiếm khách hàng, thị trường 2 Trong những năm qua tỉnh đã hỗ trợ tốt cho các doanh
nghiệp, hiệp hội tham gia các hội chợ, triển lãm 3 Trong những năm qua tỉnh đã hỗ trợ tốt cho các doanh
nghiệp, hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu 4 Ông/bà hài lòng về chính sách xúc tiến thương mại của địa
phương
Nghiên cứu định tính
VIII Hiệu quả hoạt động
1 Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của ông/bà có mức tăng
trưởng doanh thu tốt 2 Trong 3 năm qua, doanh nghiệp của ông/bà có mức tăng
trưởng lợi nhuận tốt 3 Trong 3 năm qua, ông/bà hài lòng về kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Hậu & Thúy (2007)
- Mẫu được chọn theo phương pháp phân hạn ngạch, có chọn lựa để có đủ các đại diện của các huyện, thành phố, lĩnh vực kinh doanh
- Lọc mẫu: nhằm xác định đúng đối tượng khảo sát là DNNVV, đang họat động, có thuê đất của nhà nước và thuộc nhóm ngành dịch vụ thương mại hoặc sản xuất nông-lâm nghiệp