trồng rau an toàn cụ thể để ký cam kết trồng rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn VietGAP; hỗ trợ pháp lý để các hộ trồng rau an toàn ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; xây d
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề xuất hệ thống các giải pháp góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT tại phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng RAT;
- Phân tích thực trạng tình hình sản xuất, tiêu dùng rau và RAT tại hai phường Hương An, Hương Chữ, thị xã Hương Trà giai đoạn 2015-2017 Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng RAT tại hai phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT tại phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Do chuỗi cung ứng rau an toàn ở phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà khá yếu, quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi khá rời rạc, thiếu chặt chẽ, vai trò của tác nhân là hộ trồng rau an toàn lớn nhất Nếu không có hộ trồng rau an toàn, chuỗi cung ứng rau an toàn ở đây không tồn tại, các tác nhân khác như cơ sở cung cấp giống, vật tư, đầu vào khác, các hộ hoặc cơ sở thu gom, thương lái, người tiêu dùng vẫn tồn tại và họ vẫn hoạt động bình thường
Chính lý do đó, nghiên cứu đề tài này dựa trên cách tiếp cận phân tích chuỗi cung ứng RAT từ phía hộ nông dân sản xuất rau an toàn Trên cơ sở hộ trồng RAT nhận, mua các yếu tố đầu vào từ các nhà cung cấp, hộ tổ chức sản xuất, sau đó bán sản phẩm RAT cho các thương lái, nhà thu gom, bán lẻ hoặc cho người tiêu dùng trực tiếp
Như vậy, nghiên cứu sẽ được tiếp cận theo các bước:
- Bước 1: Sau khi nghiên cứu tổng hợp tài liệu về chuỗi cung ứng RAT, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số người cấp tin chính như cán bộ Phòng Kinh tế và Trạm khuyến nông thị xã Hương Trà, cán bộ phụ trách phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà để hiểu được những hiểu biết cơ bản về thực tế sản xuất, tiêu thụ rau và rau an toàn tại địa phương
- Bước 2: Tiến hành tiếp cận hộ nông dân trồng RAT, điều tra hộ, người thu gom, người bán buôn bán lẻ, thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích chuyên sâu về chuỗi cung ứng RAT, phân tích kinh tế chuỗi và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi
- Bước 3: Xây dựng sơ đồ chuỗi, phân tích giá trị chuỗi và các tác nhân trong chuỗi cung ứng RAT được nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích
+ Thông tin dữ liệu thứ cấp:
- Thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
Các cơ quan ban ngành địa phương như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh, Chi cục Thống kê thị xã, Phòng kinh tế thị xã, Trạm khuyến nông thị xã và UBND các phường đã tiến hành điều tra và nghiên cứu chuyên sâu để thu thập dữ liệu về tình hình phát triển nông nghiệp của thị xã.
+ Internet: các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố của các nhà khoa học, các cá nhân trong và ngoài nước;
+ Thông tin dữ liệu sơ cấp:
- Được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu nông hộ trồng rau an toàn trên địa bàn phường, người thu gom rau an toàn của hộ
- Thông qua phỏng vấn người cấp tin chính, thảo luận nhóm, và điều tra các nhà quản lý cấp thị xã, phường, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Hai phường Hương An và Hương Chữ, mỗi phường chọn 40 hộ trồng rau (trong đó 20 hộ trồng rau an toàn và 20 hộ trồng rau thông thường); 3 hộ cung cấp đầu vào, 05 thương lái, thu mua sơ chế biến cung cấp rau an toàn cho các siêu thị, 10 người thu gom, bán lẻ và 10 người tiêu dùng ở địa phương Tổng số mẫu điều tra là 116 mẫu, cụ thể: 80 hộ trồng rau (trong đó 40 hộ trồng rau an toàn và 40 hộ trồng rau thông thường);
6 hộ cung cấp đầu vào, 20 hộ thu gom, thương lái, thu mua sơ chế biến cung cấp rau an toàn cho các siêu thị, 10 người bán lẻ
4.2.3 Các phương pháp tổng hợp và phân tích
Từ các thông tin, tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đây thu thập được, phương pháp chuyên khảo được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng rau an toàn
(2) Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp thống kê kinh tế gồm thống kê mô tả, so sánh thống kê, phân tổ
- Các mô tả thống kê như giá trị trung bình, cơ cấu, phân tổ thống kê, kiểm định so sánh sẽ được sử dụng;
- Phương pháp so sánh: phân đối tượng nghiên cứu thành các nhóm và tiến hành thực hiện so sánh các nhóm với nhau sử dụng các chỉ tiêu phù hợp;
Toàn bộ thông tin dữ liệu thứ cấp được tổng hợp để tạo thành các biểu đồ, bảng, sơ đồ và đồ thị Các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng để mô tả dữ liệu theo thời gian và không gian, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng nhất.
(3) Phương pháp hạch toán kinh tế
Phương pháp hạch toán kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán và phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn Thông qua phương pháp này, các doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, xác định chi phí, lợi nhuận và từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và năng suất của rau an toàn.
(4) Phương pháp phân tích chuỗi cung ứng và phân tích chuỗi giá trị
Dựa vào thông tin sơ cấp thu thập được, sơ đồ chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập
Trên cơ sở đó phương pháp phân tích chuỗi cung ứng và phân tích chuỗi giá trị sẽ được thực hiện nhằm phân tích các tác nhân, quan hệ giữa các tác nhân, hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng, quá trình tạo giá trị và chuyển giá trị và những hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuỗi cung ứng rau an toàn.
Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày trong 3 chương : Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng RAT
Chương 2 Thực trạng chuỗi cung ứng RAT tại phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3 Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT tại phường Hương An và Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI
Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề tăng cường, nâng cao chất lượng rau quả ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng Nhiều bộ tiêu chuẩn sản xuất đã được các nước, tổ chức quốc tế đặt ra và áp dụng cho mặt hàng rau quả như HACCP, ISO 2200, SQF100/2000, IFS, BRC, OGANIC, EUREPGAP, GLOBALGAP… nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Một số khu vực và quốc gia đã dựa trên các nội dung tiêu chuẩn và phương thức tiến hành của EUREPGAP để xây dựng các tiêu chuẩn GAP cho khu vực và nước mình Các nước trong tổ chức Đông Nam Á (ASEAN) có AsianGAP; Thái Lan có ThaiGAP với chứng chỉ “Q” về chất lượng và an toàn thực phẩm (nên còn gọi là Q-GAP); Singapore có GAP-F; Indonesia có IndoGAP; Malaysia có MalaysiaGAP dựa trên hệ thống chứng nhận SALM cho các trang trại và sản phẩm đã thực hiện GAP, Trung Quốc có ChinaGAP, Nhật Bản có JapanGAP, Ấn Độ có IndiaGAP Năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản xuất và hơn 60 quốc gia Tại Châu Á và Châu Úc năm 2009 có 6.475 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận Global GAP
Niuzilân là nước có số lượng cơ sở được cấp phép lớn nhất với 1.691 cơ sở, tiếp đến là Ấn Độ (1.555 cơ sở); Thái Lan (923 cơ sở); Trung Quốc (272 cơ sở); Việt Nam có 66 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP; tại Trung và Bắc Mỹ có 1.972 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận Global GAP [36] Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau an toàn Cụ thể:
Năm 2012, D Kumara Charyulu and M Prahadeeswaran nghiên cứu và công bố công trình: "Xây dựng năng lực nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại và điều hành giá cả trong nông nghiệp ở Ấn Độ" Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng sản phẩm rau phụ thuộc lớn vào khâu thu hoạch và độ dài của chuỗi cung ứng rau Ứớc tính khoảng 30-35% tổng lượng rau hỏng do khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Chính vì thế, nghiên cứu đề xuất sự cần thiết phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản vào hệ thống chuỗi cung ứng rau ở Ấn Độ [35]
Năm 2013, hai tác giả: Vipul Chandra Tolani and Huzefa Hussain đã nghiên cứu "thay đổi mục tiêu trong mô hình chuỗi cung rau quả" Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuỗi cung rau an toàn ở Ấn Độ là khá dài và gồm nhiều tác nhân Trong đó, nổi bật là tác nhân trung gian bán sỉ làm quá trình vận chuyển dài đã làm tăng 10-12% chi phí và ảnh hưởng đến sự chất lượng sản phẩm rau quả vùng nghiên cứu Các hạn chế lớn là cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông kém, thiếu kho lạnh lưu trữ, chính phủ chưa có chính sách và hướng dẫn rõ ràng về tiêu thụ rau sạch, sản xuất và tiêu thụ quy mô hộ nông dân nhỏ và còn phân mảnh [41]
Năm 2014, các tác giả Chris J Backhouse, Chong Xu (Đại học Loughborough, Vương Quốc Anh) and Norizah Mohamad (Trường Kỹ thuật điện và Điện tử, thuộc Đại học Sains Malaysia đã công bố công trình nghiên cứu: "Hệ thống cung cấp lương thực bền vững trong siêu thị ở Trung Quốc" tại Hội thảo quốc tế "Kỹ thuật công nghiệp và quản lý điều hành" năm 2014 ở Bali, Indonesia Công trình khẳng định, chuỗi cung ứng rau cho siêu thị Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn là cung cấp kịp thời khối lượng lớn rau quả tươi chất lượng cao với chi phí giao cao Để giải quyết những vấn đề này, các siêu thị có nhiều khả năng hợp tác với các nhà cung cấp rau có quy mô sản xuất lớn; có khoảng cách ngắn giữa họ và các nhà máy chế biến và các thành phố; hỗ trợ các hợp đồng dài hơn với các siêu thị và được cấp giấy chứng nhận nhà sản xuất Các siêu thị hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nhà sản xuất Kết quả là, thị trường nông sản thực phẩm của Trung Quốc đã thay đổi từ một số lượng lớn các hộ nông dân nhỏ và các nhà kinh doanh nông dân thành các hợp tác xã chuyên nghiệp Để phát triển chuỗi cung ứng rau quả vào các siêu thị ở Trung Quốc, các tác giả đề xuất: Chính phủ và các siêu thị Trung Quốc cần nhiều nỗ lực để đảm bảo chất lượng thực phẩm và độ tươi bao gồm hỗ trợ tài chính và công nghệ; hỗ trợ pháp luật từ Chính phủ; mua giá cao từ nông dân nếu họ cung cấp số lượng lớn các thực phẩm chất lượng cao liên tục cho các siêu thị; siêu thị có tiêu chuẩn và kiểm tra riêng Tuy nhiên, thực phẩm nhiễm bẩn vẫn xảy ra trong thị trường thực phẩm hiện nay Kết quả là, cần thực hiện nhiều bước để đảm bảo chất lượng thực phẩm và không ngừng nâng cao sự phát triển của chuỗi cung ứng thực phẩm Xem xét các đặc tính của người Trung Quốc và chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay của Trung Quốc, cần chú trong chuyển đổi các chính sách của Chính phủ; chuyển đổi hình thức sản xuất; thay đổi hoạt động bán buôn và tăng cường thực phẩm chế biến [34]
Gần đây nhất, trong công trình của mình, Saurav Negi and Neeraj Anand,
"Issues and challenges in the supply chain of fruits & vegetables sector in India: a review" Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của ngành rau quả ở Ấn Độ Các yếu tố chính là cơ sở hạ tầng, chế biến và gia tăng giá trị, tài chính và thông tin Một số lớn xác định những thách thức chính là Thiếu thiết bị cơ sở hạ tầng, chế biến thấp và giá trị Ngoài ra, thu nhập của nông dân thấp, chuỗi cung ứng không hiệu quả, số lượng lớn trung gian / chuỗi cung ứng phân mảnh, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn kém Vượt qua những vấn đề này sẽ có lợi cho nông dân, chính quyền nhà nước, vận chuyển và chế biến thực phẩm đơn vị trong hình thức giảm thất thoát và lãng phí, tăng tỷ giá của nông dân, cung cấp cơ hội việc làm cho người dân địa phương [39]
Ngành sản xuất rau củ ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ sản xuất mang tính tự cung tự cấp đến ngày nay đã chuyển sang hướng thị trường Diện tích trồng rau không ngừng mở rộng, đa dạng về chủng loại, hình thành ngành công nghiệp chuyên biệt đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Năm 2012, diện tích gieo trồng rau các loại ước đạt 700 nghìn ha, sản lượng đạt 11,2 triệu tấn.
Giá trị xuất khẩu rau quả nước ta tăng dần qua các năm Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 52,3 triệu USD thì đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu rau quả là 622,5 triệu USD, đạt gấp 10 lần so với năm 1990 Các sản phẩm rau xuất khẩu của nước ta khá đa dạng như đông lạnh, xuất tươi, đóng hộp Năm 2008 giá trị xuất khẩu của dưa chuột, dưa muối, hành muối đạt 28,7 triệu USD; cà chua bảo quản và chế biến đạt 4,3 triệu USD; nấm các loại bảo quản và chế biến đạt 8,5 triệu
USD; rau các loại chế biến, bảo quản đông lạnh đạt 6,7 triệu USD, rau tươi đạt 9,6 triệu USD Mặt hàng dưa chuột, dưa muối, hành muối có giá trị xuất khẩu lớn nhất so với các loại rau xuất khẩu còn lại[24]
Chuỗi cung ứng rau quả nói chung, chuỗi cung ứng rau an toàn nói riêng ở nước ta hiện nay còn khá đơn giản, tạm thời Hệ thống cung ứng chưa được hình thành và chưa có quan hệ liên kết chặt chẽ, chủ yếu mang tính tự phát Quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa rõ ràng, còn mang tính mua đứt, bán đoạn Chính vì thế hiện nay ở nước ta vẫn chưa nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau an toàn và cũng rất hạn chế Một số nghiên cứu nổi bật:
Nghiên cứu của Trần Thị Ba, Trường Đại học Cần Thơ với công trình "Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP" công bố năm 2008 đã cho thấy, trong chuỗi cung ứng rau an toàn ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân là đối tượng có lượng phân phối rau cho hầu hết các đối tượng khác trong chuỗi cung ứng, đóng một vai trò hết sức quan trọng Người nông dân ở những những vùng chuyên canh rau của các tỉnh thành lớn nắm khá vững yêu cầu, quy định về trồng rau an toàn
Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm ngặt các quy định này, họ phải thực sự an tâm về đầu ra vì chi phí cho rau an toàn cao, đầu tư nhiều (nhà lưới, phân bón v.v.) lại ít có nơi thu mua, cũng như chưa có các cửa hàng chuyên biệt bán rau an toàn để tiêu thụ được sản phẩm (như tại TP Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu số lượng lớn (như Đà Lạt) khiến rau an toàn vẫn còn được sản xuất với sản lượng thấp, chủ yếu phục vụ các siêu thị trên địa bàn khu vực (Metro, Coopmart, Citimart) hoặc cửa hàng do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức, nên hiệu quả không cao [7]
Năm 2010, Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tiến hành nghiên cứu và xuất bản: "Nghiên cứu thị trường rau của Việt Nam" Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các địa phương nghiên cứu là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng, tiêu chuẩn các loại rau cung cấp cho các kênh phân phối hiện đại là các loại rau được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, có chứng nhận VietGAP Tiêu chuẩn các loại rau cung cấp cho các công ty chế biến xuất khẩu là các loại rau được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đạt các chứng chỉ ISO 9001-2008, HACCP do các tổ chức nước ngoài có uy tín công nhận và các yêu cầu cụ thể của từng nước nhập khẩu Tuy nhiên do chuỗi cung ứng ra khá phức tạp và nhiều hình thức tiêu thụ, nên việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm rau theo chuỗi cung ứng rau còn khá hạn chế Cơ quan chức năng chưa được trang bị đầy đủ các điều kiện và cơ sở vật chất để kiểm tra chất lượng rau ở tất cả các khâu, tác nhân trong chuỗi cung ứng[12]
Năm 2011, Nguyễn Đức Chỉnh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với công trình: "rau an toàn ở Hà Nội, phân tích trên khía cạnh chuỗi cung ứng" Nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2008, trên địa bàn Hà Nội, rau an toàn mới đáp ứng được 8,6% nhu cầu
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chuỗi cung ứng rau an toàn cung cấp cho thành phố được hình thành một cách tự phát và hoạt động kém hiệu quả; sự phối hợp giữa các tác nhân thiếu chặt chẽ; mỗi tác nhân theo đuổi mục đích riêng của mình mà chưa quan tâm đến lợi ích của toàn chuỗi cũng như lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng Kết quả là chuỗi hoạt động kém hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng Nghiên cứu cũng cho thấy để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn cần quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tập trung cùng với sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của nhà nước; khuyến khích sự hình thành và phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn; xây dựng các chính sách hợp lý và có chế tài đủ mạnh và tăng nhận thức của cộng đồng về rau an toàn
Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
Các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ và hầu như chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của chuỗi cung ứng Ngược lại, trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược” Các công ty dẫn đầu như Wal – Mart và Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng có thể là một sự khác biệt mang tính sống còn Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị và mở rộng các ranh giới của hiệu quả hoạt động
Và họ luôn phải sàng lọc chuỗi cung ứng của mình để có thể luôn đi trước một bước trong cạnh tranh Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào cản bước đối thủ vào ngày mai [dl 6]
Vậy, chuỗi cung ứng là gì? Để cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịnh vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải và yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đã phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp, được sản xuất hoặc chế biến ở một hay một số nhà máy, cơ sở và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiện quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối; và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng:
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” [37]
Theo M Porter: “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chuyển biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng” [38]
Như vậy, chuỗi cung ứng sản phẩm là chuỗi dòng vận chuyển vật chất bao gồm nhà cung cấp đầu vào (nguyên vật liệu sản xuất), nhà sản xuất (nông dân, tổ hợp tác sản xuất), nhà trung gian (thương lái, thu gom), nhà máy xay xát/chế biến, công ty và người tiêu dùng (Sơ đồ 1.1) Tác nhân theo sau cung ứng sản phẩm cho tác nhân đi trước trong chuỗi cung ứng như trong hình dưới đây
Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng sản phẩm
1.2.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng được cấu tạo bởi 5 thành phần cơ bản, các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: Sản xuất, hàng tồn kho, vận chuyển, địa điểm, thông tin sản xuất như thế nào [15]
- Về sản xuất: Là yếu tố đầu chuỗi, nó thể hiện sản phẩm của nhà sản xuất đáp ứng trên thị trường là bao nhiêu, khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này
Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
- Hàng tồn kho: là mắt xích trung gian nhưng đóng vai trò khá quan trọng Nó cho biết lượng hàng tồn ở các giai đoạn khác nhau là bao nhiêu; loại nguyên vật liệu, sản phẩm nào hay tồn và tồn kho như thế nào là hợp lý, việc hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào Chính yếu tố đó sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp Nếu tồn kho ít, tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa
- Địa điểm: là vị trí các nhà máy, các kho hàng, đặt vị trí kho hàng ở đâu là hiệu quả nhất, gần khách hàng nhất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng dễ nhất; là việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung ứng giản đơn
- Vận chuyển: Cách thức vận chuyển sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất Yếu tố này cho biết vận chuyển như thế nào? Lượng bao nhiêu sao cho nhanh chóng và linh hoạt; là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền chuỗi cung ứng Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển
Nhà cung cấp Công ty Khách hàng
- Thông tin: Những thông tin gì cần được thu thập? Thông tin gì nên chia sẻ?
Thông tin càng nhanh, càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi đưa ra những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau Các thông tin cần thiết gồm: giá cả các loại sản phẩm; đầu vào trên thị trường; chất lượng sản phẩm; ý kiến phản hồi của khách hàng
Sơ đồ 1.3: Chuỗi cung ứng mở rộng Nguồn: [15]
Chuỗi cung ứng được đặc trưng bởi các tác nhân tham gia vào nó, phản ánh quy mô của chuỗi Số lượng tác nhân tham gia càng lớn, chuỗi cung ứng càng lớn.
Thường có 2 hình thức sau:
+ Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó
Rau an toàn và chuỗi cung ứng rau an toàn
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT): “Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường” [5]
Từ quan điểm trên, rau an toàn (RAT) được hiểu là loại rau được trồng với quy trình nhất định trong việc phun thuốc đúng cách, được tập huấn về cách trồng, phải có nguồn nước sạch để tưới, phải có nhà lưới, có nhãn mác, xuất xứ,… Tuy nhiên, tùy theo mức độ hiểu biết của người dân mà quan niệm về RAT của họ cũng có sự khác nhau Bởi khái niệm của người dân thường là khái niệm không gắn liền với các tiêu chí định lượng và có thể có định lượng nhưng không rõ ràng
Cùng với đó, người tiêu dùng cũng có quan niệm RAT riêng của họ, đó là những loại rau có nguồn gốc, đảm bảo qui trình kỹ thuật trong sản xuất và vận chuyển
Tuy nhiên, một lần nữa tùy thuộc vào nhóm người tiêu dùng mà cách nhìn nhận của họ cũng có sự khác biệt về RAT
Rau sạch được hiểu là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không phân bón hóa học, không phun thuốc BVTV hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón lá), không dùng hóa chất bảo quản
Rau hữu cơ là rau trong quá trình sản xuất không sử dụng phân bón hóa học, các loại thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng
Rõ ràng, có nhiều khái niệm và tiêu chuẩn quy định về RAT và tiêu chuẩn này tùy thuộc vào pháp luật, văn hóa và trình độ phát triển của những nền kinh tế khác nhau Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt rõ RAT, rau sạch và rau hữu cơ Có thể thấy điểm khác biệt cơ bản ở đây là: Rau sạch được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên còn RAT phải đảm bảo một số chất tồn dư không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Một tiêu chuẩn của FAO/WHO đưa ra và đã có nhiều nước công nhận trong đó có Việt Nam về RAT như sau:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất Thu hoạch đúng độ chín khi chất lượng cao nhất, không có sâu bệnh, bao bì hợp vệ sinh
- Sạch, an toàn về chất lượng: Các sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế bao gồm:
- Dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, thuốc cỏ)
- Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng
- Dư lượng đạm nitơrat (NO3) - Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm, đồng)
1.3.2 Khái niệm và các tác nhân của chuỗi cung ứng rau an toàn
+ Khái niệm chuỗi cung ứng ran an toàn
Chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp liên tiếp được thực hiện bởi nhiều cá nhân và tổ chức Sản phẩm nông nghiệp thô ban đầu được thu mua, xử lý, phân phối, tinh lọc, đóng gói, tiếp thị và bán thông qua các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Quy trình này cho phép các bên tham gia lên kế hoạch kinh doanh, liên kết, hợp đồng và cùng hưởng lợi từ giá trị gia tăng của sản phẩm.
Từ quan niệm chung về chuỗi cung và tiếp cận các quan điểm của các nhà khoa học kinh tế về chuỗi cung sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp và RAT, chúng ta có thể hiểu chuỗi cung RAT là: Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm RAT từ chủ thể trồng rau đến người tiêu dùng Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, phân bón và các sản phẩm qua xử lý, sơ chế, đóng gói hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng
Như vậy, quản lý chuỗi cung RAT được hiểu là tập hợp các phương thức sử dụng để phối hợp hoạt động của hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm RAT từ chủ thể trồng rau đến người tiêu dùng Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, phân bón và các sản phẩm qua xử lý, sơ chế, đóng gói hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra chotoàn chuỗi
Các nhà cung cấp Phân phối
Hạt giống Siêu thị Ngườ i
Hộ gia đình Cơ sở chế biến
Thuốc trừ sâu Cửa hàng bán lẻ dùng
Sơ đồ 1.7: Chuỗi cung ứng RAT + Các tác nhân trong chuỗi cung ứng RAT
- Nhà cung cấp đầu vào
Có rất nhiều các nhà cung cấp đầu vào như các công ty nhà nước như hạt giống, công ty vật tư nông nghiệp; đầu vào công ty TNHH (giống, phân bón, thuốc trừ sâu Coltd); và các công ty tư nhân Một số yếu tố đầu vào rau khác được nhập khẩu từ Trung Quốc bất hợp pháp qua biên giới Chính phủ mới đây có thể không có hiệu quả kiểm soát thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng Như vậy, người nông dân vẫn sử dụng đầu vào không an toàn cho sản xuất rau của họ Nông dân sớm có thể mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất rau của họ tại bất kỳ nguồn nào thuận tiện cho họ thông qua hợp đồng bằng miệng hoặc mua trực tiếp mà không cần hợp đồng
- Hộ gia đình sản xuất RAT
Các loại RAT được sản xuất bởi các hộ gia đình cá nhân hoặc hợp tác xã được thành lập bởi một số lượng nhất định Các hợp tác xã phải mất phí trong hoạt động tiếp thị trong khi các hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm sản xuất Giấy chứng nhận an toàn được đưa vào hợp tác xã, hộ gia đình không phải cá nhân Đây là lợi dụng chia sẻ phí cấp giấy chứng nhận mà hộ gia đình, cá nhân không có thể trả tiền cho nó Tất cả các hộ trong hợp tác xã RAT đã được tập huấn về sản xuất RAT và đã được kiểm tra bởi bộ phận phụ của thuốc BVTV Nông dân cũng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của họ
- Tổ chức thu gom, sơ chế, bảo quản
Một số lượng lớn các loại RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế được sản xuất tại các khu vực trong tỉnh, được bán trực tiếp ra thị trường mà không cần chế biến Các loại
Thuốc diệt cỏ Bán hàng rong cuối
Các đầu vào khác Khác
RAT sau khi thu hoạch được rửa sạch, loại bỏ các lá bị hư hỏng và sau đó bán trực tiếp đến thị trường hoặc qua chuỗi cửa hàng, siêu thị…Rau quả thường được thu hoạch vào buổi chiều, sơ chế rồi vận chuyển đến các chợ, cửa hàng, siêu thị vào đầu ngày hôm sau
- Tổ chức giao thông vận tải
Tất cả các loại RAT được sản xuất trong tỉnh được vận chuyển đến các thị trường bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau bao gồm xe đạp, xe máy, và bằng xe tải Các hộ nông dân hoặc hợp tác xã chịu trách chức năng vận chuyển
Cơ sở thực tiễn của chuỗi cung ứng rau an toàn
và tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Bộ Công thương, số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), năm 2017, nhập khẩu rau, quả của thế giới đạt khoảng 264,4 tỷ USD và ước tính đạt khoảng 270 tỷ USD năm 2018 Trong đó, các nước phát triển nhập khẩu khoảng 180 tỷ USD, các nước đang phát triển nhập khẩu khoảng 94 tỷ USD, còn lại là các nước kém phát triển, các nước vùng cận Sahara… Xuất khẩu rau, quả của Việt Nam hiện chiếm khoảng 1,4% tổng nhập khẩu của thế giới Trong thập kỷ qua, Mexico đã định vị mình là thị trường cung cấp rau, quả chính cho Bắc Mỹ Tây Ban Nha và Hà Lan là những nhà xuất khẩu quan trọng trong EU, Ma-rốc đã nổi lên như một nhà cung cấp rau tươi cho thị trường châu Âu
Theo Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam, trong thị trường thực phẩm tươi sống toàn cầu thì thị trường rau quả có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 59,13% (năm 2016) và Châu Á là châu lục có tỷ trọng tiêu thụ rau nhiều nhất thế giới, chiếm 81% (năm 2015) (đồ thị 1.1 và 1.2) [24] Đồ thị 1.3 10 nước có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cao nhất toàn cầu năm 2015 Đồ thị 1.1 Tỷ trọng thị trường rau toàn cầu năm 2015 Đồ thị 1.2 Thị phần rau và trái cây trong thị trường thực phẩm tươi sống toàn cầu năm 2016 Đối với sản phẩm hữu cơ, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng cao Đồ thị 1.3 cho thấy 10 nước có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cao nhất thế giới, trong đó Mỹ là nước lớn nhất, đạt 35,7 tỷ Euro, sau đó là Đức 8,6 tỷ Euro năm 2015[24] Đối với Việt Nam, năm 2016, một năm vô cùng khó khăn với ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng Hiện tượng El-Nino mạnh nhất và kéo dài nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng 60 năm gần đây; Hạn hán dai dẳng, khốc liệt ở Nam trung bộ và Tây Nguyên khiến diện tích lớn cây công nghiệp như cà phê, tiêu bị chết vì thiếu nước, năng suất giảm trầm trọng; Quy luật mùa lũ hàng năm ở vùng Đồng sông Cửu Long đã không xảy ra làm cho hạn và xâm nhập mặn sâu ở ĐB sông Cửu Long khiến hàng trăm ngàn ha lúa bị ảnh hưởng vàthiệt hại, thời tiết cực đoan gây mưa to ngập lụt ở một số tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên; lần đầu sau nhiều năm, ngành trồng trọt tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm
Thị trường nông sản tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt với một số ngành hàng chủ lực như lúa gạo, ngô, sắn; Tình trạng cung vượt cầu trên thế giới và giá cả xuống thấp, bất lợi cho sản xuất; sự phụ thuộc vào số ít thị trường khiến xuất khẩu nông sản luôn phải đối mặt với khó khăn Giá cả vật tư nông nghiệp luôn ở mức cao Tuy nhiên ngành sản xuất rau đậu của nước ta đạt khá Về rau: Diện tích rau ước đạt 900 nghìn ha (tăng 10 nghìn so với năm 2015), năng suất ước đạt 177,5 tạ/ha (tăng 3,3% với năm 2015), sản lượng ước đạt gần 16 triệu tấn (tăng khoảng 650 nghìn tấn so với năm 2015) Đối với đậu các loại: Diện tích đạt 160 ngàn ha, tương đương với năm 2015, sản lượng đạt 107 nghìn tấn, tương đương năm 2015 [2]
Nhiệm vụ trong tâm trong năm 2017 là tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt Diện tích rau đậu các loại khoảng 1,085 triệu ha; trong đó rau các loại khoảng 920 nghìn ha, năng suất 178 tạ/ha; sản lượng đạt 16,4 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2016 Diện tích đậu các loại năm 2017 khoảng 165 nghìn ha, năng suất ước đạt 11 tấn/ha, sản lượng đạt 181,5 nghìn tấn [2] Đồ thị 1.4 Giá trị xuất, nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2010-2016
Mặc dù vậy nhưng năm 2016, thương mại rau quả của nước ta cũng có những bước tăng đáng kể Đồ thị 1.4 cho thấy điều đó Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 2,4 triệu USD [24] Trung Quốc là nước nhập khẩu rau quả nước ta lớn nhất Tính đến hết tháng 5/2017, Trung Quốc nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam, với 1,06 tỷ USD, tăng 51% và chiếm 75% trong tổng trị giá rau quả xuất khẩu Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích rau trên toàn tỉnh phân bổ không đồng đều, manh mún, nhỏ lẻ mang tính tự cung - tự cấp theo thời vụ Chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh chủ yếu ở thành phố Huế và một số xã, phường lân cận như Quảng Thành, Quảng Thọ- huyện Quảng Điền, Hương An, Hương Chữ - Thị xã Hương Trà, Phú Mậu- huyện Phú Vang, …
Số liệu qua các năm cho thấy diện tích gieo trồng của địa bàn tỉnh giảm
Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, toàn tỉnh luôn phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt tràn về gây khó khăn cho bà con trong việc gieo trồng rau
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 SS 2016/2015 SS 2017/2016
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)
Có thể thấy, tổng diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm nhưng năng suất và sản lượng lại đạt kết quả khá khả quan Cụ thể, năm 2016 diện tích giảm 53 ha, tương đương giảm 1,2% so với năm 2015; năm 2017 giảm 46 ha, tương đương 1% so với năm 2016 Tuy nhiên, năng suất và sản lượng lại không ngừng tăng lên qua các năm, nếu năm 2015 năng suất rau trung bình đạt 10,26 tấn/ha thì năm 2017 năng suất đạt 10,52 tấn/ha Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho bà con sản xuất rau, sản xuất rau đã và đang khẳng định được vị thế trong lòng người dân về kết quả sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống Có được kết quả này là do người dân đã vận dụng tốt thành tựu của KH – CN vào sản xuất, bên cạnh đó hệ thống tích trữ và dẫn nguồn nước tưới tiêu hợp lý, chủ động Công tác giống, phòng trừ sâu bệnh, điều hành lịch thời vụ và các dịch vụ liên quan được các địa phương quan tâm chỉ đạo hướng dẫn người dân thực hiện tốt
1.4.2 Kinh nghiệm chuỗi cung ứng rau an toàn của một số nước trên thế giới
Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói, chủng loại rau của Thái Lan rất phong phú Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các chuỗi cung ứng rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - Nhóm nông dân tự thành lập - Người bán buôn (tại Băng Cốc)/Người chế biến/Xuất khẩu - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng rau - thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - người bán lẻ - người tiêudùng
Thông thương, thương lái trực tiếp thu gom rau tại các nông hộ và vận chuyển bằng xe tải Nông hộ có thể tự bán rau ra các chợ bằng xe riêng Rau thường được vận chuyển vào chiều tối và tiêu thụ chủ yếu tại các chợ đầu mối ở Băng Cốc Khoảng 20% lượng rau tại chợ đầu mối được cung cấp cho siêu thị và xu hướng này đang gia tăng trong việc tiêu thụ RAT tại Thái Lan.
Tại Nhật Bản, hợp tác xã nông nghiệp là kênh tiêu thụ chính: trên 50% rau, hoa quả Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản là hợp tác trong phân phối chứ không chỉ hợp tác trong sản xuất Hợp tác xã nông nghiệp thực hiện hai nhiệm vụ chính: một là, cung cấp cho nông dân các yếu tố “đầu vào” phục vụ sản xuất rau, như phân bón, hóa chất nông nghiệp, trang thiết bị, kỹ thuật trồng trọt; hai là, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ, bán các nông sản, vật tư dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế Để giúp các tổ chức hợp tác xã hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi hợp tác xã nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức này [28]
1.4.3 Kinh nghiệm chuỗi cung ứng rau an toàn ở một số địa phương trong nước
Diện tích rau trên toàn tỉnh năm 2013 đạt xấp xỉ 48.00 ha, trong đó nhóm rau ăn lá với hơn 20 chủng loại (48% diện tích); nhóm rau ăn củ với 10 chủng loại rau (20%), nhóm rau ăn quả bao gồm 9 chủng loại (27%), còn lại là các loại rau ăn hoa, rau gia vị[29]
Nghề trồng rau tại Đà Lạt mang tính thương mại cao, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm nghìn hộ nông dân với giá trị sản xuất bình quân đạt 150 triệu đồng/ha/năm Vùng chuyên canh rau Đà Lạt ra đời từ những năm 1930 Từ năm 1993, Đà Lạt triển khai chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng rau nơi đây.
“rau sạch”, chương trình rau sạch của Bộ, 1997 Công nghệ cao đã được áp dụng với diện tích 400 ha chủ yếu sản xuất rau cao cấp
Tại Lâm Đồng, 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau AT gồm: HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (sản lượng 18.000 tấn); HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa (sản lượng 12.000-15.000 tấn); Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Phong Thúy (sản lượng 6.000 tấn); Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông (sản lượng 2.000 tấn); HTX Xuân Hương (sản lượng 800 tấn); Cơ sở Nông sản Đức Thành (sản lượng 500 tấn).
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 47 2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình
Thị xã Hương Trà, có tọa độ địa lý 16°26'40" - 16°29'30" vĩ Bắc và 107°0'0" - 107°32'30" kinh Đông, cách thị trấn Tứ Hạ của Thị xã Hương Trà 8 km, cách trung tâm thành phố Huế 6 km Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ thành lập Thị xã Hương Trà trên cơ sở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, có ranh giới địa lý: Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang; Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới; Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới; Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông Thị xã Hương Trà có 51.853,4 ha diện tích tự nhiên với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 phường: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ và 09 xã: Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến [1]
Phường Hương An được thành lập trên cơ sở toàn bộ 1.069 ha diện tích tự nhiên và phường Hương Chữ trên cơ sở toàn bộ 1.585 ha diện tích [1] Xét về vị trí địa kinh tế, phường Hương An và Hương Chữ có những đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Là hai phường ven đô, Hương An và Hương Chữ có hệ thống giao thông tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông trong nội bộ phường và địa phương, giao lưu kinh tế với thành phố Huế và các xã/phường lân cận Các tuyến giao thông chính trên địa bàn phường như sau:
- Tiếp giáp với Quốc lộ 1A - Đường phía tây thành phố Huế cắt ngang - Đường liên phường Hương Chữ - Hương An- Hương Hồ - Đường trục chính từ đường phía tây thành phố Huế ra Quốc lộ 1A + Nằm trên trục phát triển đô thị động lực của tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp giáp với thành phố Huế là đô thị loại I, thành phố Festival của Việt Nam; đồng thời nằm gần phường Tứ Hạ thuộc Thị xã Hương Trà, trung tâm hành chính kinh tế của thị xã Hương Trà; phường Hương An và Hương Chữ đang chịu tác động lớn của quá trình phát triển KTXH của địa phương Chiến lược phát triển đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế, Thị xã Hương Trà sẽ được đầu tư phát triển mạnh theo hướng đô thị hóa, tạo động lực thúc đẩy KTXH của các phương Hương An và Hương Chữ phát triển; vùng nội đô của đô thị Thừa Thiên Huế sẽ là thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp và thu hút lao động của các phường ven đô, trong đó có Hương An và Hương Chữ
Hương An và Hương Chữ là các phường thuộc vùng đồng bằng, đặc trưng bởi địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình khoảng 10,4m Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Nam về Đông Bắc và từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm thấp nhất là 0,1m và điểm cao nhất là 262m nằm tại thôn An Hòa Dựa trên điều kiện địa hình và thổ nhưỡng, khu vực này được chia thành hai vùng sinh thái nông nghiệp chính.
- Vùng đồng bằng: Chạy dài từ phía Bắc của phường đến thôn Bồn Trì, chạy dọc theo hói 7 sang sông Cổ Bưu Vùng đồng bằng có diện tích 682 ha, chiếm 64% diện tích đất tự nhiên của phường Độ cao trung bình so với mặt biển 3m, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính và tập trung dân cư của phường
- Vùng gò đồi: Nằm về phía Tây Nam của phường, có diện tích 387 ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên của phường Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 150m; chủ yếu là diện tích rừng kinh tế
Cũng như các khu vực tiếp giáp giữa vùng đồi thấp và đồng bằng ven biển khác của Thừa Thiên Huế, Hương An và Hương Chữ đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa là mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau) Nhiệt độ trung bình năm là 24 0 C, nhiệt độ cao nhất là 40 – 41 0 C (tháng 5) và thấp nhất là 8,8 0 C (tháng 1) Độ ẩm không khí trung bình là 87% Hàng năm thường có từ 225 – 250 ngày nắng
Nằm giữa vùng gò đồi và đồng bằng phía Bắc của Thừa Thiên Huế, Hương An và Hương Chữ thuộc vào khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình từ 2.700 – 2.800 mm, nhưng phân bố không đều giữa hai mùa Về mùa mưa thường tập trung tới 75 - 80% lượng mưa cả năm; trong đó, các tháng mưa nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11 với lượng mưa từ 750 -1000mm Riêng năm 1999, nước lũ tháng 11 ở thôn An Hòa, An Vân lên tới trên 4m Về mùa khô lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm; trong đó, mưa ít nhất từ tháng 2 đến tháng 4 Cùng thời gian này, có lượng bốc hơi khá cao và độ thẩm thấu của đất lớn gây khô cạn các nguồn nước
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của phường Hương An và Hương Chữ khá hạn chế, chủ yếu bao gồm đất, nước và thảm thực vật.
Tài nguyên đất: Mặc dù quỹ đất không nhiều nhưng được đánh giá là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và là nguồn lực phát triển chủ yếu của phường
Nguồn nước mặt: Nguồn nước ngọt chủ yếu lấy từ sông Cổ Bưu, Tư Ca và hói 7 xã Đây là nguồn nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng khá lớn, mạch nông, có trên diện rộng; độ sâu từ 6 – 10m, luôn cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Tài nguyên rừng, thảm thực vật: Với diện tích đất lâm nghiệp 366,6 ha, chủ yếu là đất rừng trồng tràm hoa vàng, bạch đàn và keo; đây là nguồn tài nguyên được khai thác và mang lại giá trị kinh tế cao
Tài nguyên khoáng sản: Có đất sét, trữ lượng không lớn.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2017, dưới sự lãnh đạo của chính quyền thị xã Hương Trà, phường Hương An và Hương Chữ đạt nhiều thành tựu nổi bật Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 11,3%, trong đó đáng chú ý là ngành dịch vụ (13,5%), nông lâm thủy sản (7,3%), TTCN-Xây dựng (15,4%) Tổng giá trị sản xuất đạt 102,7 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng "Dịch vụ - Nông nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp" Tỷ trọng các ngành dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lần lượt là 52,5%, 34,5% và 13% Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khả quan với sản lượng cây lúa đạt 2.351 tấn, cây lạc đạt 176 tấn, cây rau màu đạt 1.650 tấn Thu ngân sách đạt 7,1 tỷ đồng, vượt 164% dự toán Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng.
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng “dịch vụ - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” Công tác xây dựng đô thị theo đề án Phường đạt chuẩn văn minh đô thị được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, chỉnh trang đô thị có bước chuyển biến, công tác quản lý quy hoạch, đô thị, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường có nhiều cố gắng, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến, phát triển khá toàn diện Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
Công tác quốc phòng được đảm bảo, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và giữ vững
* Dân số và lao động
Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất và trong mọi lĩnh vực sản xuất Đây cũng chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, có vai trò quyết định đối với kết quả và hiệu quả sản xuất
Tính đến hết năm 2017, phường Hương An và Hương Chữ có 1.510 hộ với 6.340 người Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 3.456 người chiếm 54.5% dân số, mật độ dân số 570 người/km 2 Hương An và Hương Chữ có nguồn lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành nông nghiệp – trồng trọt Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật còn thấp, cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ để có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống
Bảng 2.1 cho thấy, cơ cấu dân số của phường Hương An và Hương Chữ không có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (Tỉ lệ giữa nam và nữ năm 2015 là 49:51 và năm 2017 là 49.5:50.5) Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động lần lượt là 53.2% và 54.5%
Lực lượng lao động dồi dào và đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương Dân số chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và du lịch dịch vụ Sự phân bổ lao động đồng đều giữa các ngành nghề này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động phường Hương An và Hương Chữ năm
- Số LĐ làm việc trong lĩnh vực
(Nguồn: Báo cáo tổng kết phường Hương An và Hương Chữ năm 2018)
Tuy nhiên lượng lao động trong lĩnh vực Nông – lâm nghiệp còn tương đối nhiều (chiếm 32% trong tổng số người trong độ tuổi lao động) nên việc tạo điều kiện để phát triển sản xuất RAT nói riêng và phát triển về lĩnh vực nông nghiệp là cần thiết để giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân ở địa phương
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu lao động Mặc dù diện tích đất có hạn, nhưng khả năng sản xuất của đất đai là vô hạn nếu được khai thác và sử dụng hợp lý.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017 của phường Hương An và Hương Chữ thể hiện tại bảng 2.2, toàn phường có 1.069 ha và 1.552,29 ha đất tự nhiên tương ứng
Trong đó: đất nông nghiệp là 758,50 ha và 1.182,45 ha, chiếm 70%, đất phi nông nghiệp là 296,77 ha và 321,32 ha, chiếm 27%, đất chưa sử dụng 13,73 ha và 9 ha Cụ thể:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai phường Hương An, Hương Chữ năm 2017
- Số LĐ làm việc trong lĩnh vực
- Số LĐ làm việc trong lĩnh vực
TT Chỉ tiêu Hương An Hương Chữ
DT (ha) TT (%) DT (ha) TT (%) Diện tích đất tự nhiên 1.069 100 1.552,29 100 1 Đất nông nghiệp 758,50 71,0 1.182,45 76,2
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 380,90 35,6 722.93 46,6
- Trong đó đất trồng rau 73 6,8 55 3,5
1.2 Đất lâm nghiệp 360,90 33,8 455.94 29,4 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 16,70 1,56 3,49 0,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017 phường Hương An, phường Hương Chữ)
Hiện trạng sử dụng đất cho thấy tiềm năng đất đai của phường đang còn có thể khai thác, đặc biệt là đất chưa sử dụng, đất màu bỏ hoang; cần có biện pháp cải tạo để đưa vào phát triển cơ sở hạ tầng, các mục đích công cộng, phát triển trang trại, trồng trọt, nhằm đưa phường phát triển theo hướng đô thị hóa nông nghiệp nông thôn Ở bảng 2.2, ta có thể thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn gần 71%, diện tích sản xuất nông nghiệp tương đương 35%, trong đó có lượng lớn đất trồng rau Trước thực tế như hiện nay thì đây là con số còn khá khiêm tốn vì cây rau màu đem lại thu nhập cao hơn cho người dân Chính quyền địa phương có thể xem xét quỹ đất sản xuất nông nghiệp để chuyển một phần sang sản xuất RAT nếu thấy phù hợp Cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng phù hợp vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng trong thời gian tới
Tài nguyên đất là hữu hạn, vì vậy để tăng giá trị và hiệu quả cho người sản xuất, đối với đất nông nghiệp phải có biện pháp nâng cao độ phì, tránh sự thoái hoá đất, sản xuất nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học cần hạn chế và có sự kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các khuyến cáo khi dùng Nguồn phân hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi cần được sử dụng triệt để, tránh xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7,69 0,7 10,03 0,6 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 65,19 6,1 112,45 7,2
2.5 Đất mặt nước chuyên dùng 17,01 1,6 0 0,0
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 8,16 0,8 9,05 0,6
3.2 Đất rừng chưa sử dụng 5,57 0,5 0 0,0
Công tác xây dựng cơ bản: Trong năm đã tiến hành khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình như: cống Bàu Buồm Cổ Bưu, kinh phí 302 triệu đồng; nhà vệ sinh trường Mầm Non, kinh phí 333 triệu đồng; sửa chửa 6 phòng học trường Tiểu học, kinh phí 227 triệu đồng; đường bê tông xóm dài 740m gồm 4 xóm (ở Tổ dân phố Cổ Bưu, Thanh Chữ và Bồn Phổ) kinh phí 558 triệu đồng (trong đó thị xã hỗ trợ 429 triệu đồng, ngân sách phường và nhân dân đóng góp 129 triệu đồng) Công trình đang thi công: cổng tường rào sân trường Mầm Non với kinh phí 1,2 tỷ đồng; đường bê tông cầu Đồng Băng kinh phí 349 triệu đồng Hoàn thành công trình kè hói 5 xã, kinh phí gần 2 tỷ đồng và khởi công xây dựng đường trung tâm phường giai đoạn 2, kinh phí gần 3 tỷ đồng, do ban đầu tư xây dựng thị xã thực hiện Trong những năm qua, phường Hương An, phường Hương Chữ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực để phát triển KT - XH trên địa bàn Phường có hai đường trục chính dài 7,4 km (mặt đường rộng 3,5m), hệ thống đường trục thôn dài 6,5 km (mặt đường rộng 2m), đã bê tông và nhựa hoá Đường ngõ xóm chiều dài 22km, đã bê tông hóa 9,5km; Đường nội đồng: Dạng cấp phối 14,4 km Tỷ lệ hộdùng điện đạt 99,98%;
Hệ thống cấp nước máy đã phủ kín toàn phường, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh 99,6% Tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn 17 tỷ đồng
Công tác quản lý và chỉnh trang đô thị: Trong năm đã vận động thực hiện mở rộng đường tổ rộng từ 5- 6 m được 3 tổ Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân về chỉnh trang đô thị, các thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở theo quy định của Nhà nước
Trong năm có 36 trường hợp được cấp giấy phép xây dựng nhà ở Lập tờ trình gửi UBND thị xã xử phạt 2 trường hợp xây dựng trái phép Lập danh sách gắn biển số nhà các đường chính trên địa bàn phường
Đánh giá chung về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Thị xã Hương Trà có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm ở vị trí giao thoa giữa các huyện tạo điều kiện cho Hương Trà trở thành trung tâm thương mại lớn của tỉnh trong tương lai và phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh và trong khu vực, đây là điều kiện thuận lợi để Hương Trà đẩy mạnh phát triển NNHH bằng cách ứng dụng các thành tựu KH – CN vào sản xuất nông nghiệp của thị xã
- Hai phường Hương An và Hương Chữ ở vị trí gần các đô thị lớn, nhất là gần thành phố Huế, một trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm y tế, giáo dục lớn của cả nước, trung tâm thương mại lớn của vùng miền Trung, hai phường Hương An và Hương Chữ có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển sản xuất, văn hóa – xã hội
- Diện tích đất nông nghiệp lớn, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, chất đất rất tốt cho hoạt động sản xuất rau Đất ở đây bằng phẳng, màu mỡ, cao, thoát nước tốt Sản xuất rau đòi hỏi nhiều lao động Lao động ở phường lại dồi dào, bình quân lao động nông nghiệp/ hộ lại tăng qua các năm Hệ thống kênh mương đầy đủ đảm bảo cho việc tưới tiêu, các hộ trong phường chủ yếu dùng nước giếng khoan để tưới cho rau nên sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng rau, gây độc cho rau
Cả hai phường Hương An và Hương Chữ gần thành phố Huế nên thuận lợi cho việc lưu thông, buôn bán với thành phố - nơi có nhu cầu tiêu thụ rau rất lớn Rau từ phường có thể đem tiêu thụ tại chợ địa phương, các mối đến thu mua tại chỗ, chợ đầu mối, chợ Đông Ba Đây là những khu buôn bán lớn, tạo điều kiện cho đầu ra của rau dễ dàng hơn
Trình độ dân trí của cư dân còn thấp, thiếu kiến thức canh tác rau, dẫn đến sử dụng mất cân đối và hợp lý các yếu tố đầu vào Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, trong khi dân số gia tăng gây áp lực lên quỹ đất trồng rau Hai phường Hương An và Hương Chữ nằm ở vùng thấp trũng của Thị xã Hương Trà thường xuyên ngập úng vào mùa mưa và khô hạn vào mùa hè, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau Cơ sở hạ tầng mặc dù được đầu tư nhưng vẫn hạn chế dành cho nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống nhà lưới cho rau chưa được chú trọng.
- HTX vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm RAT, việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn
- Người sản xuất thiếu vốn đầu tư sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao
- Giá tiêu thụ bấp bênh, chủ yếu nội tiêu và chưa ký được các hợp đồng dài hạn
Chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và thu mua sản phẩm, chưa tạo được sự đồng bộ giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Những khó khăn mà phường đang gặp phải đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Trong đó, nếu phường cải thiện được các yếu tố chủ quan như trình độ người lao động, cơ sở hạ tầng, thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho chuỗi cung ứng rau tại phường.
Thực trạng sản xuất RAT tại phường Hương An, Hương Chữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tình hình các hộ trồng RAT tại địa bàn phường Hương An, Hương Chữ
Bên cạnh trồng lúa thì rau được đánh giá là loại cây trồng chủ lực có thị trường tiêu thụ khá rộng, không chỉ được tiêu thụ ở trong phường, thành phố Huế mà còn tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam… Rau màu nói chung và RAT nói riêng đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của không ít hộ gia đình ở Hương An, Hương Chữ trong những năm qua
Qua tìm hiểu, thu thập thông tin tại Ủy ban nhân dân hai phường cho thấy, địa phương đã xây dựng đề án phát triển các vùng chuyên canh giai đoạn 2015- 2020; quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung, theo hướng hướng chuyên canh, theo quy trình VietGap nhưng diện tích rau sản xuất theo qui trình RAT hay rau sạch hay theo tiêu chuẩn VietGap đang ở mức độ quá khiêm tốn Cụ thể, quy hoạch số hộ trồng rau và RAT là rất lớn, tuy nhiên thực tế số hộ trồng rau, đặt biệt là RAT thấp Qua 3 năm số hộ tham gia trồng rau tăng lên đáng kể, năm 2017 so năm 2015 tăng 237 hộ, bình quân tăng thêm 80 hộ/năm, trong đó số hộ trồng RAT tăng không nhiều, bình quân tăng 20 hộ/năm Lý do chính là do vấn đề chứng nhận RAT chưa được địa phương quan tâm xúc tiến, RAT ở đây vẫn chưa có chứng chỉ, chưa được xác nhận, nhiều hộ cho rằng trồng RAT chi phí lớn hơn, tuân thủ nhiều quy tắc và ràng buộc pháp lý hơn nhưng giá bán không cao, không phân biệt nên họ không tham gia nhiều Đây cũng là vấn đề lớn của địa phương trong những năm qua So với quy hoạch, số hộ trồng RAT như vậy là không đáng kể, nguyên nhân chính là do công tác quy hoạch chưa sát với thực tế địa phương Quy hoạch đưa vào thì nhiều nhưng chưa có biện pháp cụ thể, chưa có quy chế ràng buộc, chưa có các chính sách hỗ trợ và lợi ích của các hộ khá mong manh Vì thế số hộ trồng RAT ở đây vẫn rất thấp Tính chung cả 2 phường đến năm 2017, số hộ trồng RAT chỉ mới 126 hộ thực hiện, chiếm 8% so tổng số hộ trồng rau ở 2 phường này
Bảng 2.3: Tình hình các hộ trồng rau và RAT ở phường Hương An, Hương Chữ giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Hộ
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội phường Hương An, Hương Chữ
Trong những năm gần đây, việc mở rộng diện tích RAT đã được triển khai tại địa phương, tuy nhiên tình hình sản xuất RAT vẫn còn dừng lại ở mức độ sản xuất thử nghiệm với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ RAT chưa nhiều Sản phẩm sản xuất ra chưa được đóng gói, dán nhãn để phân biệt với rau thường, bởi ở Hương An, Hương Chữ chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, vì vậy giá thành sản phẩm chưa cao Các tổ sản xuất chưa có đơn vị nào công bố sản phẩm rau quả sản xuất được áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT
2.2.2 Năng suất và sản lượng RAT tại địa bàn phường Hương An, Hương Chữ
- Tỷ lệ hộ trồng RAT so tổng số (%) 5,68 6,24 7,99 0,6 9,9 1,8 28,2
Diện tích rau tại phường Hương An và Hương Chữ liên tục tăng trong những năm qua Năm 2015, tổng diện tích trồng rau của hai phường chỉ đạt 116 ha Đến năm 2017, con số này đã tăng đáng kể lên 152 ha, ghi nhận mức tăng trưởng là 36 ha.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng diện tích đất trồng rau vào năm 2017 là do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương Các cấp chính quyền và hộ nông dân linh hoạt chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau Họ tận dụng đất hoang có khả năng phát triển sản xuất rau, đưa vào quy hoạch để xây dựng vùng sản xuất rau chuyên canh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Về diện tích RAT qua 3 năm của hai phường lần lượt là 12 ha, 15 ha, 21 ha
Bảng 2.5 cho thấy, tuy diện tích trồng rau tăng qua các năm nhưng sự chênh lệch giữa diện tích đất trồng RT và RAT còn khá lớn Trong khi diện tích RT tăng 36 ha thì diện tích trồng RAT lại có mức tăng khá khiêm tốn 9 ha
Xét về tổng thể trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng rau thì lại là con số rất nhỏ Diện tích canh tác RAT mới chỉ chiếm khoảng nhỏ so với tổng diện tích rau của toàn phường Việc phân bố vùng trồng RAT mới tập trung ở các tổ là Bồn Phổ và Cổ Bưu (phường Hương An) và An Đô, Phụ Ổ, La Chữ, Quê Chữ (phường Hương Chữ), và rải rác ở một số tổ Còn các tổ khác chưa trồng RAT, mặc dù các tổ này cũng có điều kiện về đất đai và địa phương cũng đã quy hoạch một số vùng trồng rau tập trung theo hướng VietGap Đây là thực tế đòi hỏi cần có sự thay đổi nhanh chóng trong tập quán hay phương thức sản xuất rau khi nhu cầu về RAT cũng như lương thực thực phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày một nâng cao
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau và RAT ở phường Hương An,
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 SS 2016/2015 SS 2017/2016
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2 phường Hương An, Hương Chữ
Cùng với sự gia tăng về diện tích rau qua các năm, theo đó là sự gia tăng đáng kể về sản lượng rau, làm tăng được thu nhập cho người nông dân trồng rau, tuy nhiên tháchthức to lớn đặt ra là với mức sản lượng rau ngày càng lớn, thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định là việc hết sức cần thiết
Mở rộng diện tích đất trồng rau để tăng sản lượng chỉ là giải pháp trước mắt, không bền vững do đất đai có giới hạn Thay vào đó, giải pháp lâu dài là tăng năng suất Dữ liệu cho thấy năng suất rau không ổn định, nhưng có xu hướng tăng nhờ cải thiện giống, áp dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao kỹ thuật trồng rau Đặc biệt, năng suất rau ăn toàn (RAT) tăng đáng kể trong những năm gần đây Điều này cho thấy cần chuyển đổi diện tích trồng rau thường sang trồng RAT để tăng hiệu quả kinh tế.
Nhìn chung, hai phường Hương An, Hương Chữ có tiềm năng to lớn trong việc sản xuất rau, đặc biệt hai tổ dân phố Bồn Phổ và Cổ Bưu là vùng chuyên canh khá lớn, có sự quan tâm đầu tư từ các ngành và chính quyền địa phương Tuy công tác giống, kỹ thuật canh tác thực hiện chưa tốt như mong muốn, nhưng người dân nơi đây có thâm niên về trồng rau nên họ rất am hiểu và có kinh nghiệm trong sản xuất rau Nếu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hợp lý sẽ là điều kiện tiên quyết giúp Hương An, Hương Chữ tăng năng suất rau lên đáng kể, từ đó cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho người dân Đây là con đường cơ bản và lâu dài để hai phường tiếp tục phát huy tiềm năng vốn có của mình về nghề trồng rau
Nhìn chung, mô hình trồng RAT đã đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, được bà con nông dân và các cấp chính quyền đánh giá cao Đến nay, hai phường đã có những bước đi mạnh dạn nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm cho người dân địa phương, đó là đang dần dần hình thành khu vực nhà sơ chế để thu gom RAT bán tươi, tiến đến hoạt động chế biến để tiêu thụ mở rộng cho các đối tượng khác Mô hình đã hướng dẫn cho người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, cải tiến và ứng dụng một số phương pháp phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của người dân địa phương Giúp người dân hiểu đầy đủ và nhận thức rõ vai trò của mình trong việc sản xuất ra những sản phẩm RAT, đảm bảo an toàn thực phẩm Đến nay, các hộ sản xuất đã nắm rõ quy trình sản xuất RAT, quy trình dùng phân bón đúng thời điểm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách”, tuân thủ thời gian cách ly trước lúc thu hoạch Đặc biệt, các hộ sản xuất đã biết ghi chép và theo dõi tổng thể toàn bộ quy trình sản xuất của mình Đây chính là cơ sở để tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm cung ứng ra thị trường đều đạt chất lượng tốt nhất
2.2.3 Giống và một số công thức luân canh RAT
Có thể thấy giống rau được người dân sử dụng trong hoạt động sản xuất rau khá đa dạng, từ xà lách, cải, ngò, cần, tần ô, rau dền, rau thơm, mướp đắng, hành lá, kiệu… và các loại rau khác nhau Giống được người dân tự để giống; mua từ các trung gian bán buôn và bán lẻ ở phường, thành phố hay các trung tâm giống của tỉnh Tuy nhiên, phân lớn trong số đó là giống do bà con tự để, vì vậynguồn cung giống vẫn chưa được kiểm định và đảm bảo chắc chắn
Vì rau màu là những cây ngắn ngày nên chúng có thể sản suất được nhiều vụ trên năm, mỗi năm sản xuất 2 - 3 vụ, diện tích tuy ít nhưng sản lượng thu được trên 1 đơn vị diện tích canh tác khá cao Vì vậy, mang lại thu nhập khá cao cho người dân trong phường, đặc biệt là rau màu các loại với đa dạng các chủng loại như: hành, ngò, tần ô, xà lách, rau thơm Nhưng chủ yếu là giống địa phương như giống hành, ngò địa phương, giống xà lách 2 mũi tên, cải bẹ trắng
Trong hoạt động trồng rau, người dân không trồng một loại rau riêng lẻ mà trồng nhiều loại rau khác nhau Hơn nữa, thời gian sinh trường và phát triển của mỗi cây cũng khác nhau Ngoài ra, phân bón thường được sử dụng không chỉ cho một vụ hay một cây trồng mà thường sử dụng chung cho các vụ khác nhau
Thời vụ trồng chính là yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác kỹ thuật Đối với cây rau, việc đảm bảo thời vụ sẽ giúp cây nhận được những điều kiện tự nhiên tối ưu, từ đó sinh trưởng và phát triển tốt.
Bảng 2.5: Chủng loại các nhóm RAT được trồng tại phường Hương An, Hương
Nguồn: UBND phường Hương An, Hương Chữ
TT Nhóm rau Loại RAT DT gieo trồng (ha)
Hành, Paro hành, xà lách, rau cải, cải bẹ trắng, tần ô, xà lách xoong, đọt bí, rau mầm, rau khoai, nấm các loại, rau thơm các loại…
2 Rau ăn củ Khoai lang, khoai tía, kiệu, hành tây, củ cải, củ dền, … 11,1 17,6
Su su, cà tím, bầu, bí, cà chua, mướp đắng, mướp ngọt, dưa leo, đậu cove, ớt, đậu bắp…
4 Loại khác Bông bí, so đũa, … 0,6 1,0
Phân tích chuỗi cung ứng rau an toàn ở phường Hương An, Hương Chữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1 Cấu trúc chuỗi và mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng RAT tại hai phường Hương An, Hương Chữ
Phường Hương An và phường Hương Chữ là hai phường nông nghiệp của thị xã Hương Trà, trong những năm gần đây trên địa bàn hai phường đã triển khai sản xuất RAT và bước đầu hình thành các vùng chuyên canh RAT tại tổ dân phố Bồn Phổ, Cổ Bưu… Tuy nhiên, có thể thấy chuỗi cung ứng RAT của hai phường khá đơn giản, chỉ mới ở giai đoạn đầu, chưa có sự liên kết giữa các thành phần, các khâu trong chuỗi Có thể mô tả tổng quan chuỗi cung ứngRAT của hai phường như sau:
Sơ đồ 2.1 cho thấy chuỗi cung ứng RAT bao gồm 5 hoạt động cơ bản đó là: cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất, bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng Các tác nhân (hay còn gọi là các thành phần) tham gia chuỗi đó là: Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào, người nông dân, người bán sỉ, bán lẻ (bán rong) và cuối cùng là người tiêu dùng sản phẩm RAT
Trong chuỗi cung ứng này các hộ nông dân là thành phần có quan hệ với hầu hết các thành phần khác bởi phần lớn sản phẩm do hộ nông dân tự tiêu thụ, chỉ có một số lượng rất nhỏ hộ nông dân tiêu thụ qua người thu gom, bán sỉ, còn lại hầu hết là do người nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ
Bên cạnh các thành phần tham gia chuỗi cung ứng RAT còn có các tổ chức hỗ trợ đóng vai trò thúc đẩy các tác nhân trong chuỗi, đó là các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thương), các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ Thực vật…), UBND phường Hương An, Hương Chữ và hai hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội… trên địa bàn hai phường Đây là những thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm RAT
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung ứng RAT ở phường Hương An, Hương Chữ
Nguồn: Kết quả điều tra
Hiện nay, hai phường Hương An, Hương Chữ đang triển khai Dự án trồng RAT trong đó tổ dân phố Bồn Phổ và Cổ Bưu được chọn là địa bàn chính để tập trung đẩy mạnh sản xuất RAT theo hướng chất lượng, an toàn và hiệu quả Việc triển khai thực hiện dự án đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm RAT
Người thu gom, bán lẻ
Siêu thị, nhà hàng, quán ăn, người tiêu dùng cuối cùng Hộ trồng RAT
Nhà cung ứng giống, vật tư tại địa phương
Người tiêu dùng ngoại Nhà cung ứng giống bên ngoài
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, mức độ liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng RAT tại hai phường Hương An và Hương Chữ là rất yếu kém, chưa chặt chẽ, dẫn đến người trồng RAT chưa có sự chia sẻ thu nhập trong chuỗi một cách công bằng Thực tế trên địa bàn 2 phường cho thấy, sự liên kết giữa người trồng RAT là các hộ nông dân với nhau trong Hợp tác xã Hương An và Hợp tác xã Hương Chữ là khá chặt chẽ Các hộ trồng RAT đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin rất nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt các thông tin về: giống, phân bón, giá, chất lượng rau, thị trường tiêu thụ, người thu gom, hoặc cơ sở thu mua tốt, giá cao Các thông tin này họ nhanh chóng có được nhờ họ liên kết chặt chẽ và thông tin nhau Tuy nhiên, sự liên kết giữa hộ nông dân trồng RAT với các thương lái, người thu gom hoặc người bán lẻ hầu như không có, hoặc nếu có cũng rất ít và chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng người trồng RAT tự sơ chế, tự tìm thị trường tiêu thụ Thương lái, người thu gom khi thu mua chưa có liên kết quan hệ chặt với hộ trồng RAT, thậm chí có trường hợp ngã giá không được thì họ không bán và không mua, chấm dứt lần giao dịch đó, điều đó cho thấy liên kết giữa hộ nông dân trồng RAT với thương lái, người thu gom chưa thực sự chặt chẽ Tình trạng trên dẫn đến sản phẩm RAT tiêu thụ trên thị trường tuy đa dạng nhưng sản phẩm và chất lượng chưa đồng đều
Ngoài ra, các liên kết khác cũng thiếu và yếu Mặc dù hộ trồng RAT nhưng chưa có nhiều cơ sở cung cấp đầu vào chuyên biệt cho sản xuất RAT như giống, vật tư, tư vấn kỹ thuật,… các biện pháp canh tác kỹ thuật như làm đất, làm giàn nylon, bón phân, tưới nước, thu hoạch,… hộ trồng RAT đều làm rất thủ công, các cơ sở cung cấp dịch vụ này một cách riêng biệt gần như chưa có Các cơ sở thu hoạch, sơ chế biến chưa được đầu tư đồng bộ, dịch vụ vận chuyển, chuyên chở cũng rất đơn giản và thô sơ Đây là hạn chế lớn trên địa bàn nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT trong thời gian đến
2.3.2 Phân tích chuỗi cung ứng RAT theo đối tượng tham gia vào chuỗi 2.3.2.1 Nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào
Nhà cung cấp đầu vào của quá trình sản xuất RAT được xác định trong chuỗi gồm các công ty, đại lý cung ứng giống, cung ứng phân bón và cung ứng thuốc BVTV
Trong sản xuất nông nghiệp thì giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng rau; giống tốt, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và phát triển tốt sẽ có lợi cho bà con Nguồn cung ứng giống rau khá phong phú, có rất nhiều cơ sở cung cấp, phân bố rộng rãi trên địa bàn phường Bên cạnh nguồn cung ứng giống từ các cơ sở cung cấp giống, giống tự để của các hộ gia đình; các hộ nông dân còn được hỗ trợ giống của Sở NN&PTNT, UBND thị xã Hương Trà và UBND phường Tuy nhiên, công tác du nhập, khảo nghiệm giống rau còn hạn chế nên các loại rau mà nông dân sản xuất chủ yếu là các loại rau thông thường chứ chưa phải là các loại rau cao cấp
Trong số 80 hộ trồng rau được phỏng vấn thì có tới 80% số hộ không mua giống rau từ các cơ sở bán giống trên địa bàn phường hay HTX, giống cây mà họ trồng chủ yếu là tự để giống từ vụ này sang vụ khác Có thể thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nghèo nàn sự đa dạng về chủng loại rau trên địa bàn phường bởi không phải loại rau nào người dân cũng có thể tự để giống được
Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng giống rau của các hộ điều tra năm 2017
Nguồn: Số liệu điều tra
Với 20% hộ (tức 16 hộ) trồng rau mua giống từ bên ngoài (trong đó có 9 hộ trồng RAT, và 7 hộ trồng rau thường) thì có đến một nửa trong số đó mua giống của người quen, số còn lại mua từ HTX, đại lý … Thực tế này cho thấy mặc dù sản xuất RAT, được đào tạo, tập huấn về sản xuất rau sạch nhưng bà con nông dân vẫn dựa trên kinh nghiệm truyền thống để sản xuất RAT Điều này đòi hỏi các cán bộ, các kỹ sư nông nghiệp cần phát huy cao vai trò của mình để hướng dẫn cho bà con cách áp dụng KH - CN cũng như việc gieo trồng những giống cây mới vào sản xuất để nâng cao
Trong đó Số hộ trồng RT
Mua từ bên ngoài 16 20 7 9 năng suất và sản lượng RAT Cần nhắc nhở và hướng dẫn bà con chỉ gieo những hạt tốt, trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống, giống nhập nội thì phải qua kiểm dịch thực vật Hạt giống rau đảm bảo chất lượng và được cung cấp bởi các Công ty có uy tín trong nước (Giống của công ty Trang Nông, Trung ương, Green bull, ).Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng loại thuốc: Rovral để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/100g hạt giống) Chỉ khi thực hiện tốt được những điều này thì mới đảm bảo được sự an toàn về giống, góp phần cho ra những sản phẩm thật sự an toàn
+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Bên cạnh giống thì phân bón cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây rau, mặc dù trong đất có chất dinh dưỡng nhưng các nông hộ tận dụng diện tích đất một cách triệt để nên cây rau không thể phát triển tốt được, chính vì vậy cần phải đầu tư một lượng phân bón hợp lí để rau sinh trưởng và phát triển tốt nhất
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau chính của các hộ điều tra năm 2017 ( tính bình quân / 1 sào 500 m 2 ) Đơn vị: kg/500 m 2
Nguồn: Số liệu điều tra
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các loại cây trồng đều được đầu tư với mức vừa phải Trong đó, rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm rất cao từ 20 – 60 tấn/ha do đó, cây rau phải được bón nhiều phân và đất trồng rau phải tương đối tốt Qua điều tra cho thấy việc bón phân cho rau không có sự khác biệt lớn giữa các hộ trồng rau thường và các hộ trồng RAT Bình quân 1 sào (500 m 2 ) giữa các cây trồng khác nhau có sự khác biệt, cao nhất là hành,
Loại cây Đạm ure Lân supe KCL Tổng cộng
Rau thơm 5 10 5 20 cải, ngò, bình quân 31-32 kg phân các loại /sào, thấp nhất là xà lách, bình quân 15 kg phân các loại / sào
Nhìn chung tất cả các loại rau đều được đầu tư tương đối đồng đều, trong đó, nổi bật chỉ có hành là được đầu tư nhiều hơn so với các loại rau khác Ngoài ra, khả năng đầu tư các yếu tố đầu vào của các loại rau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mật độ trồng, thời vụ gieo trồng, tình hình dinh dưỡng trong đất và tập quán canh tác của từng địa phương Bên cạnh việc sử dụng phân vô cơ thì các hộ trồng RAT còn sử dụng một lượng lớn phân hữu cơ bởi lẽ phân hữu cơ bón cho rau rất tốt mà lại không gây độc hại cho con người
Đánh giá chung về chuỗi cung rau an toàn ở 2 phường Hương An, Hương Chữ 96 1 Kết quả đạt được
- Nghề trồng rau từ trước đến nay vẫn được coi là nghề lấy công làm lãi, nếu công sức của người dân càng nhiều thì năng suất thu được càng cao và ngược lại Cây rau được coi là một cây mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng Hương An và Hương Chữ là những địa phương cung ứng rau cho các chợ đầu mối ở khu vực lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định… Dựa vào những điều kiện sẵn có, đúc kết kinh nghiệm từ nhiều đời để lại, trồng rau đã trở thành một nghề chính ở vùng này
Mức độ SL ý kiến Tỉ lệ (%) SL ý kiến Tỉ lệ (%)
% tổng số Ảnh hưởng ít 12 30,0 8 20,0 25,0 Ảnh hưởng vừa 10 25,0 12 30,0 27,5 Ảnh hưởng nhiều 18 45,0 16 40,0 42,5 Ảnh hưởng trầm trọng 0 0,0 4 10,0 5,0
- HTX Hương Chữ đã được Sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau quả an toàn theo quyết định số: 05/ QĐ-NNPTNT ngày 06/01/2010 với các chủng loại rau quả: Xà lách, hành hoa, kiệu, dền đỏ, rau thơm HTX Hương An theo quyết định số: 737/ QĐ-NNPTNT ngày 7/10/2010 với các chủng loại rau quả: rau cải, hành lá, xà lách, kiệu, rau thơm
Bước đầu RAT của Hương An, Hương Chữ đã cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân trong phường và đáp ứng được một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong địa bàn tỉnh
- Để tuân thủ các bước theo quy trình sản xuất RAT, mỗi hộ nông dân tham gia sản xuất được cấp một cuốn sổ nhật ký đồng ruộng Hàng ngày, tất cả những hoạt động sản xuất được ghi lại đầy đủ dù làm đúng hay sai từ thời gian bón phân, phun thuốc, nhãn hiệu thuốc sử dụng, gieo trồng giống gì, diện tích bao nhiêu… Nhật ký đồng ruộng sẽ là căn cứ để các nhóm trưởng kiểm tra, kịp thời nắm bắt được hộ nào thực hiện đúng và chưa đúng quy trình sản xuất, giúp các hộ điều chỉnh cho phù hợp Công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự kỹ lưỡng, tuy nhiên các hộ sản xuất cũng tuân thủ một cách nghiêm ngặt
Thông thường, quy mô sản xuất RAT vẫn còn hạn chế, thị trường tiêu thụ RAT chưa thực sự rộng lớn Các đơn vị sản xuất mới dừng lại ở mức đăng ký đảm bảo điều kiện sản xuất, chưa công khai danh mục các sản phẩm rau quả được áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi theo Quyết định số 379/QĐ/
BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT
- Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng của phường Hương An, Hương Chữ những năm qua có thể nói là khá ổn định và phát triển, nhiều giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào gieo trồng, bên cạnh đó kết hợp với phương thức canh tác hợp lý nên đã mang lại hiệu quả khá cao
- Biết kết hợp những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá hợp lý Tuy nhiên, tính đa dạng trong cơ cấu cây trồng còn thấp Mặc dù diện tích các cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được tăng lên nhưng so với diện tích trồng lúa thì vẫn còn rất nhỏ
2.4.2 Hạn chế và các nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế
Qua phân tích và đánh giá thực trạng, chúng ta nhận thấy mặc dù sản xuất RAT tại địa bàn hai phường Hương An, Hương Chữ đã đạt được những kết quả nhất định, diện tích và số hộ tham gia sản xuất RAT đang có xu hướng tăng lên Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập đang đặt ra, cụ thể:
- Diện tích sản xuất rau của từng hộ nông dân phân tán, manh mún, năng suất rau còn thấp, chưa xứng với tiềm năng đất đai Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định
Các nhà sản xuất còn thiếu vốn đầu tư để sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thiếu cơ sở chế biến, thông tin thị trường chưa đầy đủ và kém Việc chưa hình thành một hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định để phục vụ người sản xuất cũng là vấn đề lớn.
- Việc sơ chế, bảo quản rau để cung cấp cho thị trường chưa được quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ
- Sản phẩm kém đa dạng về chủng loại nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giá cả bấp bênh, không chủ động trong tiêu thụ sản phẩm
- Điều kiện thời tiết khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, đặc biệt có mùa mưa với lượng mưa lớn rất khó khăn cho việc bố trí đa dạng thành phần các loại rau quả, củ Trong các mùa thuận lợi như xuân hè chỉ thuận lợi để phát triển một số loại rau ăn lá, rau gia vị Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận các thị trường lớn
- Năng suất, sản lượng rau còn thấp và không ổn định Nguyên nhân do nông dân sử dụng giống tại chỗ, mua giống không đảm bảo chất lượng, mặt khác sản xuất trong mùa nắng hạn thường thiếu nước và thiếu vật liệu che phủ nên rau sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất thấp Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định
- Một bộ phận không nhỏ nông hộ trong vùng sản xuất vẫn chưa tuân thủ nghiêm quy trình, kỹ thuật trồng RAT vẫn chưa nghiêm làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm RAT sản xuất tại địa bàn 2 phường Hương An và Hương Chữ
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao, khả năng kháng lại các loại sâu bệnh tốt, kỹ thuật canh tác bền vững, bảo quản và tiêu thụ, sản xuất gắn kết với thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa còn nhiều hạn chế
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI
Định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn tại hai phường Hương An, Hương Chữ
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch của cả nước
Hàng năm trên địa bàn tỉnh đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, hàng vạn sinh viên các tỉnh về cư trú học tập Công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thị mới sẽ được hình thành Do đó nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ cho đời sống ngày càng tăng
Có thể thấy hai phường Hương An và Hương Chữ vẫn còn thuần nông với tổng diện tích hoa màu chiếm 1/3 trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất đai màu mỡ với hệ thống giao thông thủy lợi rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt theo bà con ở đây thì đất màu ở địa phương rất phù hợp để phát triển cây rau Các hộ dân trong phường có kinh nghiệm trồng rau lâu đời Trong đó Hương An, Hương Chữ hội tụ nhiều điểm thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh RAT lớn cung cấp cho nhu cầu thị trường
Đất màu ở đây chiếm 1/3 tổng diện tích đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thâm canh sản xuất, tăng diện tích gieo trồng Nhờ đó, mỗi năm có thể sản xuất từ 2 đến 3 vụ.
Thứ hai, khí hậu thời tiết rất thuận lợi vào vụ đông và xuân nên trong hai vụ này bà con tích cực trồng các loại rau để cho năng suất cao nhất, còn vụ hè thu do thời tiết khắc nghiệt nên chưa được phát triển
Thứ ba, người dân ở đây có truyền thống trồng rau từ lâu đời, bản chất cần cù chịu khó nên đây cũng là một thuận lợi giúp bà con tiếp thu nhanh với các lớp học khuyến nông do xã tổ chức
Thu nhập từ rau chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các nông hộ, cây rau đạt hiệu quả kinh tế cao Thị trường tiêu thụ rau khá rộng rãi nhất là địa bàn phường chỉ cách trung tâm thành phố Huế 6 km
Với những ưu thế này thì hai phường, đặc biệt là phường Hương An, Hương Chữ đã đưa ra những định hướng nhất định trong thời gian tới như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo để duy trì sản xuất ổn định khoảng 60 – 70 ha gieo trồng RAT trên địa bàn 2 phường, đồng thời phải đa dạng hóa các chủng loại giống cây trồng, rau trái vụ phù hợp với điều kiện ở địa phương và nhu cầu của thị trường Quan tâm đến chất lượng của vùng trồng rau bằng các giải pháp như: ứng dụng công nghệ sinh học, các quy trình chăm bón, tập huấn kỹ thuật… Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vùng trồng rau có chất lượng cao theo tiêu chuẩn ViệtGáp, tiến tới xây dựng thươnghiệu “RAT Hương An”, “RAT Hương Chữ”
- Mở rộng, quy hoạch thêm diện tích RAT để đáp ứng phần nào nhu cầu của bà con hiện nay là thiếu đất trồng RAT
- Thực hiện tốt các công thức luân canh cây trồng phù hợp để bảo vệ đất đai, tránh sâu bệnh gây hại, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh, hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học trong đất Đảm bảo phát triển rau sạch cung cấp cho thị trường.
Mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn tại hai phường Hương An, Hương Chữ
Dựa trên những mục tiêu chung nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT địa phương, những mục tiêu cụ thể trong năm 2019-2020 như sau:
- Chuyển đổi cây trồng ở các tổ dân phố, phường Hương An, phường Hương Chữ tăng diện tích RAT lên 30-35 ha, mở rộng diện tích, đa dạng về chủng loại và tăng năng suất hơn nữa Phấn đấu đạt 105% kế hoạch đề ra
- Diện tích trồng RAT trên toàn địa bàn phường Hương An sẽ là 70% RAT, phường Hương Chữ là 50% RAT 100% RAT của 2 phường được dán nhãn, đóng gói để phân biệt với rau thường 90% RAT được 2 HTX đảm bảo “đầu ra”
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ cho các điểm sơ chế, đóng gói, bảo quản
- Xây dựng được mô hình liên kết giữa người nông dân – Hợp tác xã – tổ sản xuất – các doanh nghiệp tiêu thụ – các cơ quan chức năng Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ được áp dụng rộng rãi Tiếp cận được khách hàng tổ chức
Thương hiệu RAT Hương An, Hương Chữ đã được xây dựng thành công, đạt được mức độ nhận biết rộng rãi trong cộng đồng Tỷ lệ người dân toàn tỉnh biết đến sản phẩm RAT Hương An và Hương Chữ đã tăng trưởng đáng kể, ước tính đạt khoảng 50-60% Sự gia tăng nhận diện thương hiệu này là một minh chứng cho chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả, giúp RAT Hương An và Hương Chữ trở nên phổ biến và được người dân ưa chuộng.
Hệ thống giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn ở phường Hương An và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế
3.3.1 Cấu trúc lại thành phần chuỗi cung ứng RAT cho hợp lý hơn
Thực trạng về chuỗi cung ứng RAT tại 2 phường Hương An và Hương Chữ cho thấy, thực tế đây chưa hình thành nên chuỗi cung ứng RAT theo đúng nghĩa lý thuyết của nó, mà mới thể hiện các mối quan hệ giao dịch mua bán, trao đổi các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra với nhau thông qua thị trường, các thành phần trong chuỗi chưa được tổ chức bài bản, đầy đủ Cấu trúc các thành phần chuỗi cung ứng RAT tại hai phường Hương An và Hương Chữ bao gồm các thành phần riêng biệt sau:
Trung tâm chuỗi cung ứng RAT là hộ trồng RAT tại hai phường nhưng lại là thành phần chịu thiệt thòi nhất Vấn đề này xuất phát từ sự liên kết giữa các hộ còn khá rời rạc, chưa hình thành được khối hợp tác thống nhất Để giải quyết vấn đề này, địa phương và các cơ quan liên quan cần hướng dẫn hộ trồng RAT thành lập Hợp tác xã sản xuất RAT, từ đó trao quyền cho hộ trồng RAT trở thành trưởng chuỗi, có tiếng nói chung, chủ động đưa ra quyết định và phân chia lợi ích giữa các thành phần trong chuỗi một cách công bằng, hiệu quả.
Trên địa bàn hiện có 2 Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Hương An và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hương Chữ Tuy nhiên đây là hai Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chung cho cả xã, chưa phải là Hợp tác xã riêng biệt cho cây RAT Chính vì thế thương hiệu RAT của Hợp tác xã chưa được quan tâm làm rõ
Hiện nay, tại phường Hương An, RAT được chứng nhận VietGAP là hành lá, với diện tích 16,53 ha trong tổng số 60 ha hành lá của phường Mô hình này hiện khá thành công, tuy nhiên đây là Hợp tác xã chung dịch vụ nông nghiệp cho toàn phường, chưa có thương hiệu riêng Chính vì thế, để hoàn hiện chuỗi cung ứng RAT tại phường, trước hết là cây hành lá, cần thành lập một hoặc nhiều Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất hành lá an toàn (hoặc nhiều loại rau) nơi đây HTX RAT chỉ bao gồm đúng các hộ sản xuất RAT và quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ riêng biệt do các hộ này xây dựng ra
HTX hoặc tổ hợp tác RAT này sẽ là trưởng chuỗi, quyết định hợp đồng với cơ sở cung cấp đầu vào, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn hoặc công ty có quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại về giống, vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), cơ sở vật chất (giàn giáo, nylon, bạt che,… ), hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi, máy móc nông cụ,… công nghệ sau thu hoạch hoặc dịch vụ sau thu hoạch (thu hoạch, sơ chế biến, đóng gói, bao bì, bảo quản, vận chuyển,…), tiêu thụ (siêu thị, nhà hàng,…) HTX hoặc tổ hợp tác đề xuất quy hoạch vùng RAT, tổ chức thanh tra, kiểm tra quy trình sản xuất RAT, đề xuất các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương như đất đai, tín dụng, giao thông, thuỷ lợi, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ sản phẩm, pháp lý pháp luật liên quan chất lượng sản phẩm,… HTX hay tổ hợp tác hoạt động theo luật hợp tác xã hoặc luật công ty, là người đại diện pháp nhân cho các hộ trồng RAT, chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, quyết định các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ, thị trường mục tiêu,… Nếu được tổ chức và cấu trúc thành phần hợp tác xã hoặc tổ hợp tác RAT riêng biệt như vậy đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm RAT tại địa phương được hoàn thiện hơn Việc phát triển và bảo hộ thương hiệu RAT sẽ hiệu quả hơn
3.3.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm RAT
Qua quá trình điều tra và khảo sát thực tế thì RAT của Hương An, Hương Chữ chủ yếu được cung cấp cho người dân trong phường, một số nhà hàng trong thị xã; một phần được tiêu thụ ở các chợ lớn trong thành phố; một lượng khác được thương lái tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (chủ yếu là hành lá
Hương An)… Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại thì RAT của Hương An và Hương Chữ vẫn chưa có mặt trong hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố Vấn đề đặt ra là các cơ quan ban ngành ở địa phương cũng như các cấp lãnh đạo của tỉnh cần xem xét và nghiên cứu để xác định thị trường mục tiêu, tìm thị trường đầu ra ổn định cho RAT địa phương
Thị trường RAT theo tiêu chuẩn VietGAP là các siêu thị lớn như Big C, Co- opmart, siêu thị nông sản sạch Quế Lâm, các cửa hàng nông sản sạch, các nhà hàng khách sạn lớn như khách sạn Century, Hương Giang, Morin, Duy Tân,… Nhà hàng lớn như Tịnh Gia Viên, Huế Ngon, … các đơn vị cơ quan trên địa bàn như các trường mầm non, tiểu học, … các đơn vị sự nghiệp công an, quân đội, … trên địa bàn Để tiêu thụ RAT tại các cơ sở, đơn vị nêu trên, HTX hoặc tổ hợp tác RAT phải trực tiếp giới thiệu sản phẩm có chứng nhận VietGAP, có nguồn gốc rõ ràng, hợp đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vấn đề liên quan như quy trình sản xuất, công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch, chất lượng sản phẩm,… Đồng thời phải thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thường xuyên chăm sóc khách hàng, đảm bảo lợi ích thiết thực cho khách hàng tiêu thụ RAT của HTX, tổ hợp tác địa phương Thực hiện tốt khâu này, chắc chắn chuỗi cung ứng RAT của địa phương được nâng cao và hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có giải pháp để xúc tiến nhanh việc đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu rau sạch cho các hộ nông dân, tạo niềm tin cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho người trồng rau Chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với HTX, nông dân vùng sản xuất RAT tập trung; phát triển mạng lưới tiêu thụ qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ gắn chứng nhận RAT với sử dụng thương hiệu nhà sản xuất
Thành lập các đơn vị sản xuất, kinh doanh rau (Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, tổ hợp tác) giúp nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tổ chức quầy mua bán, giới thiệu sản phẩm rau tại Chợ trung tâm thành phố, hệ thống siêu thị và từng bước mở rộng ra các chợ, các trục phố chính để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân
3.3.3 Xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, vận động, quảng bá hình ảnh RAT Hương An, Hương Chữ, thị xã Hương Trà
Cần tiến hành đăng ký, xây dựng thương hiệu RAT ở Hương An và Hương Chữ Đây là nhân tố cần thiết trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho người tiêu dùng, phân biệt được với các loại rau thường và khẳng định vị trí RAT trong hình ảnh người tiêu dùng để phát triển bền vững
Trong điều kiện hiện nay, nếu không có thương hiệu, RAT và rau thường không có sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, độ an toàn, … tạo cho người tiêu dùng nhiều hoài nghi về RAT Chính điều đó sẽ dẫn đến RAT gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm Giải quyết vấn đề đó, thương hiệu RAT là yếu tố cơ bản và quyết định Chính vì vậy, chính quyền địa phương, HTX, các hộ trồng RAT cần nhanh chóng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tiêu chuẩn, tiến hành đăng ký và xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP Có như vậy người tiêu dùng mới an tâm, tin tưởng và tiêu dùng RAT của địa phương
Bên cạnh công tác xây dựng thương hiệu, đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, trong công tác tổ chức sản xuất thì công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân hưởng ứng tham gia là quan trọng nhất, phải làm cho nông dân thấy được những lợi ích, những thuận lợi của việc trồng RAT Để thực hiện có hiệu quả nội dung này cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng với chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương để có các biện pháp tuyên truyền gắn với vận động bà con nông dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về kỹ thuật trồng RAT, tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV, bón phân hữu cơ không đúng quy chuẩn, thông qua cấp phát tờ rơi, phổ biến trong các buổi họp dân, sinh hoạt cộng đồng, phát trên hệ thống truyềnthanh của phường, với nội dung thật xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu Từ đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của bà con nông dân trong sản xuất rau
Để đảm bảo người tiêu dùng sử dụng thực phẩm an toàn, các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và tạo thói quen tiêu dùng thực phẩm an toàn cần được thực hiện hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông và loa phát thanh.
Có thể nói, những kết quả đạt được trong phát triển sản xuất và hoàn thiện chuỗi cung ứng RAT của phường Hương An, Hương Chữ trong thời gian qua là rất đáng khích lệ Tuy nhiên, trong những năm tới, trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi chính quyền và người dân ở đây phải có những thay đổi cho phù hợp, cần phải phát huy đối với những lợi thế tiềm năng, áp dụng thành tựu của KH – CN vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng của RAT
3.3.4 Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất RAT và chuỗi cung ứng RAT trên địa bàn
Kết luận
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp phải được nâng cao về chất lượng Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để thực hiện quy hoạch sản xuất Sản phẩm RAT đang ngày càng có nhu cầu lớn cho tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày khi mà chất lượng cuộc sống đang ngày được nâng cao, sự cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn đang được nhiều người quan tâm để bảo vệ cho sức khoẻ của họ
Qua phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung RAT trên địa bàn hai phường Hương An và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà cho thấy:
- Tiêu dùng RAT là xu hướng hiện nay của người dân, đặc biệt tại các thành phố du lịch như Huế
- Điều kiện tự nhiên, các yếu tố nguồn lực ở đây hoàn toàn phù hợp để sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGap của nhà nước quy định
- Quy mô sản xuất RAT của phường Hương An và Hương Chữ còn khiêm tốn, số hộ tham gia chưa nhiều và chưa được tổ chức có thẩm quyền chứng nhận RAT theo tiêu chuẩn VietGap
- Sản phẩm RAT của phường Hương An và phường Hương Chữ chủ yếu được cung cấp cho thị trường trong tỉnh, đặc biệt là thành phố Huế Trong đó khối lượng sản phẩm cung cấp cho siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng rau sạch qua người thu gom, buôn bán nhỏ chiếm tỷ trọng lớn
Kênh tiêu thụ sản phẩm RAT có ít tác nhân trung gian, với hầu hết sản phẩm sau khi thu hoạch được bán cho người thu gom, người bán lẻ và thương lái Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong kênh tiêu thụ còn lỏng lẻo và chỉ dựa chủ yếu trên mối quan hệ quen biết giữa các bên tham gia.
Trong chuỗi cung sản phẩm RAT, hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất nhưng thu nhập thực tế chưa cao và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro nhất Các tác nhân khác thu được lợi ích cao hơn so với hộ sản xuất, trong khi đó những rủi ro mà các tác nhân này gánh chịu lại thấp hơn nhiều Thu nhập của hộ sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào giá bán và điều kiện thời tiết cũng như tình trạng sâu bệnh Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung RAT cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân,
Kiến nghị
Cần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc cho người dân một cách đồng bộ Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường, tiếp thu tiến bộ thành tựu KH-KT
Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo điều kiện pháp lý cho mô hình “trồng RAT” ra đời, tồn tại và phát triển, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện của chính sách đó ở các cơ sở như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách ưu đãi về vay vốn, chính sách miễn giảm thuế nhà nước
Nhà nước cần thành lập các trung tâm nghiên cứu KH-KT vàcông nghệ nhằm nhập khẩu và cung ứng các giống rau phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương, chuyển giao các tiến bộ KH-KT mới về rau cho người dân
Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng
+ Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Phối hợp với các cơ quan, các địa phương hoàn thành quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất RAT theo quy định
Tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương làm hồ sơ đề nghị công nhận và công nhận vùng sản xuất RAT và sản xuất RAT theo hướng VietGAP Tổ chức kiểm tra, đánh giá và công nhận chất lượng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất
Tiếp tục hoàn thiện quy trình trồng RAT, tập huấn cho nông dân về nhận thực RAT, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và đóng gói RAT
Thiết lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất RAT để quản lý tập trung và tìm đầu ra cho sản phẩm
Nghiên cứu sự thích nghi của các giống rau mới, kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng, đặc biệt là rau trái vụ nhằm cung cấp đầy đủ, thường xuyên và đa dạng hóa sản phẩm RAT đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ
Nghiên cứu phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch phù hợp đối với các sản phẩm RAT ở 2 phường Hương An, Hương Chữ nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
+ Đối với chính quyền thị xã Hương Trà
Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau của phường theo hướng chuyên canh
Nghiên cứu và đưa ra mô hình trồng RAT đến từng hộ nông dân để xây dựng thương hiệu rau của phường, tạo lòng tin trong lòng người dân và người tiêu dùng
Cần dành riêng một kênh cho vay vốn ưu đãi để phục vụ cho mô hình trồng RAT Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như cải tạo mặt bằng vùng trồng rau, đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc sản xuất rau
Cần tập huấn và biểu diễn quy trình kỹ thuật sản xuất RAT cho người dân thấy để thực hiện làm theo Giao trách nhiệm cho các hợp tác xã, các cơ quan đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mô hình trồng RAT.