Các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI

1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

1.2.5. Các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp

Tác nhân của chuỗi cung chính là các chủ thể tham gia trong các khâu của chuỗi cung. Trong một chuỗi, tùy vào tính chất và quy mô của chuỗi, số lượng các tác nhân theo đó có thể ít hay nhiều. Trong chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, có thể chia thành các nhóm cơ bản là: Tác nhân sản xuất; tác nhân thu gom; tác nhân chế biến; tác nhân thương mại. Ngoài các tác nhân chính tham gia chuỗi còn có các tác nhân cung cấp đầu vào cho tất cả các khâu trong chuỗi và các nhà hỗ trợ chuỗi [11].

Sơ đồ 1.6 cho thấy các khâu trong chuỗi có các tác nhân tương ứng vận hành và quan hệ với nhau, bao gồm các tác nhân sau:

+ Nhà cung cấp đầu vào:

Đây là tác nhân đầu tiên của chuỗi cũng là tiền đề để tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Nó bao gồm việc cung ứng và quản lý hiệu quả các yếu tố cơ bản về quỹ đất, nguồn nước, giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật, nhân công và nguồn vốn.

Các công ty, hợp tác xã, hiệp hội, hệ thống các đơn vị khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, phòng nông nghiệp huyện hay cá nhân có thể đứng ra đảm nhiệm việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho người sản xuất nhằmtối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm các chi phí đầu vào, tạo được lợi thế về chi phí thấp trong cạnh tranh.

Sơ đồ 1.6: Chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp

Nguồn: [11]

+ Nhà sản xuất:

Nhà sản xuất là lực lượng tạo ra sản phẩm cơ bản ban đầu và cũng là dòng giá trị gia tăng đầu tiên trong chuỗi. Nhà sản xuất có thể là các cá nhân, hộ gia đình, các

công ty, doanh nghiệp hay hợp tác xã. Tính chất tổ chức của người sản xuất phụ thuộc vào ngành hàng, phụ thuộc vào điều kiện sản xuất và phụ thuộc vào môi trường sản xuất kinh doanh mà hoạt động. Họ có những đặc trưng khác nhau quy mô, nguồn vốn, kỹ thuật và các nguồn lực khác. Do tính đa dạng của người sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất và sự liên kết của họ cũng khác nhau vì vậy tạo ra những đặc trưng riêng về các ngành hàng.

+ Tác nhân tiêu thụ:

Tác nhân thiêu thụ bao gồm nhà thu gom, sơ chế, chế biến và thương mại. Hoạt động gom sản phẩm nông nghiệp được xem là hoạt động quan trọng kết nối người sản xuất cá thể với cơ sở chế biến và thị trường. Hệ thống thu gom sản phẩm có mạng lưới phát triển rộng khắp đảm bảo chức năng thu mua sản phẩm cho nông dân. Mối quan hệ ràng buộc giữa người thu gom và người sản xuất không những đảm bảo cho việc lưu thông sản phẩm mà còn góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua quá trình trao đổi, mua bán.

Cơ sở chế biến góp phần quan trọng để sản phẩm có được giá trị cao bằng các hoạt động từ sơ chế đến chế biến sâu sản phẩm ban đầu thành những thành phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh chế biến, các vấn đề thương hiệu, đóng gói và bảo quản sản phẩm cần được quan tâm vì chúng không những bảo vệ được sản phẩm mà còn góp phần tạo ra sự khác biệt và phân biệt của khách hàng. Để tạo sự nhận biết trong tâm trí người tiêu dùng, các nhà sản xuất cần đầu tư thích đáng cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bởi chỉ khi có một thương hiệu đủ mạnh, sản phẩm mới có thể đứng vững trên thị trường và tạo ra được giá trị gia tăng lớn cho các nhà sản xuất.

Vận chuyển, phân phối, bán hàng là các hoạt động đầu ra nhưng lại quyết định các yếu tố đầu vào của chuỗi cung ứng. Toàn bộ chuỗi cung ứng phụ thuộc vào khâu vận chuyển, phân phối, bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố hội nhập và liên kết đa chiều diễn ra mạnh mẽ nên khi sản phẩm bán được, lượng tồn kho ít nhất mới tạo ra động lực kích thích sản xuất. Để gia tăng giá trị cho sản phẩm, nhà sản xuất

cần tìm kiếm và ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với hệ thống phân phối và bán hàng tại thị trường có khả năng tiêu thụ lớn trong nước và quốc tế.

+ Người tiêu dùng:

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trò quan trọng bởi quyết định chi tiêu hằng ngày theo sự lựa chọn của họ sẽ quyết định một phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường là tiêu dùng quyết định sản xuất. Người tiêu dùng cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nhưng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, việc xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi có vai trò quyết định sự thành công của một chuỗi bởi khi ta không biết họ là ai, ở đâu, hộ muốn mua sản phẩm gì, mua bao nhiêu, mua ở đâu và mua như thế nào thì không thể dự báo, định vị được sản phẩm làm ra để tổ chức các hoạt động sản xuất, tiêu thụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)