Lợi ích và yêu cầu của sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI

1.3. Rau an toàn và chuỗi cung ứng rau an toàn

1.3.4. Lợi ích và yêu cầu của sản xuất rau an toàn

+ Lợi ích của sản xuất rau an toàn

- Lợi ích kinh tế: sản xuất RAT với mức đầu tư hợp lý các khoản chi phí mà không lạm dụng các loại thuốc hóa học đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy mà theo một số người nghiên cứu thì sản xuất RAT năng suất không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá bán RAT khi đã được khẳng định thì cao gấp từ 3-4 lần giá bán RT, vì thế lợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay còn rất nhiều bất cập giữa cung và cầu về RAT, nếu có chính sách tốt thì ngành sản xuất RAT là một ngành kinh tế sẽ được kích thích phát triển bởi động lực kinh tế.

- Lợi ích xã hội:

Sản xuất RAT đã góp phần tạo được nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Sản xuất RAT cũng sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất rau gây ô nhiễm như trước đây của người dân, nâng cao đầu tư trong việc sản xuất và tiêu dùng rau sạch góp phần phấn đấu xây dựng phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững theo tinh thần nghị quyết trung ương đảng.

Bảng 1.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số

sản phẩm rau tươi (mg/kg)

Giống Mức quy định Giống Mức quy định

Nguồn: Bộ Y tế

Khi sản xuất RAT được mở rộng thì sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng và hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho RAT. Từ đó tạo ra thị trường tiêu thụ RAT ổn định.

- Lợi ích môi trường: Chúng ta đang phấn đấu cho quá trình phát triển tiến bộ và bền vững. Lợi ích của con người nằm trong sự phát triển tiến bộ và bền vững, RAT là hướng sản xuất đang thực sự cần thiết và hết sức đúng đắn. Và khi sản xuất RAT là chúng ta đã làm nông nghiệp sạch và bền vững vì sức khỏe của thế hệ hôm nay, vì một môi trường sống trong lành và vì các thế hệ ngày mai. Chẳng phải sản phẩm sản xuất ra thực sự có ý nghĩa khi sản phẩm đó được xem là “thân thiện với môi trường” và chỉ khi sản xuất RAT thì người dân mới thấy được hướng đi lâu dài của sản xuất nông nghiệp là phải gắn năng suất với chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

- Lợi ích về sức khỏe: Trong những năm trở lại đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều, người sản xuất muốn thu lợi nhuận cao nên đã không ngần ngại phun thuốc kích thích tăng trưởng, rau mới phun thuốc trừ sâu mấy ngày đã đem ra chợ bán, dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện phải tiếp nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Hiện nay, khi đời sống người dân dần được cải thiện, con người không cần phải lo về thiếu ăn, thiếu mặc thì họ chú ý đến sức khỏe của mình và người thân nhiều hơn. Người tiêu dùng sẵn sàng trả một giá cao hơn để đổi lấy sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe.

Su hào Max: 500 Dưa bí Max: 90

Bắp cải Max: 500 Dưa hấu Max: 60

Cà rốt Max: 200 Mãng tây Max: 200

Hành tây Max: 80 Bầu Max: 400

Hành hoa Max: 400 Đậu quả Max: 200

Khoai tây Max: 250 Cà tím Max: 400

Ngô rau Max: 300 Xà lách Max: 500

Cà chua Max: 150 Ớt ngọt Max: 200

Dưa chuột Max: 150 Súp lơ Max: 500

Chính vì vậy, việc sản xuất và mở rộng RAT là thực sự cần thiết và thiết thực, đây được xem như là hướng đi lâu dài của các hộ nông dân các vùng trồng rau.

Bảng 1.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong

sản phẩm rau tươi

Nguồn: Bộ Y tế

+ Yêu cầu của sản xuất rau an toàn

Trước thềm hội nhập WTO thì sản xuất an toàn vẫn là xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất rau. Trong đó, sản xuất theo hướng GAP là yếu tố rất cần thiết trong sự phát triển nông nghiệp VN. Sản xuất RAT theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra phải đảm bảo ba yêu cầu:

- An toàn cho môi trường: An toàn cho môi trường là quá trình sản xuất rau không gây ô nhiễm môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất và các yếu tố môi trường khác, đảm bảo chất lượng của môi trường luôn được duy trì và cải thiện.

Nói mộtcách khác, đó là qui trình sản xuất mà không làm ảnh hưởng hay suy thoái chất lượng môi trường.

- An toàn cho người sản xuất: An toàn cho người sản xuất là quá trình sản xuất đảm bảo an toàn lao động, về bảo hộ về sức khỏe của người sản xuất. Tránh những ảnh hưởng hay rủi ro về vật chất, sức khỏe của người lao động. Đây cũng chính là một trong những yếu tố phần góp phần thực hiện tốt yêu cầu thứ ba đối với hoạt động sản xuất RAT.

- An toàn cho người tiêu dùng: Quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm nhằm phục

vụ cho người tiêu dùng. Vì vậy, an toàn cho người tiêu dùng là yêu cầu cao nhất đối với

Các loại Mức quy định Các loại Mức quy định

Chì (Pb) Max: 0.5 Canidi (d) Max: 0.03

Đồng (As) Max:0.2

T hủy N g â n

(Hg) Max: 0.02

Đồng (Cu) Max:5.0 Kẽm (Zn) Max: 10.0

Thiếc (Sn) Max:20.0 Aglôtoxin Max:0.005

Palutin Max:0.05

quá trình sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng.

Đối với RAT, bên cạnh yêu cầu an toàn đối với người tiêu dùng, thì yêu cầu an toàn đối với người sản xuất và cho xã hội cũng là vấn đề trọng tâm. Vì vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hay Gap nói chung là con đường hướng đến trong sản xuất RAT.

Bảng 1.3: Mức giới hạn tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ thực vật

trên rau tươi (≤ mg/ kg)

Nguồn: Bộ Y tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)