Cấu trúc và bản chất của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI

1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng

1.2.3. Cấu trúc và bản chất của chuỗi cung ứng

Xét trên góc độ tổ chức, hoạt động của chuỗi cung ứng thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Các hoạt động của chuỗi cung ứng

Nguồn: [15]

Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm. Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp dịch chuyển vật liệu ra ngoài - được gọi là xuôi dòng.

Các hoạt động ngược dòng được dành cho các các nhà cung cấp. Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc. Khách hàng cũng được phân chia thành từng cấp [15].

Xét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ khách hàng cấp một chính là khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng.

Dòng sn phm, dòng tài chính

Dòng thông tin

Sơ đồ 1.5: Các luồng sản phẩm, tài chính, thông tin của chuỗi cung ứng

Nhà cung NhàSản Nhà phân Nhà bán Khách hàng

Nguồn: [15]

Với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận; hoạt động chuỗi cung ứng thực chất là sự hoạt động của các dòng chảy về sản phẩm, thông tin và tài chính.

Các dòng chảy này xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, nó tạo ra chi phí và doanh thu cho các đơn vị tham gia.

- Dòng sản phẩm: Bao gồm các loại sản phẩm, số lượng, tồn kho sản phẩm từ đầu chuỗi cho tới khách hàng cuối cùng.

- Theo dòng sản phẩm là dòng tài chính bao gồm giá cả, chi phí, lợi nhuận của từng thành viên và toàn chuỗi.

- Dòng thông tin cho biết nhu cầu sản phẩm, phân phối, quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Từ nguồn thông tin về nhu cầu của từng thành viên trong chuỗi cung ứng, các dòng chảy trong chuỗi được bắt đầu từ nhà cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất cho các nhà sản xuất. Người sản xuất cung cấp sản phẩm cho nhà phân phối; các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm tới các khách hàng cuối cùng. Đến đây khách hàng thanh toán và hoạt động của chuỗi tạo lập được giá trị, tạo lợi nhuận và phân phối lại cho các thành viên trong chuỗi. Đồng thời có sự phản hồi thông tin của các thành viên trong chuỗi. Các dòng chảy cứ liên tục như vậy trong chuỗi cung ứng tạo thành một hệ thống có liên kết chặt chẽ.

+ Bản chất kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Từ cách thức tiếp cận nghiên cứu chuỗi cung ở trên, ta có thể nhận thức được bản chất kinh tế của chuỗi cung [15] như sau:

Trước hết, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, bất kỳ chuỗi cung nào mà doanh

nghiệp tham gia phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thể liên quan đến hoạt động của mình trong năm yếu tố dẫn dắt: sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm, vận chuyển, thông tin. Mỗi yếu tố phải trả lời những yêu cầu đặt ra từ thị trường. Chẳng hạn, đối với sản xuất, thì sản xuất những sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Và vào

thời điểm nào? Đối với tồn kho, nên dự trữ loại hàng hóa nào trong từng giai đoạn của chuỗi cung? Hay với thông tin, nên thu thập những thông tin gì? Nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin càng nhanh và càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi đưa ra quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tổng hợp tất cả các quyết định trên, doanh nghiệp sẽ xác định được năng suất và hiệu quả của chuỗi cung trong doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung.

Thứ hai, về mặt lý thuyết, chuỗi cung hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng

biệt và cố hữu, thực hiện việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp tích hợp dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu mối quan hệ này không còn mang lại lợi ích cho họ. Đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp chuỗi cung vận hành các khối liên kết dọc một cách có hiệu quả hơn. Vì vậy, chuỗi cung vận động và linh hoạt.

Thứ ba, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phần lớn thông qua các khách

hàng trung gian trong chuỗi cung, có thể một vài trung gian hoặc có nhiều trung gian và thậm chí chuỗi cung có cấu trúc rất phực tạp. Chúng ta nhận thấy chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi, đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng thấp. Vì vậy, đòi hỏi phải liên kết giữa các tác nhân để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng.

Thư tư, chuỗi cung là năng động và liên quan đến dòng thông tin, sản phẩm vật

chất và tài chính nhất định giữa các giai đoạn khác nhau. Ba dòng chảy trên sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung. Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung, vì mục đích then chốt cho sự tồn tại của bất kỳ chuỗi cung nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Sự phối hợp chặt chẽ giữa dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính là vô cùng quan trọng trong chuỗi

cung. Đặc biệt là vai trò cầu nối của dòng thông tin, bởi nó ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng đúng lúc. Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm, giá cả và đầy đủ về thông tin (sản phẩm, nhà sản xuất, khuyến mãi...) và ngược lại khách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ mua. Nhà bán lẻ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc bán hàng tới các nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối cũng sẽtrao đổi cho nhà bán lẻ những thông tin về sản phẩm, giá cả... Vòng tuần hoàn bắt đầu với việc nhận những đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn hàng của họ. Cứ như vậy, dòng sản phẩm, tài chính và thông tin được luân chuyển trong chuỗi cung.

Thứ năm, bất kỳ chuỗi cung nào cũng cần cân nhắc đến tính đáp ứng nhanh và

hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập trung vào tính hiệu quả mà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công ty, các chuỗi cung không thể thành công. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các công ty ngày càng chú trọng chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nó thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được với các đối thủ khác. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực hiện các hoạt động trong chuỗi cung như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công ty vận chuyển, bán buôn, bán lẻ. Theo đó, mỗi công ty có thể theo kịp tốc độ thay đổi và học được những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh.

Thứ sáu, tác động Roi da (Bullwhip), một trong những tác động phổ biến nhất

trong chuỗi cung là hiện tượng có tên gọi “Roi da”. Đó là hiện tượng khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu ở các công ty cuối chuỗi cung. Dao động hay tác động bắt đầu khi nhu cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối gia tăng sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm lớn hơn mức nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn nhu cầu nên tiếp tục thiết lập việc cung cấp sản phẩm. Và kết quả lượng sản phẩm dư thừa quá lớn khi công ty nhận ra điều này. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn kho và làm giảm giá trị sản phẩm trên thị trường.

Để giải quyết tác động “Roi da” thì trước hết phải loại bỏ tất cả thời gian chậm trễ trong việc cung cấp hàng hóa và các luồng thông tin từ các chuỗi cung, điều này có thể đạt được bằng cách lập kế hoạch tốt hơn và sử dụng tốt hơn công nghệ thông tin, cải thiện dịch vụ hậu cần. Để đạt được mục tiêu trên, cách tốt nhất là chia sẻ dữ liệu giữa các công ty trong chuỗi cung. Nhu cầu đó có thể là những con số về mức tiêu thụ, dự đoán mức tiêu thụ, về những quyết định trong tất cả các công ty, các thành viên của chuỗi cung. Bởi sự thành công của từng thành viên, của một phần chuỗi cung sẽ góp phần tạo nên thành công của cả chuỗi cung. Đó như một phản ứng dây chuyền.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)