Phân tích chuỗi cung ứng RAT theo đối tượng tham gia vào chuỗi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 83 - 105)

2.3. Phân tích chuỗi cung ứng rau an toàn ở phường Hương An, Hương Chữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.2. Phân tích chuỗi cung ứng RAT theo đối tượng tham gia vào chuỗi

Nhà cung cấp đầu vào của quá trình sản xuất RAT được xác định trong chuỗi gồm các công ty, đại lý cung ứng giống, cung ứng phân bón và cung ứng thuốc BVTV.

+ Giống:

Trong sản xuất nông nghiệp thì giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng rau; giống tốt, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và phát triển tốt sẽ có lợi cho bà con. Nguồn cung ứng giống rau khá phong phú, có rất nhiều cơ sở cung cấp, phân bố rộng rãi trên địa bàn phường. Bên cạnh nguồn cung ứng giống từ các cơ sở cung cấp giống, giống tự để của các hộ gia đình; các hộ nông dân còn được hỗ trợ giống của Sở NN&PTNT, UBND thị xã Hương Trà và UBND phường. Tuy nhiên, công tác du nhập, khảo nghiệm giống rau còn hạn chế nên các loại rau mà nông dân sản xuất chủ yếu là các loại rau thông thường chứ chưa phải là các loại rau cao cấp.

Trong số 80 hộ trồng rau được phỏng vấn thì có tới 80% số hộ không mua giống rau từ các cơ sở bán giống trên địa bàn phường hay HTX, giống cây mà họ trồng chủ yếu là tự để giống từ vụ này sang vụ khác. Có thể thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nghèo nàn sự đa dạng về chủng loại rau trên địa bàn phường bởi không phải loại rau nào người dân cũng có thể tự để giống được.

Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng giống rau của các hộ điều tra năm 2017

Nguồn: Số liệu điều tra

Với 20% hộ (tức 16 hộ) trồng rau mua giống từ bên ngoài (trong đó có 9 hộ trồng RAT, và 7 hộ trồng rau thường) thì có đến một nửa trong số đó mua giống của người quen, số còn lại mua từ HTX, đại lý … Thực tế này cho thấy mặc dù sản xuất RAT, được đào tạo, tập huấn về sản xuất rau sạch nhưng bà con nông dân vẫn dựa trên kinh nghiệm truyền thống để sản xuất RAT. Điều này đòi hỏi các cán bộ, các kỹ sư nông nghiệp cần phát huy cao vai trò của mình để hướng dẫn cho bà con cách áp dụng KH - CN cũng như việc gieo trồng những giống cây mới vào sản xuất để nâng cao

Hình thức Số hộ

(hộ)

Tỉ lệ (%)

Trong đó Số hộ

trồng RT

Số hộ trồng RAT

Tổng số hộ 80 100 40 40

Tự để giống 64 80 33 31

Mua từ bên ngoài 16 20 7 9

năng suất và sản lượng RAT. Cần nhắc nhở và hướng dẫn bà con chỉ gieo những hạt tốt, trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống, giống nhập nội thì phải qua kiểm dịch thực vật. Hạt giống rau đảm bảo chất lượng và được cung cấp bởi các Công ty có uy tín trong nước (Giống của công ty Trang Nông, Trung ương, Green bull,...).Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng loại thuốc: Rovral để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/100g hạt giống). Chỉ khi thực hiện tốt được những điều này thì mới đảm bảo được sự an toàn về giống, góp phần cho ra những sản phẩm thật sự an toàn.

+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Bên cạnh giống thì phân bón cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây rau, mặc dù trong đất có chất dinh dưỡng nhưng các nông hộ tận dụng diện tích đất một cách triệt để nên cây rau không thể phát triển tốt được, chính vì vậy cần phải đầu tư một lượng phân bón hợp lí để rau sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau chính của các hộ điều

tra năm 2017 ( tính bình quân / 1 sào 500 m2)

Đơn vị: kg/500 m2

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các loại cây trồng đều được đầu tư với mức vừa phải. Trong đó, rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm rất cao từ 20 – 60 tấn/ha do đó, cây rau phải được bón nhiều phân và đất trồng rau phải tương đối tốt. Qua điều tra cho thấy việc bón phân cho rau không có sự khác biệt lớn giữa các hộ trồng rau thường và các hộ trồng RAT. Bình quân 1 sào (500 m2) giữa các cây trồng khác nhau có sự khác biệt, cao nhất là hành,

Loại cây Đạm ure Lân supe KCL Tổng cộng

Hành 9 15 8 32

Cải 6 10 15 31

Ngò 9 15 7 31

Xà lách 4 9 2 15

Rau thơm 5 10 5 20

cải, ngò, bình quân 31-32 kg phân các loại /sào, thấp nhất là xà lách, bình quân 15 kg phân các loại / sào.

Nhìn chung tất cả các loại rau đều được đầu tư tương đối đồng đều, trong đó, nổi bật chỉ có hành là được đầu tư nhiều hơn so với các loại rau khác. Ngoài ra, khả năng đầu tư các yếu tố đầu vào của các loại rau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

mật độ trồng, thời vụ gieo trồng, tình hình dinh dưỡng trong đất và tập quán canh tác của từng địa phương. Bên cạnh việc sử dụng phân vô cơ thì các hộ trồng RAT còn sử dụng một lượng lớn phân hữu cơ bởi lẽ phân hữu cơ bón cho rau rất tốt mà lại không gây độc hại cho con người.

Có thể nói, thuốc BVTV là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản.

Những năm gần đây, sản xuất RAT đã có bước phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều sản phẩm rau có chất lượng, an toàn phục vụ cho tiêu dùng. Tuy nhiên, dư lượng thuốc BVTV vẫn là mối lo ngại của người tiêu dùng sản phẩm rau do nông dân chưa tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV. Việc sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản, ngược lại, sẽ gây hậu quả rất khó lường. Vì vậy, khi sử dụng thuốc trong sản xuất RAT cần phải có kiến thức nhất định để ngăn ngừa hoặc hạn chế tác hại của thuốc có thể gây nên đối với chính bản thân người sản xuất, người tiêu dùng, môi trường sống, đồng thời phát huy những mặt tích cực của nó.

Hiện nay, số lượng cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn 2 phường khá nhiều (09 cơ sở), tuy nhiên việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề chỉ mới đạt dưới 50% nên việc kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV cũng như việc hướng dẫn, hỗ trợ nông dân trong việc lựa chọn phân bón, thuốc BVTV đúng tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

Thuốc và hóa chất được cung cấp phổ biến thông qua nhiều hình thức, bao gồm: qua đại lý của các nhà máy, qua người bán lẻ, qua HTX và một vài nơi khác.

Trong đó, hình thức mua bán thông qua đại lý của nhà máy chiếm cao nhất với 62,5%, thông qua người bán lẻ khoảng 17,5%, qua HTX là 12,5%, số còn lại mua tại các nơi

khác. Thực tế điều tra cho thấy, mặc dù chi phí về thuốc BVTV không đáng kể nhưng vẫn có một số hộ mua trả sau (hay còn gọi là mua chịu). Ông Nguyễn Thuận – một trong sáu chủ cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn phường cho biết

“ Có khoảng 70% người dân khi đến kỳ bón phân, phun thuốc cho rau thì đều mua chịu. Đến khi thu hoạch thì họ thanh toán lại cho chúng tôi. Vì chu kỳ của một lứa rau khá ngắn, từ 30 - 45 ngày nên chúng tôi cũng quen với hình thức xoay vòng này”. Có thể thấy đây cũng là một hình thức hỗ trợ người sản xuất trong lúc gặp khó khăn.

Điều kiện thời tiết ở miền trung thất thường nắng lắm mưa nhiều, sâu bệnh là mối đe dọa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Sâu bệnh và dịch hại phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, loại giống. Do đặcđiểm sản xuất của RAT là không được sử dụng thuốc BVTV có độc tố cao, có thể sử dụng những loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với kí sinh, thiên địch nên chi phí về thuốc BVTV sử dụng cho RAT ít hơn RT.

Nhận thức được điều này nên các hộ trồng RAT rất thận trọng trong việc chọn giống, bón phân cho cây đúng thời điểm, liều lượng. Trong khi sử dụng thuốc BVTV nhóm hộ trồng RAT cho biết họ chỉ phun với liều lượng thấp, mật độ phun thưa và họ tính toán khoảng cách phun đến ngày thu hoạch, còn nhóm hộ trồng RT thì họ khá thoải mái trong việc phun thuốc BVTV, những khi có sâu bệnh xuất hiện thì ngay lập tức họ đi mua thuốc về phun để đảm bảo rau không bị phá hoại nhiều, ảnh hưởng đến năng suất cây rau. Những hộ trồng RT họ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt là tăng sản lượng, tăng năng suất để cho thu nhập cao chứ họ không quan tâm đến chất lượng rau cho nên các hộ trồng RT cây rau thường xanh tốt, đẹp hơn rau của các hộ trồng RAT. Tuy nhiên, xét về chất lượng thì RT có mức độc hại cao hơn rất nhiều lần so với RAT, nó là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lí, hạn chế tới mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả rau.

+ Tín dụng:

Do quy mô diện tích nhỏ và nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất RAT rất ít nên người nông dân tự huy động vốn và thường không dựa vào nguồn vốn tín dụng của

nhà nước. Các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất được huy động từ nhiều kênh như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…Tuy nhiên, nông dân cũng rất ít tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng trên để phát triển sảnxuất.

Trong thời gian tới, khi mô hình trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGap được đưa vào vận dụng tại địa phương thì chi phí đầu tư của các hộ trồng rau sẽ tăng lên rất cao (ngoài những chi phí thông thường thì sẽ phát sinh thêm các chi phí khác như đầu tư hệ thống nhà lưới, dàn phun sương…). Lúc này người nông dân rất cần đến những dòng vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất.

+ Khuyến nông:

Trong thời gian gần đây, công tác khuyến nông về sản xuất RAT đã được chú trọng. Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã triển khai nhiều mô hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau, góp phần giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng rau.

Điều kiện đất đai để sản xuất RAT: Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15.10.2008 của Bộ NN&PTNT thì những vùng đủ điều kiện sản xuất RAT được công nhận có giá trị trong vòng 3 năm và trước khi hết hạn một tháng phải thực hiện kiểm tra lại để tái công nhận. Tính tới thời điểm hiện nay Hương An, Hương Chữ được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT tuy nhiên, quy mô, diện tích của các vùng rau được cấp chứng nhận rất nhỏ, chủ yếu dưới 5 ha.

2.3.2.2. Người trồng RAT

+ Đặc điểm chung của các hộ trồng rau được điều tra:

Lao động là một trong những yếu tố cần thiết trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, nguồn lao động hợp lí sẽ dẫn đến việc sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào khác làm cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả tối đa. Qua quá trình điều tra 80 hộ sản xuất RAT và RT ở hai phường đã thu thập được số liệu về tình hình chung của các hộ thể hiện qua bảng 2.13.

Bảng 2.10: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

(Tính bình quân/hộ)

Nguồn: Số liệu điều tra

Về độ tuổi của chủ hộ: tuổi bình quân chung là 51,38 tuổi, đây là độ tuổi có tương đối nhiều số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Những chủ hộ này là những người có kiến thức thực tế được tích lũy trong nhiều năm, do vậy họ có nhiều biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng. Cụ thể so sánh giữa hai nhóm hộ trồng RAT và rau thường ta thấy rằng số tuổi bình quân/ hộ của RAT cao hơn RT, Hộ trồng RAT có số tuổi bình quân là 51,35tuổi trong khi RT là 51,4tuổi.

Như vậy, số tuổi bình quân/ hộ của RAT nhỏ hơn RT là 0,05 tương ứng với 0,1%.

Về số nhân khẩu bình quân mỗi hộ có 5,13 khẩu/hộ, trong đó nam là 2,35 chiếm 45,85% và nữ là 2,78 chiếm 54,15%; sản xuất rau yêu cầu độ tỉ mỉ, cần cù, chịu khó rất lớn, những yêu cầu này rất phù hợp với người phụ nữ nên các nông hộ có lợi thế tốt về cách chăm sóc rau. So sánh giữa 2 nhóm hộ ta thấy rằng bình quân nhân khẩu/ hộ của RAT nhỏ hơn RT. Hộ trồng RAT bình quân nhân khẩu/ hộ là 4,9 trong đó 2,65 là nữ, còn RT là 5,35 trong đó bình quân nữ là 2,9. Điều này phản ánh quy mô về mặt nhân khẩu của các hộ trồng RT lớn hơn RAT khi bình quân/ hộ của RT có nhân khẩu nữ lớn hơn RAT.

Số lao động tham gia sản xuất rau bình quân của các hộ là 2, so với tổng số nhân khẩu bình quân của các hộ chiếm gần 39%. Điều này cho thấy lực lượng lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn tương đối nhiều, phản ánh thực tế đây là vùng thuần nông, các ngành nghề phát triển còn chậm. So sánh giữa 2 nhóm hộ cho thấy nhóm hộ trồng RAT có bình quân lao động tham gia sản xuất rau lớn hơn RT, cụ

Chỉ tiêu ĐVT SL So sánh

RAT RT +/- % BQC

1. Tuổi chủ hộ Tuổi 51,35 51,4 - 0,05 - 0,1 51,38

2. Nhân khẩu Khẩu 4,9 5,35 - 0,45 - 8,41 5,13

- Nam Khẩu 2,25 2,45 - 0,2 - 8,16 2,35

- Nữ Khẩu 2,65 2,9 - 0,25 - 8,6 2,78

3. Số LĐ tham gia sản xuất LĐ 2,05 1,95 0,1 5,13 2,00

4. Số năm kinh nghiệm Năm 6,83 8,88 - 2,05 - 23,1 7,85

thể với hộ trồng RAT bình quân lao động/ hộ là 2,05 trong khi RT là 1,95 tức RAT lớn hơn RT 0,1 (chiếm 5,13%). Lao động là 1 yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất rau và bình quân laođộng/ hộ của RAT lớn hơn RT cho thấy RAT có lợi thế về lao động hơn RT.

Năm 2017, trên địa bàn hai phường có 1450 hộ trồng rau trong đó có 126 hộ trồng RAT. Trồng RAT là một nghề không đòi hỏi kĩ thuật cao nhưng lại đòi hỏi sự cần cù, tỷ mỷ, thực hiện nhiều công việc phải thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày chẳng hạn như: tưới rau, kiểm tra sâu hại, diệt cỏ, sử dụng thuốc, hóa chất, xử lý môi trường…

Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều công lao động trong suốt quá trình trồng. Nhân công trồng rau chủ yếu là người ở địa phương với tuổi trung bình khoảng từ 35-60 tuổi, chiếm 67.5% độ tuổi từ 50-60. Đa số lao động đều được tham gia các khóa đào tạo tập huấn chuyên môn về kỹ thuật trồng RAT, bên cạnh đó họ còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Như vậy phần nhiều các hộ trồng RAT sử dụng chính lao động là người nhà và sản xuất theo hình thức vừa làm vừa học, việc thuê lao động bên ngoài cũng ít hơn. Thông thường trong mỗi vụ trồng rau, vào những ngày cao điểm nếu lao động trong mỗi hộ không đủ để xuống giống hoặc thu hoạch thì các hộ sẽ đổi công lao động cho nhau (Qua khảo sát có đến 40% các hộ thực hiện việc đổi công). Điều này không những giúp các hộ giảm được chi phí thuê nhân công mà còn tránh được tình trạng rau đến kỳ mà không thu hoạch kịp, hạn chế rủi ro cho người trồng rau.

Bảng 2.11: Quy mô trồng rau của các hộ điều tra tại phường Hương An và Hương

Chữ năm 2017

Nguồn: Số liệu điều tra

Phân tổ diện tích

Rau thường RAT

Số hộ (hộ)

Tỉ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỉ lệ (%)

Từ 250 m2 đến 500m2 12 30,0 10 25,0

Từ >500 m2đến1000m2 20 50,0 18 45,0

Lớn hơn 1000m2 8 20,0 12 30,0

Qua điều tra ta thấy trình độ học vấn của các hộ trồng rau chủ yếu là ngang mức Trung học cơ sở (bình quân lao động học hết lớp 7 - vì là nghề lao động tay chân, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên có thể chấp nhận lực lượng lao động với trình độ này), số năm kinh nghiệm trồng rau của các hộ bình quân là 7,85 năm. Trong đó nhóm hộ trồng RAT có số năm kinh nghiệm là 6,83 năm, con số này nhỏ hơn so với các hộ sản xuất RT là 8,8 năm. Như vậy số năm kinh nghiệm của nhóm hộ RAT nhỏ hơn so với nhóm hộ trồng RT là 2,05 năm tương ứng với 23,1%. Điều này cho thấy ở nhóm hộ sản xuất RT có nhiều thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và áp dụng các kinh nghiệm vốn có của mình vào sản xuất hơn RAT. Đối với nghề nông thì có thể nói kinh nghiệm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, số năm kinh nghiệm càng nhiều thì càng cho thấy người đó càng từng trải và đúc rút được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết cho bản thân về đầu tư thâm canh. Số liệu điều tra cho thấy các hộ trồng RAT có số năm kinh nghiệm ít hơn RT, có thể thấy các hộ trồng RAT chủ yếu chuyển từ trồng RT qua. Bên cạnh việc sử dụng kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua năm tháng thì bà con cũng không ngừng áp dụng những tiến bộ của KH – KT vào sản xuất. Định kỳ HTX xây dựng các lớp học phổ biến kỹ thuật trồng RAT cho bà con góp phần nâng cao năng suất và sản lượng rau trong mỗi vụ.

Đặc điểm chung của các hộ nông dân là sản xuất quy mô nhỏ, chủ yếu là những hộ chuyển từ trồng lúa, trồng rau thông thường sang sản xuất RAT, chỉ có một số ít vùng do đưa được nước tưới vào nên trồng chuyên rau, tuy nhiên diện tích này chiếm rất nhỏ. Qua bảng 2.14 ta thấycó 10 hộ có diện tích trồng rau lớn hơn1000 m2 chiếm 20-30%, trong khi đó có đến 19 hộ có diện tích > 500 m2 chiếm 45 - 50% và có 11 hộ có diện tích dưới 500 m2 chiếm 25 - 30%.

Có nhiều nguyên nhân của việc diện tích trồng rau còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến đó là việc chưa chủ động được nước tưới vào mùa khô, mà rau lại là cây cần nước và nguyên nhân khác là do chính quyền và người dân chưa quy hoạch vùng rau tập trung và chưa định hướng sản xuất rau xanh theo hướng hàng hóa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN PHƯỜNG HƯƠNG AN VÀ HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 83 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)