1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam

264 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hồng Thái
Trường học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 264
Dung lượng 7,84 MB

Nội dung

Với các lý do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam” là có tính thời sự và cấp thiết.. Cách tiếp cận của luậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 9580302

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 9580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Lê Hồng Thái

Hà Nội – Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án “Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu và nội dung trích dẫn được sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án được Nghiên cứu sinh thực hiện tại Bộ môn Tổ chức Kế hoạch, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Trong thời gian thực hiện Luận án “Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư

kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cơ quan, ban ngành, đồng nghiệp

Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hồng Thái – Người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo và giúp đỡ về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các Thầy cô giáo tại Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Bộ môn Tổ chức Kế hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – là đơn vị nơi Nghiên cứu sinh đang công tác, đã tạo nhiều điều kiện tốt nhất cho Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận án

Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, các nhà khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án này

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục

vụ cho mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu

Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC BẢNG BIỂU xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục đích, mục tiêu của luận án 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án 2

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 2

4.1 Cách tiếp cận của luận án 2

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án 3

5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3

7 Đóng góp mới của luận án 4

8 Kết cấu của luận án 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH CHUỖI 5

CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG 5

1.1 Các vấn đề chính liên quan đến mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 5

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6

1.2.1.1 Các nghiên cứu chung về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng xây dựng và chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 6

1.2.1.2 Nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng trong xây dựng 7

1.2.1.3 Các nghiên cứu về tổ chức vận hành và duy trì chuỗi cung ứng xây dựng 9

1.2.1.4 Các nghiên cứu về thúc đẩy áp dụng và hướng cải thiện chuỗi cung ứng xây dựng 10

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài 11

Trang 6

1.2.2.1 Các nghiên cứu chung về chuỗi cung ứng xây dựng và chuỗi cung ứng vật tư kỹ

thuật 11

1.2.2.2 Các nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng xây dựng 13

1.2.2.3 Các nghiên cứu về tổ chức vận hành chuỗi cung ứng xây dựng 16

1.2.2.4 Các nghiên cứu về cải thiện chuỗi cung ứng trong xây dựng 18

1.2.3 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 20

1.3 Khoảng trống nghiên cứu được tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 22

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 22

1.3.2 Xác định các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23

1.4 Khung nghiên cứu của luận án 23

1.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu của luận án 24

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 24

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 25

1.5.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra thu thập dữ liệu 25

1.5.2.2 Phương pháp chuyên gia 26

1.5.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 27

1.5.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 28

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG 30

2.1 Chuỗi cung ứng xây dựng 30

2.1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng xây dựng 30

2.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xây dựng 30

2.1.1.2 Thành phần của chuỗi cung ứng xây dựng 32

2.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng xây dựng 33

2.1.2.1 Theo các lớp thành phần tham gia chuỗi cung ứng xây dựng 33

2.1.2.2 Theo phạm vi của chuỗi cung ứng xây dựng 34

2.1.2.3 Theo mặt hàng/nguồn lực được cung cấp trong chuỗi cung ứng xây dựng 34

2.1.2.4 Theo tính chất hoạt động trong chuỗi cung ứng xây dựng 35

2.1.2.5 Theo vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng xây dựng 36

2.2 Chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 38

Trang 7

2.2.1 Vật tư kỹ thuật và công tác cung ứng vật tư kỹ thuật trong xây dựng 38

2.2.1.1 Các khái niệm về vật tư kỹ thuật 38

2.2.1.2 Công tác cung ứng vật tư kỹ thuật trong xây dựng 40

2.2.2 Khái niệm chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 42

2.2.3 Vai trò của chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật đối với nhà thầu thi công xây dựng 44 2.2.4 Đặc điểm của chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 45

2.3 Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 47 2.3.1 Khái niệm mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 47

2.3.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 48

2.3.3 Các mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 50

2.3.3.1 Mô hình chuỗi khi vật tư kỹ thuật được cung cấp bởi bộ phận sản xuất kinh doanh của chính nhà thầu thi công xây dựng 50

2.3.3.2 Mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật khi mua trực tiếp từ nhà sản xuất 51

2.3.3.3 Mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật khi mua qua các kênh phân phối 52

2.3.3.4 Mô hình hỗn hợp chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 54

2.3.3.5 Mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật mà luận án dự kiến nghiên cứu 54

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và áp dụng chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 55

2.4 Tổ chức và vận hành chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 59

2.4.1 Hình thức cung ứng trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 59

2.4.1.1 Nguyên lý tổ chức cung cấp vật tư kỹ thuật trong chuỗi 59

2.4.1.2 Dòng vật tư kỹ thuật trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 59

2.4.1.3 Tổ chức/đơn vị cung cấp đồng bộ trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 61

2.4.2 Lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 63

2.4.2.1 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 63

2.4.2.2 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 63

Trang 8

2.4.2.3 Các phương pháp đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 64

2.4.3 Thiết lập mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 67

2.4.3.1 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 67

2.4.3.2 Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 68

2.5 Các vấn đề khi triển khai chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 71

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT VÀ NHẬN THỨC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA CÁC NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM 73

3.1 Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam và cung - cầu vật tư kỹ thuật xây dựng tại Việt Nam 73

3.1.1 Vai trò và xu hướng phát triển của ngành xây dựng 73

3.1.2 Mạng lưới các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam 73

3.1.3 Thực trạng cung - cầu một số loại vật liệu xây dựng chính tại Việt Nam 74

3.2 Khảo sát thu thập số liệu thực trạng mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật và nhận thức về chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 77

3.2.1 Nội dung khảo sát thu thập số liệu 77

3.2.2 Quy trình khảo sát thu thập số liệu 78

3.2.3 Thông tin về đối tượng được khảo sát 79

3.2.3.1 Thông tin về cá nhân người đại diện được khảo sát 80

3.2.3.2 Thông tin về nhà thầu thi công xây dựng được khảo sát 81

3.3 Kết quả khảo sát về thực trạng mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật của các nhà thầu thi công xây dựng 83

3.3.1 Kết quả khảo sát về trách nhiệm tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 83

3.3.1.1 Trách nhiệm tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật của tổng thầu/thầu chính 83

3.3.1.2 Trách nhiệm về tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật của thầu phụ 85

3.3.2 Kết quả khảo sát về tổ chức mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 87

Trang 9

3.3.2.1 Bộ phận thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây

dựng 87

3.3.2.2 Cơ chế cung cấp vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 88

3.3.2.3 Cách mua vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 90

3.3.2.4 Hình thức mua – bán vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 91

3.3.2.5 Nhà cung cấp trực tiếp một số loại vật tư kỹ thuật chủ yếu 92

3.3.2.6 Phương thức mua một số loại vật tư kỹ thuật chủ yếu của nhà thầu thi công xây dựng 95

3.3.2.7 Các vấn đề và mức độ thường xuyên xảy ra các vấn đề khi thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 97

3.3.3 Kết quả khảo sát về tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 98

3.3.4 Kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa nhà thầu thi công xây dựng và nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 102

3.3.4.1 Chủ trương của nhà thầu thi công xây dựng về mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 102

3.3.4.2 Nhân tố và mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với việc duy trì mối quan hệ lâu dài của nhà thầu thi công xây dựng với nhà cung cấp 103

3.4 Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức của nhà thầu thi công xây dựng về chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật trong xây dựng 105

3.4.1 Nhận thức về thành phần chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 105

3.4.2 Nhận thức về các hoạt động thuộc phạm vi chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 106

3.4.3 Nhận thức về vai trò của chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật đối với nhà thầu thi công xây dựng 108

3.4.4 Nhận thức về sự cần thiết áp dụng mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 109

3.4.5 Nhận thức về sự cần thiết có đơn vị cung ứng trung gian vật tư kỹ thuật tham gia chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 110

3.4.6 Nhận thức về vấn đề khi triển khai chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 110

Trang 10

3.5 Đánh giá thực trạng mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng dưới góc độ chuỗi cung ứng và nhận thức về chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 111 3.5.1 Những kết quả đạt được 111 3.5.2 Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế trong mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật và nhận thức về chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 113 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 118 4.1 Đánh giá sự cần thiết áp dụng mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam hiện nay 118 4.1.1 Động lực áp dụng mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 118 4.1.2 Đánh giá điều kiện hiện nay áp dụng chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 119 4.1.3 Phương hướng các đề xuất liên quan đến mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 120 4.2 Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng có nhà cung cấp trực tiếp là “Sàn thương mại vật tư kỹ thuật” 120 4.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 120 4.2.2 Sàn thương mại vật tư kỹ thuật 121 4.2.3 Mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng khi có sàn thương mại vật tư kỹ thuật 124 4.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 125 4.3.1 Cơ sở đề xuất của nhóm giải pháp 125 4.3.2 Giải pháp xây dựng mạng lưới nhà cung cấp vật tư kỹ thuật tham gia chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 126 4.3.2.1 Đề xuất quy trình chi tiết lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 126

Trang 11

4.3.2.2 Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 129 4.3.2.3 Đề xuất phương pháp lựa chọn nhà cung cấp vật tư kỹ thuật theo chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo kết hợp với FAHP 131 4.3.2.4 Quản lý mạng lưới các nhà cung cấp vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 139 4.3.3 Đề xuất giải pháp về xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác của nhà thầu thi công xây dựng với các nhà cung cấp vật tư kỹ thuật 140 4.3.3.1 Quan điểm về xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp 140 4.3.3.2 Giải pháp xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà thầu thi công xây dựng và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật 141 4.3.4 Giải pháp về thành lập các Trung tâm cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 142 4.3.4.1 Vai trò và nhiệm vụ của Trung tâm cung ứng vật tư kỹ thuật 142 4.3.4.2 Thành phần cơ cấu của Trung tâm cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng 146 4.4 Kiến nghị 147 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC PL1 PHỤ LỤC 1 PL1 PHỤ LỤC 2 PL5 PHỤ LỤC 3 PL12 PHỤ LỤC 4 PL14 PHỤ LỤC 5 PL22 PHỤ LỤC 6 PL32 PHỤ LỤC 7 PL41 PHỤ LỤC 8 PL66

Trang 12

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)

2 ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

3 BIM Mô hình thông tin công trình (Building Information

Modeling)

6 CCƯXD Chuỗi cung ứng xây dựng

7 CCƯVTKT Chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

8 CNTT Công nghệ thông tin

9 DNL Doanh nghiệp lớn

10 DNN Doanh nghiệp nhỏ

11 DNSN Doanh nghiệp siêu nhỏ

12 DNV Doanh nghiệp vừa

13 DNXD Doanh nghiệp xây dựng

14 FAHP Phương pháp phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy

Process)

15 LATS Luận án tiến sĩ

16 MCDM Ra quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria Decision Making)

18 NCCVTKT Nhà cung cấp vật tư kỹ thuật

19 NCS Nghiên cứu sinh

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong

CCƯVTKT của NTTCXD 70

Bảng 2.2 Các vấn đề khi triển khai chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của NTTCXD 72

Bảng 3.1 Tổng hợp số phiếu khảo sát hợp lệ 80

Bảng 3.2 Phân loại mẫu điều tra theo đối tượng được khảo sát 80

Bảng 3.3 Phân loại mẫu điều tra theo đặc điểm NTTCXD 81

Bảng 3.4 Số liệu về loại hợp đồng mà thầu chính thường kí với thầu phụ 84

Bảng 3.5 Tổng hợp số liệu về hoạt động cung ứng VTKT của thầu chính 84

Bảng 3.6 Số liệu về loại hợp đồng mà thầu phụ thường kí với thầu chính hoặc thầu phụ cấp sau 86

Bảng 3.7 Số liệu hoạt động cung ứng VTKT của NTTCXD khi là thầu phụ 87

Bảng 3.8 Tổng hợp bộ phận thực hiện nhiệm vụ cung ứng VTKT của NTTCXD theo quy mô 88

Bảng 3.9 Tổng hợp số liệu về cơ chế mua VTKT của NTTCXD theo quy mô 89

Bảng 3.10 Tổng hợp số liệu về cách mua VTKT của các NTTCXD 90

Bảng 3.11 Số liệu thể hiện chủ trương của NTTCXD về mối quan hệ với NCCVTKT 102

Bảng 3.12 Số liệu khảo sát nhận thức về thành phần tham gia trong CCƯVTKT của NTTCXD 106

Bảng 3.13 Số liệu khảo sát nhận thức về hoạt động thuộc phạm vi CCƯVTKT của NTTCXD 107

Bảng 3.14 Kết quả khảo sát về sự cần thiết áp dụng mô hình CCƯVTKT 109

Bảng 3.15 Kết quả khảo sát về sự cần thiết có đơn vị trung gian cung ứng đồng bộ 110 Bảng 4.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn NCCVTKT theo đề xuất của NCS 130

Bảng 4.2 Thang đo so sánh mức độ ảnh hưởng theo FAHP 134

Bảng 4.3 Giá trị của chỉ số ngẫu nhiên (RI) 137

Trang 14

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Khung nghiên cứu của luận án 24

Hình 2.1 Mô hình nguyên lý chuỗi cung ứng 30

Hình 2.2 Mô hình mở rộng của chuỗi cung ứng 30

Hình 2.3 Mô hình CCƯXD theo Xue và cộng sự, (2007) 31

Hình 2.4 Mạng lưới các thành phần chuỗi cung ứng xây dựng 32

Hình 2.5 Chuỗi cung ứng xây dựng trực tiếp 33

Hình 2.6 Chuỗi cung ứng xây dựng mở rộng 33

Hình 2.7 Chuỗi cung ứng xây dựng đầy đủ 34

Hình 2.8 Chuỗi cung ứng xây dựng theo dự án 34

Hình 2.9 Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo nguồn lực được cung cấp 35 Hình 2.10 Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo tính chất hoạt động 35

Hình 2.11 Chuỗi cung ứng xây dựng có doanh nghiệp trung tâm 36

Hình 2.12 Mô hình CCƯVTKT trong trường hợp NTTCXD có đủ khả năng cung cấp VTKT cho các công trường 50

Hình 2.13 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD có NCC trực tiếp là NSX 51

Hình 2.14 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi mua qua các đại lý của NSX 52

Hình 2.15 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi mua qua các đơn vị kinh doanh VTKT 53

Hình 2.16 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có nhiều loại hình NCC 54

Hình 2.17 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD - Mô hình nghiên cứu của luận án 55

Hình 2.18 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và áp dụng CCƯVTKT 56

Hình 2.19 Sơ đồ di chuyển của VTKT từ NCC trực tiếp đến công trường xây dựng 60 Hình 2.20 Sơ đồ quá trình cung ứng trong CCƯVTKT của NTTCXD khi nhà thầu có đơn vị cung ứng đồng bộ 62

Hình 3.1 Nội dung khảo sát trong nghiên cứu 78

Hình 3.2 Các bước thiết lập bảng câu hỏi khảo sát và thu thập số liệu 78

Hình 3.3 Biểu đồ mức độ thường xuyên xảy ra các vấn đề khi thực hiện hợp đồng cung ứng của NTTCXD phân theo nhóm 98

Hình 3.4 Đánh giá mức độ đồng ý về vai trò của CCƯVTKT đối với NTTCXD 109

Hình 4.1 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có “Sàn thương mại VTKT” tham gia với vai trò “NCC trực tiếp” (cấp 1) 124

Trang 15

Hình 4.2 Quy trình lựa chọn NCCVTKT 127Hình 4.3 Sơ đồ quy trình phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo kết hợp FAHP sử dụng trong nghiên cứu 132Hình 4.4 Cấu trúc Phân tích thứ bậc áp dụng trong nghiên cứu 134Hình 4.5 Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD trong trường hợp có Trung tâm cung ứng 143Hình 4.6 Thành phần cơ cấu của Trung tâm cung ứng VTKT của NTTCXD 146

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Xây dựng là ngành sản xuất của cải vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Ngành xây dựng sử dụng đa dạng các loại nguồn lực, trong đó vật tư kỹ thuật (VTKT) là rất đáng kể Thống kê trong giai đoạn 2010-2020 của ngành xây dựng cho thấy, chi phí VTKT chiếm tới trên 50% tổng chi phí cho hoạt động xây dựng [51]

Do đặc điểm của ngành mà công tác cung ứng VTKT trong xây dựng rất phức tạp Tổ chức tốt công tác cung ứng là nhiệm vụ có tầm quan trọng nhưng đầy khó khăn, thách thức: địa điểm sử dụng không cố định, chủng loại và khối lượng VTKT thường xuyên thay đổi theo thời gian và địa điểm sử dụng, điều kiện dự trữ và bảo quản không thuận lợi, chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường và địa điểm thi công công trình Thực tế, hiệu quả sản xuất xây dựng (SXXD) chưa cao, chất lượng công trình xây dựng chưa được như mong muốn, tiến độ thi công kéo dài, và lãng phí lớn là hệ quả tác động của nhiều nhóm nhân tố, trong đó có công tác cung ứng, bao gồm quá trình cung ứng được thực hiện một cách bị động, chất lượng VTKT được cung cấp không đạt yêu cầu, hoạt động logistics không đảm bảo lịch trình, chất lượng và khối lượng v.v Nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tình trạng của công tác cung ứng VTKT trong xây dựng nói chung và cho nhà thầu thi công xây dựng (NTTCXD) nói riêng

Barbosa, F (2017) và những người khác, đã kiến nghị cải thiện mua sắm và quản

lý chuỗi cung ứng (CCƯ) là đòn bẩy để giải quyết các vấn đề cung ứng VTKT của ngành xây dựng hiện nay [77] Điều đáng nói là, mặc dù lý thuyết CCƯ đã được phát triển [95]

và áp dụng thành công trong các ngành sản xuất công nghiệp khác để hình thành các CCƯ hiệu quả [162], tuy nhiên, việc áp dụng trong ngành xây dựng còn nhiều hạn chế

do các đặc điểm của ngành [184] Tình trạng ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Chỉ mới những năm gần đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước cũng như sự tham gia của NTTCXD nước ngoài, các NTTCXD có xu hướng tìm các nhà cung cấp (NCC) để hình thành các CCƯ như một giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay [67] Tầm quan trọng của quản lý CCƯ trong việc cải thiện hiệu suất hoạt động của ngành đã được ghi nhận [146] nhất là khi NTTCXD đóng vai trò trung tâm/đầu mối trong CCƯ Tuy nhiên, mô hình CCƯVTKT lấy NTTCXD làm trung tâm, việc lựa chọn NCC theo tiêu chí định lượng, tổ chức mô hình CCƯVTKT thích hợp và hiệu quả vẫn chưa nhận được sự chú ý thích đáng của các nhà nghiên cứu [123]

Với các lý do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư

kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam” là có tính thời sự và cấp thiết

Luận án hướng đến CCƯVTKT với vai trò trung tâm là NTTCXD Nhiệm vụ CCƯ

Trang 17

này là cung ứng VTKT cho các công trường xây dựng để tạo nên sản phẩm xây dựng hoàn chỉnh, thoả mãn khách hàng, đồng thời thỏa mãn mục tiêu của các bên tham gia

và sử dụng tối ưu các nguồn lực

2 Mục đích, mục tiêu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Tổng quan các nghiên cứu về mô hình CCƯVTKT của NTTCXD, phát hiện khoảng trống nghiên cứu;

- Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về mô hình CCƯVTKT của NTTCXD;

- Phân tích và đánh giá thực trạng mô hình cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam hiện nay;

- Đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD và các giải pháp hỗ trợ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung nghiên cứu mô hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu mô hình CCƯ của NTTCXD về các loại vật liệu, chi tiết, cấu kiện tiền chế và các loại chi tiết, thiết bị (vật tư) của hệ thống

kỹ thuật công trình mà không bao gồm thiết bị công nghệ (của dự án đầu tư xây dựng)

và thiết bị thi công (xe máy và dụng cụ thi công)

- Về không gian: Luận án nghiên cứu mô hình CCƯVTKT của NTTCXD trên lãnh thổ Việt Nam

- Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian

từ năm 2015 đến nay; còn số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia và phiếu khảo sát các đối tượng tham gia là giai đoạn 2022-2023

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cách tiếp cận của luận án

- Cách tiếp cận khoa học: Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về CCƯ trong xây dựng, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng mô hình cung ứng VTKT và nhận thức

về CCƯVTKT của NTTCXD, Luận án tổng hợp những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, làm cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cung ứng VTKT của NTTCXD thông qua mô hình CCƯVTKT

- Cách tiếp cận theo nội dung xác định cấu trúc mô hình CCƯ: nghiên cứu lần lượt xác định các thành viên tham gia vào CCƯVTKT của NTTCXD; mối quan hệ của các thành viên trong CCƯVTKT; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của NTTCXD để áp dụng

Trang 18

hiệu quả mô hình CCƯVTKT

- Cách tiếp cận từ chủ thể quản lý: nghiên cứu trên quan điểm lợi ích hài hòa của các NTTCXD, NCC để xác định mô hình và vận hành mô hình CCƯVTKT

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

- Về phương pháp luận, Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp phân tích hệ thống

- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu được NCS trình bày cụ thể tại mục 1.5, chương 1 của Luận án

5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án

Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, Luận án dựa trên các cơ sở sau:

- Về chuỗi cung ứng: Lý luận về chuỗi cung ứng trong xây dựng (gọi tắt là là chuỗi cung ứng xây dựng – CCƯXD), các mô hình CCƯXD đã được áp dụng, kinh nghiệm áp dụng CCƯXD ở các nước trên thế giới

- Về công tác cung ứng VTKT: Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến công tác cung ứng VTKT, đặc điểm của công tác cung ứng VTKT và hiệu quả công tác cung ứng VTKT

- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực trạng cung ứng VTKT của các NTTCXD tại Việt Nam và hiệu quả khi áp dụng mô hình CCƯXD trên thế giới để nghiên cứu và chỉ

rõ những thuận lợi và các khó khăn trong việc vận dụng mô hình CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Về khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ nhiều vấn đề của cơ sở lý luận

về CCƯXD nói chung và CCƯVTKT của NTTCXD nói riêng Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, thành phần của CCƯVTKT, mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi

có tổ chức cung cấp "đồng bộ hóa" theo gói VTKT v.v , đã hình thành những kiến thức mới trong lý luận CCƯVTKT, thúc đẩy sự quan tâm và tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về CCƯVTKT Đề xuất phương pháp sử dụng một chỉ tiêu đánh giá tích hợp không đơn vị đo kết hợp FAHP có tính đến yếu tố ngẫu nhiên trong lựa chọn NCC và đề xuất xây dựng mối quan hệ hợp tác trong chuỗi như là nhân tố then chốt cho sự thành công của CCƯVTKT

ở Việt Nam là những góc nhìn mới, bổ sung vào lý luận về CCƯVTKT của NTTCXD Các kết quả đó đồng thời cũng mở ra một số hướng nghiên cứu mới về quản lý quá trình cung ứng với các ngành sản xuất và công nghệ hỗ trợ cho công tác cung ứng và hoạt động logistics trong xây dựng

Luận án là một tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực mua sắm VTKT, CCƯXD, CCƯVTKT của NTTCXD

Trang 19

- Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng mô hình cung ứng

VTKT và thực trạng nhận thức về CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD và nhóm các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng

mô hình CCƯVTKT Những đề xuất của Luận án có giá trị tham khảo hữu ích cho các NTTCXD trong việc thiết lập mới và hoàn thiện công tác cung ứng VTKT nhằm tăng hiệu quả công tác cung ứng VTKT, tăng khả năng cạnh tranh của NTTCXD Điều này

có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất của ngành xây dựng

7 Đóng góp mới của luận án

Luận án kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ

sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện hiện nay Kết quả Luận án có những đóng góp mới như sau:

(1) Làm phong phú thêm cơ sở lý luận về CCƯXD nói chung và CCƯVTKT của NTTCXD nói riêng về các nội dung: đặc điểm, thành phần của CCƯVTKT của NTTCXD; mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có tổ chức cung cấp "đồng bộ hóa" theo gói VTKT; các chỉ tiêu và phương pháp lựa chọn NCCVTKT tham gia chuỗi; xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong CCƯVTKT của NTTCXD;

(2) Đánh giá thực trạng mô hình cung ứng VTKT của NTTCXD dưới góc độ CCƯ và nhận thức về CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam hiện nay;

(3) Đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có “Sàn thương mại VTKT” thực hiện vai trò NCC trực tiếp các gói VTKT đồng bộ;

(4) Đề xuất nhóm các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng mô hình CCƯVTKT, bao gồm: giải pháp về phương pháp lựa chọn thành phần của chuỗi, tập trung vào lựa chọn NCCVTKT phù hợp tham gia vào CCƯVTKT; giải pháp xây dựng

và duy trì mối quan hệ hợp tác trong CCƯVTKT; giải pháp hình thành các “Trung tâm cung ứng” của NTTCXD nhằm tạo tiền đề thúc đẩy áp dụng mô hình CCƯVTKT

8 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng

Chương 2: Cơ sở lý luận về mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng

Chương 3: Thực trạng mô hình cung ứng vật tư kỹ thuật và nhận thức về chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của các nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam

Chương 4: Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam và các giải pháp hỗ trợ

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

1.1 Các vấn đề chính liên quan đến mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

NCS thực hiện nghiên cứu theo cách xác định các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu (của đề tài), phân chia chúng thành các nhóm, sau đó tìm và nghiên cứu các công trình khoa học có nội dung đề cập đến từng nhóm vấn đề như đã phân chia

Theo các công trình khoa học có tính kinh điển là Quản trị chuỗi cung ứng: chiến

lược, kế hoạch và vận hành của Chopra và Meindl (2001) [93] và Quản trị chuỗi cung ứng xây dựng được biên tập bởi Stephen Pryke (2009) [158], ngoài khái niệm, vai trò

thì các vấn đề được đề cập khi nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng xây dựng bao gồm (nhưng không giới hạn) xác định mô hình, tổ chức và vận hành chuỗi, thúc đẩy áp dụng

và cải thiện chuỗi, cụ thể được trình bày dưới đây

- Về mô hình chuỗi, có hai vấn đề cần giải quyết là xác định cấu trúc chuỗi và lựa chọn đối tác hay các thành viên tham gia vào chuỗi

+ Thành phần cấu trúc của chuỗi

Chuỗi cung ứng bao gồm các doanh nghiệp và những hoạt động kinh doanh cần thiết để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Các doanh nghiệp tham gia vào CCƯ là để nhận được những thứ cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại

và đảm bảo cho sự phát triển thịnh vượng của mình Mỗi doanh nghiệp tích hợp với một hoặc nhiều CCƯ và đóng một vai trò nhất định trong từng CCƯ [23]

Trong chuỗi, một doanh nghiệp có thể là NCC cho các khách hàng của mình và

là khách hàng của các NCC đầu vào cho mình Khi coi doanh nghiệp là trung tâm thì ngược về phía các NCC là lên thượng nguồn (upstream), xuôi về phía các khách hàng

là xuống hạ nguồn (downstream) Dòng thông tin và dòng tiền đi ngược lên thượng nguồn còn dòng vật chất (kết quả sản phẩm) xuôi xuống hạ nguồn

+ Chọn các nhà cung cấp phía thượng nguồn

Các chủ thể hay tổ chức đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cần chọn lựa NCC phù hợp để tham gia vào CCƯ Việc lựa chọn NCC tập trung vào quy trình lựa chọn, tiêu chí để đánh giá lựa chọn và phương pháp lựa chọn NCC

- Về tổ chức vận hành và duy trì chuỗi gồm các nội dung sau:

+ Xác định các hoạt động của chuỗi;

+ Xác định quan hệ đối tác trong chuỗi;

+ Tích hợp vai trò các chủ thể trong chuỗi;

Trang 21

+ Quản lý rủi ro trong chuỗi;

- Về thúc đẩy áp dụng và cải thiện chuỗi:

+ Về thúc đẩy áp dụng chuỗi được phản ánh trong các nội dung chính là: (1) Ứng dụng chuỗi; (2) Nhận thức về chuỗi; (3) Rào cản/ thách thức đối với áp dụng chuỗi; (4) Đánh giá hiệu quả của chuỗi

+ Về cải thiện CCƯXD được phản ánh qua hai nội dung, gồm: (1) Đo lường hiệu quả của chuỗi; (2) Các biện pháp tổ chức, kỹ thuật và công cụ áp dụng CCƯ

Kết quả khảo cứu tổng quan cho thấy, các nghiên cứu có liên quan đến từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu mà không có các nghiên cứu riêng cho từ khóa mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước được trình bày theo từng vấn đề, trước hết là (1) Nhóm lý luận chung về CCƯ và CCƯXD, tiếp theo là các nhóm vấn đề (2) Mô hình CCƯ trong xây dựng, (3) Tổ chức vận hành

và duy trì CCƯ trong xây dựng, (4) Thúc đẩy áp dụng và cải thiện CCƯ trong xây dựng

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

1.2.1.1 Các nghiên cứu chung về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng xây dựng

và chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

Từ các góc độ xem xét khác nhau, các công trình nghiên cứu có những lập luận thích hợp về CCƯ, CCƯXD và CCƯVTKT

Nhiều sách giáo trình cùng tên “Quản trị CCƯ” [1, 3, 15, 22, 34, 57] đã trình bày khá toàn diện lý thuyết về CCƯ trong sản xuất, bao gồm khái niệm, vai trò, các hoạt động và mối quan hệ trong chuỗi Do đều là các giáo trình phục vụ công tác đào tạo trong các trường Đại học, các công trình nói trên thể hiện các vấn đề được đề cập một cách đại cương cho lĩnh vực mới này Để thấu hiểu các nội dung đó, cần tham khảo các tài liệu có tính chất chuyên sâu hơn, cụ thể hơn cho từng lĩnh vực liên quan của chuỗi

Về quản trị CCƯ trong các tổ chức, bài báo “Quản trị CCƯ trong doanh nghiệp”của Lê Bình Trọng (2016) [54] đưa ra các khái niệm về quản trị CCƯ, hiệu quả quản trị chuỗi và các nhân tố thành công của chuỗi nhưng bỏ qua nội dung quản trị CCƯ, vấn đề thường hay được đề cập trong các lý luận đại cương

Nghiên cứu về CCƯ và quản lý CCƯ trong các ngành sản xuất cụ thể, có một số sách chuyên khảo đã đề cập, tuy nhiên, mỗi cuốn sách chuyên khảo đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực: Chẳng hạn, [21] tập trung nhiều vào vấn đề kho vận, từ đó trình bày kỹ về dự trữ,

Trang 22

vận chuyển, đóng gói và xếp - dỡ hàng; [33] đi sâu vào các vấn đề khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào CCƯ toàn cầu, hay [41] giới thiệu các kiến thức về CCƯ được vận dụng trong CCƯ đồ gỗ, tuy nhiên phần lý thuyết cơ sở về CCƯ được trình bày khá rõ Cũng có một số luận án tiến sĩ của các NCS trong nước đi sâu nghiên cứu CCƯ trong một số lĩnh vực sản xuất như LATS “Nghiên cứu CCƯ cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ”, tác giả Vũ Thu Hương (2016) [26], LATS “Xây dựng CCƯ mặt hàng chè Thái Nguyên”, tác giả Ngô Thị Hương Giang (2015) [13] nghiên cứu về CCƯ chè

Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu trình bày CCƯ dưới góc nhìn của ngành nghề cụ thể, ngoài ngành xây dựng Tuy nhiên, các công trình khoa học này đã trình bày tương đối đầy đủ phần cơ sở lý luận về CCƯ nói chung

Đối với ngành xây dựng, bài “CCƯ và CCƯ trong xây dựng” của Vũ Kim Yến (2017) [65] nêu các khái niệm về CCƯ, quản lý CCƯ, thực thi CCƯ trong xây dựng với tính chất giới thiệu lý thuyết thuần tuý Với công tác cung ứng VTKT, bài báo của tác giả Nguyễn Quang Vinh, Đinh Tuấn Hải (2016) [62] đề xuất áp dụng khái niệm hệ thống kéo (Pull System) trong mô hình Just in time (JIT) vào công tác cung ứng VTKT trên công trường xây dựng Tuy nhiên, bài báo mới chỉ ở mức giới thiệu khái niệm, chưa nêu giải pháp để áp dụng khái niệm

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến lý luận về CCƯ trong sản xuất và nội dung tương đối đầy đủ nhưng CCƯ trong xây dựng thì rất ít ỏi Các phần lý luận

mà các nghiên cứu này đưa ra đều có tính gợi mở cho các nghiên cứu tiếp, trong đó, luận án của NCS cũng phát triển tiếp hướng nghiên cứu về CCƯXD

1.2.1.2 Nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng trong xây dựng

a) Các nghiên cứu về cấu trúc chuỗi

Chuỗi cung ứng liên kết nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau, mỗi doanh nghiệp

là một mắt xích của một hay nhiều CCƯ khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp Một CCƯ bất kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ qua lại (doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ) [41] Theo cách hiểu này, CCƯ bao gồm nhiều doanh nghiệp, ngược dòng là bên cung ứng và xuôi dòng là bên phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng

Chuỗi cung ứng được chia làm ba loại: CCƯ trực tiếp (chỉ gồm 3 thành phần cơ bản là NCC, nhà sản xuất (NSX) và khách hàng), CCƯ mở rộng (từ NCC của NCC cho đến khách hàng của khách hàng), CCƯ đầy đủ bao gồm cả các thành phần chính

và các tổ chức hỗ trợ [65]

Trang 23

Trong xây dựng, CCƯ có thể được hiểu theo các cách tiếp cận nói trên, với các thành phần của chuỗi bao gồm các tổ chức từ NCC đầu tiên các loại nguyên - nhiên - vật liệu cho đến CĐT và khách hàng cuối cùng là người sử dụng công trình xây dựng [65]

b) Các nghiên cứu về lựa chọn nhà cung cấp trong chuỗi

Trong thiết lập mô hình CCƯ thì vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là lựa chọn NCC tham gia vào chuỗi

Với các ngành sản xuất ngoài xây dựng, các nghiên cứu tập trung vào đề xuất các tiêu chí lựa chọn và phương pháp đánh giá, lựa chọn NCC [35] tổng kết các tiêu chí lựa chọn NCC trong quản lý CCƯ về mặt lý thuyết và xây dựng các tiêu chí lựa chọn NCC carton cho công ty PVM, trong đó có giới thiệu ứng dụng và lựa chọn phương pháp AHP

để chọn NCC mới thay thế NCC hiện tại [43] thì coi trọng các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria Decision Making – MCDM), cho rằng phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá và lựa chọn NCC Về tiêu chí đánh giá lựa chọn NCC, một số tiêu chí cơ bản như giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng là những tiêu chí được đề xuất sử dụng

Với ngành xây dựng, có một số nghiên cứu về lựa chọn NCC Bài báo “Tiêu chí đánh giá và lựa chọn NCC trong xây dựng ở Đài Loan và Việt Nam” (Supplier Evaluation and Selection Criteria in the Construction Industry of Taiwan and Vietnam) của Ho, C., Nguyen, P M., & Shu, M H., 2007 [116], các tác giả dựa theo bộ tiêu chí lựa chọn và đánh giá NCC được điều chỉnh từ nghiên cứu của Kannan và Tan (2002),

để khảo sát thực tế tại Đài Loan và Việt Nam Kết quả đã đánh giá và lựa chọn NCC với 05 tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn NCC tại Việt Nam là: chất lượng; giá cả; thời hạn giao hàng; kiến thức chuyên môn; kiến thức ngành

Các nghiên cứu của Nguyễn Quốc Toản và cộng sự [47] [48] [192] về thực trạng lựa chọn NCC vật liệu của các NTTCXD tại Việt Nam hiện nay, xác định các tiêu chí chính và phương pháp AHP để lựa chọn NCC vật liệu

Bài báo “Đánh giá đa tiêu chí trong công tác lựa chọn NCCVTKT bằng phương pháp AHP và MOORA” của Nguyễn Đăng Sây và cộng sự (2023) [39] giới thiệu một phương pháp đánh giá đa tiêu chí trong công tác lựa chọn NCCVTKT bằng cách kết hợp hai phương pháp là phương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process) và phương pháp MOORA (Multi-Objective Optimization by Ratio Analysis) Phương pháp AHP được sử dụng để xác định trọng số tương đối của các tiêu chí, trong khi MOORA được

áp dụng để xếp hạng và ưu tiên các NCC dựa trên hiệu suất của họ

Trang 24

Có thể nói các nghiên cứu nói trên đã thành công với việc áp dụng phương pháp AHP hay phương pháp đa tiêu chí MCDM để lựa chọn NCC theo một số tiêu chí đánh giá nhất định, trong đó trước hết là giá, chất lượng, thời gian giao nhận

1.2.1.3 Các nghiên cứu về tổ chức vận hành và duy trì chuỗi cung ứng xây dựng

Các hoạt động trong CCƯ được đề cập trong các cuốn sách giáo trình [3] [22], bao gồm 4 hoạt động chính là lập kế hoạch (hoạch định), tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối Các hoạt động này được trình bày theo cách khái quát, không phải các nghiên cứu chuyên sâu, trong đó đề cao ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ cho các hoạt động của chuỗi

Các nội dung được tập trung nghiên cứu trong vấn đề tổ chức vận hành và duy trì chuỗi là hợp tác trong CCƯ và quản lý rủi ro trong CCƯ

Về hợp tác trong chuỗi cung ứng, có các LATS tập trung nghiên cứu về các nhân tố

ảnh hưởng lên mối quan hệ hợp tác trong CCƯ của các doanh nghiệp sản xuất của một số ngành cụ thể như đồ gỗ (gồm 6 nhân tố là quyền lực, thuần thục, tín nhiệm, tần suất, văn hóa và chiến lược) [41], cung cấp dịch vụ (gồm 5 yếu tố là niềm tin, sự cam kết, mối quan

hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng và ứng dụng CNTT trong chuỗi) [52] Một số nghiên cứu khác [14, 40] tập trung vào liên kết dọc giữa các thành viên trong chuỗi, đó là liên kết giữa NCC, NSX, nhà phân phối và khách hàng và các mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp cùng chức năng [40], phối kết hợp với các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, ngụ ý rằng khi xây dựng CCƯ cho ngành cần chú trọng vào các mối quan hệ hợp tác không chỉ bên trong chuỗi mà còn có cả bên ngoài chuỗi [55] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết CCƯ bao gồm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và cả yếu tố bên trong tổ chức, cụ thể là yếu tố rủi ro CCƯ, chiến lược của tổ chức và văn hóa tổ chức (yếu tố hoàn cảnh)

Về quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng, có tài liệu [17] nghiên cứu về các yếu tố

rủi ro trong CCƯ may mặc Việt Nam, trong khi [27] nghiên cứu cho ngành gỗ Việt Nam còn [29] thì nghiên cứu quản trị rủi ro trong CCƯ nói chung ở Việt Nam Các nghiên

cứu này đều cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro CCƯ gồm: nguồn lực,

quan hệ và hiệu suất vận hành doanh nghiệp Doanh nghiệp trong CCƯ cần tăng cường quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trong chuỗi Các bài báo trên nói về rủi ro và quản trị rủi ro CCƯ trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, không có

công trình nghiên cứu nào về rủi ro và quản lý rủi ro CCƯ trong lĩnh vực xây dựng

Trang 25

1.2.1.4 Các nghiên cứu về thúc đẩy áp dụng và hướng cải thiện chuỗi cung ứng xây dựng

Về ứng dụng chuỗi cung ứng, công trình “Nghiên cứu chuỗi cung ứng và giải

pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”, do Đoàn Thị Hồng Vân thực hiện năm 2011 [56] đã chỉ ra các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở chặng đường đầu của quá trình xây dựng CCƯ và tham gia vào CCƯ toàn cầu, còn thiếu kinh nghiệm nên các CCƯ chưa mang lại kết quả mong muốn

Về nhận thức và rào cản áp dụng chuỗi cung ứng trong xây dựng thì có một số

nghiên cứu, trong đó, nghiên cứu [19] [20] khẳng định nhận thức CCƯXD là yếu tố quan trọng, tuy nhiên tại nước ta hiện nay, thực trạng nhận thức còn hạn chế; các bài báo [31]

[144] [191] cũng nêu lên thực trạng yếu kém áp dụng CCƯ trong xây dựng ở Việt Nam

và xác định được các yếu tố hạn chế áp dụng CCƯ vào xây dựng tại Việt Nam theo quan

niệm của nhà thầu chính trong giai đoạn thi công, bao gồm 7 yếu tố: (1) Đặc tính ngành xây dựng, (2) Khả năng tiếp cận quản lý CCƯ của công ty, (3) Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của của việc phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bên tham gia dự án, (4) Hệ thống hỗ trợ xây dựng chuỗi không phù hợp, (5) Việc duy trì mối quan hệ hợp tác kém,

(6) Thiếu kinh nghiệm ứng dụng những đổi mới, (7) Thiếu hệ thống CNTT phù hợp Các nghiên cứu này chưa cho biết giải pháp vượt qua rào cản để ứng dụng CCƯ,

tuy nhiên góc nhìn của các bài báo tương đồng với chủ thể nghiên cứu của luận án mà NCS thực hiện, do đó, đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị Bù lại phần thiếu hụt ở các

nghiên cứu trên, công trình nghiên cứu [42] cho thấy phần lớn các công ty xây dựng được

khảo sát đã xác định một số rào cản ảnh hưởng và hạn chế việc thực hiện quản trị CCƯ

Về hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong các ngành sản xuất, có luận văn

thạc sĩ của Lê Thị Ngọc Hạnh, (2019),[18] tập trung cho vấn đề hiệu quả quản trị cung

ứng vật liệu của công ty xây dựng – NTTCXD, theo đó hiệu quả là các thông số phản ánh các đặc điểm chính của việc cung cấp vật liệu gồm thời gian, chi phí và chất lượng, trong khi đó, Phạm Hồng Vích và cộng sự [60] [59] cũng tập trung nghiên cứu hiệu quả của CCƯ nhưng là cho lĩnh vực đồ gỗ cho vùng Đông Nam Bộ Tài liệu này xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của CCƯ đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ Nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Lan và cộng sự (2013) [30] khẳng định tác động của mối quan hệ tích cực giữa việc phối hợp các thành viên và việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi có tác động mạnh lên hiệu quả hoạt động CCƯ nói chung Ngô Thị Hương Giang (2011) [12] đưa ra giải pháp quản lý chuỗi hiệu quả bao trùm các lĩnh vực tổ chức kinh tế, kỹ thuật, tài chính…

Trang 26

Hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CCƯ trong xây dựng cũng được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, như: “Hoàn thiện hoạt động CCƯ của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Biên Hoà” luận văn thạc sĩ của Huỳnh Kim Vũ (2012) [63], “Quản trị CCƯ trong xây dựng: Thực tiễn áp dụng tại các công ty xây dựng Việt Nam” [42] và

“Mối quan hệ giữa quản lý CCƯ xanh và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam”, LATS Trần Thị Thúy Hằng (2020) [16]

Phân tích các công trình nghiên cứu trong nước, NCS có nhận xét như sau:

- CCƯ là một vấn đề đang được quan tâm trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn

đối với các ngành sản xuất công nghiệp Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lý thuyết CCƯ nói chung, mối quan hệ giữa các bên trong CCƯ, hiệu quả của CCƯ và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và hoạt động của chuỗi Các nghiên cứu về CCƯXD rất ít, chưa có nghiên cứu nào về CCƯVTKT

- Với chủ điểm hình thành chuỗi, vấn đề chọn lựa thành phần chuỗi là quan trọng

Việc đánh giá và lựa chọn NCC được đề xướng thực hiện với trợ giúp của phương pháp AHP hoặc kết hợp AHP với phương pháp khác trong MCDM với các tiêu chí đánh giá đa dạng, trong đó không thể bỏ qua giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng

- Hiệu quả hoạt động của CCƯXD ở Việt Nam đang rất thấp Việc áp dụng CCƯ

xây dựng vào điều kiện Việt Nam cần được nghiên cứu kỹ lưỡng vì ngành xây dựng nước ta cũng có những đặc điểm riêng, điều kiện phát triển kinh tế và cơ chế chính sách của mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định Bên cạnh các nhân tố hạn chế áp dụng CCƯ vào xây dựng, nhận thức về chuỗi là rất quan trọng Các biện pháp hoàn thiện chuỗi và thúc đẩy áp dụng chuỗi (ngoài CCƯVTKT) đã được đề cập, tuy nhiên, đối với ngành xây dựng thì chưa có nghiên cứu nào trong nước chỉ rõ vấn đề này

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài

1.2.2.1 Các nghiên cứu chung về chuỗi cung ứng xây dựng và chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

a) Nghiên cứu đề cập đến khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xây dựng

Cuốn sách “Logistics và chuỗi cung ứng” của Christopher (1992) đưa ra những khái niệm mới trong công tác cung ứng vật liệu của các doanh nghiệp, của các ngành sản xuất – kinh doanh Theo đó, chuỗi cung ứng là “mạng lưới các tổ chức tham gia vào các quá trình và hoạt động khác nhau thông qua các mối liên kết thượng nguồn và

hạ nguồn nhằm tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng” (Christopher, 1992), dẫn trong [184] Như một sự kế thừa và phát triển, công

Trang 27

trình nghiên cứu của Koskela [183] đã đề xuất mô hình CCƯXD dựa trên cơ chế vận hành của nó CCƯXD sẽ thu hút nhiều tổ chức với các chức năng khác nhau phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, thông qua các liên kết vật chất và phi vật chất để cùng hoạt động với sự tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng xây dựng

Về sau, lý thuyết CCƯXD được phát triển và hoàn thiện dần bởi hàng loạt nghiên

cứu và thực hành xây dựng Xue và cộng sự (2007) [189], Shorafa A (2009) [170] và

D A Samarasinghe (2014) [166] đã chỉ rõ thành phần của CCƯXD, cho rằng, chuỗi cung ứng trong xây dựng là mạng lưới hoạt động của các tổ chức xây dựng từ khách hàng/chủ đầu tư (CĐT), nhà thiết kế, tư vấn, nhà thầu chính, nhà thầu phụ đến NCC có liên quan với nhau trong mục đích tạo ra sản phẩm xây dựng để sử dụng

Về lý luận chung của CCƯ và CCƯXD, qua các tài liệu đã được nghiên cứu, có thể thấy rằng khái niệm về CCƯ được đưa ra gần như thống nhất, đó là một hệ thống gồm cả các thực thể lẫn các quan hệ giữa họ (để làm thành các dòng lưu chuyển trong chuỗi) và các nghiên cứu đã quan niệm bản chất của quản lý chuỗi là quản lý hoạt động và mối quan hệ giữa các thành viên của chuỗi Các tác giả cũng chỉ ra các thành phần của chuỗi, vai trò của CCƯ trong các tổ chức, vai trò của việc mua sắm trong chuỗi và từ đó cần có việc chọn NCC Tuy nhiên, đây là các nghiên cứu mang tính lý luận chung nên chưa chỉ

rõ các vấn đề liên quan như tầm quan trọng của các hợp tác ngang dọc; điều kiện cho các chiến lược mua sắm v.v ….Các vấn đề nội hàm của CCƯXD đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học chuyên sâu sẽ được NCS trình bày trong các mục tiếp theo

b) Nghiên cứu đề cập đến chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng

LATS của Don Amila Sajeevan, (2014), [166] “CCƯ VLXD: Nghiên cứu đánh giá xây dựng nhà ở tại New Zealand”(Building Materials Supply Chains: An Evaluative Study of the New Zealand Residential Construction), đã nêu lên nhiều vấn đề: hành vi lựa chọn VLXD của các bên liên quan (chủ nhà, kiến trúc sư, nhà thầu, NCC vật liệu) thể hiện ở việc lựa chọn NCC thông qua các tiêu chí cung cấp, mua, lựa chọn VLXD của các thành phần trong chuỗi; Phương pháp lựa chọn NCC gồm phương pháp đa tiêu chí, phương pháp phân loại (categorical), phương pháp chỉ số chi phí (cost ratio) và phương pháp trung bình tuyến tính; Các vấn đề thường xảy ra trong CCƯ VLXD; Luận án đề cập cụ thể đến CCƯ VLXD mà thành phần của chuỗi gồm NCC vật liệu, nhà thiết kế, nhà thầu và chủ dự án/chủ đầu tư, nhưng không chỉ ra ai là trung tâm của chuỗi Mặt khác, các vấn đề xảy ra trong chuỗi và hành vi của các bên được phát hiện trong nghiên cứu đều là tương ứng với điều kiện của Newzeland

Trang 28

LATS của Alaa A Al-Shorafa, (2009) [170] với tiêu đề “Khung công việc của CCƯ VLXD trong công nghiệp xây dựng địa phương” (A framework for construction materials supply chain process in the local construction industry)

Dựa vào khái niệm về CCƯ của Christopher (1992), CCƯXD của Xue và cộng sự (2007) về các hoạt động trong chuỗi, tác giả luận án nói trên đề xuất khung quy trình trong chuỗi từ góc độ của NTTCXD Theo đó, có 5 pha (giai đoạn) gồm đấu thầu thi công, chọn người bán, mua vật liệu, thi công, hậu thi công, mỗi pha có một số hoạt động chính Luận án cũng chỉ ra những tồn tại và rào cản đối với sự hợp tác trong chuỗi và các nhân tố đóng góp cho sự hợp tác đó Công tác lựa chọn người bán (NCC) cũng được đề xuất bằng cách xếp hạng các tiêu chí, song các tiêu chí phản ảnh thực tế của Israel, có thể không hoàn toàn đúng với thực tế xây dựng ở Việt Nam Trọng tâm nghiên cứu của LATS này là quy trình CCƯ vật liệu từ góc độ của nhà thầu chính, tập trung vào các hoạt động quan trọng hình thành các giai đoạn của CCƯ vật liệu

LATS của Волкова Дарья Константиновна (2006) “Hoàn thiện thiết lập CCƯVTKT của các doanh nghiệp ngành xây dựng” [193], xác định và phân loại các yếu

tố chính ảnh hưởng đến việc hình thành CCƯXD; đề xuất phương pháp tổng hợp xác định cấu trúc CCƯ dựa theo từng lĩnh vực chức năng của CCƯ, lựa chọn thành viên trong chuỗi theo từng hàm tối ưu các chức năng mua sắm, vận tải, kho bãi Luận án này

có đối tượng nghiên cứu là các DNXD tham gia một CCƯ tạm thời của một dự án trong ngành xây dựng với công nghệ lắp ghép các kết cấu tiền chế là chủ yếu

1.2.2.2 Các nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng xây dựng

a) Nghiên cứu về cấu trúc của chuỗi cung ứng xây dựng

Syed Mahmood Ahmed, Salman Azhar, Iritishad Ahmad, (2002), [66] đã đề xuất

mô hình chuỗi, theo đó, chuỗi được phân thành 2 nhóm là nhóm “chuỗi mua sắm” và nhóm chuỗi xây dựng

M Muya, A.D Price and A.Thorpe, (1999) [142], Fisher và Morledge (2002) dẫn trong [68], chia CCƯ thành ba loại: CCƯ sơ cấp - cung cấp vật liệu làm nên các sản phẩm xây dựng cuối cùng; chuỗi hỗ trợ - cung cấp thiết bị và vật liệu tạo điều kiện thực hiện xây dựng; CCƯ liên quan đến việc cung cấp lao động

Koçtaş, Ö., & Tek, Ö B (2013) [125] đề xuất mô hình CCƯ trên góc độ chia sẻ thông tin gồm: Chủ đầu tư – Quản lý dự án (của CĐT) – Thiết kế - Nhà thầu chính – Quản lý dự án (của nhà thầu chính) – Các thầu phụ - Các NCC Trong mô hình trên có quản lý dự án của nhà thầu và của CĐT, mà theo tác giả của nghiên cứu thì nó sẽ tăng

cơ hội giao tiếp, trao đổi giữa các bên đối tác

Trang 29

Như vậy, để xác định cấu trúc chuỗi, các nghiên cứu trên đây đã xem xét CCƯXD dưới các góc độ khác nhau là theo chức năng (mua sắm và xây dựng), theo vai trò và tài nguyên được cung cấp (nguyên vật liệu sơ cấp - thiết bị và vật liệu sản xuất - lao động) và theo dòng thông tin (là bắt đầu từ chủ đầu tư đến các NCC)

- Về thành phần tham gia chuỗi cung ứng xây dựng

Có một số nghiên cứu [80, 161, 162, 166] đã đề cập một cách cụ thể thành phần của CCƯXD, theo đó, nếu xét về tổ chức thì gồm có khách hàng/CĐT, nhà thiết kế, nhà thầu chính, thầu phụ và các NCC, nếu xét về quá trình thì CCƯXD gồm tất cả các quá trình xây dựng, từ nhu cầu ban đầu của khách hàng/chủ sở hữu, thông qua thiết kế

và xây dựng, đến bảo trì, thay thế và cuối cùng là phá dỡ công trình

Theo F.T Edum - Fotwe và cộng sự, (2001) [109] và Micael Thunberg, (2016) [177] thì ngoài các thành phần trên, CCƯXD còn có nhà tư vấn và các cơ quan quản lý Các nghiên cứu nói trên đề cập đến CCƯ nói chung của ngành xây dựng, chuỗi

có thành phần là mọi chủ thể tham gia trong các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng bao gồm cả chủ đầu tư, nhà thiết kế, nhà thầu (chính, phụ) và các NCC đầu vào cho các thực thể trên Đối tượng nghiên cứu của các công trình khoa học này phần nào khác với đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án

b) Nghiên cứu về lựa chọn nhà cung cấp

- Về tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

Có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề lựa chọn NCC VLXD, phần lớn các tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá, sau đó đề xuất các phương pháp lựa chọn Về tiêu chí đánh giá, tuy có tác giả nhóm gộp thành 3 nhóm tiêu chí là hiệu suất logistics, cơ cấu thương mại, tần xuất [79], hay có tác giả khác thì phân thành 5 nhóm (gồm nhóm

cơ bản, nhóm linh động, nhóm khả năng của NCC, nhóm nghiên cứu và phát triển, nhóm khả năng xanh) [186], tuy vậy mọi công trình nghiên cứu đều có cùng ý kiến về các chỉ tiêu đánh giá NCC, đó là chất lượng, giao hàng, giá cả, khả năng sản xuất, năng lực của NCC, lịch sử và kết quả hoạt động, danh tiếng, mối quan hệ mua – bán, linh hoạt trong việc đáp ứng yêu cầu thay đổi [72, 79, 87, 89, 111, 116, 120, 152, 153, 157,

167, 170, 176, 186] Ngoài các tiêu chí kể trên, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra một số tiêu chí khác tuỳ sự đánh giá của tác giả nghiên cứu Chẳng hạn, khi coi trọng vào vấn đề thương mại, nhiều người trong số họ [72, 89, 111, 167] đưa thêm điều khoản thanh toán, sự chiết khấu khi mua bán, hay khi nhấn mạnh về năng lực quản lý cung ứng thì

có tác giả đề xuất thêm các tiêu chí cơ cấu tổ chức, thị phần, khối lượng đặt hàng linh động [72, 79, 87, 111, 120]

Trang 30

- Về phương pháp lựa chọn nhà cung cấp

Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process –AHP) để xếp hạng các tiêu chí [78, 79, 85, 151, 152] hoặc vận dụng AHP kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp đánh giá chỉ số thuyết phục (Additive ratio assessment - ARAS) và hàm hữu dụng nhân cấp (Multiplicative Utility function) [176], kỹ thuật sắp xếp thứ tự ưu tiên theo sự tương đồng với giải pháp lý tưởng (Technique for Order of Preference by Similarity to Ideal Solution – TOPSIS) [167], phương pháp lập luận hiển nhiên (Evidentral reasoning –ER) [157], phương pháp phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy Process – FAHP) [156]

Ngoài ra, cũng có tác giả vận dụng phương pháp phân tích mạng (Analytic Network Process -ANP) để chọn NCC trong xây dựng [89, 111], kết hợp ANP với phương pháp lập trình đa mục tiêu (Multi – Objective Programming – MOP) [188], hay phương pháp chỉ số quan trọng tương đối (RII) để xử lý số liệu, tìm mức quan trọng của từng tiêu chí [153], phương pháp xác định chỉ số kết hợp để chọn đối tác [187] LATS của Don Amila Sajeevan, (2014), [166] đã nghiên cứu khá sâu việc chọn NCC, nhiều vấn đề được đề cập như quy trình 7 bước lựa chọn NCC với 4 phương pháp gồm phương pháp đa tiêu chí, phương pháp phân loại (categorical), phương pháp chỉ số chi phí (cost ratio) và phương pháp trung bình tuyến tính

Như vậy, qua các tài liệu được tham khảo, có thể thấy rằng, liên quan đến mô hình chuỗi, vấn đề xem xét có thể là thành phần cấu trúc của chuỗi, khung quá trình (hay khung hoạt động) trong chuỗi và chọn lựa NCC – như một thành phần không thể thiếu của chuỗi Nhiều nghiên cứu về phương pháp chọn lựa NCC đã khẳng định sự quan trọng của việc tìm ra phương pháp phù hợp để lựa chọn NCC tham gia vào CCƯ Về đánh giá lựa chọn NCC thì phần lớn các nghiên cứu sử dụng nhiều chỉ tiêu để so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn thông qua một số phương pháp ra quyết định đa tiêu chí Phương pháp được đề xuất chủ yếu là AHP hoặc kết hợp AHP với các phương pháp khác, trong đó nổi bật là sự kết hợp AHP với Fuzzy (mờ) tạo thành phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) Sự kết hợp này cho phép khắc phục được nhược điểm của AHP

là loại trừ được sự mơ hồ, không chắc chắn trong đánh giá của người ra quyết định [156]

Về mô hình chuỗi, phần lớn các nghiên cứu coi CCƯ là chuỗi chung cho ngành, thường bao gồm chủ đầu tư – thiết kế - nhà thầu – NCC, tuy vậy không đề cập đến việc chọn quy mô các cấp (lớp) trong chuỗi

Trang 31

1.2.2.3 Các nghiên cứu về tổ chức vận hành chuỗi cung ứng xây dựng

a) Nghiên cứu liên quan đến khung công việc trong chuỗi cung ứng xây dựng

V Charles Durai, Dr K Sentamilselvan, (2016) [108] đề cập quy trình 5 bước

trong khung việc của chuỗi: lập kế hoạch, chọn NCC, sản xuất, phân phối, kiểm tra hệ thống hỗ trợ khách hàng; và 5 giai đoạn quản lý vật liệu cùng các thách thức trên từng giai đoạn: giai đoạn chọn thầu; giai đoạn chọn nguồn (dựa trên chi phí, chất lượng, giao

nhận ); giai đoạn mua; giai đoạn xây dựng; giai đoạn sau xây dựng Nghiên cứu chỉ

tập trung vào các quá trình chức năng quản lý của chuỗi nhưng các vấn đề đó cũng được nêu lên một cách chung chung, phản ánh cho trường hợp ngành xây dựng nói chung mà không đề cập cụ thể đến CCƯVTKT

Jack C.P Cheng, Kincho H Law, Hans Bjornsson, Albert Jones, Ram D Sriram, (2010) [92] xác định các quá trình then chốt trong CCƯXD là kế hoạch, nguồn, làm (sản xuất), giao nhận và thu lại (thu lại là dịch vụ khách hàng và tiếp nhận sản phẩm trả lại) cho trường hợp nghiên cứu là một công trình cụ thể Trên cơ sở mô hình đã thiết lập, tác giả bài báo đã đề xuất chương trình phần mềm quản lý thông tin trong chuỗi Đây là một ứng dụng tin học để giải quyết vấn đề cụ thể trong hoạt động của chuỗi, về

lý thuyết không có gì mới

LATS của Jose Luis Perdomo-Rivera, (2004), [154] có góc độ xém xét là công tác

quản lý vật liệu của nhà thầu điện lực thực hiện các dự án kiểu “thiết kế - xây dựng”; nhà thầu được thu hút vào CCƯ ngay từ khâu thiết kế Để xây dựng các chương trình hỗ trợ CCƯ (mục đích chính của luận án) tác giả đã tiếp cận đủ các công việc trong chuỗi, theo

đó chia quá trình trong cung ứng của nhà thầu điện lực thành 5 pha (giai đoạn) là: Chuẩn

bị gói thầu để chọn NCC; chọn nguồn (nhà thầu cung cấp qua đấu thầu, thương thảo hợp đồng); mua hàng (đặt hàng – nhận hàng); tổ chức cung cấp vật liệu trên công trường (khi nào mua, mua khối lượng bao nhiêu, vị trí để trên mặt bằng công trường); SXXD Đồng thời, phân tích các mục tiêu ra quyết định qua từng khâu trong quá trình nói trên cung ứng vật liệu trên công trường Phạm vi nghiên cứu là các nhà thầu điện lực, được thu hút

từ giai đoạn thiết kế - là trường hợp ở Việt Nam rất ít thấy

b) Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng xây dựng

LATS của Emmanuel Manu, (2014), [135] khám phá sự phát triển lòng tin giữa

các doanh nghiệp (lòng tin liên cơ), xây dựng khung định hướng của quản lý CCƯ để tạo lập lòng tin liên cơ giữa thầu chính và thầu phụ ở Anh Luận án nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến lòng tin đó và công tác lựa chọn thầu phụ và khung phát triển lòng tin

Trang 32

Về vai trò của lòng tin, trước hết, lòng tin thúc đẩy các thành viên trong chuỗi

cùng phối hợp đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề (Fawcett và cộng sự, 2012) [112] Niềm tin được coi là một trong những yếu tố chính quyết định sự hợp tác thành công trong CCƯXD [138, 160, 174] Do tầm quan trọng cốt yếu của niềm tin, các mối quan

hệ hợp tác có thể được mô tả là mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng Theo Pheng [174], quan hệ đối tác không có nghĩa là các bên tham gia vào một thỏa thuận chính thức mà

đó là cách tiếp cận có đạo đức trong kinh doanh, tạo ra bầu không khí hợp tác, làm việc nhóm và xây dựng niềm tin giữa các bên cho phép trao đổi thông tin tự do

Nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến đến lòng tin cũng được đề cập trong một

số nghiên cứu Trong nghiên cứu của mình Ryciuk, U., (2017), [160] cho rằng phương

pháp chủ yếu để tăng cường lòng tin ban đầu chính là sự hình thành quan hệ hợp tác

và xác định 7 nhóm nhân tố liên quan đến hình thành lòng tin (bao gồm: niềm tin liên

tổ chức, đặc điểm đối tác, chính thức hóa mối quan hệ, khóa nguồn hợp tác, vị thế thương lượng kém, biểu hiện thiện chí, đầu tư cụ thể)

Meng, X (2010) [138] đã liệt kê 18 tiêu chí có thể ảnh hưởng đến quan hệ CCƯ, trong đó các tiêu chí được đại bộ phận các nhà khoa học như [67, 80, 115, 123, 138, 166] đều có cùng kết luận, gồm: sự tin tưởng lẫn nhau, năng lực của đối tác, hợp tác

vì mục tiêu chung, chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro, giao tiếp/ tần suất giao dịch, cam kết của lãnh đạo cấp cao, thái độ/ thiện chí hợp tác Một số nhân tố khác tuy được xác nhận trong số ít tài liệu (như [80] [123]) nhưng NCS cho rằng cũng quan trọng, đó là sự mềm dẻo/linh hoạt

c) Nghiên cứu về quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng xây dựng

LATS của B Zeng (2012) [190] xuất phát từ cơ sở lý thuyết về quan hệ đối tác trong hoạt động kinh tế, đã phân tích các đặc tính của quan hệ đối tác và phân loại các rủi ro của chuỗi (rủi ro hợp tác, rủi ro quan hệ, rủi ro hoạt động của đối tác) xuất hiện cùng với quan hệ đối tác để đề xuất khung tác động của quan hệ đối tác lên kết quả của CCƯ và quan hệ đối tác gây ra rủi ro làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi Tuy nhiên, tác giả chưa cho biết việc áp dụng mô hình có bị trở ngại không? Những trở ngại nào

và giải pháp vượt qua ra sao?

Darko, A., Owusu-Manu, D G., Pärn, E., & Edwards, D J (2016) [105] xác định các rủi ro quan trọng trong CCƯXD ở Ghana theo đánh giá của nhà thầu và NCC lần lượt là: (1) biến động giá cả, (2) thay đổi lãi suất, (3) thiếu nguyên liệu thô, (4) thay đổi thường xuyên trong đầu vào của CCƯ; (5) những thay đổi bất ngờ về nhu cầu (6) Kết

Trang 33

quả nghiên cứu về phát triển không chắc chắn, (7) hiện tượng ngẫu nhiên xảy ra, (8) nợ xấu, (9) đối thủ cạnh tranh, (10) thay đổi chính sách, (11) nguồn lao động không ổn định Aloini, D., Dulmin, R., Mininno, V., & Ponticelli, S (2012) [69] nghiên cứu tổng quan các tài liệu về rủi ro CCƯXD Kết quả phân tích xác định 13 yếu tố rủi ro chính được phân thành 3 nhóm liên quan đến chiến lược, vận hành và cung ứng và cho thấy tác động của chúng đối với việc thực hiện quản lý CCƯ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thiếu các nghiên cứu về quản lý rủi ro CCƯXD Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khái niệm, mô tả rủi ro và tập trung vào giai đoạn đánh giá rủi ro Các phát hiện của bài báo là nỗ lực đầu tiên cho việc phát triển một khung đánh giá rủi ro để hỗ trợ việc thực hiện thành công CCƯ trong ngành Xây dựng Khoảng trống trong các nghiên cứu giúp định hướng phát triển nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo của khuôn khổ quản

lý rủi ro: định lượng rủi ro và xử lý / kiểm soát rủi ro

1.2.2.4 Các nghiên cứu về cải thiện chuỗi cung ứng trong xây dựng

Nghiên cứu về ứng dụng chuỗi, các rào cản đối với việc áp dụng chuỗi, các vấn

đề thường xảy ra trong CCƯ là các nội dung quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng chuỗi và cải thiện CCƯ trong xây dựng

a) Nghiên cứu liên quan đến ứng dụng chuỗi cung ứng xây dựng

Hoạt động mua sắm được coi như hoạt động chính trong CCƯXD và được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu Các công trình khoa học của Andrew Cox & Mike Townsend (1998) [100], Andrew Cox (2009) [102], Khalfan M.M và cộng sự (2008) [122], Khalfan M.M., McDermott, P., Kyng, E [121], McDermott, P., Khalfan M.M., [136] đều xác định tính chiến lược của mua sắm là chuyển từ tiếp cận giá thấp và đối đầu sang hợp tác trong chuỗi, không chỉ cho từng giai đoạn mà cho suốt dự án và sau đó

Các công trình nghiên cứu cho thấy các ích lợi mà sự thay đổi hình thức và phương pháp mua sắm đưa lại Tuy nhiên, các kết luận đều mang tính chất định tính, chưa rõ cách làm theo sự thay đổi là như thế nào? Ví dụ, làm sao để phản ánh được là chọn thầu chỉ tập trung vào tiêu chí chất lượng, giá v.v… và làm thế nào để mọi thành viên của chuỗi thống nhất quan điểm? Hơn nữa mọi kinh nghiệm và kết luận của các nghiên cứu đều là ở điều kiện nước Anh

b) Nghiên cứu liên quan đến rào cản thực hiện chuỗi cung ứng xây dựng

Có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề rào cản thực hiện CCƯXD [66] [68] [70] [80] [104] [115] [141] [164] [169] [189]

Tuy nhiên, do các nghiên cứu thường có phạm vi không gian cụ thể ( cho từng vùng miền, quốc gia nhất định như Thổ Nhĩ Kỳ [164], Nigeria [70], Ấn Độ [66], Chilê

Trang 34

[169], Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất [68], Iran [115]) nên các rào cản mà các nhà nghiên cứu phát hiện được là rất đa dạng Theo họ, các rào cản có thể là: không chia sẻ thông tin, không quan tâm lợi ích chung [68] [80] [104] [170] [189], thiếu hiểu biết về CCƯ [70] [80] [115], thiếu hỗ trợ nhau [68] [70] [80] [141] [169], thiếu hệ thống CNTT hay hệ thống thông tin tích hợp [66] [70] [115] [164], thiếu cơ cấu tổ chức phù hợp [66] [115], thiếu sự tin tưởng vào năng lực của đối tác [66] [80] [141] [164] [169], lựa chọn đối tác tập trung vào giá thấp [68] [70] [104] [170] [189] [141] [164], ít tương tác để thiết lập mối quan hệ lâu dài [68] [104] [170] [189] [141] [169]

Điểm chung của các nghiên cứu này là xác định được rào cản trong áp dụng CCƯ trong ngành xây dựng, tuy nhiên chỉ dừng lại ở xác định các rào cản mà chưa đưa ra các giải pháp vượt rào cản Đồng thời, những rào cản và thách thức mà các tác giả nêu

ra đều gắn liền với từng trường hợp vùng miền địa lý, cơ chế kinh tế cụ thể, có nhiều điển khác biệt với điều kiện ngành xây dựng Việt Nam, tuy vậy đây sẽ là những tài liệu tham khảo khá tốt cho NCS

c) Nghiên cứu đề cập đến các vấn đề xảy ra trong chuỗi cung ứng xây dựng

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học (như O'Brien (1999) [147], Vrijhoef và cộng sự (2000) [184] và (2001) [185], Papadopoulos, Georgios A và cộng sự (2016) [150], Bart A.G.Bossink, Ruben Vrijhoef, (2009), [83]) đã chỉ ra một cách cụ thể các vấn đề nảy sinh trong quan hệ tại các nút hay tại “mắt xích” - điểm giao - nhận giữa các chủ thể liền kề trong quá trình vận hành CCƯXD Theo họ, các vấn đề nảy sinh không phải trong quá trình chuyển đổi vật chất mà là giữa các chức năng khác nhau tồn tại trong chuỗi hoặc là trong mối quan hệ giữa các thành viên trong CCƯ: CĐT (khách hàng)/ thiết kế; thiết kế/ thầu chính, thầu phụ; thầu chính/ thầu phụ; thầu chính/ NCC; thầu phụ/ NCC; thiết kế/ công trường… và tính phức tạp của môi trường xây dựng

d) Nghiên cứu về cải thiện chuỗi cung ứng trong xây dựng

Giải quyết được các rào cản sẽ là động lực thúc đẩy việc áp dụng và cải thiện chuỗi trong công tác cung ứng nói chung và cung ứng VTKT xây dựng nói riêng Chi tiết hơn, bài báo “Ngành xây dựng có biết về quản lý CCƯ không? Quan điểm của nhà thầu Bồ Đào Nha” (Is the Construction Industry Aware of Supply Chain Management? The Portuguese Contractors’ Perspective) của Arantes, A., Ferreira, L M D., & Costa, A A.,

2015 [71] cho rằng cần phải tạo điều kiện và hình thành mối quan hệ ổn định và lâu dài hơn giữa các chủ thể trong CCƯ và do đó cần phải thúc đẩy, thông qua đào tạo và giáo dục hiểu đúng về các khái niệm cốt lõi của quản lý CCƯ Cũng thiên về đào tạo nguồn

Trang 35

nhân lực, nhưng [150] lại cho rằng không phải để xây dựng và duy trì mối quan hệ mà là

để phát triển NCC và thầu phụ, ứng dụng CNTT và giảm thiểu lãng phí trong CCƯXD

Để không những duy trì mà còn cải tiến CCƯXD, một số nhà nghiên cứu [150] [169] đã đề xuất phương pháp quản lý CCƯXD áp dụng cho các NTTCXD, dựa trên chu trình Deming gồm: (1) Phân tích ban đầu về chuỗi, (2) Lập kế hoạch và thiết kế chuỗi, (3) Thực thi các hành động, (4) Giám sát, kiểm tra, cải tiến và đề xuất nhiệm vụ cụ thể Với mục tiêu cải thiện CCƯXD theo hướng phát triển bền vững, có công trình nghiên cứu của Octavio Barreiro Trigos (2007) [179], Mohammed Haneef Abdul Nasir

và cộng sự, 2017 [143], P Dadhich, A Genovese, N Kumar, A Acquaye, (2015), [103] [179] nêu lên 4 nhóm rào cản đối với CCƯ xanh trong xây dựng và 4 nhóm động

cơ của các nhà thầu khi tham gia CCƯXD [143] đề xuất “chuỗi tuần hoàn”, theo đó các phế thải được sử dụng lại như vật liệu thô (đầu vào), còn [103] thì đưa ra các ý tưởng

có tính “nguyên lý” hơn, đó là lấy nhà thầu làm trung tâm và yêu cầu các đối tác trong chuỗi phải tăng cường chia sẻ thông tin trung thực, tin cậy và đúng lúc, tạo nguồn cung xanh; thực hiện logistics đồng bộ; các hoạt động duy trì kho bãi; bao bì “xanh” mặt khác phải tăng cường cộng tác với các NCC, thiết lập các chiến lược hợp tác và giám sát quá trình thực hiện chúng vì mục đích bền vững Nhưng bài báo chỉ tập trung cho một doanh nghiệp sản xuất VLXD hoặc sản phẩm tiền chế cho xây dựng

Qua các ý kiến về cải thiện CCƯXD, có thể thấy rằng: Các nghiên cứu chỉ ra hướng phát triển CCƯXD bền vững theo xu thế tất yếu của sự phát triển Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu các đặc điểm của CCƯXD bền vững để phù hợp với yếu tố môi trường Còn nhiều nội dung khác chưa được nghiên cứu

1.2.3 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật

Nghiên cứu trong nước liên quan đến nội dung của đề tài quá ít Ở Việt Nam, lý thuyết về “CCƯ” nói chung và “CCƯXD” nói riêng đều là mới đối với mọi thành phần tham gia ngành xây dựng, lý luận về “mô hình CCƯVTKT” hoàn toàn chưa có Nghiên cứu ngoài nước đã có nhiều về lý thuyết chung của chuỗi và quản lý CCƯXD, về các vấn đề nội hàm của chuỗi cũng như áp dụng và cải tiến CCƯXD

Một số vấn đề đã được các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập:

- Về các khái niệm liên quan đến nội hàm của chuỗi cung ứng xây dựng

Các nghiên cứu được NCS tổng quan đều thống nhất khái niệm và vai trò của chuỗi cung ứng xây dựng Theo họ:

Trang 36

(i) Chuỗi cung ứng xây dựng là một cách thức cung ứng mới, có nhiều ưu việt hơn so với mua sắm theo phương pháp truyền thống [115, 126, 149];

(ii) Chuỗi cung ứng tập hợp các thực thể, các lưu trình vật chất và phi vật chất được trao đổi giữa các thực thể - thành viên và gắn kết với nhau [15, 18, 21-23, 26, 34, 41, 65,

68, 80, 115, 125, 126, 138, 142, 143, 146, 148, 158, 164, 166, 170, 171, 179, 184, 186];

- Về các vấn đề liên quan đến mô hình chuỗi cung ứng xây dựng

Các nghiên cứu có đề cập đến cấu trúc CCƯXD và cho biết tham gia vào CCƯXD gồm nhiều thành phần: từ NSX vật liệu thô (sơ cấp), NSX ra vật liệu dùng trong xây dựng (thứ cấp), thông qua nhà phân phối đến các NTTCXD (chính và phụ), vào công trường xây dựng và cuối cùng là sản phẩm hoàn chỉnh (được chuyển đến khách hàng – chủ đầu tư) [80, 161, 162, 166]

Việc chọn NCC nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó nêu rõ: (1) Nhiệm vụ của việc chọn NCC; (2) Phương pháp (tiêu chí lựa chọn, hình thức tổ chức) Phần lớn các đề xuất là áp dụng AHP để xếp hạng NCC theo các tiêu chí đánh giá (đa tiêu chí) và việc chọn là tuỳ thuộc sự ưu tiên của người chọn thông qua việc gán trọng số cho tiêu chí

- Về những vấn đề liên quan đến tổ chức vận hành của chuỗi cung ứng xây dựng Theo các nghiên cứu được tổng quan, chuỗi cung ứng tồn tại nhờ quan hệ giữa các bên, phụ thuộc vào mối quan hệ “đối tác” lâu dài đó Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý quan hệ Mỗi thành viên tham gia vào CCƯ là một nút Một nút vừa là khách hàng của nút trước (phía thượng nguồn chuỗi) đồng thời vừa là NCC cho nút kế sau (phía hạ nguồn chuỗi) Tại từng nút thường xảy ra các vấn đề không thuận lợi từ phía đầu vào của nút và thiếu hoàn thiện ở phía đầu ra của nút

Hoạt động trong chuỗi là mua – bán, mà quá trình đó diễn ra theo cách thức sau: xác định nhu cầu, chọn nguồn cung cấp, quyết định mua (đặt và nhận hàng), tổ chức thu – phát VTKT trên công trường

Hoạt động hậu cần (logistics) trong chuỗi: Nội dung và vai trò của logistics đối với chuỗi cung ứng được các nghiên cứu xác định là một bộ phận hoạt động của chuỗi, gắn liền với việc kiểm soát các dòng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và thông tin, do đó

họ thường đề cập đến việc tổ chức công tác mua sắm trong chuỗi

- Điều kiện ứng dụng chuỗi cung ứng trong xây dựng

Để tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng trong xây dựng, trước hết phải “giải quyết được các khó khăn, thách thức” để được bắt đầu và “vượt qua các thách thức”

Trang 37

để tồn tại và hoạt động tốt Các nghiên cứu đã chỉ ra các khó khăn và những thách thức nhất định đối với tiếp cận chuỗi trong công tác cung ứng cho SXXD

- Về hướng cải thiện chuỗi cung ứng xây dựng

Để cải thiện CCƯ, các nghiên cứu được tổng quan coi trọng việc nâng cao nhận thức về chuỗi, đổi mới chiến lược mua sắm theo hướng đẩy mạnh hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi và tích hợp CCƯ; Thu hút các thành viên tham gia vào quá trình của chuỗi, áp dụng phương pháp chọn NCC với sự trợ giúp của CNTT; Thúc đẩy vận dụng CCƯ tuần hoàn, CCƯ xanh trong xây dựng

1.3 Khoảng trống nghiên cứu được tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu

Cơ sở lý luận về CCƯXD đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và dần được hoàn thiện trong những năm gần đây, thể hiện qua số lượng cũng như nội dung đa dạng của các nghiên cứu Tuy nhiên, thông qua tổng quan và đánh giá các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy được khoảng trống nghiên cứu như sau:

(1) Chưa có nghiên cứu trực tiếp về mô hình CCƯVTKT của NTTCXD, mà chỉ

đề cập đến mô hình CCƯXD, tức là xét trên góc độ của ngành, của nền kinh tế nói chung; (2) Chưa chỉ rõ phạm vi cơ cấu của CCƯVTKT của NTTCXD đặc biệt là thành phần chuỗi trong các trường hợp nhiều cấp “cung” và nhiều cấp “cầu”;

(3) Các nghiên cứu đề cập đến cung cấp từng loại VTKT đơn lẻ, chưa tính đến các trường hợp cung cấp một cách đồng bộ các loại VTKT cho công trường xây dựng; (4) Việc lựa chọn các NCC được nghiên cứu cho các trường hợp thực hiện theo các chỉ tiêu đơn lẻ, rời rạc chưa nghiên cứu đến một chỉ tiêu so sánh có tính chất tổng hợp các chỉ tiêu đơn lẻ trên;

(5) Chưa đề cập đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành phần của chuỗi trong xây dựng, đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp và vị thế của đối tác; Chưa nghiên cứu sâu về giải pháp phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam;

(6) Chưa có sự nghiên cứu sâu và thống nhất các hoạt động của chuỗi dưới góc

độ hệ thống là mua – bán, kho – vận, dự trữ, phân phối;

(7) Chưa nghiên cứu sâu về đánh giá hiệu quả của CCƯVTKT và điều kiện thành công của chuỗi;

(8) Chưa nghiên cứu về đánh giá CCƯVTKT được các NTTCXD áp dụng hiện nay

Trang 38

1.3.2 Xác định các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu đã được chỉ ra (mục 1.3.1) có khá nhiều, mà theo NCS không thể giải quyết được hết trong một nghiên cứu Mặt khác, với mục đích đề xuất

mô hình CCƯVTKT của NTTCXD, từ những khoảng trống nghiên cứu trên, NCS xác định Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:

(1) Nghiên cứu làm rõ lý luận về mô hình CCƯVTKT của NTTCXD, bao gồm các vấn đề: đặc điểm của CCƯVTKT của NTTCXD; các thành phần tham gia và mô hình cấu trúc CCƯVTKT của NTTCXD; các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá lựa chọn NCCVTKT tham gia vào CCƯVTKT của NTTCXD; các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong CCƯVTKT của NTTCXD

(2) Đánh giá thực trạng mô hình cung ứng VTKT của NTTCXD dưới góc độ CCƯ; mức độ nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam;

(3) Nghiên cứu đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD để cung cấp đồng bộ VTKT đến công trường xây dựng; giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng mô hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam

- Để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: (1) CCƯVTKT của NTTCXD là gì? Mô hình cấu trúc của chuỗi như thế nào? (2) Thực trạng mô hình cung ứng VTKT của các NTTCXD tại Việt Nam ra sao? Mức độ nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam như thế nào?

(3) Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD như thế nào để đáp ứng yêu cầu cung cấp đồng bộ VTKT đến công trường xây dựng?

(4) Phương pháp nào nên được NTTCXD áp dụng khi lựa chọn NCCVTKT - là thành phần tham gia CCƯVTKT của NTTCXD?

(5) Giải pháp phù hợp cho việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác giữa các bên trong CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam là gì?

(6) Giải pháp tiền đề thúc đẩy áp dụng CCƯVTKT là gì?

1.4 Khung nghiên cứu của luận án

Khung nghiên cứu của Luận án được thực hiện kết hợp giữa các bước nghiên cứu

và phương pháp nghiên cứu để đạt được kết quả nghiên cứu; khung nghiên cứu của Luận án được thể hiện ở Hình 1.1

Trang 39

Hình 1.1 Khung nghiên cứu của luận án

1.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu của luận án

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng

để sắp xếp các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu thành một hệ thống logic, chặt chẽ theo từng nội dung vấn đề để phát hiện khoảng trống nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu và các nhiệm vụ nghiên cứu (chương 1)

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và kế thừa các lý thuyết hiện có

và bổ sung lý thuyết mới về mô hình CCƯVTKT của NTTCXD (chương 2)

- Phương pháp phân tích thống kê để phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng mô hình cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam (chương 3)

- Phương pháp tư duy hệ thống, suy luận logic để đề xuất mô hình CCƯVTKT của NTTCXD và giải pháp áp dụng mô hình CCƯVTKT của NTTCXD (chương 4)

Trang 40

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

1.5.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra thu thập dữ liệu

a) Chọn mẫu điều tra trong nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các chuyên gia để đưa ra các nhận định toàn diện nhất về vấn đề nghiên cứu Những chuyên gia này đại diện cho các NTTCXD nên việc chọn mẫu cũng được tiến hành sao cho các NTTCXD được chọn có những đặc điểm tương đồng với tổng thể mẫu các NTTCXD tại Việt Nam Theo [44], trong nghiên cứu định tính, thường lấy số mẫu theo phương pháp tới hạn NCS lựa chọn các chuyên gia tham gia phỏng vấn sơ bộ và thực hiện phỏng vấn với lần lượt các chuyên gia này Một số chuyên gia phỏng vấn ban đầu đưa ra vài ý kiến không hoàn toàn trùng nhau, có những điểm mới so với người phỏng vấn trước đó Sau phỏng vấn một số lượng chuyên gia nhất định, khi không còn thấy có điểm mới trong các ý kiến của chuyên gia, NCS dừng phỏng vấn và số mẫu nghiên cứu được lấy bằng

số lượng chuyên gia lượt hỏi cuối cùng nói trên

Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, NCS thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia độc lập với các chuyên gia ở bước phỏng vấn sơ bộ, theo phương pháp Delphi Số lượng chuyên gia tham gia phỏng vấn theo phương pháp Delphi được xác định theo nghiên cứu [96] [180]

b) Chọn mẫu điều tra trong nghiên cứu định lượng

Điều tra tổng thể là một phương pháp không khả thi do giới hạn về nguồn lực và các yếu tố ràng buộc khi điều tra [58] Bởi vậy, nghiên cứu sử dụng điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu nhóm nhỏ (mẫu) để tìm hiểu về nhóm lớn (tổng thể) Tổng thể nghiên cứu là các NTTCXD tại Việt Nam Mẫu nghiên cứu được rút ra từ tổng thể nghiên cứu này là các NTTCXD có quy mô khác nhau, phân bố ở các địa bàn trong cả nước, tham gia các loại hình công trình khác nhau để đảm bảo sự đa dạng của mẫu nghiên cứu Số lượng NTTCXD được khảo sát đảm bảo cỡ mẫu phù hợp, đáp ứng được tính tin cậy cần thiết của phương pháp phân tích số liệu Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu định lượng không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Hầu hết các khuyến nghị cỡ mẫu được công bố dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia và thường xuyên nhất dưới dạng số tuyệt đối của cỡ mẫu tối thiểu Chẳng hạn, Gorsuch (1983) [113] và Kline (2014) [124] và Hair và các cộng sự [114] đã đề xuất lấy mẫu ít nhất

100, Boomsma (1985) [82] lập luận rằng nên là 200, trong khi Cattell (1978) [88] gợi

ý tối thiểu 250, Tabachnick và Fidell (2013) [175] lại cho rằng 300 mới hợp lý Hay Comrey và Lee (1992) [97] đã cung cấp một hướng dẫn rất cụ thể trong việc xác định mức độ phù hợp của cỡ mẫu như sau: 100 = kém, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,

Ngày đăng: 01/06/2024, 07:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Bá Hùng Anh (2020), Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Đinh Bá Hùng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2020
2. Trường Công Bằng (2022), Ứng dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ kỹ thuật xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả: Trường Công Bằng
Năm: 2022
10. Lê Văn Cư (2021), Báo cáo Kết quả thực hiện đề án: Đánh giá sự phát triển thị trường xây dựng, các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của thị trường, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của thị trường xây dựng, Báo cáo kết quả thực hiện dự án, Viện Kinh tế xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả thực hiện đề án: Đánh giá sự phát triển thị trường xây dựng, các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của thị trường, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của thị trường xây dựng
Tác giả: Lê Văn Cư
Năm: 2021
11. Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân (2019), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương mại
Tác giả: Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2019
12. Ngô Thị Hương Giang (2011), "Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả - Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp", Tạp chí Thương Mại(21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả - Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thị Hương Giang
Năm: 2011
13. Ngô Thị Hương Giang (2015), Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên
Tác giả: Ngô Thị Hương Giang
Năm: 2015
15. Huỳnh Thị Thuý Giang và Chung Từ Bảo Như (2017), Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Huỳnh Thị Thuý Giang và Chung Từ Bảo Như
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2017
16. Trần Thị Thúy Hằng (2021), Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Thúy Hằng
Năm: 2021
17. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đỗ Thành Lưu và Bùi Thị Cẩm Loan (2017), "Các yếu tố rủi ro trong chuỗi cung ứng may mặc Việt Nam", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. 20((Q4-2017)), tr. 61-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố rủi ro trong chuỗi cung ứng may mặc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng, Đỗ Thành Lưu và Bùi Thị Cẩm Loan
Năm: 2017
18. Lê Thị Ngọc Hạnh (2019), Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của Công ty Cổ phần kỹ thuật & Xây dựng Handong và giải pháp nâng cao, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của Công ty Cổ phần kỹ thuật & Xây dựng Handong và giải pháp nâng cao
Tác giả: Lê Thị Ngọc Hạnh
Năm: 2019
19. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2018), Nghiên cứu thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng tại Việt Nam, Đại học Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Năm: 2018
20. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hồng Thái và Nguyễn Quốc Toản (2020), "Thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng ở Việt Nam", Tạp chí Xây dựng và Đô thị(71), tr. 77-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nhận thức về chuỗi cung ứng trong xây dựng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hồng Thái và Nguyễn Quốc Toản
Năm: 2020
21. Nguyễn Thành Hiếu (2018), Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Thành Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2018
22. Nguyễn Văn Huân, Hồ Thanh Hương và Trần Thị Nhung (2017), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Văn Huân, Hồ Thanh Hương và Trần Thị Nhung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
Năm: 2017
23. M. H. Hugos (2010), Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng (Essentials of supply chain management) Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng (Essentials of supply chain management)
Tác giả: M. H. Hugos
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2010
24. Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Quốc Toản và Nguyễn Tuyết Dung (2018), Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Quốc Toản và Nguyễn Tuyết Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2018
25. Chu Thị Thanh Hương (2018), Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu – Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu – Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Chu Thị Thanh Hương
Năm: 2018
26. Vũ Thu Hương (2016), Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ, Học viện Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ
Tác giả: Vũ Thu Hương
Năm: 2016
27. Lê Thu Hương và Nguyễn Duy Thanh (2020), "Rủi ro chuỗi cung ứng: Trường hợp nghiên cứu ngành gỗ Việt Nam", Tạp chí Tài Chính Doanh Nghiệp(05), tr. 22-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro chuỗi cung ứng: Trường hợp nghiên cứu ngành gỗ Việt Nam
Tác giả: Lê Thu Hương và Nguyễn Duy Thanh
Năm: 2020
28. Nguyễn Thị Hường (2019), "Nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng hàng điện tử của doanh nghiệp thương mại", Tạp chí Tài chính. kỳ 2 tháng 5/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng hàng điện tử của doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án (Trang 39)
Hình 2.3. Mô hình CCƯXD theo Xue và cộng sự, (2007). Nguồn: [189] - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.3. Mô hình CCƯXD theo Xue và cộng sự, (2007). Nguồn: [189] (Trang 46)
Hình 2.4. Mạng lưới các thành phần chuỗi cung ứng xây dựng. Nguồn: [166] - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.4. Mạng lưới các thành phần chuỗi cung ứng xây dựng. Nguồn: [166] (Trang 47)
Hình 2.10. Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo tính chất hoạt động - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.10. Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo tính chất hoạt động (Trang 50)
Hình 2.9. Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo nguồn lực được cung cấp - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.9. Sơ đồ phân loại chuỗi cung ứng xây dựng theo nguồn lực được cung cấp (Trang 50)
Hình 2.11. Chuỗi cung ứng xây dựng có doanh nghiệp trung tâm - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.11. Chuỗi cung ứng xây dựng có doanh nghiệp trung tâm (Trang 51)
Hình thức tổ chức quản lý xây dựng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là “Thiết - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình th ức tổ chức quản lý xây dựng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là “Thiết (Trang 65)
Hình 2.16. Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có nhiều loại hình NCC. - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.16. Mô hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có nhiều loại hình NCC (Trang 69)
Hình 2.18. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và áp dụng CCƯVTKT. - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.18. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và áp dụng CCƯVTKT (Trang 71)
Hình 2.19. Sơ đồ di chuyển của VTKT từ NCC trực tiếp đến công trường xây dựng - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.19. Sơ đồ di chuyển của VTKT từ NCC trực tiếp đến công trường xây dựng (Trang 75)
Hình 2.20. Sơ đồ quá trình cung ứng trong CCƯVTKT của NTTCXD khi nhà thầu có - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 2.20. Sơ đồ quá trình cung ứng trong CCƯVTKT của NTTCXD khi nhà thầu có (Trang 77)
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của các thành viên trong (Trang 85)
Hình 3.1. Nội dung khảo sát trong nghiên cứu. Nguồn: NCS thiết kế - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 3.1. Nội dung khảo sát trong nghiên cứu. Nguồn: NCS thiết kế (Trang 93)
Bảng 3.1. Tổng hợp số phiếu khảo sát hợp lệ - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.1. Tổng hợp số phiếu khảo sát hợp lệ (Trang 95)
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu về hoạt động cung ứng VTKT của thầu chính - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu về hoạt động cung ứng VTKT của thầu chính (Trang 99)
Bảng 3.4. Số liệu về loại hợp đồng mà thầu chính thường kí với thầu phụ - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.4. Số liệu về loại hợp đồng mà thầu chính thường kí với thầu phụ (Trang 99)
Bảng 3.6. Số liệu về loại hợp đồng mà thầu phụ thường kí với thầu chính hoặc thầu - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.6. Số liệu về loại hợp đồng mà thầu phụ thường kí với thầu chính hoặc thầu (Trang 101)
Bảng 3.7. Số liệu hoạt động cung ứng VTKT của NTTCXD khi là thầu phụ - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.7. Số liệu hoạt động cung ứng VTKT của NTTCXD khi là thầu phụ (Trang 102)
Bảng 3.8. Tổng hợp bộ phận thực hiện nhiệm vụ cung ứng VTKT của NTTCXD theo - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.8. Tổng hợp bộ phận thực hiện nhiệm vụ cung ứng VTKT của NTTCXD theo (Trang 103)
Hình 3.3. Biểu đồ mức độ thường xuyên xảy ra các vấn đề khi thực hiện hợp đồng - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 3.3. Biểu đồ mức độ thường xuyên xảy ra các vấn đề khi thực hiện hợp đồng (Trang 113)
Bảng 3.12. Số liệu khảo sát nhận thức về thành phần tham gia trong CCƯVTKT của - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.12. Số liệu khảo sát nhận thức về thành phần tham gia trong CCƯVTKT của (Trang 121)
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về sự cần thiết áp dụng mô hình CCƯVTKT - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về sự cần thiết áp dụng mô hình CCƯVTKT (Trang 124)
Hình 4.2. Quy trình lựa chọn NCCVTKT - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 4.2. Quy trình lựa chọn NCCVTKT (Trang 142)
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo kết hợp - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo kết hợp (Trang 147)
Hình 4.4. Cấu trúc Phân tích thứ bậc áp dụng trong nghiên cứu - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
Hình 4.4. Cấu trúc Phân tích thứ bậc áp dụng trong nghiên cứu (Trang 149)
Bảng PL1.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn NCC trong xây dựng từ các - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
ng PL1.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn NCC trong xây dựng từ các (Trang 182)
Bảng PL1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ hợp tác giữa các - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
ng PL1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ hợp tác giữa các (Trang 183)
Bảng PL1.3. Tổng hợp các vấn đề khi triển khai chuỗi cung ứng xây dựng - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
ng PL1.3. Tổng hợp các vấn đề khi triển khai chuỗi cung ứng xây dựng (Trang 184)
Bảng PL2.3 so sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp ra quyết định đa tiêu  chí, trong đó, phương pháp Phân tích thứ bậc (Analytical Hierarchy Process - AHP) là  một trong số những kỹ thuật ra quyết định được áp dụng nhiều khi lựa chọn NCC [78, - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
ng PL2.3 so sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí, trong đó, phương pháp Phân tích thứ bậc (Analytical Hierarchy Process - AHP) là một trong số những kỹ thuật ra quyết định được áp dụng nhiều khi lựa chọn NCC [78, (Trang 190)
Bảng PL3.1. Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn Sơ bộ - nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại việt nam
ng PL3.1. Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn Sơ bộ (Trang 193)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w